Atonement Chuoc Toi
Ký ức về cuộc thẩm vấn, lời chứng và lời khai có ký tên, hay về nỗi khiếp sợ của em bên ngoài phòng xét xử nơi vì còn bé quá em không được vào, trong những năm sau đó sẽ không khiến em đau khổ bằng những hồi tưởng đứt đoạn về chính cái đêm khuya khoắt và buổi rạng đông mùa hè đó. Tội lỗi đã tinh luyện nên phương thức tự tra tấn mới tài tình làm sao, xâu các hạt chi tiết thành một cái vòng vô tận, một tràng hạt để lần tay cho cả một đời người.
Cuối cùng cũng vào lại nhà, thế là bắt đầu một khoảng thời gian như trong mơ với những người mặt mũi nghiêm trọng kéo tới, nước mắt và giọng nói thì thào và những bước chân khẩn cấp qua sảnh, và sự phấn khích hèn hạ đã giữ chân cơn buồn ngủ của chính em ở đằng xa. Dĩ nhiên, Briony đủ lớn để biết rằng giây phút này hoàn toàn là của Lola, nhưng rất nhanh chóng cô đã được những bàn tay phụ nữ thương cảm dẫn vào phòng ngủ đợi bác sĩ đến khám. Briony nhìn từ chân cầu thang khi Lola đi lên, nức nở rền rĩ, Emily và Betty đi sát bên, còn Polly thì theo sau mang chậu và khăn. Đứa em họ biến mất để lại cho Briony sân khấu chính - vẫn chưa thấy Robbie đâu - và cái cách em được lắng nghe, được chiều theo ý muốn, và dịu dàng thúc giục ấy dường như đồng nhất với sự trưởng thành mà-em nghĩ mình mới vừa đạt được.
Hẳn là cũng vào khoảng lúc này một chiếc Humber đã tới đậu bên ngoài nhà và hai thanh tra cùng hai cảnh sát được dẫn vào. Briony là nguồn tin duy nhất của họ, và em buộc mình nói thật bình tĩnh. Vai trò chính yếu của em củng cố thêm sự chắc chắn trong em. Cảnh này đã diễn ra trong một khoảng thời gian phi cấu trúc trước những cuộc thẩm vấn chính thức: em đứng đối mặt với các sĩ quan trong sảnh, Leon một bên, còn mẹ em bên kia. Nhưng sao mẹ em lại xuất hiện từ giường của Lola nhanh đến thế? Mặt viên thanh tra lớn tuổi hơn nặng như chì, đầy sẹo chằng chịt, như thể được chạm ra từ đá granit có nếp rãnh. Khi kể câu chuyện của mình cho cái mặt nạ bất động đầy cảnh giác ấy, Briony thấy sợ ông ta; nhưng đồng thời em cũng cảm thấy một gánh nặng được nhấc khỏi mình và một cảm giác phục tùng ấm áp lan từ bụng xuống chân. Nó giống như là tình yêu, một tình yêu bất thần dành cho người đàn ông cảnh giác đang đấu tranh, một cách kiên định, cho căn nguyên của cái thiện, người luôn có mặt bất cứ thời điểm nào để chiến đấu nhân danh điều đó, và người được toàn bộ sức mạnh và sự sáng suốt từng tồn tại của loài người hậu thuẫn. Dưới ánh mắt vô cảm của ông ta, cổ họng em nghẹn lại và giọng em bắt đầu méo xệch đi. Em muốn viên thanh tra ôm em, an ủi và tha thứ cho em, dù cho em hoàn toàn vô tội. Nhưng ông ta chỉ nhìn em và nghe. Chính là hắn. Cháu thấy hắn. Nước mắt của em là bằng chứng cao hơn cho sự thật mà em cảm thấy và nói lên, và khi tay mẹ vuốt ve gáy em, em hoàn toàn suy sụp và được đưa vào phòng khách.
Nhưng nếu em ở đó được mẹ an ủi trên chiếc ghế Chesterfield, làm thế nào em lại nhớ được bác sĩ McLaren đã đến, vận áo gilê đen và cái sơ mi kiểu cũ với cổ áo dựng, mang cái túi Gladstone hai quai xách từng chứng kiến sự ra đời của ba đứa trẻ và những lần ốm đau bệnh tật hồi chúng còn bé của gia đình Tallis? Leon bàn bạc với bác sĩ, chúi người tới phía ông lẩm bẩm tóm tắt các sự kiện theo kiểu đàn ông. Vẻ khinh khoái vô tư lự của Leon giờ đâu rồi? Kiểu thì thào bàn bạc này diễn ra liên tục trong những giờ sau đó. Người nào mới đến cũng được tóm tắt theo cùng một lối; mọi người - cảnh sát, bác sĩ, thành viên trong nhà, người hầu - đứng thành tốp rã ra rồi tụ lại ở góc phòng, sảnh và hiên bên ngoài cửa sổ Pháp. Không gì được tổng hợp hoàn chỉnh, hay trình bày một cách công khai. Ai cũng biết thông tin về vụ hãm hiếp khủng khiếp, nhưng nó cũng lại là bí mật của mỗi người, được chia sẻ trong những lời thì thầm của từng nhóm lúc họp lúc tan rồi trịnh trọng tản ra, ra vẻ ta đây có việc khác để làm. Thậm chí nghiêm trọng hơn, có khả năng xảy ra hơn, là việc hai đứa trẻ mất tích. Nhưng quan điểm chung, được lặp lại liên tục như một bùa chú, là chúng đang an toàn ngủ ở chỗ nào đó trong công viên. Bằng cách ấy, sự chú ý vẫn chủ yếu tập trung vào cảnh ngộ của cô gái trên lầu.
Paul Marshall đi tìm về và nghe tin từ hai viên thanh tra. Anh ta bước tới bước lui trên hàng hiên với họ, mỗi người một bên, và mời họ thuốc lá từ cái hộp bằng vàng. Khi nói chuyện xong, anh ta vỗ vai tay thanh tra lớn tuổi và có vẻ như bảo họ làm tiếp việc của mình. Rồi anh ta vào trong bàn bạc với Emily Tallis. Leon dẫn bác sĩ lên tầng, một lúc sau ông ta đi xuống và trong con mắt những người đứng dưới bỗng mơ hồ trở nên vĩ đại bởi ông vừa có một cuộc chạm trán đầy tính chuyên môn với trung tâm mối quan tâm lo lắng của họ. Ông ta đứng bàn thảo lâu lắc với hai viên cảnh sát mặc thường phục kia, rồi với Leon, và cuối cùng với cả Leon và bà Tallis. Trước khi ra về một lúc, ông bác sĩ đến đặt bàn tay nhỏ nhắn khô ráo quen thuộc lên trán Briony, xem mạch và tỏ vẻ hài lòng. Ông cầm túi lên, và trước khi ông đi lại có một màn hỏi han thầm thì cuối cùng bên cửa trước.
Cecilia đâu? Nàng quanh quất đi ngoài nhà, không nói chuyện với ai, rít thuốc liên tục, đưa điếu thuốc lên môi bằng một động tác nhanh, thèm khát, và rút nó ra đầy kinh tởm giận dữ. Lúc khác nàng vò cái khăn tav khi bước qua bước lại trên sảnh. Bình thường, với một tình huống thế này Cecilia hẳn đã nắm quyền kiểm soát, chỉ đạo chăm sóc Lola, an ủi mẹ, nghe lời khuyên bác sĩ, bàn bạc với Leon. Nhưng giờ, khi Leon qua nói chuyện với Cecilia, Briony ở gần đó, nàng chỉ quay đi, không lòng dạ nào mà giúp, hay thậm chí là nói. Còn mẹ nàng, khá là bất thường khi bà lại đứng ra đương đầu với thảm họa, không bị đau đầu cũng như không cần được ở một mình. Thực sự vai trò của bà đang lờn dần lên khi đứa con gái lớn của bà rút vào trong nỗi đau riêng. Có những lần khi dược gọi ra để kể lại chuyện, hay một vài chi tiết nào đó, Briony nhìn thấy chị gái mình tiến lại đứng trong khoảng cách vừa đủ nghe thấy và nhìn em bằng một ánh mắt căm hờn, không sao hiểu nổi. Briony trở nên sợ màng và ở sát bên mẹ mình. Mắt Cecilia đỏ ngầu. Trong khi những người khác tụ tập thành nhóm thì thầm, nàng bồn chồn di đi lại lại trong phòng, hay từ phòng này sang phòng khác, hay, ít nhất là hai lần, ra đứng ở ngoài cửa trước. Căng thẳng, nàng đổi cái khăn tay từ tay này sang tay kia, cuộn nó lại giữa các ngón tay, tháo ra, quấn nó thành một quả tròn, chuyển sang tay kia, châm điếu thuốc nữa. Khi Betty và Polly mang trà tới, Cecilia không buồn đụng đến.
Trên tầng báo xuống là Lola, được bác sĩ cho uống thuốc an thần, cuối cùng đã ngủ, và tin này tạm thời làm mọi người nhẹ nhõm. Một cách bất thường, những người đã tụ tập trong phòng khách uống trà bỗng chìm trong im lặng mệt mỏi. Không ai nói ra, nhung họ đang đợi Robbie. Thêm nữa, ông Tallis sẽ từ London về bất cứ lúc nào. Leon và Marshall đang nhoài người ra vẽ tấm bản đồ khu nhà cho tay thanh tra. Ông ta cầm lên, nhìn và đưa cho tay trợ lý. Hai cảnh sát được cử ra ngoài tham gia cùng những người đang đi tìm Pierrot và Jackson, và chắc hẳn nhiều cảnh sát nữa cũng đang trên đường xuống căn nhà gỗ phòng khi Robbie về đó. Như Marshall, Cecilia ngồi tách riêng, trên ghế đẩu của đàn clavico. Có một lúc, nàng đứng dậy để xin anh trai lửa, nhưng tay chánh thanh tra ngăn nàng lại bằng cách dùng bật lửa của ông ta bật cho nàng. Briony ngồi cạnh mẹ trên sofa, còn Betty và Polly cầm khay trà đi quanh. Briony thực sự không nhớ thứ gì đột nhiên thúc giục em. Một ý tưởng rõ ràng mạch lạc và đầy thuyết phục không hiểu từ đâu đến, và em không cần phải tuyên bố mục đích của mình, hay hỏi xin sự cho phép của chị gái. Bằng chứng bất khả bác bỏ, hoàn toàn độc lập với những gì em vừa khai. Bằng chứng xác nhận tội ác đó. Hay thậm chí xác nhận một tội ác khác, riêng rẽ. Em làm cả phòng giật mình bằng tiếng thốt ra khi ý nghĩ ấy nảy tới, và khi đứng dậy suýt làm đổ cốc trà của mẹ lên đùi bà.
Tất cả nhìn theo khi em vội vã lao ra khỏi phòng, nhưng không ai hỏi em, cái mệt mỏi chung đã hiện hình đến thế. Còn em, ngược lại, bước hai bậc cầu thang một, được tiếp thêm năng lượng từ ý thức rằng mình là người tốt và đang làm việc đúng đắn, sắp sửa tung ra một ngạc nhiên chắc chắn sẽ mang lại cho em lời khen ngợi. Nó khá giống như cảm giác buổi sáng Giáng sinh khi chuẩn bị tặng một món quà chắc chắn sẽ đem lại niềm vui sướng, một cảm giác hân hoan của lòng ái kỷ vốn không có lỗi gì.
Em chạy dọc hành lang tầng hai đến phòng Cecilia. Chị em sống mới bẩn thỉu và luộm thuộm làm sao! Cả hai cánh cửa tủ quần áo đều đang mở tung. Bao váy áo treo lệch nghiêng trên giá, vài cái còn sắp sửa tuột khỏi móc. Trên sàn hai cái váy, một đen, một hồng, đều bằng lụa và trông đắt tiền, nằm lộn xộn, quanh đống này là đôi giày đã bị đá văng ra nằm chỏng chơ. Briony bước tới, vòng qua đống bừa bãi ấy tới bàn trang điểm. Sức mạnh bản năng nào đã ngăn Cecilia không đậy lại nắp, nút của đồ trang điểm và lọ nước hoa? Sao chị không bao giờ đổ cái gạt tàn hôi hám ấy đi? Hay dọn giường, hay mở cửa sổ cho không khí trong lành tràn vào? Ngăn kéo đầu tiên em mở thử chỉ được vài inch - nó kẹt cứng, đầy chặt những chai và hộp các tông. Cecilia có thể lớn hơn em mười tuổi, nhưng ở chị thực sự có gì đó vô cùng vô vọng và yếu ớt. Dù Briony có sợ ánh mắt hoang dại của chị gái nhìn em ở dưới tầng, thì - em nghĩ trong khi kéo mở một ngăn kéo nữa - việc em có mặt ở đây vì chị, suy nghĩ sáng suốt thay cho chị vẫn là đúng đắn.
Năm phút sau, khi em đắc thắng bước lại vào phòng khách, không ai để ý gì đến em, và mọi thứ vẫn hệt như cũ - người lớn mệt mỏi, khổ sở nhấp trà và hút thuốc trong im lặng. Trong cơn phấn khích, em đã không cân nhắc xem mình nên đưa lá thư cho ai; trí tưởng tượng của em theo thói quen muốn mọi người phải cùng đọc một lúc. Nhưng rồi em quyết định nên để Leon đọc trước. Em băng qua phòng về phía anh trai, nhưng khi em tới trước ba người đàn ông, em đổi ý và dúi tờ giấy gấp lại đó vào tay viên cảnh sát có khuôn mặt đá granit. Nếu mặt ông ta có biểu hiện gì, nó cũng không thay đổi khi ông nhận lá thư cũng như khi đọc rất nhanh, gần như chỉ liếc qua. Mắt ông ta gặp mắt em, rồi đảo sang nhìn Cecilia đang xây lưng lại. Bằng một chuyển động cơ hồ không nhận thấy của cổ tay, ông ra hiệu cho tay cảnh sát kia cầm lấy lá thư. Khi ông đọc xong, nó được chuyển sang cho Leon, anh đọc, rồi gấp lại, và chuyển lại cho viên thanh tra lớn tuổi. Briony ngỡ ngàng trước phản ứng không lời này - đúng là sự trần tục của ba người đàn ông. Chỉ đến lúc này Emily Tallis mới để ý thấy họ đang để tâm chuyện gì. Trả lời cho câu hỏi đều đều của bà, Leon nói, "Chỉ là một lá thư thôi."
"Mẹ sẽ đọc nó."
Lần thứ hai trong buổi tối hôm đó Emily buộc phải đòi quyền của mình với một lá thư viết tay đang chuyền tay trong gia đình mình. Cảm thấy không ai cần mình phải làm gì nữa, Briony đi đến ngồi xuống cái ghế Chesterfield và từ chỗ mẹ nhìn thấy sự ngại ngần kiểu lịch thiệp đang chuyền qua chuyền lại giữa Leon và hai viên thanh tra.
"Mẹ sẽ đọc nó."
Nghe khá đáng ngại, bà không hề thay đổi ngữ điệu. Leon nhún vai và buộc phải nở một nụ cười hối lỗi - anh còn phản đối được gì cơ chứ? - và ánh mặt dịu dàng của Emily chuyển sang hai viên thanh tra. Bà thuộc về một thế hệ đối xử với cảnh sát như họ là đầy tớ, dù họ mang cấp bậc gì. Tuân theo cái gật đầu từ cấp trên, tay thanh tra trẻ bước qua bên kia phòng đưa lá thư cho bà. Cuối cùng Cecilia, người hẳn đã chìm đắm rất sâu trong những suy nghĩ của mình, cũng tỏ ra quan tâm. Rồi lá thư mở ra trên đùi mẹ nàng, và Cecilia đứng bật dậy khỏi cái ghế đẩu ngồi chơi đàn clavico đi về phía họ.
"Sao em dám! Sao các người dám!"
Leon cũng đứng dậy và chìa bàn tay ra làm một động tác xoa dịu. "Cee..."
Khi lao tới giật lá thư khỏi mẹ, nàng thấy không chỉ anh trai mà cả hai tay cảnh sát đứng ngáng đường. Marshall cũng đang đứng đó, nhưng không can dự.
"Nó là của con," nàng hét. "Mẹ tuyệt đối không có quyền!"
Emily thậm chí còn không buồn rời mắt khỏi lá thư đang đọc, và bà tự cho phép mình thong thả đọc đi đọc lại lá thư vài ba lần. Khi đọc xong, bà đối đầu với cơn thịnh nộ của con gái bằng cơn thịnh nộ của chính mình, chỉ lạnh lẽo hơn.
"Nếu cô đã hành động đúng đắn, thưa quý cô, khi được học hành tử tế như thế, và đến gặp tôi đưa cái này, thì ta đã kịp làm một thứ gì đó, và em họ của cô sẽ không phải trải qua cơn ác mộng này."
Cecilia đứng một mình giữa căn phòng trong một lúc, ngón tay phải run rẩy bất lực, trân trối nhìn mặt từng người, không thể tin nổi mình lại có liên quan đến những kẻ như thế, không thể mở lời mà nói cho họ biết mình biết gì. Và mặc dù Briony cảm thấy mình được chứng minh là đúng qua phản ứng của người lớn, và đang trải qua bước đầu của trạng thái mê li ngọt ngào tận thâm tâm, em vẫn thấy dễ chịu hơn khi được ngồi ở sofa với mẹ, được những người đàn ông đang đứng kia che chắn bớt khỏi ánh mắt khinh bỉ đỏ ngầu của chị gái. Nàng siết chặt họ trong ánh mắt ấy vài giây rồi quay đi bước ra khỏi phòng. Khi băng qua sảnh, nàng hét lên một tiếng của lòng phẫn nộ thuần túy, tiếng thét được khuếch đại nhờ hệ thống truyền âm thô sơ là sàn lát đá trần. Trong phòng khách, một cảm giác nhẹ nhõm, gần như là dễ chịu lan tỏa, khi họ nghe tiếng nàng đi lên tầng. Khi sau đó Briony nhớ ra nhìn lên, thì lá thư nằm trong tay Marshall và anh ta đang đưa lại cho viên thanh tra, ông này để nguyên nó đang mở như vậy đặt vào một bìa hồ sơ mà tay cảnh sát trẻ mở ra cho ông ta.
Buổi đêm trôi qua thêm vài tiếng nữa mà em vẫn không thấy mệt.
Không ai nghĩ đến chuyện đưa em về giường ngủ. Sau một khoảnh khắc như dài vô tận sau khi Cecilia về phòng mình, Briony cùng mẹ vào thư viện để được thẩm vấn chính thức lần đầu tiên với cảnh sát. Bà Tallis vẫn đứng, còn Briony ngồi ở một bên bàn viết và hai viên thanh tra ngồi ở đầu kia. Người với khuôn mặt đá cố, chính là người đặt câu hỏi, hóa ra lại vô vàn tử tế, hỏi những câu chậm rãi bằng một giọng cộc cằn nghe vừa dịu dàng vừa buồn bã. Vì em có thể chỉ cho họ địa điểm chính xác nơi Robbie tấn công Cecilia, cả hai bước lại chỗ góc giá sách đó nhìn cho kỹ càng hơn. Briony chen vào, lưng tì vào sách chỉ cho họ thấy chị gái mình đứng ở tư thế như thế nào, và thấy những tia rạng đông xanh nhạt đầu tiên chạm đến kính cửa sổ cao trong thư viện. Em bước ra và quay lại để thể hiện tư thế của kẻ tấn công và chỉ nơi em đã đứng.
Emily nói, "Nhưng sao con không kể cho mẹ?"
Hai tay cảnh sát nhìn Briony, chờ đợi. Một câu hỏi hay, nhưng em chưa bao giờ nghĩ đến chuyện quấy rầy mẹ. Việc đó sẽ chẳng đem lại điều gì ngoài những cơn đau đầu của bà.
"Bọn con bị gọi xuống ăn tối, rồi đến chuyện hai thẳng nhỏ bỏ đi."
Em giải thích mình nhận lá thư như thế nào, trên cây cầu lúc xế chiều. Điều gì đã khiến em mở nó ra? Miêu tả cái khoảnh khắc bốc đồng đó thật khó, khoảnh khắc khi em không cho phép mình nghĩ đến những hậu quả trước khi hành động, hay chuyện em-văn sĩ, vào riêng ngày hôm ấy, đột nhiên thấy cần phải biết, phải hiểu mọi thứ xảy đến với mình đến nhường nào.
Nên em chỉ nói, "Con không biết. Con đã tò mò khủng khiếp. Con ghét chính mình."
Đến đúng lúc này, một viên cảnh sát thò đầu vào cửa báo tin có vẻ rất họp với tai họa của đêm đó. Lái xe của ông Tallis gọi điện thoại từ một bốt điện thoại gần sân bay Croydon. Xe của Bộ, vốn báo một cái là sẵn sàng ngay nhờ sự tốt bụng của bộ trưởng, đã bị hỏng ở ngoại ô. Jack Tallis đắp mền ngủ ở ghế sau và có lẽ phải đi tiếp về bằng chuyến tàu sáng đầu tiên. Khi những sự kiện này đã được mọi người tiêu hóa và than vãn xong, người ta nhẹ nhàng đưa Briony trở lại với bản thân tai họa đó, với những sự việc ở đảo trên hồ. Ở giai đoạn đầu này, viên thanh tra thận trọng không thúc ép cô bé bằng những câu hỏi thăm dò, vậy là trong cái không gian được tạo tác một cách tinh tế ấy, em có thể xây dựng và khuôn hình chuyện kể của mình bằng ngôn từ riêng và thiết lập những sự kiện chủ chốt; có vừa đủ ánh sáng cho em nhận ra một khuôn mặt quen thuộc; khi hắn quay đi khỏi em và vòng qua khoảng đất, cử động và chiều cao của hắn với em cũng quen thuộc.
"Khi đó cháu trông thấy hắn."
"Cháu biết chính là hắn."
"Quên chuyện cháu biết đi. Cháu đang nói cháu thấy hắn." "Vâng, cháu thấy hắn."
"Như là cháu thấy ta." "Vâng."
"Cháu thấy hắn bằng chính mắt cháu." "Vâng. Cháu thấy hắn. Cháu thấy hắn."
Lần thẩm vấn chính thức đầu tiên kết thúc như thế. Khi em ngồi trong phòng khách, cuối cùng cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng không muốn đi ngủ, thì mẹ em được thẩm vấn, rồi Leon và Paul Marshall. Già Hardman và con trai lão, Danny, cũng được gọi vào thẩm vấn. Briony nghe Betty bảo rằg Danny đã ở nhà suốt cả tối với bố, ông có thể làm chứng cho anh ta. Rất nhiều cảnh sát nữa sau khi tìm kiếm hai thằng sinh đôi về đến cửa trước liền được dẫn thẳng vào bếp. Trong thời khắc rối mù và không có gì đáng nhớ lúc rạng sáng ấy, Briony được biết Cecilia từ chối ra khỏi phòng, từ chối xuống nhà để thẩm vấn. Những ngày sau đó nàng không còn được lựa chọn và khi cuối cùng nàng miễn cưỡng tiết lộ lời kể của riêng nàng về chuyện đã xảy ra trong thư viện - theo cách của nó, còn gây choáng váng hơn nhiều chuyện của Briony, dù cuộc chạm trán giữa họ và nó có thống nhất đến mức nào - thì cũng chỉ khẳng định quan điểm chung đã hình thành: Turner là một kẻ nguy hiểm. Cecilia liên tục gợi ý rằng họ nên nói chuyện với Danny Hardman, nhưng người ta chỉ nghe rồi bỏ đấy. Hoàn toàn đáng thông cảm, dù dưới hình thức thương hại, khi cô gái trẻ này muốn bao che cho bạn bằng cách đổ vấy nghi ngờ lên một cậu trai vô tội khác.
Lúc nào đó sau năm giờ, khi có người bảo đang chuẩn bị bữa sáng, ít nhất là cho cảnh sát, vì ngoài ra không ai đói cả, khắp nhà bỗng lan truyền một tin rằng một dáng người có thể là Robbie đang băng qua công viên. Có lẽ đã có người quan sát từ cửa sổ tầng trên. Briony không biết bằng cách nào mà tất cả mọi người đều quyết định ra ngoài đợi hắn ta. Đột nhiên, tất cả đều ở đó, gia đình, Paul Marshall, Betty và đám người giúp việc của bà, cảnh sát, cả một đội hình đón tiếp đứng túm tụm chen chúc trên lối vào. Chỉ có Lola là mê man ngủ vì thuốc, và Cecilia đang giận điên cuồng là ở lại trên lầu. Có thể là do bà Tallis không muốn linh hồn ô uế đó bước vào nhà mình. Cũng có thể do viên thanh tra e ngại sẽ xảy ra bạo lực, mà thứ này thì dễ dàng xử lý hơn khi ở bên ngoài, không gian rộng rãi hơn nếu phải tiến hành bắt bớ. Giờ tất cả sự kỳ diệu của buổi rạng đông đã biến mất, và thay vào đó là buổi sáng sớm xám xịt, chỉ được nhận ra duy nhất nhờ làn sương mù mùa hạ chắc chắn sẽ nhanh chóng hoàn toàn tan biến.
Thoạt đầu họ không thấy gì, mặc dù Briony nghĩ mình có thể nhận rõ tiếng giày nện trên lối xe chạy. Rồi mọi người đều nghe thấy, một loạt tiếng rì rầm cùng tiếng rục rịch chuyển tư thế nổi lên khi họ nhìn thấy một hình dạng không xác định, không hơn một vết màu xám trên nền trắng, cách đó chừng trăm mét. Khi cái dáng đó định hình, nhóm người đang đợi lại rơi vào im lặng. Không ai tin nổi vào cái đang hiện ra. Chắc chắn đây là trò lừa gạt của sương mù và ánh sáng. Không ai vào cái thời đại của điện thoại và ô tô này lại có thể tin được rằng người khổng lồ cao tới hai mét, hai mét mốt lại tồn tại ở ngay vùng Surrey đông đúc. Nhưng nó đây, một bóng ma đúng kiểu phi nhân như mục đích của nó. Thứ đó không thể có trên đời nhưng lại không thể phủ nhận, và đang tiến về phía họ. Betty, một tín đồ Công giáo ai cũng biết, làm dấu thánh khi đám đông nhỏ ấy túm tụm lại gần lối vào hơn. Chỉ có viên thanh tra lớn tuổi tiến vài bước về phía trước, và khi ông làm vậy mọi thứ trở nên rõ ràng. Manh mối là một hình dạng thứ hai nhỏ xíu nhấp nhô bên cạnh hình đầu tiên. Rồi nó hiện ra rõ ràng - đây là Robbie, với một thằng nhỏ ngồi trên vai còn thằng kia nắm tay anh và tụt lại phía sau một chút. Khi còn cách chưa đầy chục mét, Robbie dừng bước, và có vẻ chuẩn bị lên tiếng, nhưng lại đợi vì viên thanh tra và mấy cảnh sát kia đang tiến tới. Thằng nhỏ trên vai anh có vẻ đã ngủ gật. Thằng kia ngả đầu vào hông Robbie và kéo tay anh ra trước ngực để bảo vệ hoặc cho ấm.
Ngay lập tức Briony cảm thấy nhẹ nhõm thấy hai thằng bé an toàn. Nhưng khi nhìn Robbie đứng đó điềm tĩnh đợi, em giận điên lên. Hắn tin là có thể che giấu tội ác của mình sau cái vẻ tử tế bề ngoài, sau cái màn phô bày là một người chăn chiên tốt bụng ư? Đây chắc chắn là một nỗ lực bất chấp đạo lý nhằm giành được sự tha thứ cho việc không bao giờ có thể tha thứ. Quan điểm của em rằng cái ác rất phức tạp và lừa mị lại được khắng định thêm lần nữa. Đột nhiên, tay mẹ an mạnh lên vai em rồi đưa em quay vào nhà, cho Betty chăm. Emily muốn con gái mình tránh thật xa Robbie Turner. Cuối cùng thì giờ đi ngủ cũng tới. Betty nắm chặt lấy tay em rồi dẫn em vào trong khi mẹ và anh trai tiến tới đón hai đứa sinh đôi. Briony ngoái lại nhìn lần cuối khi em bị dẫn đi và thấy Robbie của em giơ hai tay lên, như thể đầu hàng. Hắn nhấc một thằng nhỏ qua khỏi đầu và nhẹ nhàng đặt xuống đất.
Một giờ sau em nằm trên cái giường bốn cọc màn trong bộ váy ngủ cô tông trắng tinh mà Betty tìm cho. Rèm kéo xuống, nhưng những tia nắng ban ngày ở rìa rèm rất chói, và bất chấp toàn bộ cảm giác mệt mỏi xáo trộn, em không ngủ được. Những giọng nói và hình ảnh trùng trùng điệp điệp quanh giường em, những sự hiện diện cáu kỉnh, mè nheo, chen lan và nhập với nhau, cưỡng lại các nỗ lực của em nhằm sắp xếp chúng theo trật tự. Có thật là tất cả chỉ gói gọn trong một ngày duy nhất, một khoảng thời gian liền mạch khi giấc ngủ hoàn toàn vắng bóng, từ màn diễn tập vở kịch ngây thơ đến sự xuất hiện của tên khổng lồ từ trong màn sương mù? Mọi chuyện diễn ra giữa hai điểm mút đó thật quá ầm ĩ, quá bất định đến mức không sao hiểu nổi, mặc dù em cảm thấy mình đã thành công, thậm chí đã thắng. Em đá chăn ra để hở chân và tìm một góc mát hơn trên gối cho má. Trong trạng thái choáng váng này em không thể nói cho chính xác mình đã thành công trong việc gì; nếu đó là việc giành được sự trưởng thành mới mẻ, thì em hầu như không cảm nhận được nó, vì lúc này đây em thấy mình quá yếu ớt, thậm chí vô cùng trẻ con, lại còn thiếu ngủ, đến mức em nghĩ mình có thể dễ dàng bật khóc. Nếu vạch mặt một kẻ hoàn toàn xấu là một việc dũng cảm, thì việc hắn xuất hiện với hai thằng sinh đôi như thế thật bất công, và em cảm thấy mình bị lừa. Giờ ai sẽ tin em đây, khi Robbie làm ra vẻ một người tốt bụng giải cứu hai đứa trẻ bị mất tích? Toàn bộ việc làm của em, toàn bộ lòng can đảm và sự sáng suốt của em, tất cả những gì em đã làm để đưa Lola về nhà - chẳng để làm gì cả. Họ sẽ quay lưng lại với em, mẹ em, cảnh sát, anh trai, rồi đi với Robbie Turner ấp ủ một mưu đồ người lớn nào đó. Em muốn mẹ, em muốn vòng tay ôm cổ mẹ và kéo khuôn mặt duyên dáng của bà lại sát mặt mình, nhưng giờ mẹ sẽ không đến, giờ sẽ không ai đến với Briony, sẽ không ai trò chuyện với em. Em úp mặt vào gối và để cho nước mắt thấm đẫm nó, cảm thấy mất mát nhiều hơn nữa khi chẳng có ai chứng kiến nỗi buồn khổ của em.
Em nằm trong phòng trẻ tối mờ với nỗi buồn dịu ngọt ấy được chừng nửa tiếng thì nghe tiếng xe cảnh sát đỗ dưới cửa sổ phòng em nổ máy. Nó chạy qua lối sỏi, rồi dừng lại. Có tiếng người và vài tiếng chân bước lạo xạo. Em ngồi bật dậy rẽ rèm ra xem. Sương mù vẫn còn đó, nhưng trời sáng hơn, như thể được chiếu sáng tự bên trong, và em khẽ khép mắt lại chờ mắt thích nghi với ánh trời chói chang. Bốn cánh cửa của chiếc xe cảnh sát hiệu Humber đều mở toang, bên nó là ba cảnh sát đứng đợi. Tiếng người vọng lên từ một nhóm đứng ngay bên dưới phòng em, ngay chỗ cửa trước, khuất tầm mắt. Rồi tiếng bước chân lại vang lên, và họ xuất hiện, hai thanh tra, Robbie đi giữa. Và bị còng tay! Em nhìn thấy tay hắn bị buộc phải quặt ra đằng trước, và từ điểm nhìn thuận lợi này em thấy một ánh kim loại lóe lên từ dưới cổ tay áo hắn. Sự ô nhục của nó khiến em kinh khiếp. Đây là một sự khẳng định cao hơn về tội lỗi của hắn, và khỏi đầu hình phạt cho hắn. Nó mang vẻ của sự đọa đày miên viễn.
Họ đến chỗ xe và dừng lại. Robbie hơi quay người lại, nhưng em không hiểu được nét mặt của hắn. Hắn đứng thẳng, cao hơn tay thanh tra vài inch, đầu ngẩng cao. Có lẽ hắn tự hào về những gì mình đã làm. Một cảnh sát ngồi vào ghế lái xe. Viên thanh tra trẻ đi vòng ra cửa sau phía bên kia còn sếp anh ta đang sắp sửa cho Robbie ngồi vào ghế sau. Chợt có âm thanh náo loạn ngay dưới cửa sổ phòng Briony, và giọng Emily quát lớn, rồi đột nhiên một người trong bộ váy bó sát cố hết sức chạy ra chỗ chiếc xe. Cecilia chậm bước lại khi đến gần hơn. Robbie quay lại và bước nửa bước về phía chị và, thật kinh ngạc, viên thanh tra lùi lại. Cái còng tay nhìn rõ mồn một, nhưng Robbie không có vẻ gì là xấu hổ hay thậm chí để ý đến chuyện có nó ở đó khi đối mặt với Cecilia và nghiêm trang lắng nghe những gì chị nói. Mấy tay cảnh sát dửng dưng kia nhìn lên. Nếu chị đang đưa ra một bản cáo trạng gay gắt mà Robbie đáng phải nghe, thì điều đó cũng không hiện ra trên mặt hắn. Mặc dù Cecilia xây lưng lại với em, Briony cho rằng chị đang nói không hăng hái cho mấy. Lời buộc tội của chị hẳn sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều khi bị kìm lại như thế. Họ đã dịch lại gần hơn, và giờ Robbie nói vài từ ngắn gọn, khẽ giơ hai tay bị còng lên rồi lại buông cho nó rơi xuống. Chị lấy tay mình chạm vào tay hắn, và vuốt ve ve áo hắn, rồi nắm chặt lấy nó và khẽ giật giật. Có vẻ như đây là một cử chỉ tử tế và Briony cảm động trước khả năng tha thứ của chị gái, nếu đó là điều mà em nghĩ. Lòng tha thứ. Trước đây từ này không hề có nghĩa gì cả, mặc dù Briony đã nghe nó hoan hỉ vang lên ngàn lần ở trường học và nhà thờ. Vậy mà suốt bấy lâu nay, chị gái em đã hiểu. Dĩ nhiên, có rất nhiều điều em không biết về Cecilia. Nhưng sẽ có thời gian, vì bĩ kịch này chắc chắn sẽ kéo hai chị em lại gần nhau hơn.
Viên thanh tra tốt bụng có khuôn mặt đá granit hẳn phải nghĩ mình đã khoan dung đủ rồi, vì ông ta bước tới giằng tay Cecilia ra và đứng vào giữa. Robbie nói gì đó với nàng thật nhanh qua vai viên sĩ quan, và quay về phía xe. Thận trọng, tay thanh tra đưa tay lên đầu Robbie và ấn mạnh xuống, để anh không bị va đầu khi chúi xuống chui vào băng ghế sau. Hai tay thanh tra ngồi hai bên kẻ bị bắt giữ. Cửa xe đóng sầm, và viên cảnh sát được cử ở lại đưa tay chạm mũ chào khi xe chạy đi. Cecilia vẫn đứng yên tại chỗ, mặt hướng theo đường xe chạy, lặng lẽ nhìn chiếc xe chạy xa dần, nhưng đôi vai đang run lên bần bật cho thấy chị đang khóc, và Briony hiểu mình chưa bao giờ yêu chị gái nhiều hơn giây phút này.
Lẽ ra nó phải kết thúc ở đó, cái ngày liền mạch bao trọn buổi đêm mùa hạ này, lẽ ra nó nên chấm dứt ở đó với cảnh chiếc Humber khuất dần về cuối đường xe chạy. Nhưng còn một màn đương đầu cuối cùng nữa. Chiếc xe chạy được hơn hai mươi mét thì chậm dần lại. Một hình người mà trước đó Briony không để ý thấy đi xuống giữa đường và không hề có ý định sẽ đứng sang một bên. Đó là một phụ nữ, khá thấp, chân bước liêu xiêu, mặc váy in hoa và cầm một cái ban đầu trông giống cây gậy nhưng hóa ra là một cái dù đàn ông có chuỗi như cái đầu ngỗng. Chiếc xe dừng lại và bấm còi khi người phụ nữ tiến tới đứng ngay chỗ lưới tản nhiệt. Đó là mẹ của Robbie, Grace Turner. Bà giơ cây dù lên và hét. Viên cảnh sát ngồi ở ghế trước phải ra khỏi xe nói chuyện với bà, rồi túm lấy khuỷu tay bà. Viên cảnh sát còn lại kia, kẻ đã giơ tay lên mũ chào ban nãy, vội chạy đến. Bà Turner giằng tay ra, lại giơ cây dù lên, lần này bằng hai tay, và đập xuống, cái chuôi đầu ngỗng trước, với tiếng rắc như một phát súng lục, lên nắp capô bóng loáng của chiếc Humber. Khi hai viên cảnh sát nửa đẩy, nửa kéo bà ra lề đường, bà bắt đầu hét một từ duy nhất lớn đến nỗi Briony có thể nghe được từ phòng ngủ."Dối trá! Dối trá! Dối trá!" Bà Turner gầm lên.Cửa trước vẫn mở toang, chiếc xe từ từ chạy qua bà và dừng lại để tay cảnh sát chui vào lại. Chỉ có một mình, đồng nghiệp của ông rất khó ngăn giữ được bà. Bà nện dù một phát nữa nhưng cú đập lại chệch xuống mui xe. Ông ta giằng cái dù khỏi tay bà rồi ném ra sau xuống bãi cỏ."Dối trá! Dối trá!" Grace Turner lại hét, rồi lùi lại vài bước tuyệt vọng sau cái xe đang chạy xa dần, rồi dừng lại, tay chống hông, nhìn nó khi nó chạy qua cái cầu đầu tiên, qua đảo, rồi cái cầu thứ hai, và cuối cùng mất dạng vào trong màu trắng lóa.
Cuối cùng cũng vào lại nhà, thế là bắt đầu một khoảng thời gian như trong mơ với những người mặt mũi nghiêm trọng kéo tới, nước mắt và giọng nói thì thào và những bước chân khẩn cấp qua sảnh, và sự phấn khích hèn hạ đã giữ chân cơn buồn ngủ của chính em ở đằng xa. Dĩ nhiên, Briony đủ lớn để biết rằng giây phút này hoàn toàn là của Lola, nhưng rất nhanh chóng cô đã được những bàn tay phụ nữ thương cảm dẫn vào phòng ngủ đợi bác sĩ đến khám. Briony nhìn từ chân cầu thang khi Lola đi lên, nức nở rền rĩ, Emily và Betty đi sát bên, còn Polly thì theo sau mang chậu và khăn. Đứa em họ biến mất để lại cho Briony sân khấu chính - vẫn chưa thấy Robbie đâu - và cái cách em được lắng nghe, được chiều theo ý muốn, và dịu dàng thúc giục ấy dường như đồng nhất với sự trưởng thành mà-em nghĩ mình mới vừa đạt được.
Hẳn là cũng vào khoảng lúc này một chiếc Humber đã tới đậu bên ngoài nhà và hai thanh tra cùng hai cảnh sát được dẫn vào. Briony là nguồn tin duy nhất của họ, và em buộc mình nói thật bình tĩnh. Vai trò chính yếu của em củng cố thêm sự chắc chắn trong em. Cảnh này đã diễn ra trong một khoảng thời gian phi cấu trúc trước những cuộc thẩm vấn chính thức: em đứng đối mặt với các sĩ quan trong sảnh, Leon một bên, còn mẹ em bên kia. Nhưng sao mẹ em lại xuất hiện từ giường của Lola nhanh đến thế? Mặt viên thanh tra lớn tuổi hơn nặng như chì, đầy sẹo chằng chịt, như thể được chạm ra từ đá granit có nếp rãnh. Khi kể câu chuyện của mình cho cái mặt nạ bất động đầy cảnh giác ấy, Briony thấy sợ ông ta; nhưng đồng thời em cũng cảm thấy một gánh nặng được nhấc khỏi mình và một cảm giác phục tùng ấm áp lan từ bụng xuống chân. Nó giống như là tình yêu, một tình yêu bất thần dành cho người đàn ông cảnh giác đang đấu tranh, một cách kiên định, cho căn nguyên của cái thiện, người luôn có mặt bất cứ thời điểm nào để chiến đấu nhân danh điều đó, và người được toàn bộ sức mạnh và sự sáng suốt từng tồn tại của loài người hậu thuẫn. Dưới ánh mắt vô cảm của ông ta, cổ họng em nghẹn lại và giọng em bắt đầu méo xệch đi. Em muốn viên thanh tra ôm em, an ủi và tha thứ cho em, dù cho em hoàn toàn vô tội. Nhưng ông ta chỉ nhìn em và nghe. Chính là hắn. Cháu thấy hắn. Nước mắt của em là bằng chứng cao hơn cho sự thật mà em cảm thấy và nói lên, và khi tay mẹ vuốt ve gáy em, em hoàn toàn suy sụp và được đưa vào phòng khách.
Nhưng nếu em ở đó được mẹ an ủi trên chiếc ghế Chesterfield, làm thế nào em lại nhớ được bác sĩ McLaren đã đến, vận áo gilê đen và cái sơ mi kiểu cũ với cổ áo dựng, mang cái túi Gladstone hai quai xách từng chứng kiến sự ra đời của ba đứa trẻ và những lần ốm đau bệnh tật hồi chúng còn bé của gia đình Tallis? Leon bàn bạc với bác sĩ, chúi người tới phía ông lẩm bẩm tóm tắt các sự kiện theo kiểu đàn ông. Vẻ khinh khoái vô tư lự của Leon giờ đâu rồi? Kiểu thì thào bàn bạc này diễn ra liên tục trong những giờ sau đó. Người nào mới đến cũng được tóm tắt theo cùng một lối; mọi người - cảnh sát, bác sĩ, thành viên trong nhà, người hầu - đứng thành tốp rã ra rồi tụ lại ở góc phòng, sảnh và hiên bên ngoài cửa sổ Pháp. Không gì được tổng hợp hoàn chỉnh, hay trình bày một cách công khai. Ai cũng biết thông tin về vụ hãm hiếp khủng khiếp, nhưng nó cũng lại là bí mật của mỗi người, được chia sẻ trong những lời thì thầm của từng nhóm lúc họp lúc tan rồi trịnh trọng tản ra, ra vẻ ta đây có việc khác để làm. Thậm chí nghiêm trọng hơn, có khả năng xảy ra hơn, là việc hai đứa trẻ mất tích. Nhưng quan điểm chung, được lặp lại liên tục như một bùa chú, là chúng đang an toàn ngủ ở chỗ nào đó trong công viên. Bằng cách ấy, sự chú ý vẫn chủ yếu tập trung vào cảnh ngộ của cô gái trên lầu.
Paul Marshall đi tìm về và nghe tin từ hai viên thanh tra. Anh ta bước tới bước lui trên hàng hiên với họ, mỗi người một bên, và mời họ thuốc lá từ cái hộp bằng vàng. Khi nói chuyện xong, anh ta vỗ vai tay thanh tra lớn tuổi và có vẻ như bảo họ làm tiếp việc của mình. Rồi anh ta vào trong bàn bạc với Emily Tallis. Leon dẫn bác sĩ lên tầng, một lúc sau ông ta đi xuống và trong con mắt những người đứng dưới bỗng mơ hồ trở nên vĩ đại bởi ông vừa có một cuộc chạm trán đầy tính chuyên môn với trung tâm mối quan tâm lo lắng của họ. Ông ta đứng bàn thảo lâu lắc với hai viên cảnh sát mặc thường phục kia, rồi với Leon, và cuối cùng với cả Leon và bà Tallis. Trước khi ra về một lúc, ông bác sĩ đến đặt bàn tay nhỏ nhắn khô ráo quen thuộc lên trán Briony, xem mạch và tỏ vẻ hài lòng. Ông cầm túi lên, và trước khi ông đi lại có một màn hỏi han thầm thì cuối cùng bên cửa trước.
Cecilia đâu? Nàng quanh quất đi ngoài nhà, không nói chuyện với ai, rít thuốc liên tục, đưa điếu thuốc lên môi bằng một động tác nhanh, thèm khát, và rút nó ra đầy kinh tởm giận dữ. Lúc khác nàng vò cái khăn tav khi bước qua bước lại trên sảnh. Bình thường, với một tình huống thế này Cecilia hẳn đã nắm quyền kiểm soát, chỉ đạo chăm sóc Lola, an ủi mẹ, nghe lời khuyên bác sĩ, bàn bạc với Leon. Nhưng giờ, khi Leon qua nói chuyện với Cecilia, Briony ở gần đó, nàng chỉ quay đi, không lòng dạ nào mà giúp, hay thậm chí là nói. Còn mẹ nàng, khá là bất thường khi bà lại đứng ra đương đầu với thảm họa, không bị đau đầu cũng như không cần được ở một mình. Thực sự vai trò của bà đang lờn dần lên khi đứa con gái lớn của bà rút vào trong nỗi đau riêng. Có những lần khi dược gọi ra để kể lại chuyện, hay một vài chi tiết nào đó, Briony nhìn thấy chị gái mình tiến lại đứng trong khoảng cách vừa đủ nghe thấy và nhìn em bằng một ánh mắt căm hờn, không sao hiểu nổi. Briony trở nên sợ màng và ở sát bên mẹ mình. Mắt Cecilia đỏ ngầu. Trong khi những người khác tụ tập thành nhóm thì thầm, nàng bồn chồn di đi lại lại trong phòng, hay từ phòng này sang phòng khác, hay, ít nhất là hai lần, ra đứng ở ngoài cửa trước. Căng thẳng, nàng đổi cái khăn tay từ tay này sang tay kia, cuộn nó lại giữa các ngón tay, tháo ra, quấn nó thành một quả tròn, chuyển sang tay kia, châm điếu thuốc nữa. Khi Betty và Polly mang trà tới, Cecilia không buồn đụng đến.
Trên tầng báo xuống là Lola, được bác sĩ cho uống thuốc an thần, cuối cùng đã ngủ, và tin này tạm thời làm mọi người nhẹ nhõm. Một cách bất thường, những người đã tụ tập trong phòng khách uống trà bỗng chìm trong im lặng mệt mỏi. Không ai nói ra, nhung họ đang đợi Robbie. Thêm nữa, ông Tallis sẽ từ London về bất cứ lúc nào. Leon và Marshall đang nhoài người ra vẽ tấm bản đồ khu nhà cho tay thanh tra. Ông ta cầm lên, nhìn và đưa cho tay trợ lý. Hai cảnh sát được cử ra ngoài tham gia cùng những người đang đi tìm Pierrot và Jackson, và chắc hẳn nhiều cảnh sát nữa cũng đang trên đường xuống căn nhà gỗ phòng khi Robbie về đó. Như Marshall, Cecilia ngồi tách riêng, trên ghế đẩu của đàn clavico. Có một lúc, nàng đứng dậy để xin anh trai lửa, nhưng tay chánh thanh tra ngăn nàng lại bằng cách dùng bật lửa của ông ta bật cho nàng. Briony ngồi cạnh mẹ trên sofa, còn Betty và Polly cầm khay trà đi quanh. Briony thực sự không nhớ thứ gì đột nhiên thúc giục em. Một ý tưởng rõ ràng mạch lạc và đầy thuyết phục không hiểu từ đâu đến, và em không cần phải tuyên bố mục đích của mình, hay hỏi xin sự cho phép của chị gái. Bằng chứng bất khả bác bỏ, hoàn toàn độc lập với những gì em vừa khai. Bằng chứng xác nhận tội ác đó. Hay thậm chí xác nhận một tội ác khác, riêng rẽ. Em làm cả phòng giật mình bằng tiếng thốt ra khi ý nghĩ ấy nảy tới, và khi đứng dậy suýt làm đổ cốc trà của mẹ lên đùi bà.
Tất cả nhìn theo khi em vội vã lao ra khỏi phòng, nhưng không ai hỏi em, cái mệt mỏi chung đã hiện hình đến thế. Còn em, ngược lại, bước hai bậc cầu thang một, được tiếp thêm năng lượng từ ý thức rằng mình là người tốt và đang làm việc đúng đắn, sắp sửa tung ra một ngạc nhiên chắc chắn sẽ mang lại cho em lời khen ngợi. Nó khá giống như cảm giác buổi sáng Giáng sinh khi chuẩn bị tặng một món quà chắc chắn sẽ đem lại niềm vui sướng, một cảm giác hân hoan của lòng ái kỷ vốn không có lỗi gì.
Em chạy dọc hành lang tầng hai đến phòng Cecilia. Chị em sống mới bẩn thỉu và luộm thuộm làm sao! Cả hai cánh cửa tủ quần áo đều đang mở tung. Bao váy áo treo lệch nghiêng trên giá, vài cái còn sắp sửa tuột khỏi móc. Trên sàn hai cái váy, một đen, một hồng, đều bằng lụa và trông đắt tiền, nằm lộn xộn, quanh đống này là đôi giày đã bị đá văng ra nằm chỏng chơ. Briony bước tới, vòng qua đống bừa bãi ấy tới bàn trang điểm. Sức mạnh bản năng nào đã ngăn Cecilia không đậy lại nắp, nút của đồ trang điểm và lọ nước hoa? Sao chị không bao giờ đổ cái gạt tàn hôi hám ấy đi? Hay dọn giường, hay mở cửa sổ cho không khí trong lành tràn vào? Ngăn kéo đầu tiên em mở thử chỉ được vài inch - nó kẹt cứng, đầy chặt những chai và hộp các tông. Cecilia có thể lớn hơn em mười tuổi, nhưng ở chị thực sự có gì đó vô cùng vô vọng và yếu ớt. Dù Briony có sợ ánh mắt hoang dại của chị gái nhìn em ở dưới tầng, thì - em nghĩ trong khi kéo mở một ngăn kéo nữa - việc em có mặt ở đây vì chị, suy nghĩ sáng suốt thay cho chị vẫn là đúng đắn.
Năm phút sau, khi em đắc thắng bước lại vào phòng khách, không ai để ý gì đến em, và mọi thứ vẫn hệt như cũ - người lớn mệt mỏi, khổ sở nhấp trà và hút thuốc trong im lặng. Trong cơn phấn khích, em đã không cân nhắc xem mình nên đưa lá thư cho ai; trí tưởng tượng của em theo thói quen muốn mọi người phải cùng đọc một lúc. Nhưng rồi em quyết định nên để Leon đọc trước. Em băng qua phòng về phía anh trai, nhưng khi em tới trước ba người đàn ông, em đổi ý và dúi tờ giấy gấp lại đó vào tay viên cảnh sát có khuôn mặt đá granit. Nếu mặt ông ta có biểu hiện gì, nó cũng không thay đổi khi ông nhận lá thư cũng như khi đọc rất nhanh, gần như chỉ liếc qua. Mắt ông ta gặp mắt em, rồi đảo sang nhìn Cecilia đang xây lưng lại. Bằng một chuyển động cơ hồ không nhận thấy của cổ tay, ông ra hiệu cho tay cảnh sát kia cầm lấy lá thư. Khi ông đọc xong, nó được chuyển sang cho Leon, anh đọc, rồi gấp lại, và chuyển lại cho viên thanh tra lớn tuổi. Briony ngỡ ngàng trước phản ứng không lời này - đúng là sự trần tục của ba người đàn ông. Chỉ đến lúc này Emily Tallis mới để ý thấy họ đang để tâm chuyện gì. Trả lời cho câu hỏi đều đều của bà, Leon nói, "Chỉ là một lá thư thôi."
"Mẹ sẽ đọc nó."
Lần thứ hai trong buổi tối hôm đó Emily buộc phải đòi quyền của mình với một lá thư viết tay đang chuyền tay trong gia đình mình. Cảm thấy không ai cần mình phải làm gì nữa, Briony đi đến ngồi xuống cái ghế Chesterfield và từ chỗ mẹ nhìn thấy sự ngại ngần kiểu lịch thiệp đang chuyền qua chuyền lại giữa Leon và hai viên thanh tra.
"Mẹ sẽ đọc nó."
Nghe khá đáng ngại, bà không hề thay đổi ngữ điệu. Leon nhún vai và buộc phải nở một nụ cười hối lỗi - anh còn phản đối được gì cơ chứ? - và ánh mặt dịu dàng của Emily chuyển sang hai viên thanh tra. Bà thuộc về một thế hệ đối xử với cảnh sát như họ là đầy tớ, dù họ mang cấp bậc gì. Tuân theo cái gật đầu từ cấp trên, tay thanh tra trẻ bước qua bên kia phòng đưa lá thư cho bà. Cuối cùng Cecilia, người hẳn đã chìm đắm rất sâu trong những suy nghĩ của mình, cũng tỏ ra quan tâm. Rồi lá thư mở ra trên đùi mẹ nàng, và Cecilia đứng bật dậy khỏi cái ghế đẩu ngồi chơi đàn clavico đi về phía họ.
"Sao em dám! Sao các người dám!"
Leon cũng đứng dậy và chìa bàn tay ra làm một động tác xoa dịu. "Cee..."
Khi lao tới giật lá thư khỏi mẹ, nàng thấy không chỉ anh trai mà cả hai tay cảnh sát đứng ngáng đường. Marshall cũng đang đứng đó, nhưng không can dự.
"Nó là của con," nàng hét. "Mẹ tuyệt đối không có quyền!"
Emily thậm chí còn không buồn rời mắt khỏi lá thư đang đọc, và bà tự cho phép mình thong thả đọc đi đọc lại lá thư vài ba lần. Khi đọc xong, bà đối đầu với cơn thịnh nộ của con gái bằng cơn thịnh nộ của chính mình, chỉ lạnh lẽo hơn.
"Nếu cô đã hành động đúng đắn, thưa quý cô, khi được học hành tử tế như thế, và đến gặp tôi đưa cái này, thì ta đã kịp làm một thứ gì đó, và em họ của cô sẽ không phải trải qua cơn ác mộng này."
Cecilia đứng một mình giữa căn phòng trong một lúc, ngón tay phải run rẩy bất lực, trân trối nhìn mặt từng người, không thể tin nổi mình lại có liên quan đến những kẻ như thế, không thể mở lời mà nói cho họ biết mình biết gì. Và mặc dù Briony cảm thấy mình được chứng minh là đúng qua phản ứng của người lớn, và đang trải qua bước đầu của trạng thái mê li ngọt ngào tận thâm tâm, em vẫn thấy dễ chịu hơn khi được ngồi ở sofa với mẹ, được những người đàn ông đang đứng kia che chắn bớt khỏi ánh mắt khinh bỉ đỏ ngầu của chị gái. Nàng siết chặt họ trong ánh mắt ấy vài giây rồi quay đi bước ra khỏi phòng. Khi băng qua sảnh, nàng hét lên một tiếng của lòng phẫn nộ thuần túy, tiếng thét được khuếch đại nhờ hệ thống truyền âm thô sơ là sàn lát đá trần. Trong phòng khách, một cảm giác nhẹ nhõm, gần như là dễ chịu lan tỏa, khi họ nghe tiếng nàng đi lên tầng. Khi sau đó Briony nhớ ra nhìn lên, thì lá thư nằm trong tay Marshall và anh ta đang đưa lại cho viên thanh tra, ông này để nguyên nó đang mở như vậy đặt vào một bìa hồ sơ mà tay cảnh sát trẻ mở ra cho ông ta.
Buổi đêm trôi qua thêm vài tiếng nữa mà em vẫn không thấy mệt.
Không ai nghĩ đến chuyện đưa em về giường ngủ. Sau một khoảnh khắc như dài vô tận sau khi Cecilia về phòng mình, Briony cùng mẹ vào thư viện để được thẩm vấn chính thức lần đầu tiên với cảnh sát. Bà Tallis vẫn đứng, còn Briony ngồi ở một bên bàn viết và hai viên thanh tra ngồi ở đầu kia. Người với khuôn mặt đá cố, chính là người đặt câu hỏi, hóa ra lại vô vàn tử tế, hỏi những câu chậm rãi bằng một giọng cộc cằn nghe vừa dịu dàng vừa buồn bã. Vì em có thể chỉ cho họ địa điểm chính xác nơi Robbie tấn công Cecilia, cả hai bước lại chỗ góc giá sách đó nhìn cho kỹ càng hơn. Briony chen vào, lưng tì vào sách chỉ cho họ thấy chị gái mình đứng ở tư thế như thế nào, và thấy những tia rạng đông xanh nhạt đầu tiên chạm đến kính cửa sổ cao trong thư viện. Em bước ra và quay lại để thể hiện tư thế của kẻ tấn công và chỉ nơi em đã đứng.
Emily nói, "Nhưng sao con không kể cho mẹ?"
Hai tay cảnh sát nhìn Briony, chờ đợi. Một câu hỏi hay, nhưng em chưa bao giờ nghĩ đến chuyện quấy rầy mẹ. Việc đó sẽ chẳng đem lại điều gì ngoài những cơn đau đầu của bà.
"Bọn con bị gọi xuống ăn tối, rồi đến chuyện hai thẳng nhỏ bỏ đi."
Em giải thích mình nhận lá thư như thế nào, trên cây cầu lúc xế chiều. Điều gì đã khiến em mở nó ra? Miêu tả cái khoảnh khắc bốc đồng đó thật khó, khoảnh khắc khi em không cho phép mình nghĩ đến những hậu quả trước khi hành động, hay chuyện em-văn sĩ, vào riêng ngày hôm ấy, đột nhiên thấy cần phải biết, phải hiểu mọi thứ xảy đến với mình đến nhường nào.
Nên em chỉ nói, "Con không biết. Con đã tò mò khủng khiếp. Con ghét chính mình."
Đến đúng lúc này, một viên cảnh sát thò đầu vào cửa báo tin có vẻ rất họp với tai họa của đêm đó. Lái xe của ông Tallis gọi điện thoại từ một bốt điện thoại gần sân bay Croydon. Xe của Bộ, vốn báo một cái là sẵn sàng ngay nhờ sự tốt bụng của bộ trưởng, đã bị hỏng ở ngoại ô. Jack Tallis đắp mền ngủ ở ghế sau và có lẽ phải đi tiếp về bằng chuyến tàu sáng đầu tiên. Khi những sự kiện này đã được mọi người tiêu hóa và than vãn xong, người ta nhẹ nhàng đưa Briony trở lại với bản thân tai họa đó, với những sự việc ở đảo trên hồ. Ở giai đoạn đầu này, viên thanh tra thận trọng không thúc ép cô bé bằng những câu hỏi thăm dò, vậy là trong cái không gian được tạo tác một cách tinh tế ấy, em có thể xây dựng và khuôn hình chuyện kể của mình bằng ngôn từ riêng và thiết lập những sự kiện chủ chốt; có vừa đủ ánh sáng cho em nhận ra một khuôn mặt quen thuộc; khi hắn quay đi khỏi em và vòng qua khoảng đất, cử động và chiều cao của hắn với em cũng quen thuộc.
"Khi đó cháu trông thấy hắn."
"Cháu biết chính là hắn."
"Quên chuyện cháu biết đi. Cháu đang nói cháu thấy hắn." "Vâng, cháu thấy hắn."
"Như là cháu thấy ta." "Vâng."
"Cháu thấy hắn bằng chính mắt cháu." "Vâng. Cháu thấy hắn. Cháu thấy hắn."
Lần thẩm vấn chính thức đầu tiên kết thúc như thế. Khi em ngồi trong phòng khách, cuối cùng cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng không muốn đi ngủ, thì mẹ em được thẩm vấn, rồi Leon và Paul Marshall. Già Hardman và con trai lão, Danny, cũng được gọi vào thẩm vấn. Briony nghe Betty bảo rằg Danny đã ở nhà suốt cả tối với bố, ông có thể làm chứng cho anh ta. Rất nhiều cảnh sát nữa sau khi tìm kiếm hai thằng sinh đôi về đến cửa trước liền được dẫn thẳng vào bếp. Trong thời khắc rối mù và không có gì đáng nhớ lúc rạng sáng ấy, Briony được biết Cecilia từ chối ra khỏi phòng, từ chối xuống nhà để thẩm vấn. Những ngày sau đó nàng không còn được lựa chọn và khi cuối cùng nàng miễn cưỡng tiết lộ lời kể của riêng nàng về chuyện đã xảy ra trong thư viện - theo cách của nó, còn gây choáng váng hơn nhiều chuyện của Briony, dù cuộc chạm trán giữa họ và nó có thống nhất đến mức nào - thì cũng chỉ khẳng định quan điểm chung đã hình thành: Turner là một kẻ nguy hiểm. Cecilia liên tục gợi ý rằng họ nên nói chuyện với Danny Hardman, nhưng người ta chỉ nghe rồi bỏ đấy. Hoàn toàn đáng thông cảm, dù dưới hình thức thương hại, khi cô gái trẻ này muốn bao che cho bạn bằng cách đổ vấy nghi ngờ lên một cậu trai vô tội khác.
Lúc nào đó sau năm giờ, khi có người bảo đang chuẩn bị bữa sáng, ít nhất là cho cảnh sát, vì ngoài ra không ai đói cả, khắp nhà bỗng lan truyền một tin rằng một dáng người có thể là Robbie đang băng qua công viên. Có lẽ đã có người quan sát từ cửa sổ tầng trên. Briony không biết bằng cách nào mà tất cả mọi người đều quyết định ra ngoài đợi hắn ta. Đột nhiên, tất cả đều ở đó, gia đình, Paul Marshall, Betty và đám người giúp việc của bà, cảnh sát, cả một đội hình đón tiếp đứng túm tụm chen chúc trên lối vào. Chỉ có Lola là mê man ngủ vì thuốc, và Cecilia đang giận điên cuồng là ở lại trên lầu. Có thể là do bà Tallis không muốn linh hồn ô uế đó bước vào nhà mình. Cũng có thể do viên thanh tra e ngại sẽ xảy ra bạo lực, mà thứ này thì dễ dàng xử lý hơn khi ở bên ngoài, không gian rộng rãi hơn nếu phải tiến hành bắt bớ. Giờ tất cả sự kỳ diệu của buổi rạng đông đã biến mất, và thay vào đó là buổi sáng sớm xám xịt, chỉ được nhận ra duy nhất nhờ làn sương mù mùa hạ chắc chắn sẽ nhanh chóng hoàn toàn tan biến.
Thoạt đầu họ không thấy gì, mặc dù Briony nghĩ mình có thể nhận rõ tiếng giày nện trên lối xe chạy. Rồi mọi người đều nghe thấy, một loạt tiếng rì rầm cùng tiếng rục rịch chuyển tư thế nổi lên khi họ nhìn thấy một hình dạng không xác định, không hơn một vết màu xám trên nền trắng, cách đó chừng trăm mét. Khi cái dáng đó định hình, nhóm người đang đợi lại rơi vào im lặng. Không ai tin nổi vào cái đang hiện ra. Chắc chắn đây là trò lừa gạt của sương mù và ánh sáng. Không ai vào cái thời đại của điện thoại và ô tô này lại có thể tin được rằng người khổng lồ cao tới hai mét, hai mét mốt lại tồn tại ở ngay vùng Surrey đông đúc. Nhưng nó đây, một bóng ma đúng kiểu phi nhân như mục đích của nó. Thứ đó không thể có trên đời nhưng lại không thể phủ nhận, và đang tiến về phía họ. Betty, một tín đồ Công giáo ai cũng biết, làm dấu thánh khi đám đông nhỏ ấy túm tụm lại gần lối vào hơn. Chỉ có viên thanh tra lớn tuổi tiến vài bước về phía trước, và khi ông làm vậy mọi thứ trở nên rõ ràng. Manh mối là một hình dạng thứ hai nhỏ xíu nhấp nhô bên cạnh hình đầu tiên. Rồi nó hiện ra rõ ràng - đây là Robbie, với một thằng nhỏ ngồi trên vai còn thằng kia nắm tay anh và tụt lại phía sau một chút. Khi còn cách chưa đầy chục mét, Robbie dừng bước, và có vẻ chuẩn bị lên tiếng, nhưng lại đợi vì viên thanh tra và mấy cảnh sát kia đang tiến tới. Thằng nhỏ trên vai anh có vẻ đã ngủ gật. Thằng kia ngả đầu vào hông Robbie và kéo tay anh ra trước ngực để bảo vệ hoặc cho ấm.
Ngay lập tức Briony cảm thấy nhẹ nhõm thấy hai thằng bé an toàn. Nhưng khi nhìn Robbie đứng đó điềm tĩnh đợi, em giận điên lên. Hắn tin là có thể che giấu tội ác của mình sau cái vẻ tử tế bề ngoài, sau cái màn phô bày là một người chăn chiên tốt bụng ư? Đây chắc chắn là một nỗ lực bất chấp đạo lý nhằm giành được sự tha thứ cho việc không bao giờ có thể tha thứ. Quan điểm của em rằng cái ác rất phức tạp và lừa mị lại được khắng định thêm lần nữa. Đột nhiên, tay mẹ an mạnh lên vai em rồi đưa em quay vào nhà, cho Betty chăm. Emily muốn con gái mình tránh thật xa Robbie Turner. Cuối cùng thì giờ đi ngủ cũng tới. Betty nắm chặt lấy tay em rồi dẫn em vào trong khi mẹ và anh trai tiến tới đón hai đứa sinh đôi. Briony ngoái lại nhìn lần cuối khi em bị dẫn đi và thấy Robbie của em giơ hai tay lên, như thể đầu hàng. Hắn nhấc một thằng nhỏ qua khỏi đầu và nhẹ nhàng đặt xuống đất.
Một giờ sau em nằm trên cái giường bốn cọc màn trong bộ váy ngủ cô tông trắng tinh mà Betty tìm cho. Rèm kéo xuống, nhưng những tia nắng ban ngày ở rìa rèm rất chói, và bất chấp toàn bộ cảm giác mệt mỏi xáo trộn, em không ngủ được. Những giọng nói và hình ảnh trùng trùng điệp điệp quanh giường em, những sự hiện diện cáu kỉnh, mè nheo, chen lan và nhập với nhau, cưỡng lại các nỗ lực của em nhằm sắp xếp chúng theo trật tự. Có thật là tất cả chỉ gói gọn trong một ngày duy nhất, một khoảng thời gian liền mạch khi giấc ngủ hoàn toàn vắng bóng, từ màn diễn tập vở kịch ngây thơ đến sự xuất hiện của tên khổng lồ từ trong màn sương mù? Mọi chuyện diễn ra giữa hai điểm mút đó thật quá ầm ĩ, quá bất định đến mức không sao hiểu nổi, mặc dù em cảm thấy mình đã thành công, thậm chí đã thắng. Em đá chăn ra để hở chân và tìm một góc mát hơn trên gối cho má. Trong trạng thái choáng váng này em không thể nói cho chính xác mình đã thành công trong việc gì; nếu đó là việc giành được sự trưởng thành mới mẻ, thì em hầu như không cảm nhận được nó, vì lúc này đây em thấy mình quá yếu ớt, thậm chí vô cùng trẻ con, lại còn thiếu ngủ, đến mức em nghĩ mình có thể dễ dàng bật khóc. Nếu vạch mặt một kẻ hoàn toàn xấu là một việc dũng cảm, thì việc hắn xuất hiện với hai thằng sinh đôi như thế thật bất công, và em cảm thấy mình bị lừa. Giờ ai sẽ tin em đây, khi Robbie làm ra vẻ một người tốt bụng giải cứu hai đứa trẻ bị mất tích? Toàn bộ việc làm của em, toàn bộ lòng can đảm và sự sáng suốt của em, tất cả những gì em đã làm để đưa Lola về nhà - chẳng để làm gì cả. Họ sẽ quay lưng lại với em, mẹ em, cảnh sát, anh trai, rồi đi với Robbie Turner ấp ủ một mưu đồ người lớn nào đó. Em muốn mẹ, em muốn vòng tay ôm cổ mẹ và kéo khuôn mặt duyên dáng của bà lại sát mặt mình, nhưng giờ mẹ sẽ không đến, giờ sẽ không ai đến với Briony, sẽ không ai trò chuyện với em. Em úp mặt vào gối và để cho nước mắt thấm đẫm nó, cảm thấy mất mát nhiều hơn nữa khi chẳng có ai chứng kiến nỗi buồn khổ của em.
Em nằm trong phòng trẻ tối mờ với nỗi buồn dịu ngọt ấy được chừng nửa tiếng thì nghe tiếng xe cảnh sát đỗ dưới cửa sổ phòng em nổ máy. Nó chạy qua lối sỏi, rồi dừng lại. Có tiếng người và vài tiếng chân bước lạo xạo. Em ngồi bật dậy rẽ rèm ra xem. Sương mù vẫn còn đó, nhưng trời sáng hơn, như thể được chiếu sáng tự bên trong, và em khẽ khép mắt lại chờ mắt thích nghi với ánh trời chói chang. Bốn cánh cửa của chiếc xe cảnh sát hiệu Humber đều mở toang, bên nó là ba cảnh sát đứng đợi. Tiếng người vọng lên từ một nhóm đứng ngay bên dưới phòng em, ngay chỗ cửa trước, khuất tầm mắt. Rồi tiếng bước chân lại vang lên, và họ xuất hiện, hai thanh tra, Robbie đi giữa. Và bị còng tay! Em nhìn thấy tay hắn bị buộc phải quặt ra đằng trước, và từ điểm nhìn thuận lợi này em thấy một ánh kim loại lóe lên từ dưới cổ tay áo hắn. Sự ô nhục của nó khiến em kinh khiếp. Đây là một sự khẳng định cao hơn về tội lỗi của hắn, và khỏi đầu hình phạt cho hắn. Nó mang vẻ của sự đọa đày miên viễn.
Họ đến chỗ xe và dừng lại. Robbie hơi quay người lại, nhưng em không hiểu được nét mặt của hắn. Hắn đứng thẳng, cao hơn tay thanh tra vài inch, đầu ngẩng cao. Có lẽ hắn tự hào về những gì mình đã làm. Một cảnh sát ngồi vào ghế lái xe. Viên thanh tra trẻ đi vòng ra cửa sau phía bên kia còn sếp anh ta đang sắp sửa cho Robbie ngồi vào ghế sau. Chợt có âm thanh náo loạn ngay dưới cửa sổ phòng Briony, và giọng Emily quát lớn, rồi đột nhiên một người trong bộ váy bó sát cố hết sức chạy ra chỗ chiếc xe. Cecilia chậm bước lại khi đến gần hơn. Robbie quay lại và bước nửa bước về phía chị và, thật kinh ngạc, viên thanh tra lùi lại. Cái còng tay nhìn rõ mồn một, nhưng Robbie không có vẻ gì là xấu hổ hay thậm chí để ý đến chuyện có nó ở đó khi đối mặt với Cecilia và nghiêm trang lắng nghe những gì chị nói. Mấy tay cảnh sát dửng dưng kia nhìn lên. Nếu chị đang đưa ra một bản cáo trạng gay gắt mà Robbie đáng phải nghe, thì điều đó cũng không hiện ra trên mặt hắn. Mặc dù Cecilia xây lưng lại với em, Briony cho rằng chị đang nói không hăng hái cho mấy. Lời buộc tội của chị hẳn sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều khi bị kìm lại như thế. Họ đã dịch lại gần hơn, và giờ Robbie nói vài từ ngắn gọn, khẽ giơ hai tay bị còng lên rồi lại buông cho nó rơi xuống. Chị lấy tay mình chạm vào tay hắn, và vuốt ve ve áo hắn, rồi nắm chặt lấy nó và khẽ giật giật. Có vẻ như đây là một cử chỉ tử tế và Briony cảm động trước khả năng tha thứ của chị gái, nếu đó là điều mà em nghĩ. Lòng tha thứ. Trước đây từ này không hề có nghĩa gì cả, mặc dù Briony đã nghe nó hoan hỉ vang lên ngàn lần ở trường học và nhà thờ. Vậy mà suốt bấy lâu nay, chị gái em đã hiểu. Dĩ nhiên, có rất nhiều điều em không biết về Cecilia. Nhưng sẽ có thời gian, vì bĩ kịch này chắc chắn sẽ kéo hai chị em lại gần nhau hơn.
Viên thanh tra tốt bụng có khuôn mặt đá granit hẳn phải nghĩ mình đã khoan dung đủ rồi, vì ông ta bước tới giằng tay Cecilia ra và đứng vào giữa. Robbie nói gì đó với nàng thật nhanh qua vai viên sĩ quan, và quay về phía xe. Thận trọng, tay thanh tra đưa tay lên đầu Robbie và ấn mạnh xuống, để anh không bị va đầu khi chúi xuống chui vào băng ghế sau. Hai tay thanh tra ngồi hai bên kẻ bị bắt giữ. Cửa xe đóng sầm, và viên cảnh sát được cử ở lại đưa tay chạm mũ chào khi xe chạy đi. Cecilia vẫn đứng yên tại chỗ, mặt hướng theo đường xe chạy, lặng lẽ nhìn chiếc xe chạy xa dần, nhưng đôi vai đang run lên bần bật cho thấy chị đang khóc, và Briony hiểu mình chưa bao giờ yêu chị gái nhiều hơn giây phút này.
Lẽ ra nó phải kết thúc ở đó, cái ngày liền mạch bao trọn buổi đêm mùa hạ này, lẽ ra nó nên chấm dứt ở đó với cảnh chiếc Humber khuất dần về cuối đường xe chạy. Nhưng còn một màn đương đầu cuối cùng nữa. Chiếc xe chạy được hơn hai mươi mét thì chậm dần lại. Một hình người mà trước đó Briony không để ý thấy đi xuống giữa đường và không hề có ý định sẽ đứng sang một bên. Đó là một phụ nữ, khá thấp, chân bước liêu xiêu, mặc váy in hoa và cầm một cái ban đầu trông giống cây gậy nhưng hóa ra là một cái dù đàn ông có chuỗi như cái đầu ngỗng. Chiếc xe dừng lại và bấm còi khi người phụ nữ tiến tới đứng ngay chỗ lưới tản nhiệt. Đó là mẹ của Robbie, Grace Turner. Bà giơ cây dù lên và hét. Viên cảnh sát ngồi ở ghế trước phải ra khỏi xe nói chuyện với bà, rồi túm lấy khuỷu tay bà. Viên cảnh sát còn lại kia, kẻ đã giơ tay lên mũ chào ban nãy, vội chạy đến. Bà Turner giằng tay ra, lại giơ cây dù lên, lần này bằng hai tay, và đập xuống, cái chuôi đầu ngỗng trước, với tiếng rắc như một phát súng lục, lên nắp capô bóng loáng của chiếc Humber. Khi hai viên cảnh sát nửa đẩy, nửa kéo bà ra lề đường, bà bắt đầu hét một từ duy nhất lớn đến nỗi Briony có thể nghe được từ phòng ngủ."Dối trá! Dối trá! Dối trá!" Bà Turner gầm lên.Cửa trước vẫn mở toang, chiếc xe từ từ chạy qua bà và dừng lại để tay cảnh sát chui vào lại. Chỉ có một mình, đồng nghiệp của ông rất khó ngăn giữ được bà. Bà nện dù một phát nữa nhưng cú đập lại chệch xuống mui xe. Ông ta giằng cái dù khỏi tay bà rồi ném ra sau xuống bãi cỏ."Dối trá! Dối trá!" Grace Turner lại hét, rồi lùi lại vài bước tuyệt vọng sau cái xe đang chạy xa dần, rồi dừng lại, tay chống hông, nhìn nó khi nó chạy qua cái cầu đầu tiên, qua đảo, rồi cái cầu thứ hai, và cuối cùng mất dạng vào trong màu trắng lóa.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me