LoveTruyen.Me

Ao Nghia Thu


Aum. Cầu cho điều thiêng liêng bảo vệ cả hai chúng ta; Cầu cho điều đó chăm sóc cả hai chúng ta... Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng. Sáng lạn là việc biết của chúng ta. Cầu cho chúng ta không ghen tị. Aum, an bình, an bình, an bình.

Katham bandhah - tù túng là gì?

Katham mokshah - giải thoát là gì?

Vidya, việc biết thật, là gì và avidya, việc biết giả là gì?

Thức, mơ, ngủ và turiya - cái thứ tư - bốn trạng thái này là gì?
Năm thể này là gì?

Annamay, được tạo nên từ thức ăn;
Pranamay, được tạo nên từ sinh lực;

Manomay, được tạo nên từ năng lượng tâm lí;

Vigyanamay, được tạo nên từ nhận biết;

Anandamay, được tạo nên từ phúc lạc. 

Người làm là gì?
Linh hồn hiện thân này là gì? 

Ai là người biết?
Ai là nhân chứng?
Ai là người ở chỗ sâu nhất?
Ai là người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác?

Jeevatma, linh hồn cá nhân, là gì, và paramatma, linh hồn vũ trụ là gì?
Maya, ảo tưởng là gì?

Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân. Qua việc đồng nhất với thân thể, vốn là của cái ta mà không phải là linh hồn, linh hồn trở nên bị sở hữu bằng cảm giác về bản ngã quanh thân thể. Cảm giác về bản ngã này là sự tù túng của cá nhân, linh hồn được hiện thân. Khi cảm giác này về bản ngã dừng lại, thì nó được gọi là giải thoát. Cái cho sinh thành ra cảm giác về bản ngã này được gọi là avidya, việc biết giả, còn cái dẫn tới việc dừng của cảm giác bản ngã này được goi là vidya, việc biết thật.

Trạng thái linh hồn có thể cảm nhận được những vật thô, như thính giác và xúc giác, được gọi là jagrat, trạng thái thức của linh hồn. Những vật thô được cảm nhận qua mười bốn công cụ - tâm trí, trí tuệ, tâm trí tích luỹ, bản ngã và mười giác quan (năm giác quan của cảm nhận và năm tổ chức giác quan của hành động) - được mặt trời và các thần khác hỗ trợ. Khi trong thiếu vắng của các vật thô, như thính giác và xúc giác, và do những ham muốn không được thoả mãn và kéo dài của trạng thái thức, qua mười bốn công cụ linh hồn cảm nhận các vật thô đang có đó nhưng lại tạo ra những ham muốn này - trạng thái này được gọi là swapna, trạng thái mơ của linh hồn.

Khi có bất hoạt và nghỉ ngơi của mười bốn công cụ thì có thiếu cảm nhận, và các vật thô, như thính giác và xúc giác, không được kinh nghiệm. Trạng thái này được gọi là sushupti, trạng thái ngủ của linh hồn. Tâm thức chứng kiến một cách vĩnh hằng biết tới sự hiện diện hay vắng mặt của ba trạng thái, và bản thân Nó vượt ra ngoài sự hiện diện hay vắng mặt, là turiya. Đây là trạng thái thứ tư.

Việc lắp ráp các tế bào do thức ăn tạo ra là thể vật lí. Khi mười bốn gió khác nhau, như gió prana, hoạt động trong thể vật lí, chúng tạo ra thể năng lượng.

Khi linh hồn, hợp tác với hai thể này, và qua trung gian của mười bốn công cụ, quan niệm các sự vật như lời, thì nó được gọi là thể trí. Khi linh hồn, hợp tác với ba thể này, trở thành ý thức tới mọi cảm nhận, thì Nó được gọi là thể nhận biết. Khi linh h ồn, hợp tác với bốn thể này, vẫn còn trong sự hồn nhiên về nguyên nhân của nó, giống như hạt mầm của cây tre, thì nó được gọi là thể phúc lạc.

Tu ỳ theo khuynh hướng của người ta về vui thích hay đau đớn, khi người ta tập trung vào hài lòng thì đó là tâm trí mang tính sướng, còn khi người ta tập trung vào không hài lòng thì đó là tâm trí mang tính khổ. Người làm là cái nảy sinh từ các hành động của linh hồn được hiện thân trong nỗ lực của nó để đạt tới sướng và để tránh khổ. Các giác quan - thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác đều là nguyên nhân cho cả sướng và khổ. Khi linh hồn bị đồng nhất với thân thể có được do nghiệp thì đây là linh hồn được hiện thân mắc bệnh.

Tâm trí, mạch sống, ham muốn, hiếu thảo và đức độ là năm nút cơ sở. Khi linh hồn được hiện thân bị đồng nhất với bản chất của năm nút này, thì nó không thể tự do khỏi chúng mà không tự hiểu mình. Vì năm nỗi ưu phiền này linh hồn giống như bệnh tật tinh vi, nên linh hồn được biết tới như ling sharir, sự đồng nhất thân thể. Đây là nút trong tim. Cái chiếu sáng tại đó khi tâm thức là kshetragya, người biết.

Người biết việc sinh và sự tan biến của người biết, việc biết và đối tượng của việc biết, thì là bản thân mình không có sinh hay tan biến, sự tự toả sáng này được gọi là sakshi, nhân chứng. Cái cư ngụ trong tâm thức của mọi sinh linh sống, từ Brahma, vị thần sáng tạo, tới con sâu bọ nhỏ nhất, và cái còn lại ngay cả khi tất các những thân thể thô và tinh không còn nữa, được gọi là Cái không thể huỷ diệt nổi. Chỉ như một sợi chỉ xuyên qua từng hột của chuỗi hạt, linh hồn len vào từng tế bào của thân thể để cho nó có thể trở nên nhận biết về bản tính đúng của mình từ trong các đặc trưng khác nhau. Cái một này được gọi là antaryami, người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác.

Linh hồn, Thực tại tối thượng, được gọi là Tâm, ngươi, khi tự do khỏi mọi tướng mạo - chân lí, trí huệ, cái vô hạn, chỗ của phúc lạc - cũng như vàng khi tự do khỏi mọi hình dạng vòng đeo hay mũ miện. Linh hồn vậy được hiển lộ trong tự tính của riêng Nó, cảm nhận và ý thức. Brahman, thực tại tối thượng, là chân lí. Nó là vô hạn và là chỗ của việc biết. Chân lí là không thể huỷ diệt được. Cái không bị huỷ diệt, ngay cả như trung gian của không gian, thời gian và sự vật bị phá huỷ, là avinashi, Cái không thể bị huỷ diệt nổi.

Tâm thức vĩnh hằng, ở bên kia sáng tạo và huỷ diệt, được gọi là việc biết. Tâm thức tràn đầy và tràn ngập toàn thể vũ trụ - giống như đất sét trong những thứ được làm từđất sét, giống như vàng trong những thứ được làm từ vàng, và giống như sợi chỉ trong mọi thứ được làm từ sợi chỉ - được gọi là Cái vô hạn. Tâm thức vui sướng, phúc lạc đại dương không giới hạn, cái vốn là bản chất tinh tuý của mọi niềm vui, là phúc lạc.

Cái là chân lí, việc biết, vô hạn và phúc lạc, và cái không đổi qua trung gian của thời gian, không gian và vật chất là Tat, Cái đó, hay Paramatma, cái Ta vũ trụ. Cái tách biệt khỏi người và Cái đó, là tinh tế như bầu trời, bản chất duy nhất của Nó chỉ là hiện hữu; điều này chúng ta gọi là Param Brahman, Thực tại tối thượng.

Cái không có bắt đầu nhưng lại kết thúc, cái hiện diện bình đẳng trong cả cái được thấy và được không thấy, Cái không thực, không giả, không thực-giả, và cái bản thân nó dường như thuần khiết nhất, hoàn thiện nhất- năng lượng đó được gọi là maya, ảo tưởng. Nó không thểđược mô tả theo bất kì cách nào khác. ảo tưởng là dốt nát, nó không có nghĩa và là giả. Nhưng với người si mê, ảo tưởng là thật trong ba trạng thái thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó bản chất thực của nó không thể được truyền đạt chỉ bởi nói, "Nó là thế...."

Ta chưa hề sinh ta không là thân thể, ta không là mười giác quan. Ta không là trí tuệ. Ta không là tâm trí. Ta thậm chí không là Bản ngã vĩnh hằng. Ta hiện hữu không có prana, hơi thở sống của cuộc sống. Ta hiện hữu không tâm trí. Ta là tự tính thuần khiết . Ta là nhân chứng bên ngoài trí tuệ. Ta là bản thân tâm thức vĩnh hằng. Về điều này không có hoài nghi.

Ta không là người làm không là người kinh nghiệm. Ta hiện hữu nhưng là nhân chứng cho mọi biểu hiện. Chính bởi vì sự gần gũi của ta với chúng mà thân thể, vân vân, dường như là ý thức, và bắt đầu vận hành tương ứng. Ta là cái không thay đổi, cái vĩnh hằng. Ta bao giờ cũng là nhà của phúc lạc, của thuần khiết và việc biết. Ta là toàn năng. Ta là linh hồn rõ ràng hiện diện trong mọi sinh linh hữu tình như một nhân chứng. Về điều này, không có hoài nghi.

Ta là Brahman này được biết tới bởi mọi Vedanta, trạng thái bên ngoài tri thức. Ta không thể nhận biết được ngay như bầu trời và không khí vân vân, Ta không hình dạng không tên tuổi không hành động. Ta là Brahman này, thực tại tối thượng: chỗ cư ngụ của sat, chit, anand - chân lí, tâm thức, phúc lạc. Ta không là thân thể - làm sao có thể có sinh và tử cho ta? Ta không là hơi thở sống - làm sao có thể có đói hay khát cho ta? Ta không là tâm trí - làm sao có thể có buồn rầu hay vui thích cho ta? Ta không là người làm - làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta? Như thế là bí ẩn này.... 

Tại đây kết thúc Upanishad.

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me