LoveTruyen.Me

6 Tan Van Loan Vu

Năm 1570, Hội An là thương cảng giao thương với thế giới duy nhất ở đất Đại Việt. Thời bấy giờ, Hội An phồn hoa, đô hội lắm. Thuyền bè to nhỏ tấp nập, ngược xuôi khắp thương cảng. Với chính sách đúng đắn của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, muôn dân đều chở hàng hoá, sản phẩm của mình đến Hội An để trao đổi với những thuyền buôn từ khắp năm châu, bốn bể. Người dân ấm no, hạnh phúc. Phố xá không lúc nào thưa bóng người, thật không có một khu vườn ngôn từ nào có thể miêu tả được hết vẻ đẹp của một thương cảng quốc tế nổi tiếng nhất thời Phong Kiến là Hội An vào lúc đó.
Nhưng lẽ đời là vậy, Cực Thịnh Ắt Suy Vi. Giữa Thế Kỷ XVII, việc triều chính nơi Đàng Trong không còn giữ được kỷ cương nghiêm ngặt như các đời Chúa Nguyễn trước. Để cho Quan Đô Thống Chỉ Huy Trấn Quảng Nam lúc ấy là Nguyễn Hữu Sách hà hiếp con dân, sưu cao thuế nặng, vơ vét cho đầy túi riêng, làm người dân oán than lắm. Lúc ấy, nơi cuối con đường có một toà Biệt Phủ, quân lính với gươm giáo trang bị như cấm vệ quân, đứng canh tầng tầng lớp lớp, mang lại vẻ uy nghiêm, bá khí ngất trời. Trong chính thất, ngồi trên lân kỷ, một người đàn ông trung niên tầm thước, thân người cứng rắn, thể hiện rõ ràng là người luyện võ, đã từng thân chinh bách chiến qua muôn vàn trận đánh. Người trung niên ấy, chính là Danh Tướng Nguyễn Cửu Thống phụng sự cho Chúa Nguyễn, cai quản quân đội trấn thủ Quảng Nam Doanh.
Trong gian phòng, Danh Tướng Nguyễn Cửu Thống đang trầm tư suy ngẫm về những chính sách có phần quá đáng của Nguyễn Hữu Sách thời gian gần đây, khiến dân cư oán thán khắp nơi. Nhưng vì chức phận của ông thuộc Bộ Binh, còn Nguyễn Hữu Sách là Quan Văn của Bộ Hộ nên ông không tiện tham dự vào những chính sách cai trị dân chúng của Bộ Hộ, mặc dù ông cũng vô cùng bức xúc khi thấy cảnh con dân phải chịu những hà khắc, áp bức xảy ra hằng ngày như vậy. Trên khuân mặt của ông càng ngày càng in đậm những nếp nhăn vì lo nghĩ cho bách tính trăm họ. Không hổ danh là một trung thần của Chúa Nguyễn. Đang chìm sâu vào những ưu tư, phiền muộn, thì chợt có những tiếng binh khí va chạm nhau chát chúa vang lên, cùng với những tiếng đùa giỡn ở ngoài sân luyện võ. Ông chầm chậm bước tới, khẽ đưa ánh mắt nhìn về hướng sân thí luyện. Nơi ấy có một người con gái xinh đẹp, tóc dài thướt tha đã được búi lại như những trang nam tử tuấn kiệt, trong trang phục áo đỏ gọn gàng, tay cầm liễu kiếm, cô đang múa những chiêu kiếm đẹp mắt mà ông đã truyền dạy cho cô, luận bàn cùng với một thiếu niên tuổi trạc đôi mươi, vẻ anh tuấn rạng ngời. Nhìn hai nhi tử của mình luyện tập kiếm pháp trong ánh nắng ban mai. Mọi ưu tư phiền muộn chợt dần tan biến đi, để lại một nụ cười lâu nay hiếm thấy trên mặt một vị lương tướng đã trải qua muôn vàn trận đánh, vượt qua biết bao sinh tử quan đầu để giữ mảnh đất gia nghiệp của các Chúa Nguyễn trước sự xâm lấn, đàn áp của quân Chúa Trịnh Đàng Ngoài. Vị thiếu niên kia là Công Tử Nguyễn Cửu Tú, Tam Công Tử của ông và thiếu nữ trong trang phục áo đỏ, khuân mặt thanh cao, xinh xắn nhưng không kém phần mạnh mẽ, uy phong kia chính là Tiểu Thư Nguyễn Cửu Khuê, Ngũ Tiểu Thư của Danh Tướng Nguyễn Cửu Thống...
Những nỗi niềm lo lắng trong lòng của vị lão tướng chẳng mấy chốc đã biến thành sự thật. Gian Thần Trương Phúc Loan khuynh đảo xứ Đàng Trong, làm con dân căm phẫn cùng cực. Như một hệ quả tất yếu phải xảy ra, đã được bao nhiêu Sử Sách ghi chép lại của các thế hệ Tiền Triều, mỗi khi chế độ lâm vào khủng hoảng và để mất lòng dân. Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự thống lãnh của Nguyễn Huệ, trao quân đội cho Đại Tư Mã Ngô Văn Sở chỉ huy Tây Sơn Thất Hổ Tướng cùng Tây Sơn Ngũ Phụng Thư đánh vào Quảng Nam Doanh. Dân chúng đất Thái Phiên, Thăng Hoa rất vui mừng, phấn khởi, tham gia với nghĩa quân Tây Sơn phục kích quân đội Chúa Nguyễn lúc này do Nguyễn Hữu Sách thân chinh đem quân đi dẹp phản loạn. Trận phục kích ác liệt diễn ra ở Bến Đá, Thạch Tân, Thăng Hoa. Nguyễn Hữu Sách bị đánh cho tơi bời khói lửa. Chạy gấp về Hội An hội quân bới Nguyễn Cửu Thống lập trận địa phòng thủ đợi quân công thành. Nhưng với tài thao lược, mưu trí của Ngô Văn Sở. Quân Tây Sơn tiến vào Hội An không mấy khó khăn. Chiến tranh là đau thương, tàn phá và mất mát. Nhưng nếu đơn giản chỉ có vậy, thì ắt hẳn không có câu chuyện ngày hôm nay. Quân Tây Sơn rất thích chơi Hoả Công, đánh cho quân Chúa Nguyễn chết chìm trong biển lửa. Cả một vùng thương cảng sầm uất bậc nhất biển Đông thời bấy giờ bị tàn phá một cách không thương tiếc. Quân Tây Sơn tiến vào Hội An cướp phá, đốt sạch nhưng nhà cửa, dinh thự của quan quân nhà Nguyễn. Cả một bầu trời chìm trong khói đen mù mịt. Tiếng người kêu la thảm thiết vì bị đốt cháy thành than không ngừng vang vọng khắp cõi nhân gian. Nhìn thấy khung cảnh bi thương này, thật chẳng khác nào nơi địa ngục trần gian vậy...
Trước toà dinh thự của tướng Nguyễn Cửu Thống, ông đang lăm lăm đao trong tay, cùng với tàn quân đang trấn giữ cửa dinh trước sức công phá của những cọc gỗ công thành chiến. Ông ra lệnh cho một vài tuỳ tùng thân cận của mình đưa gia quyến cùng phụ nữ, trẻ nhỏ luồn cống ngầm theo đường thuỷ, trốn chạy ra khỏi Hội An. Nhưng con nhà Võ Tướng, thà chết chứ không chịu hy sinh. Từ trên xuống dưới không một ai chịu rời bỏ để tìm đường thoái lui. Ông bất lực chỉ còn cách cùng tiến cùng lui với thân nhân của mình. Khi cánh cửa gỗ trấn thủ dinh vỡ tan tành ra. Ông hiểu cuối cùng, định mệnh cũng tới...
Quân Tây Sơn nhanh chóng áp đảo tàn binh còn lại. Trong lúc ngàn cân treo sợi rau muống ấy. Ngũ Tiểu Thư Nguyễn Cửu Khuê đã bất ngờ đánh ông bất tỉnh và ra lệnh cho gia nhân mau đưa ông thoái lui về Thành Gia Định. Còn mình cô cùng những huynh đệ ruột thịt sẽ tử thủ, đoạn hậu nhằm kéo dài chút thời gian để cho cha mình có một tia sinh cơ...
Từ ngoài cửa Đại Tư Mã Ngô Văn Sở bước vào dinh thự. Thấy xác chết la liệt, ngổn ngang khắp nơi, toà dinh thự đang bốc cháy ngùn ngụt, báo hiệu sự suy vọng của một gia tộc lẫy lừng suốt bao thế hệ. Có một cô gái trong trang phục đỏ tươi như máu đang bị quân lính khống chế bắt quỳ xuồng trước sân, nhưng cô không hề đổ một giọt lệ nào cả. Trên khuân mặt vẫn hiện lên khí khái của một nữ tử kiên cường, khó có nam nhi nào có thể sánh được. Thổn thức trước khung cảnh đó, Đại Tư Mã liền đích thân lấy một cái chén rơi gần đó, múc nước sạch đem đến gần cho cô. Nhưng cô căm phẫn nhìn ông với ánh mắt căm thù đến tận xương tuỷ, từng tia máu hằn rõ lên đôi mắt đáng sợ đó. Ông chút giật mình khi thấy cặp mắt ấy cắm sâu vào khuân mặt mình như muốn ăn tươi nuốt sống lấy ông. Nhưng là một danh tướng thân chinh bách chiến biết bao nhiêu trận mạc lớn nhỏ, há chăng lại sợ một khuê nữ tuổi vừa đôi tám. Ông đặt chén nước xuống đất ngay cạnh cô gái. Rồi ông quay lưng bước đi. Chỉ còn nghe văng vẳng những lời nói cuối cùng của cô còn vang lên ở phía sau lưng :
    - Hôm nay Nguyễn Cửu Khuê có chết nhưng mối thù diệt tộc này ta sẽ mãi mãi không quên, ta có thành quỷ cũng sẽ theo ám gia tộc nhà ngươi đời đời kiếp kiếp...
Từ ngày hôm ấy, thương cảng Hội An dù được các đời Vua Nguyễn sau này xây dựng, củng cố lại nhưng không bao giờ còn được phồn hoa, đô hội như thời cực thịnh của nó nữa...
Những năm 80, Thế Kỷ XX, người thiếu nữ lang thang trên khắp các cung đường của phố cổ Hội An tình cờ bắt gặp và bị cuốn hút bởi một chiếc chén cổ của một bà lão có gian hàng xưa cũ lắm, toạ ở nơi cuối con đường, nơi mà nếu như mọi người không để ý kỹ thì sẽ bỏ qua nó rất nhanh chóng mà bước vội đi...
Đầu những năm 90, Thế Kỷ XX, có một cô bé đang đùa giỡn với cậu em kém hai tuổi của mình, khi ấy cô bé mới 5 tuổi và cậu bé mới lên 3 thôi. Vì gia đình buôn bán đồ cổ, nên hai chị em thường chạy lon ton, đùa nghịch chơi trốn tìm giữa căn phòng ngổn ngang toàn đồ xưa cũ từ tận bao giờ. Trong lúc hai chị em đang mải đùa nghịch thì ba của hai bé vừa đi công việc về, hai chị em mừng rỡ chạy ù té ra để ôm chầm lấy ba. Nhưng trong lúc chạy ra ngoài cửa, cô bé chẳng may bị vướng chân vào một cái bàn gỗ được kê gần cửa. Rồi " choeng, xoảng " một chiếc chén vô tình rơi xuống đất vỡ tan tành. Ba của hai bé liền đi vào bế hai bé vào trong nhà vì sợ con nít dẫm phải mảnh sành thì không hay lắm. Đến lúc ông quay lại để dọn dẹp mảnh vỡ của cái chén đấy, ông mới thoáng giật mình, có chút tá hoả vì có một thứ nước gì đó có màu đen đỏ rất khó xem, nhỏ giọt ra từ mảnh vỡ của cái chén đó. Ông thoáng lấy lại bình tĩnh rồi thu dọn chiếc chén và tự trấn an mình rằng chắc là keo gì đó thôi. Vì vốn dĩ ông là một người không tin tâm linh, không tin thần thánh, đến cả tổ tiên nhà mình ông còn không thèm thắp nhang mặc dù ông là cháu đít tôn của cả một gia tộc Danh Tướng nổi tiếng của nước nhà...
Cuối năm Canh Dần, khi Trúc Thiên đột ngột trở lại là cô của trước kia. Trở lại với phong cách của một cô bé tuổi thanh xuân như bao bé gái mới lớn khác. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra cả. Chỉ cho đến khi bà cô làm Thầy Bà tiết lộ mọi nguồn cơn cho hai má con Trúc Thiên :
    - Mọi chuyện xảy ra từ xa xưa, khi oán hận của Nguyễn Cửu Khuê quá lớn, cô đã bị giết chết một cách dã man rồi vứt xác vào trong dinh thự đang bốc lửa ngùn ngụt, tàn lụi cùng với Gia Tộc nhà cô. Đến năm 1774, một năm sau trận Hội An đi vào sử sách ấy, Nguyễn Cửu Thống dưới sự cho phép của Chúa Nguyễn, đem quân ra đánh Tây Sơn, trả thù cho toàn thể nhi tử cùng gia quyến nhà mình. Nhưng sự hận thù có sâu đậm thế nào cũng không thắng nổi mưu lược quân sự, bài binh bố trận, nên ông bị Nguyễn Nhạc đánh cho tan nát và chặt bay đầu luôn cho nó gọn. Rồi dòng thời gian thoi đưa, Nhân Quả Tuần Hoàn, đến năm 1792 Vua Quang Trung Đột Tử, năm 1795 Đại Tư Mã Ngô Văn Sở bị kết án oan bởi Võ Văn Dũng một trong Tây Sơn Thất Hổ Tướng một thời, ông bị dìm chết chìm trên Sông Hương êm đềm. Năm 1802 Triều Tây Sơn sụp đổ, gia quyến của Đại Tư Mã Ngô Văn Sở chạy đến vùng đất Thái Phiên, Thăng Hoa, Quảng Nam Doanh. Dòng họ Ngô Văn chỉ sống như thường dân và tuyệt đối không dám giữ hay lưu truyền bất cứ một văn tự hay gia phả gì của gia tộc truyền lại, tránh bị Triều Nguyễn điên cuồng truy sát, tận diệt những tuỳ tướng cùng gia quyến đã từng theo Triều Tây Sơn khởi nghĩa, hùng bá thiên hạ. Để rồi ai oán thay, người cô thứ ba của con bé lại được dẫn dắt, che mắt mà mua đúng phải cái chén định mệnh mà năm đó tổ tiên nhà mình đã đem nước lại cho Cửu Khuê, để rồi Ngũ Tiểu Thư với oán hận ngút trời đã buông lời thề nguyện vào trong đấy. Đau đớn thay khi chính con bé này lại là người phải gánh chịu những oán hận đó, cô đã từng nghĩ rằng sau một khoảng thời gian như thế con hẳn đã phải hoá điên, xé quần, xé áo đi ngoài đường hoặc là đã phải tới Bên Kia Của Sự Sống rồi chứ. Thực ra đến bây giờ cô mới hiểu tất cả, vì Gia Tiên của con quá lớn, đã bảo vệ cho con từ bé đến tận năm con tròn Mười Tám tuổi làm cho Quỷ Nữ ấy không thể làm gì hai chị em con được. Nhưng đến năm 18 tuổi, vì cả gia đình nhà con không ai lo thờ cúng cho Gia Tiên nhà mình một cách đàng hoàng cả. Uống Nước Phải Nhớ Nguồn, sống không biết nhớ đến những Gia Tiên nhà mình thì Phước Phận ở đâu mà gia đình con được hưởng. Đúng là sai lầm tai hại mà, con có nhớ lúc cô nhìn thấy con mà cô không nói gì bỏ chạy không. Vì cô thấy được con bị Quỷ Nữ đến 235 năm oán khí chất chồng như thế, cô thật không thể nói ra được câu gì cả vì sức lực của cô không đủ để giúp con lúc ấy. Cô xin lỗi. Nhưng ơn trời, Gia Tiên nhà con quá lớn, nhờ các vị che chở mà đã cứu lại con một mạng này, Bà Tổ Cô Thứ Năm của con theo lệnh của Đại Tư Mã Ngô Văn Sở đã đấu nhau với Quỷ Nữ ấy và kéo theo ả về địa ngục trầm luân để gánh chịu ác nghiệp, mong sẽ có ngày oán khí được giải trừ, thù hận bao nhiêu thế kỷ này cũng được hoá giải. Tất cả những gì con đã phải chịu đựng suốt bao nhiêu năm qua, âu cũng là để cho gia đình con nhìn nhận lại mà biết thờ cúng Gia Tiên nhà mình, các vị vẫn luôn hiện hữu mặc dù chúng ta không nhìn thấy, nhưng chắc chắn rằng họ sẽ luôn bao bọc, che chở, ban phước lộc cho con cháu... Đừng để quá muộn, đến một lúc nào chúng ta nhận ra thì mọi thứ đã không thể cứu vãn được nữa rồi...
Sau khi nghe những lời chia sẻ của bà cô làm Thầy ấy, Trúc Thiên suy nghĩ nhiều lắm, cô vẫn luôn tâm niệm rằng mình cần phải nhớ đến Gia Tiên, Ông Bà nhà mình. Phần Âm có được hương khói đầy đủ, đúng cách. Chắc chắn Dương Phần con cháu đời đời sẽ thịnh vượng, nếu như biết làm việc Thiện, tích luỹ Âm Đức, hồi hướng Công Đức cho Gia Tiên nhà mình.

Trở lại Ngày Trùng Thập, Tháng Quý Hợi, Năm Mậu Tuất. Đêm nay lại đêm thứ hai, đã ba giờ hơn cơ thể như ko còn sức nhưng sao vẫn thức ? Cầm bút trên tay viết lên giấy trắng những dòng suy nghĩ sâu lắng. Viết gì bây giờ cuộc đời khó đoán như một ván cờ. Đi sai một bước hiểm hoạ bao vây khó ngờ. Lấy rượu làm bạn, chai rượu uống cạn nhưng vẫn ko say. Ánh đèn chói loá soi sáng căn phòng, trong lòng thì không. Hắn thầm nghĩ kỳ công vun đắp tình cảm cuối cùng nó vẫn nhạt phai. Có phải trái tim bấy nay nó đã chia hai ? Không một ai biết, cũng chẳng cần thiết. Hắn sống vì hắn, hy vọng ngày mai thấy đc bình minh. Đêm buồn thức khuya làm bạn với trăng. Ngắm nhìn Chú Cuội vui cùng Chị Hằng mà ghen. Hắn ước gì cuộc sống đơn giản ko có hàng rào bao vây ngăn cản. Hắn sẽ là hắn, mặc kệ thiên hạ. Ngày ngày thả hồn vào giấy bay bổng đâu đây. Một tiếng gió thổi qua khung cửa sổ, hình như ý tưởng bất chợt tan biến, nhưng sao cây bút vẫn viết ? Câu văn không chủ, không vị, không ngủ, không nghĩ, kết thúc một đêm không có hồn gì. Nhìn lên bầu trời đêm thăm thẳm, hắn chỉ thoáng nhìn những vì sao dưới đêm trăng nãy còn soi sáng cả không gian nhưng nay đã Tán Vân Loạn Vũ...

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me