Bach Thoai Phat Phap
⭐ BẠCH THOẠI PHẬT PHÁP ⭐ TẬP 35🌈Bạch Thoại Phật Pháp là cách Đài trưởng Lư sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống để giảng giải Phật pháp uyên thâm
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư 🙏Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp: "Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".---------------
Tập 35
BẤT NHẬP DANH TƯỚNG
NHƯỢC KIẾN TÁNH GIẢ
8/4/2020Hôm nay tiếp tục giảng về《Bạch Thoại Phật Pháp》cho đại chúng.
Phật tử khi học Phật niệm kinh, đầu tiên là phải dùng tâm, tâm là quan trọng nhất, niệm mà không dùng tâm thì rất khó có được cảm ứng. Có rất nhiều người niệm kinh, khi ngậm miệng lại thì "nua nua nua ...". Họ không dùng tâm để niệm, thì lực cảm ứng sẽ không đủ. Mỗi khi niệm một biến kinh, tâm của quý vị sẽ nhận được sự cảm ứng của Bồ Tát, vì vậy niệm kinh chính là niệm tâm, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta làm người cũng vậy, phải dùng tâm. Niệm kinh mà không dùng tâm cũng giống như đặt sách kinh bên cạnh, như vậy quý vị rất khó để có được cảm ứng, bởi vì sách kinh không dùng tới, quý vị cũng không mở nó ra đọc; Khi quý vị niệm kinh phải dùng tâm để niệm thì mới có được cảm ứng. Người trì kinh dùng tâm, tức là khi ý niệm "tôi muốn niệm kinh" khởi lên, thì tâm của quý vị đã bắt đầu chuyển động, và cái chuyển động này chính là động tâm Phật, ý niệm Phật. Động tâm Phật là tâm gì? Là tâm Vô Tướng Vô Danh. Bởi vì khi đang niệm kinh thì người ta không chấp tướng, trong tâm không có bất kì nhu cầu nào, tâm vô cùng tĩnh lặng, vì vậy niệm kinh chính là niệm tâm. Nếu như mắt nhìn ngó xung quanh trong khi miệng đang niệm kinh, thì biến kinh mà quý vị vừa niệm ra sẽ có hiệu quả kém xa. Hy vọng mọi người nhất định phải hiểu, không chấp trước vào danh tướng. Khi quý vị không còn chấp trước vào danh tướng nữa, thì sẽ vô cùng thanh tịnh. Chúng ta không vì danh mà cũng không vì lợi, không còn chấp trước về danh tướng nữa thì có phải chúng ta rất cao thượng không? Rất sạch sẽ, giống như một đóa hoa sen đang trong quá trình trưởng thành và nó phát triển rất tốt; nhưng sau khi tạp niệm xuất hiện trong tâm của chúng ta, chúng ta niệm kinh mà có tướng, niệm kinh một cách có mục đích thì cũng giống như bên cạnh hoa sen có sinh ra rất nhiều cành hoa khác, hơn nữa các cành hoa đó nếu như không có người cắt tỉa, thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa sen. Vì vậy việc niệm kinh thực sự phải vô tướng vô danh.Ngày nay, có rất nhiều người làm việc gì cũng đều chấp tướng và muốn phải có danh, bởi vì muốn cầu xin - cầu xin cái này, cầu xin cái kia, đều là làm những việc mà trong lòng đã có sẵn mục đích. Trong xã hội này, dù con người tự sinh tự diệt cũng được, tự chuốc lấy sinh diệt cũng được, vì một số lợi ích hay vì một số lợi ích viễn vông vô hình, thực tế thì Chánh Trí (trí tuệ đúng đắn) của con người đang dần bị chôn vùi. Lúc này, nếu quý vị không có một trí tuệ đúng đắn thì rất khó phân biệt ra đâu là phiền não, đâu là dục vọng, cái nào là cần phải phòng tránh, dần dần bản thân quý vị sẽ rời xa Bát Nhã. Vì sao nhiều người suốt ngày bị phiền não bao vây? Là vì họ đã rời xa trí tuệ Bát Nhã từ lâu. Người không có kiến tánh, không tin Đức Phật. Nếu một người không nhìn thấy được bổn tánh, không nhìn thấy được cốt lõi cơ bản đúng đắn của sự việc, cũng giống như khi làm một việc nào đó thì mục đích thực sự của quý vị là gì? Có rất nhiều người nói "Tôi đi làm công quả (phụng sự viên ở Pháp hội hay Quan Âm Đường), chỉ vì cái lợi ích của việc làm công quả mà đi làm công quả, bởi vì trong nhà tôi có một người thân đang nằm viện, tôi muốn người đó hồi phục sức khỏe, vì vậy tôi đi làm công quả", đây không phải là nhìn thấy căn bản. Nhìn thấy căn bản là gì? Căn bản là tìm thấy kiến tánh, "Hôm nay vì tôi muốn cứu độ chúng sinh, vì tôi xem những người thân trong gia đình tôi, bất kể là họ đang nằm viện thì tôi đều xem như chúng sinh. Hôm nay tôi học Phật, là đang đi cứu độ chúng sinh, tôi luôn tin tưởng Đức Phật, tin tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát, tôi cũng đang học theo Bồ Tát đi cứu độ chúng sinh", như vậy quý vị chính là người kiến tánh.
Kiến tánh thành Phật. Nếu như quý vị thấy được bổn tánh, thì quý vị chính là Phật. Nếu quý vị làm điều gì đó và nghĩ rằng đó là vì lợi ích của tất cả chúng sinh, để cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa, để họ lìa khổ được vui, vậy thì quý vị chính là Bồ Tát, chính là Phật. Người mà biết Phật thì mới có lòng tin nơi Phật. Một người lạy Phật, nếu như chỉ là vì muốn kinh tế gia đình tốt hơn một chút, chỉ vì bản thân mà cầu, vậy thì người đó còn chưa có lòng tin, chưa hoàn toàn tín Phật, chỉ là vì muốn có được một số phước đức mà đem lòng cầu xin."Phật không xa người, là người xa Phật". Có nghĩa là Phật mãi mãi ở bên cạnh chúng ta, chỉ cần chúng ta nhớ tới Phật, thì Phật sẽ đến, nhưng vấn đề của con người chúng ta là không nghĩ đến Phật. Hiện nay chúng ta có rất nhiều Phật hữu, ban ngày niệm kinh niệm Phật, khi ban đêm gặp ác mộng, liền tự nhiên kêu lên "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" rồi tỉnh dậy, tránh xa ác mộng; nhưng có rất nhiều người ngày thường trong đầu họ cơ bản là không nhớ đến Bồ Tát, vì vậy đợi đến khi người đó gặp khó khăn thì cũng quên mất việc quan trọng là cầu xin Bồ Tát, và đợi đến khi người đó gặp ác mộng thì cũng quên mất việc quan trọng nhất là phải cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát."Tức tâm tức Phật", tâm của quý vị chính là Phật, hôm nay quý vị có tâm Phật thì quý vị chính là Phật. Hôm nay được giải thoát, là vì chưa rời xa Phật. Phật không xa người, chính là muốn nói với chúng ta rằng, vì con người chúng ta đã lạc mất tự tâm và tự tánh của mình, nhưng bản thân lại không biết, rời xa Bồ Tát mà bản thân lại không biết, cho nên con người lìa xa Phật Pháp. Giống như cùng là một người, lẽ ra phải hiểu chuyện này, nhưng tại sao họ không làm được? Là vì họ không hiểu, họ không làm được là vì do họ bị lạc mất phương hướng. Ví dụ hôm nay quý vị uống rượu mà còn lái xe, biết rõ phải đi đường này mới đúng, nhưng bản thân lại lái sai đường, lúc người khác chặn lại, quý vị nói: "Vốn dĩ tôi lái hướng này nhưng không biết tại sao lại lái sang hướng kia?" là do quý vị đã rời bỏ con đường ban đầu, chứ không phải con đường rời xa ý niệm lái xe của quý vị."Phật do tâm tạo". Có rất nhiều người hỏi sư phụ: "Thưa Sư phụ, Phật ở đâu?" Phật ở xa tận chân trời, gần ngay trước mắt chính là trong tâm, chỉ cần cúi đầu nhìn xuống thì sẽ thấy được Phật tánh của mình. Người mê muội thì luôn muốn phải tìm Phật trong sách vở, rất nhiều người nói "Phật ở đâu? Tôi đọc sách liền biết rồi". Vậy thì Phật được viết ra trong sách là để đáp ứng nhu cầu của quý vị mà thôi, còn Phật tánh thực sự là nằm ở trong tâm của quý vị, do tâm tạo ra. Một số người mê muội, họ thường cầu Phật bằng đủ loại hình thức, giống như trên thế gian này có rất nhiều người có thể nhìn thấy Phật, nên có rất nhiều người ngưỡng mộ họ, "Ôi, cậu nhìn thấy được Phật". Vậy thầy hỏi quý vị, quý vị có nhìn thấy được Phật không? Phật ở trong tâm quý vị, tại sao tự bản thân quý vị lại không cố gắng xem vị Phật ở trong tâm của mình chứ? Khi quý vị có Chánh tri Chánh kiến, khi quý vị có minh tâm kiến tánh, khi mà bản thân quý vị đã giác ngộ, thì lúc đó Phật đã ở trong tâm quý vị, để chỉ dạy cho quý vị rồi."Giác Nhân Hướng Tâm Nhi Giác, Mê Nhân Tu Nhân Trì Quả" (người giác ngộ thì sự giác ngộ của họ là hướng vào tâm mà giác ngộ, người mê muội thì tu nhân đợi quả). Người mê muội thì họ luôn tu dưỡng, và luôn nghĩ: "Tôi phải tu đến lúc gặp được Phật, tôi phải tu đến lúc lìa khổ được vui". Trên thực tế khi quý vị đang tu tâm, nhân thiện đã được gieo, thì quý vị không cần đợi quả, quả sẽ tự đến. Khi quý vị làm việc ác, nhân ác đã được gieo, thì khi quả báo đến nhất định phải tự mình gánh chịu. Người giác ngộ chỉ cần hỏi lương tâm của chính mình "Việc này bản thân có nên làm không?" Nếu lương tâm cho rằng việc xấu này không thể làm được, thì tâm của quý vị đang trong trạng thái giác ngộ. Người giác ngộ chính là Phật, khi mà trong tâm quý vị đã hiểu rõ, "Tôi nghĩ thông rồi, tôi giác ngộ rồi", vậy thì quý vị đã có Phật trong tâm. Sư phụ hy vọng mọi người có thể "Người giác ngộ vô tâm tướng", người giác ngộ căn bản không cần đi đến chân trời gốc bể nào để tìm Phật cả, vì Phật là ở trong tâm. Vì vậy chúng ta thường nên tu Nhân và hiểu Quả, chứ không phải là đợi Quả, không nên để bản thân tạo nhân gì cũng không biết, rồi ngày ngày đợi quả báo nhãn tiền. Có rất nhiều người nói "Năm ngoái tôi có cầu xin Bồ Tát, nhưng tại sao tới bây giờ Bồ Tát vẫn chưa cho tôi cảm ứng gì hết vậy?" "Mê Nhân Chấp Vật, Thủ Ngã Vi Dĩ". Một người mê muội sẽ cho rằng "món đồ này là của tôi", ở trên thế gian này, nếu "cái này là của tôi, cái kia cũng là của tôi", thì người đó không biết mọi thứ vốn dĩ là vô ngã. Quý vị từ đâu đến? Trước khi sinh ra quý vị ở đâu? Quý vị xem gia đình, người thân, danh lợi, phiền não, sinh tử của bản thân, đều xem nó là thật, "Ôi, đây là của tôi", vậy thì quý vị dần dần sẽ chấp mê, sẽ cố chấp, quý vị sẽ không sẵn lòng từ bỏ những danh lợi này, thì sẽ không thể buông bỏ được. Thử nghĩ xem, quý vị đến thế gian này, quý vị mang theo những gì? Người giác ngộ sẽ không bị mê hoặc, vì họ biết rằng tất cả mọi thứ trên đời này đều là tạm thời sở hữu và mượn tạm, sẽ không thuộc về mình mãi mãi, cho nên dù họ có tiếp xúc nhưng cũng không bị nhiễm bẩn và không bị ô uế. "Vô Xử Bất Thị Phật Tánh" (không nơi nào là không có Phật tánh). Chúng ta đang sống ở thế giới này, có ngày nào, có sự việc nào, có thời điểm nào mà không có Phật tánh? Vì vậy không có nơi nào là không ở Tây Phương - Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta phải hiểu, một người mà nghĩ không thông thì cả ngày đều cố chấp: "cái này là của tôi, sau này nó sẽ mất đi thì tôi phải làm sao đây? Tôi sẽ rất đau khổ". Người mà thật sự hiểu được Không Tánh, thì họ sẽ không cố chấp vào những thứ này, bởi vì họ biết những gì có trong hôm nay, có thể sau một thời gian cũng sẽ không còn nữa. Vì vậy Không tánh đích thực chính là buông bỏ hoàn toàn, nhìn thấy được bổn tánh rồi, hiểu được Phật tánh rồi, thì tự nhiên sẽ có được Không Tánh. Một người chỉ cần hiểu được, không "chấp không", cũng không "chấp có" - Trung Quán; nếu không bám chấp vào tánh Không và chấp Không, và cũng không bám chấp vào những gì ngày hôm nay quý vị có được, thì sẽ không có hai mặt. Nếu không có hai mặt thì đó là Tâm Không, mà Tâm Không thì sẽ không có, trong tâm sẽ không bám chấp Không và cũng không bám chấp Có. Lấy một ví dụ, hôm nay quý vị có gia đình, trăm năm sau gia đình này không còn nữa, "Tôi không chấp trước về việc đã có một gia đình, và tôi cũng không chấp trước việc mà về sau gia đình này không còn nữa, để rồi chưa gì đã nóng vội đem cái gia đình này đi phá hỏng", đây chính là "Trung Quán". Vì vậy chúng ta không thể "tâm không tương diệt". Có cái Có này không? có. Có cái Không này không? Cũng có cái Không này. Hai loại đều có, hai loại đều không thể "diệt độ", chỉ có thể "duy hữu trung tính" (duy trì sự trung hoà, trung tính). Người có trí tuệ là người có thể nhìn thấy bổn tánh của mình, bởi vì bổn tánh là không, nhìn thấy đều là "hư không" - cũng là 1 chữ "Không", nhưng nó là "Hư Không". Vì vậy chúng ta không thể chấp trước 4 tướng này - chấp trước về Nhân Tướng, Ngã Tướng, Thọ Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng, có thể khiến quý vị dần dần bị hủy hoại bổn linh trí tuệ và Bát nhã ở trong tâm của mình.
Theo cách nói của người thường, mọi thứ trên thế gian này đều có thể khiến quý vị vui vẻ và khiến quý vị đau buồn... Mọi tình yêu trên thế gian đều trống rỗng và cuối cùng sẽ biến mất. Đôi khi nó giống như một tấm lưới, và chúng ta dùng những chấp trước - chấp Không và chấp Có của mình, để từ từ dệt nên tấm lưới này, để nó thống trị những nỗi buồn vui thường ngày của chúng ta - đó là những cảm nhận của bản thân chúng ta. Tình yêu, tình bạn, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử và tình cảm bạn bè, khiến cho chúng ta cảm thấy rằng "Tôi có tất cả mọi thứ này là điều dĩ nhiên", để rồi mỗi một ngày đều cố chấp trong lòng, đây chính là Ngã chấp. Cho nên một khi mất đi sẽ vô cùng đau khổ. Chỉ cần có nhân duyên, nhất định sẽ gặp nhau. Nhưng gặp nhau cũng là nhân duyên, bởi vì nhân duyên cũng có thể mất đi, vì vậy khi duyên phận hết rồi thì sẽ dần dần sẽ không còn nữa. Nhưng trước khi biến mất, nó còn có sự chiêu cảm của nghiệp lực, có nghĩa là khi quý vị đang hành duyên (đang còn duyên), quý vị đã gieo rất nhiều nhân nghiệp và quả nghiệp. Tại sao lại có nghiệp duyên? Là do sự tích lũy của kiếp trước. Vì vậy, kiếp này của chúng ta như là đang diễn lại câu chuyện của kiếp trước và kiếp trước nữa, thật đặc sắc. Rất nhiều người một khi gặp sự việc này, nhất thời sẽ cảm thấy rất đau lòng, kỳ thực người đó đã chạm phải "quả" của kiếp trước trong tiềm thức thứ 8 của mình. Giống như xem phim, chúng ta không ngừng thay đổi nhân vật, cuộc sống kiếp trước và kiếp này của chúng ta không giống nhau, nhân vật của kiếp trước và kiếp này tất cả đều không giống nhau, thực ra đều là đang trong vòng lặp, chính là đang luân hồi. Kiếp này, có khi chúng ta gặp nhau, nhìn thấy mặt nhau "tự thị nhi phi" (như đúng mà lại sai), tưởng chừng đã quen biết nhau nhưng dường như lại là hai người xa lạ nên không cần phải lưu luyến, bởi vì tất cả những điều đó đều do duyên phận tạo thành.Bồ Tát đã từng dạy chúng ta: là Không, là Vô Tướng, là Vô Tác. Chính là để nói với chúng ta rằng trên thế gian này tất cả đều là rỗng Không, làm bất cứ việc gì trên thế gian này, đến cuối cùng đừng chấp tướng, không có tướng, sẽ không có tác, sẽ không làm ra bất cứ điều gì. Không chính là Vô Tướng, Vô Tướng lại là Vô Tác, vì vậy nếu có Không, Vô Tướng, Vô Tác thì tâm của quý vị sẽ không tồn tại ý thức, cũng giống như 3 cánh cửa giải thoát này quy về một cánh cửa giải thoát, 3 cửa Không - Vô Tướng - Vô Tác này sẽ trở thành một cửa giải thoát, đây chính là "Tam Giải Thoát Môn"Hôm nay bài giảng tương đối sâu hơn, nên sư phụ sẽ giải thích một chút. Bồ Tát muốn nói với chúng ta rằng, trên thế gian này tất cả đều là "Tánh Không và Vô Thường". Bởi vì nó vô thường, nên nó sẽ kết thúc và sau khi kết thúc, có phải tất cả những gì quý vị có được trong quá khứ đều trở thành hư vô không? Vậy thì đây chính là vô tướng, là không còn gì nữa rồi. Lấy một ví dụ đơn giản, khi còn nhỏ chúng ta đã chụp rất nhiều ảnh, có nhiều kỷ niệm đẹp cũng như có nhiều kỷ niệm rất buồn, đây thuộc về tướng, vậy thì hôm nay chúng ta đã biết về "Không", một ngày nào đó nó sẽ trống rỗng, và sau khi trống rỗng thì nó thuộc về vô tướng. Thế nên, nó trống rỗng và không có hình tướng; bởi vì trống rỗng rồi, không có hình tướng và không có ký ức này nữa, thì quý vị đã Vô Tướng rồi. Hồi nhỏ có phải quý vị đã từng làm qua rất nhiều việc không? Đã từng làm qua. Đã từng làm qua vậy thì bây giờ nó ở đâu? Vô Tác (không làm qua điều gì). Quý vị đã làm những việc đầy hứa hẹn nào rồi? Đã từng làm qua những việc gì? Vô tác (không làm qua điều gì). Vì vậy đây chính là Tam giải thoát môn (Ba cửa giải thoát). Làm thế nào để giải thoát bản thân ra khỏi sự ràng buộc của nội tâm và hiểu được rằng quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc. Chính là muốn nói với quý vị rằng, có 3 cửa giải thoát đó là Không - Vô Tướng - Vô Tác - nếu như trên thế gian này tất cả đều là trống rỗng, là không có hình tướng, hơn nữa chưa từng làm gì cả, chưa từng làm qua việc này, thì ý thức trong tâm quý vị từ đâu đến?
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư 🙏Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp: "Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".---------------
Tập 35
BẤT NHẬP DANH TƯỚNG
NHƯỢC KIẾN TÁNH GIẢ
8/4/2020Hôm nay tiếp tục giảng về《Bạch Thoại Phật Pháp》cho đại chúng.
Phật tử khi học Phật niệm kinh, đầu tiên là phải dùng tâm, tâm là quan trọng nhất, niệm mà không dùng tâm thì rất khó có được cảm ứng. Có rất nhiều người niệm kinh, khi ngậm miệng lại thì "nua nua nua ...". Họ không dùng tâm để niệm, thì lực cảm ứng sẽ không đủ. Mỗi khi niệm một biến kinh, tâm của quý vị sẽ nhận được sự cảm ứng của Bồ Tát, vì vậy niệm kinh chính là niệm tâm, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta làm người cũng vậy, phải dùng tâm. Niệm kinh mà không dùng tâm cũng giống như đặt sách kinh bên cạnh, như vậy quý vị rất khó để có được cảm ứng, bởi vì sách kinh không dùng tới, quý vị cũng không mở nó ra đọc; Khi quý vị niệm kinh phải dùng tâm để niệm thì mới có được cảm ứng. Người trì kinh dùng tâm, tức là khi ý niệm "tôi muốn niệm kinh" khởi lên, thì tâm của quý vị đã bắt đầu chuyển động, và cái chuyển động này chính là động tâm Phật, ý niệm Phật. Động tâm Phật là tâm gì? Là tâm Vô Tướng Vô Danh. Bởi vì khi đang niệm kinh thì người ta không chấp tướng, trong tâm không có bất kì nhu cầu nào, tâm vô cùng tĩnh lặng, vì vậy niệm kinh chính là niệm tâm. Nếu như mắt nhìn ngó xung quanh trong khi miệng đang niệm kinh, thì biến kinh mà quý vị vừa niệm ra sẽ có hiệu quả kém xa. Hy vọng mọi người nhất định phải hiểu, không chấp trước vào danh tướng. Khi quý vị không còn chấp trước vào danh tướng nữa, thì sẽ vô cùng thanh tịnh. Chúng ta không vì danh mà cũng không vì lợi, không còn chấp trước về danh tướng nữa thì có phải chúng ta rất cao thượng không? Rất sạch sẽ, giống như một đóa hoa sen đang trong quá trình trưởng thành và nó phát triển rất tốt; nhưng sau khi tạp niệm xuất hiện trong tâm của chúng ta, chúng ta niệm kinh mà có tướng, niệm kinh một cách có mục đích thì cũng giống như bên cạnh hoa sen có sinh ra rất nhiều cành hoa khác, hơn nữa các cành hoa đó nếu như không có người cắt tỉa, thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa sen. Vì vậy việc niệm kinh thực sự phải vô tướng vô danh.Ngày nay, có rất nhiều người làm việc gì cũng đều chấp tướng và muốn phải có danh, bởi vì muốn cầu xin - cầu xin cái này, cầu xin cái kia, đều là làm những việc mà trong lòng đã có sẵn mục đích. Trong xã hội này, dù con người tự sinh tự diệt cũng được, tự chuốc lấy sinh diệt cũng được, vì một số lợi ích hay vì một số lợi ích viễn vông vô hình, thực tế thì Chánh Trí (trí tuệ đúng đắn) của con người đang dần bị chôn vùi. Lúc này, nếu quý vị không có một trí tuệ đúng đắn thì rất khó phân biệt ra đâu là phiền não, đâu là dục vọng, cái nào là cần phải phòng tránh, dần dần bản thân quý vị sẽ rời xa Bát Nhã. Vì sao nhiều người suốt ngày bị phiền não bao vây? Là vì họ đã rời xa trí tuệ Bát Nhã từ lâu. Người không có kiến tánh, không tin Đức Phật. Nếu một người không nhìn thấy được bổn tánh, không nhìn thấy được cốt lõi cơ bản đúng đắn của sự việc, cũng giống như khi làm một việc nào đó thì mục đích thực sự của quý vị là gì? Có rất nhiều người nói "Tôi đi làm công quả (phụng sự viên ở Pháp hội hay Quan Âm Đường), chỉ vì cái lợi ích của việc làm công quả mà đi làm công quả, bởi vì trong nhà tôi có một người thân đang nằm viện, tôi muốn người đó hồi phục sức khỏe, vì vậy tôi đi làm công quả", đây không phải là nhìn thấy căn bản. Nhìn thấy căn bản là gì? Căn bản là tìm thấy kiến tánh, "Hôm nay vì tôi muốn cứu độ chúng sinh, vì tôi xem những người thân trong gia đình tôi, bất kể là họ đang nằm viện thì tôi đều xem như chúng sinh. Hôm nay tôi học Phật, là đang đi cứu độ chúng sinh, tôi luôn tin tưởng Đức Phật, tin tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát, tôi cũng đang học theo Bồ Tát đi cứu độ chúng sinh", như vậy quý vị chính là người kiến tánh.
Kiến tánh thành Phật. Nếu như quý vị thấy được bổn tánh, thì quý vị chính là Phật. Nếu quý vị làm điều gì đó và nghĩ rằng đó là vì lợi ích của tất cả chúng sinh, để cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa, để họ lìa khổ được vui, vậy thì quý vị chính là Bồ Tát, chính là Phật. Người mà biết Phật thì mới có lòng tin nơi Phật. Một người lạy Phật, nếu như chỉ là vì muốn kinh tế gia đình tốt hơn một chút, chỉ vì bản thân mà cầu, vậy thì người đó còn chưa có lòng tin, chưa hoàn toàn tín Phật, chỉ là vì muốn có được một số phước đức mà đem lòng cầu xin."Phật không xa người, là người xa Phật". Có nghĩa là Phật mãi mãi ở bên cạnh chúng ta, chỉ cần chúng ta nhớ tới Phật, thì Phật sẽ đến, nhưng vấn đề của con người chúng ta là không nghĩ đến Phật. Hiện nay chúng ta có rất nhiều Phật hữu, ban ngày niệm kinh niệm Phật, khi ban đêm gặp ác mộng, liền tự nhiên kêu lên "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" rồi tỉnh dậy, tránh xa ác mộng; nhưng có rất nhiều người ngày thường trong đầu họ cơ bản là không nhớ đến Bồ Tát, vì vậy đợi đến khi người đó gặp khó khăn thì cũng quên mất việc quan trọng là cầu xin Bồ Tát, và đợi đến khi người đó gặp ác mộng thì cũng quên mất việc quan trọng nhất là phải cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát."Tức tâm tức Phật", tâm của quý vị chính là Phật, hôm nay quý vị có tâm Phật thì quý vị chính là Phật. Hôm nay được giải thoát, là vì chưa rời xa Phật. Phật không xa người, chính là muốn nói với chúng ta rằng, vì con người chúng ta đã lạc mất tự tâm và tự tánh của mình, nhưng bản thân lại không biết, rời xa Bồ Tát mà bản thân lại không biết, cho nên con người lìa xa Phật Pháp. Giống như cùng là một người, lẽ ra phải hiểu chuyện này, nhưng tại sao họ không làm được? Là vì họ không hiểu, họ không làm được là vì do họ bị lạc mất phương hướng. Ví dụ hôm nay quý vị uống rượu mà còn lái xe, biết rõ phải đi đường này mới đúng, nhưng bản thân lại lái sai đường, lúc người khác chặn lại, quý vị nói: "Vốn dĩ tôi lái hướng này nhưng không biết tại sao lại lái sang hướng kia?" là do quý vị đã rời bỏ con đường ban đầu, chứ không phải con đường rời xa ý niệm lái xe của quý vị."Phật do tâm tạo". Có rất nhiều người hỏi sư phụ: "Thưa Sư phụ, Phật ở đâu?" Phật ở xa tận chân trời, gần ngay trước mắt chính là trong tâm, chỉ cần cúi đầu nhìn xuống thì sẽ thấy được Phật tánh của mình. Người mê muội thì luôn muốn phải tìm Phật trong sách vở, rất nhiều người nói "Phật ở đâu? Tôi đọc sách liền biết rồi". Vậy thì Phật được viết ra trong sách là để đáp ứng nhu cầu của quý vị mà thôi, còn Phật tánh thực sự là nằm ở trong tâm của quý vị, do tâm tạo ra. Một số người mê muội, họ thường cầu Phật bằng đủ loại hình thức, giống như trên thế gian này có rất nhiều người có thể nhìn thấy Phật, nên có rất nhiều người ngưỡng mộ họ, "Ôi, cậu nhìn thấy được Phật". Vậy thầy hỏi quý vị, quý vị có nhìn thấy được Phật không? Phật ở trong tâm quý vị, tại sao tự bản thân quý vị lại không cố gắng xem vị Phật ở trong tâm của mình chứ? Khi quý vị có Chánh tri Chánh kiến, khi quý vị có minh tâm kiến tánh, khi mà bản thân quý vị đã giác ngộ, thì lúc đó Phật đã ở trong tâm quý vị, để chỉ dạy cho quý vị rồi."Giác Nhân Hướng Tâm Nhi Giác, Mê Nhân Tu Nhân Trì Quả" (người giác ngộ thì sự giác ngộ của họ là hướng vào tâm mà giác ngộ, người mê muội thì tu nhân đợi quả). Người mê muội thì họ luôn tu dưỡng, và luôn nghĩ: "Tôi phải tu đến lúc gặp được Phật, tôi phải tu đến lúc lìa khổ được vui". Trên thực tế khi quý vị đang tu tâm, nhân thiện đã được gieo, thì quý vị không cần đợi quả, quả sẽ tự đến. Khi quý vị làm việc ác, nhân ác đã được gieo, thì khi quả báo đến nhất định phải tự mình gánh chịu. Người giác ngộ chỉ cần hỏi lương tâm của chính mình "Việc này bản thân có nên làm không?" Nếu lương tâm cho rằng việc xấu này không thể làm được, thì tâm của quý vị đang trong trạng thái giác ngộ. Người giác ngộ chính là Phật, khi mà trong tâm quý vị đã hiểu rõ, "Tôi nghĩ thông rồi, tôi giác ngộ rồi", vậy thì quý vị đã có Phật trong tâm. Sư phụ hy vọng mọi người có thể "Người giác ngộ vô tâm tướng", người giác ngộ căn bản không cần đi đến chân trời gốc bể nào để tìm Phật cả, vì Phật là ở trong tâm. Vì vậy chúng ta thường nên tu Nhân và hiểu Quả, chứ không phải là đợi Quả, không nên để bản thân tạo nhân gì cũng không biết, rồi ngày ngày đợi quả báo nhãn tiền. Có rất nhiều người nói "Năm ngoái tôi có cầu xin Bồ Tát, nhưng tại sao tới bây giờ Bồ Tát vẫn chưa cho tôi cảm ứng gì hết vậy?" "Mê Nhân Chấp Vật, Thủ Ngã Vi Dĩ". Một người mê muội sẽ cho rằng "món đồ này là của tôi", ở trên thế gian này, nếu "cái này là của tôi, cái kia cũng là của tôi", thì người đó không biết mọi thứ vốn dĩ là vô ngã. Quý vị từ đâu đến? Trước khi sinh ra quý vị ở đâu? Quý vị xem gia đình, người thân, danh lợi, phiền não, sinh tử của bản thân, đều xem nó là thật, "Ôi, đây là của tôi", vậy thì quý vị dần dần sẽ chấp mê, sẽ cố chấp, quý vị sẽ không sẵn lòng từ bỏ những danh lợi này, thì sẽ không thể buông bỏ được. Thử nghĩ xem, quý vị đến thế gian này, quý vị mang theo những gì? Người giác ngộ sẽ không bị mê hoặc, vì họ biết rằng tất cả mọi thứ trên đời này đều là tạm thời sở hữu và mượn tạm, sẽ không thuộc về mình mãi mãi, cho nên dù họ có tiếp xúc nhưng cũng không bị nhiễm bẩn và không bị ô uế. "Vô Xử Bất Thị Phật Tánh" (không nơi nào là không có Phật tánh). Chúng ta đang sống ở thế giới này, có ngày nào, có sự việc nào, có thời điểm nào mà không có Phật tánh? Vì vậy không có nơi nào là không ở Tây Phương - Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta phải hiểu, một người mà nghĩ không thông thì cả ngày đều cố chấp: "cái này là của tôi, sau này nó sẽ mất đi thì tôi phải làm sao đây? Tôi sẽ rất đau khổ". Người mà thật sự hiểu được Không Tánh, thì họ sẽ không cố chấp vào những thứ này, bởi vì họ biết những gì có trong hôm nay, có thể sau một thời gian cũng sẽ không còn nữa. Vì vậy Không tánh đích thực chính là buông bỏ hoàn toàn, nhìn thấy được bổn tánh rồi, hiểu được Phật tánh rồi, thì tự nhiên sẽ có được Không Tánh. Một người chỉ cần hiểu được, không "chấp không", cũng không "chấp có" - Trung Quán; nếu không bám chấp vào tánh Không và chấp Không, và cũng không bám chấp vào những gì ngày hôm nay quý vị có được, thì sẽ không có hai mặt. Nếu không có hai mặt thì đó là Tâm Không, mà Tâm Không thì sẽ không có, trong tâm sẽ không bám chấp Không và cũng không bám chấp Có. Lấy một ví dụ, hôm nay quý vị có gia đình, trăm năm sau gia đình này không còn nữa, "Tôi không chấp trước về việc đã có một gia đình, và tôi cũng không chấp trước việc mà về sau gia đình này không còn nữa, để rồi chưa gì đã nóng vội đem cái gia đình này đi phá hỏng", đây chính là "Trung Quán". Vì vậy chúng ta không thể "tâm không tương diệt". Có cái Có này không? có. Có cái Không này không? Cũng có cái Không này. Hai loại đều có, hai loại đều không thể "diệt độ", chỉ có thể "duy hữu trung tính" (duy trì sự trung hoà, trung tính). Người có trí tuệ là người có thể nhìn thấy bổn tánh của mình, bởi vì bổn tánh là không, nhìn thấy đều là "hư không" - cũng là 1 chữ "Không", nhưng nó là "Hư Không". Vì vậy chúng ta không thể chấp trước 4 tướng này - chấp trước về Nhân Tướng, Ngã Tướng, Thọ Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng, có thể khiến quý vị dần dần bị hủy hoại bổn linh trí tuệ và Bát nhã ở trong tâm của mình.
Theo cách nói của người thường, mọi thứ trên thế gian này đều có thể khiến quý vị vui vẻ và khiến quý vị đau buồn... Mọi tình yêu trên thế gian đều trống rỗng và cuối cùng sẽ biến mất. Đôi khi nó giống như một tấm lưới, và chúng ta dùng những chấp trước - chấp Không và chấp Có của mình, để từ từ dệt nên tấm lưới này, để nó thống trị những nỗi buồn vui thường ngày của chúng ta - đó là những cảm nhận của bản thân chúng ta. Tình yêu, tình bạn, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử và tình cảm bạn bè, khiến cho chúng ta cảm thấy rằng "Tôi có tất cả mọi thứ này là điều dĩ nhiên", để rồi mỗi một ngày đều cố chấp trong lòng, đây chính là Ngã chấp. Cho nên một khi mất đi sẽ vô cùng đau khổ. Chỉ cần có nhân duyên, nhất định sẽ gặp nhau. Nhưng gặp nhau cũng là nhân duyên, bởi vì nhân duyên cũng có thể mất đi, vì vậy khi duyên phận hết rồi thì sẽ dần dần sẽ không còn nữa. Nhưng trước khi biến mất, nó còn có sự chiêu cảm của nghiệp lực, có nghĩa là khi quý vị đang hành duyên (đang còn duyên), quý vị đã gieo rất nhiều nhân nghiệp và quả nghiệp. Tại sao lại có nghiệp duyên? Là do sự tích lũy của kiếp trước. Vì vậy, kiếp này của chúng ta như là đang diễn lại câu chuyện của kiếp trước và kiếp trước nữa, thật đặc sắc. Rất nhiều người một khi gặp sự việc này, nhất thời sẽ cảm thấy rất đau lòng, kỳ thực người đó đã chạm phải "quả" của kiếp trước trong tiềm thức thứ 8 của mình. Giống như xem phim, chúng ta không ngừng thay đổi nhân vật, cuộc sống kiếp trước và kiếp này của chúng ta không giống nhau, nhân vật của kiếp trước và kiếp này tất cả đều không giống nhau, thực ra đều là đang trong vòng lặp, chính là đang luân hồi. Kiếp này, có khi chúng ta gặp nhau, nhìn thấy mặt nhau "tự thị nhi phi" (như đúng mà lại sai), tưởng chừng đã quen biết nhau nhưng dường như lại là hai người xa lạ nên không cần phải lưu luyến, bởi vì tất cả những điều đó đều do duyên phận tạo thành.Bồ Tát đã từng dạy chúng ta: là Không, là Vô Tướng, là Vô Tác. Chính là để nói với chúng ta rằng trên thế gian này tất cả đều là rỗng Không, làm bất cứ việc gì trên thế gian này, đến cuối cùng đừng chấp tướng, không có tướng, sẽ không có tác, sẽ không làm ra bất cứ điều gì. Không chính là Vô Tướng, Vô Tướng lại là Vô Tác, vì vậy nếu có Không, Vô Tướng, Vô Tác thì tâm của quý vị sẽ không tồn tại ý thức, cũng giống như 3 cánh cửa giải thoát này quy về một cánh cửa giải thoát, 3 cửa Không - Vô Tướng - Vô Tác này sẽ trở thành một cửa giải thoát, đây chính là "Tam Giải Thoát Môn"Hôm nay bài giảng tương đối sâu hơn, nên sư phụ sẽ giải thích một chút. Bồ Tát muốn nói với chúng ta rằng, trên thế gian này tất cả đều là "Tánh Không và Vô Thường". Bởi vì nó vô thường, nên nó sẽ kết thúc và sau khi kết thúc, có phải tất cả những gì quý vị có được trong quá khứ đều trở thành hư vô không? Vậy thì đây chính là vô tướng, là không còn gì nữa rồi. Lấy một ví dụ đơn giản, khi còn nhỏ chúng ta đã chụp rất nhiều ảnh, có nhiều kỷ niệm đẹp cũng như có nhiều kỷ niệm rất buồn, đây thuộc về tướng, vậy thì hôm nay chúng ta đã biết về "Không", một ngày nào đó nó sẽ trống rỗng, và sau khi trống rỗng thì nó thuộc về vô tướng. Thế nên, nó trống rỗng và không có hình tướng; bởi vì trống rỗng rồi, không có hình tướng và không có ký ức này nữa, thì quý vị đã Vô Tướng rồi. Hồi nhỏ có phải quý vị đã từng làm qua rất nhiều việc không? Đã từng làm qua. Đã từng làm qua vậy thì bây giờ nó ở đâu? Vô Tác (không làm qua điều gì). Quý vị đã làm những việc đầy hứa hẹn nào rồi? Đã từng làm qua những việc gì? Vô tác (không làm qua điều gì). Vì vậy đây chính là Tam giải thoát môn (Ba cửa giải thoát). Làm thế nào để giải thoát bản thân ra khỏi sự ràng buộc của nội tâm và hiểu được rằng quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc. Chính là muốn nói với quý vị rằng, có 3 cửa giải thoát đó là Không - Vô Tướng - Vô Tác - nếu như trên thế gian này tất cả đều là trống rỗng, là không có hình tướng, hơn nữa chưa từng làm gì cả, chưa từng làm qua việc này, thì ý thức trong tâm quý vị từ đâu đến?
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me