Bach Thoai Phat Phap
⭐BTPP - Tập 50 : NGŨ UẨN GIAI KHÔNG ,HÀNH THÂM BÁT NHÃ
22/4/2020Khi hiểu được trí tuệ vô tận của đạo Phật là quý vị đã hoàn toàn nhập vào tánh Không. Nếu không biết chuyện gì, thì quý vị sẽ trống rỗng; nếu quý vị biết rồi, quý vị sẽ gặp phiền não. Lấy một ví dụ đơn giản, khi quý vị biết một điều gì đó, quý vị sẽ rất phiền não, còn khi quý vị không biết, thì quý vị sẽ không quan tâm đến nó nữa: "Tôi cũng không thể hiểu được điều này", thì quý vị sẽ không còn lo lắng nữa rồi đúng không? "Chuyện này, đúng, tôi đã hiểu rõ rồi, là do anh ấy không tốt, là bạn đúng." Một lúc sau lại: "Tôi không rõ nữa, chính bạn là người sai, và anh ấy đúng". Quý vị rơi vào giữa đúng sai mà không thực sự hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cãi vã của hai người họ. Đài trưởng thường kể cho mọi người nghe về "cảnh giới Không tánh", tức là thực chất đang bước vào một thế giới khác - một thế giới rời xa với thế giới ngũ trược ác thế.Bất cứ điều gì quý vị nhìn thấy, dù tụng kinh, bái Phật hay xem "sinh từ đâu đến, tử đi về đâu?", thực ra đều là một khái niệm, bởi vì "vô sinh diệc vô tử, dĩ vô sở đắc cố." Hết thảy các pháp đều "không từ đâu đến", quý vị không biết pháp này đến từ đâu, và quý vị cũng không biết pháp này đi như thế nào. Điều sâu sắc nhất mà quý vị biết là kinh Phật và pháp Phật đều đến từ Phật Bồ Tát, nhưng trí tuệ của Bồ Tát lại từ đâu đến? Thâm sâu khó thể đo lường, đó mới gọi là "hành thâm", đó mới gọi là "Bát nhã ba la mật đa thời". Muốn sang bờ bên kia phải hiểu sâu sắc trí tuệ của đạo Phật nên Bát nhã gọi là "Thâm Bát nhã". Người có thiện căn đôi khi ngồi thiền cảm thấy thân thể trống rỗng và hạnh phúc. Có thật là trống rỗng rồi không? Thân thể trống rỗng rồi, nhưng trong lòng không trống rỗng, trong lòng tạp niệm phân phi. Khi thân thể trống rỗng, thì tâm niệm bắt đầu trỗi dậy. Có rất nhiều người ngồi bên dưới nghe pháp không để tâm. Rất nhiều người nói chuyện với sư phụ, tâm không đặt nơi đây, hết nhìn bên trái rồi nhìn bên phải, họ chỉ nghĩ đến việc riêng của bản thân, rồi làm việc riêng. Vậy thì người này có thể tập trung được sao? Trong tâm mỗi người chúng ta có vô số vọng niệm, theo ngôn ngữ hiện đại mà nói thì tâm vọng tưởng nhiều vô kể. Vọng tưởng vô vàn như vậy thì phải làm sao để chúng không khởi ra? Chỉ có thể dùng trí tuệ và trong tâm tràn đầy trí tuệ Bát nhã, thì tự nhiên tâm vọng tưởng sẽ không khởi lên được, khi đó tâm Niết bàn và tâm trí tuệ sẽ hiển lộ. Cho nên, trong thâm sâu Bát nhã, Quán Thế Âm Bồ Tát đã nói: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không"Ngũ uẩn chính là chúng sinh và ngũ uẩn cũng có thể nói là chính mình, bởi vì mỗi chúng sinh đều có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu muốn nhận biết chính mình, quý vị phải hiểu rằng bản thân chính là một người có thân ngũ uẩn. "Uẩn" có nghĩa là che đậy, một nghĩa khác là nó có thể che đậy bản chất bên trong như mây hay sương mù."Uẩn" này có năm loại sắc mây, năm loại mây mù, nó có thể che lấp được bổn tánh nên phải xuyên thấu qua nó. Nó tựa như ánh mặt trời bị che lấp bởi đám mây đen. Nếu như có thể xuyên qua đám mây ấy thì sẽ thấy được mặt trời, thấy được ánh sáng của cầu vồng chiếu rọi, cũng giống như tâm Bồ-đề không còn bị che phủ bởi ngũ uẩn nữa. Chỉ bằng cách hiểu rõ ngũ uẩn thì Bồ-đề tâm mới có thể xuất hiện. Vậy hiện nay chúng ta đang có loại tâm nào? Tâm hiện tại của chúng ta được gọi là "tâm vọng tưởng". Nếu không khắc phục được ngũ uẩn của chính mình thì quý vị sẽ có tâm vọng tưởng. Nếu xa rời Bồ-đề tâm thì không thể gọi đó là tâm chân đế. Vì không hiểu "chân đế" là gì, nên sẽ có "Ngã thị phi tâm." Mỗi người đều có tâm thị phi sai đúng và tâm tham chấp danh lợi. Ngũ uẩn chỉ có thể thấy được Bồ đề tâm tự tánh khi chúng trống rỗng, vì vậy việc tu tâm phải bắt đầu từ tu Bồ-đề tâm và tiếp tục tu cho đến khi thành Phật. Nhiều người nói rằng nếu muốn sanh về thế giới Cực Lạc thì hiểu ngũ uẩn như thế nào? Nếu muốn đến được thế giới Cực Lạc, cần phải bước vào được thế giới của Tánh không và tu thành ngũ uẩn giai không.Kiếp trược chính là sắc uẩn, phiền não trược chính là tưởng uẩn. Kiếp trược, kiếp là kiếp nạn, kiếp nạn trược là nhìn thấy được tai họa bên trong và tai họa bên ngoài, là sắc uẩn. Phiền não trược chính là tưởng uẩn. Khi quý vị buồn phiền, có phải trong đầu đang suy nghĩ không? Kiến trược là thọ uẩn. Chúng sinh trược, mọi sự tiếp xúc với tất cả chúng sinh đều là hành uẩn. Mệnh trược có nghĩa là ý thức của quý vị tạo ra phương hướng của sự sống. Vậy nên, chỉ khi ngũ uẩn đều trống rỗng mới có thể thoát khỏi được sự quấy rầy của ngũ trược ác thế, mới có thể đến Tây Phương Cực Lạc và chiếu kiến được ngũ uẩn giai không. Khi đó, tâm quý vị mới có thể biến thành cõi nhân gian tịnh độ hiện hữu trong tâm thức của quý vị.Tất cả kinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, thực ra đều bảo chúng ta phải làm rỗng không ngũ uẩn và phải chiếu kiến được hết thảy ngũ uẩn giai không. Tuy nhiên "Tâm Kinh", cũng như "Kinh A Di Đà" cũng dạy chúng ta rời bỏ ngũ trược và ngũ uẩn để có thể làm trống rỗng ngũ uẩn. Có một cuốn kinh trong giới Phật giáo là "Giải Thâm Mật Kinh", quyển kinh này nói về ý thức của hạt giống và thức A-đà-na, thực ra là cách chuyển đến thức thứ tám về tánh Không. Sư phụ có rất nhiều lời Phật dạy cần nói với quý vị, về sau sẽ giảng cho quý vị về tứ trí, chuyển thức thành trí - tức là trở thành trí huệ, chuyển hóa thức thứ tám thành tứ trí.Mọi người đều biết thức thứ tám, phải không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (sáu thức), thức thứ bảy là thức Mạt-na thức, và thức thứ tám là A-lại-da-thức. Làm thế nào để chuyển hóa thức thứ tám? Thức thứ tám chính là ngũ uẩn - tức là quý vị có năm uẩn này và chúng ở trong thức thứ tám. Nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức và thân thức (năm thức đầu) chính là thọ uẩn, và năm trần tương ứng là sắc uẩn; thức thứ sáu là tưởng uẩn, tức là trong tư duy; thức thứ bảy là thực ra ý thức của quý vị đang vận hành, tư duy của quý vị đang hoạt động và ý thức phân biệt của quý vị đang quyết định, đó là hành uẩn; thức thứ tám, A-lại-da thức là ý thức uẩn của hình thành suy nghĩ, được gọi là "thức uẩn". Mọi người phải hiểu rằng những thứ trong thức thứ tám này đều đến từ ngũ uẩn.Thuyết duy thức dạy chúng ta chuyển hóa thức thứ tám thành Tứ trí (4 loại trí tuệ): Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí. Thuyết duy thức đòi hỏi chúng ta phải chuyển hóa thức thứ tám, cũng có nghĩa là dù chúng ta có hình dáng bên ngoài như thế nào ở nhân gian, chỉ cần chuyển hóa được thức thứ tám, là chúng ta có thể làm trống rỗng năm uẩn. Chỉ cần có một sự việc chuyển hóa được thì sự việc này sẽ trở thành trí tuệ. Ý nghĩa này có thể nhiều người không hiểu, Sư phụ sẽ cho quý vị một ví dụ đơn giản. Thử nghĩ xem, khi vợ chồng cãi nhau mà người chồng rất hận người vợ mình, khi đó chỉ cần người chồng biết nghĩ đến việc cô vợ phải khổ sở thế nào khi ở bên mình, khi ý thức này chuyển hóa thì người chồng sẽ cảm thấy cô vợ thật đáng thương, người chồng sẽ có sự thương xót trong lòng và sẽ không đối xử với cô vợ bằng những hành động và lời nói làm tổn thương cô ấy. Ví dụ như đứa trẻ này quá phiền phức, mặc dù chính bản thân mình sinh ra nó, nhưng nó thực sự rất đáng ghét, nếu lúc này, quý vị nghĩ, nó đầu thai đến nhân gian chịu đựng nhiều đau khổ như vậy cũng không dễ dàng, nó cũng đã từng mang đến hạnh phúc cho gia đình - khi quý vị nghĩ được như vậy, có phải quý vị đã chuyển hóa được ý thức của mình thành trí tuệ rồi không? Có phải trí tuệ đã xuất hiện rồi không? Tại sao nên chuyển hóa thành Đại Viên Cảnh Trí và Bình Đẳng Tánh Trí? Đó là những điều Sư phụ sẽ nói với mọi người tiếp theo vào lần sau: Nên làm thế nào để có được trí tuệ vĩ đại, dùng trí tuệ vĩ đại để bao dung và giải quyết những phiền não trên thế gian. Tứ Trí - Trí tuệ này là bốn loại trí tuệ, xuất phát từ Phật tánh, vậy nếu quý vị có thể chuyển hóa được thức thứ tám - tức là nếu quý vị có thể chuyển hóa mọi phiền não trên thế gian thành trí tuệ, chẳng phải là quý vị đã có được Bồ-đề tâm ở chốn nhân gian rồi sao?Mỗi lần như vậy, sau cùng Sư phụ sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện. Điều mà Sư phụ muốn nói với mọi người hôm nay chính là một trong những đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại, ông là một người đáng kính tên là Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già (Suddhipanthaka), nhiều người đã nghe nói đến và Sư phụ dường như đã kể sơ về câu chuyện này qua rồi. Câu chuyện hôm nay thú vị hơn và được kể dưới hình thức mở rộng. Mọi người đều quen thuộc với câu chuyện này, chúng ta đều biết Đức Phật có một đệ tử như vậy, người đệ tử này sau này được gọi là Tôn Giả, hay còn gọi là Bàn Đặc. Vị Tôn Giả này thực ra từ nhỏ đã tương đối ngu ngốc, cha vị Tôn giả này là một nô lệ mù chữ, nhưng điều kỳ lạ là mẹ của Tôn giả lại là con gái của một trưởng lão giàu có quyền lực và lại được giáo dục tốt.Khi mẹ Tôn giả sắp sinh, bà nhớ mẹ bà đến nỗi bất chấp tất cả để trở về quê hương xa xôi. Khi sắp về đến nhà mẹ, không ngờ đột nhiên chợt cảm thấy đau bụng không chịu được, vội vàng tấp vào bên vệ đường. Không lâu sau, một bé trai da trắng và mập mạp ra đời, Bàn Đặc đã đến thế giới này trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Đáng tiếc đứa bé này từ nhỏ đã là một đứa trẻ đần độn ngu ngốc, rất nhiều chuyện cơ bản trên đời nó chẳng hiểu chút nào cả. Nhưng sau này, ông may mắn được gặp Đức Phật và xuất gia học Đạo. Bởi vì bản tính của ông tương đối đần độn, Đức Phật rất từ bi và dạy bốn câu kệ cho ông, nhưng thậm chí ông không thể niệm thuộc được bốn câu kệ đó.Để giáo hóa người đệ tử đặc biệt này, nên Đức Phật đã mở rộng phương tiện cho ông. Thấy Bàn Đặc đang quét nhà, Đức Phật chỉ vào cây chổi và nói: "Này Bàn Đặc, từ nay về sau, khi ngươi quét nhà, hãy niệm từ "quét bụi" trong khi quét nhé. Nếu ngươi có thể nhất tâm chuyên niệm thì tự nhiên sẽ niệm được lợi ích thôi."Lúc đầu, khi Bàn Đặc niệm từ "quét bụi", ông ấy thường niệm "quét" mà quên "bụi", và khi niệm "bụi" ông ấy lại quên niệm "quét". Đối với người hoàn toàn không có trí nhớ gì như Bàn Đặc, tất cả những ai nhìn thấy ông đều thì thầm, cười nhạo và lắc đầu.Một ngày nọ, hoàng tử Kỳ Vực mời Đức Phật và các đệ tử của Ngài vào cung để nhận cúng dường (ngày xưa, nhiều quý tộc hoàng gia đã mời pháp sư vào cung để cúng dường họ, đó là một điều rất cao quý), họ đã cố tình từ chối Bàn Đặc tham dự và không cho ông đi. Khi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà vua Kỳ Vực để nhận cúng dường, chủ nhà theo phong tục của vùng nhiệt đới Ấn Độ, mang ra một chậu nước để khách rửa chân trước khi mời khách. Nghi thức này được gọi là "hành thanh tịnh thủy" (tức là mọi người rửa chân sạch sẽ. Trong hệ thống tu viện cũ, sau khi rửa chân đi ngủ, nên rửa chân sạch sẽ và loại bỏ hết bụi bẩn). Hoàng tử Kỳ Vực đem nước đến dâng Đức Phật nhưng Đức Phật từ chối. Hoàng tử Kỳ Vực rất ngạc nhiên và hỏi: "Thưa Đức Phật, tại sao ngài không nhận nước tinh khiết?"Đức Phật nói: "Trong số những người đến nhận cúng dường, Tỳ kheo Bàn Đặc có mặt ở đây không?"Hoàng tử Kỳ Vực trả lời: "Thưa Đức Phật, Tỳ kheo Bàn Đặc thậm chí không thể phát âm hai từ "quét bụi". Ông ta còn tệ hơn cả một người chăn cừu, nên chúng tôi đã không mời ông ấy đến."Đức Phật dạy: "Không, Phật giáo là bình đẳng, là không có cao thấp hay khác biệt. Nếu Ngài không mời Bàn Đặc, thì ta cũng không nhận nước". Đức Phật cũng từ chối chấp nhận nghi thức này.Hoàng tử Kỳ Vực biết rằng không được phép làm trái ý Đức Phật và ra lệnh: "Nào, đi, nhanh lên, nhanh lên, đi mời Tôn giả Bàn Đặc đến cho ta." Hoàng tử liền sai cấp dưới đi mời. Chẳng lâu sau, Đức Phật rất vui mừng khi thấy Bàn Đặc đến và yêu cầu Tôn giả A-nan đưa cho ông thụ bát (tức là đưa cho ông một cái bát khất thực để ăn và nhận cúng dường). Bàn Đặc rất thật thà và trong sáng nên vui vẻ nhanh chóng đứng dậy (như thể rất tôn trọng, khi có người đưa đồ cho mình thì ông ấy sẽ đứng lên cảm ơn). Nhưng Đức Phật nhìn thấy ông và nói: "Ông hãy ngồi xuống, không cần phải đứng lên, ngồi xuống là được rồi." Đức Phật có mục đích riêng của Ngài, bởi vì Bàn Đặc đã xuất gia sớm hơn A-nan.Đức Phật biết chỗ ngồi của Bàn Đặc rất xa với mình (tức là rất xa phía sau), và việc trả lại bát cho Đức Phật sau khi ăn thực sự không dễ dàng nên Đức Phật bắt đầu giúp ông (thực ra Đức Phật chỉ muốn mọi người tôn trọng Châu Lợi Bàn Đà Già). Khi đó Bàn Đặc đã dựa vào năng lượng mà Đức Phật ban cho mình lúc đó là năng lực uy thần của Đức Phật (vì vậy đôi khi đứa trẻ ngốc hơn một chút thì có thể dễ dàng tiếp nhận được khối năng lượng, đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, đứa trẻ có đầu óc thẳng thắn, ít khôn vặt, rất dễ tu thành. Khi ông tiếp nhận lấy, liền cảm nhận được năng lượng của Bồ Tát). Trước khi người khác chú ý, thì "vù", chiếc bát đã được trao đến tay Đức Phật (nghĩa là cái bát ông đã ăn xong, khi Đức Phật vừa đưa tay ra thì nó bay đến và được trao qua tay). Hiện tượng kỳ lạ này khiến tất cả mọi người phải quay lại nhìn, đặc biệt là Hoàng tử Kỳ Vực, ông vội vàng tiến tới, khi nhìn thấy Bàn Đặc có thần thông này, ông quỳ xuống trước mặt Tôn giả Bàn Đặc và sám hối, sau đó phong làm khách quý.Bàn Đặc tuy ban đầu ngu ngốc nhưng lại có tính kiên cường và kiên trì, sau sáu năm, ông không chỉ đọc thuộc lòng nhiều chữ mà còn không nản lòng khi bị người khác cười nhạo, ông coi việc chế nhạo là tiêu trừ nghiệp chướng cho mình: "Các người cười nhạo tôi là các người đang tiêu trừ nghiệp chướng cho tôi". Tâm trí ông thay đổi, ông dần dần tỉnh táo, tu hành ngày càng tốt hơn, không còn bị tán loạn nữa, cho đến một ngày ông khai ngộ và chứng được thánh quả. Từ đó, tâm linh trí tuệ được khai mở, ông có thể hiểu được những giáo lý đạo Phật vi tế và sâu sắc, ông có thể hiểu được những lời dạy Pháp thâm sâu của Đức Phật. Những người trước đây coi thường ông dần bắt đầu tôn trọng ông và không còn cười nhạo ông nữa.Tôn giả Bàn Đặc có lần theo Đức Phật và bốn trăm chín mươi chín vị đệ tử của Ngài đến nhận cúng dường từ vua A-nậu-đạt. Đi đến ao A-nậu-đạt, Đức Phật căn dặn các đệ tử: "Mỗi người uống một ít nước tám công đức trong ao, vì sau khi uống nước tám công đức các ngươi có thể biết được ngay cảnh tượng kiếp trước của mình". Lúc này, Đức Phật để các đệ tử lần lượt kể lại cho đại chúng nghe những gì họ đã thấy ở kiếp trước sau khi uống nước.Khi đến lượt Bàn Đặc, ông tuân lời và giải thích lý do tại sao mình lại ngu dốt đến như vậy. Ông nói: "Thưa đại chúng, nhiều kiếp trước, tôi là một người chăn nuôi lợn. Một ngày nọ, tôi đang lùa một đàn lợn ra chợ bán. Đi được nửa đường, bị một con sông cản trở. Để bắt kịp phiên chợ buổi sáng, tôi Không thể dừng lại, tôi dùng dây thừng trói từng con lợn lại, nhưng sợ chúng hét ầm ĩ trên sông nên tôi dùng vải bông bịt chặt miệng từng con lợn một. Tôi dùng tay siết chặt sợi dây rồi từ từ qua sông, khi tôi đã tới bờ và kéo đàn lợn lên, vì miệng lũ lợn này bị tôi dốt nát bịt chặt bằng vải bông nên chúng không thở được, khi qua được giữa sông, một đàn lợn sống sờ sờ đã bị chết ngạt, lợn chết ra chợ bán rất khó, nên tôi mất hết toàn bộ vốn liếng, từ đó cuộc sống của tôi rất khốn đốn, tôi thường xuyên đứng thẩn thờ bên bờ sông, ngơ ngác nhìn dòng nước, không nghĩ ra được lối thoát cho bản thân mình. Một ngày nọ, có một vị cao tăng đến đó, thấy tôi rất đáng thương, thuyết phục tôi xuất gia và dạy tôi cách tu hành. Khi chết tôi được sinh lên cõi trời, hưởng hết mọi phúc lành ở cõi trời, tiếp đó tái sinh vào cõi người, vì tôi bịt miệng heo, do nghiệp lực làm tổn thương nhiều sinh mệnh nên kiếp này tôi phải gánh chịu quả báo ngu dốt. Vì nhân duyên kiếp trước làm tu sĩ, nên kiếp này được gặp Phật tổ và cho đến hôm nay chứng đắc quả A La Hán."Câu chuyện này dạy cho chúng ta biết rằng, trong đạo Phật, ngu dốt cũng được, nhưng chúng ta phải chân thành, tử tế, giản dị và biết giữ giới. Chỉ cần chúng ta dùng những nhân duyên tốt lành trong tâm mình để tinh tấn tu Phật pháp và giữ chặt thân, khẩu, ý của mình cho tốt thì chắc chắn Bồ Tát sẽ đến cứu độ chúng ta.
22/4/2020Khi hiểu được trí tuệ vô tận của đạo Phật là quý vị đã hoàn toàn nhập vào tánh Không. Nếu không biết chuyện gì, thì quý vị sẽ trống rỗng; nếu quý vị biết rồi, quý vị sẽ gặp phiền não. Lấy một ví dụ đơn giản, khi quý vị biết một điều gì đó, quý vị sẽ rất phiền não, còn khi quý vị không biết, thì quý vị sẽ không quan tâm đến nó nữa: "Tôi cũng không thể hiểu được điều này", thì quý vị sẽ không còn lo lắng nữa rồi đúng không? "Chuyện này, đúng, tôi đã hiểu rõ rồi, là do anh ấy không tốt, là bạn đúng." Một lúc sau lại: "Tôi không rõ nữa, chính bạn là người sai, và anh ấy đúng". Quý vị rơi vào giữa đúng sai mà không thực sự hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cãi vã của hai người họ. Đài trưởng thường kể cho mọi người nghe về "cảnh giới Không tánh", tức là thực chất đang bước vào một thế giới khác - một thế giới rời xa với thế giới ngũ trược ác thế.Bất cứ điều gì quý vị nhìn thấy, dù tụng kinh, bái Phật hay xem "sinh từ đâu đến, tử đi về đâu?", thực ra đều là một khái niệm, bởi vì "vô sinh diệc vô tử, dĩ vô sở đắc cố." Hết thảy các pháp đều "không từ đâu đến", quý vị không biết pháp này đến từ đâu, và quý vị cũng không biết pháp này đi như thế nào. Điều sâu sắc nhất mà quý vị biết là kinh Phật và pháp Phật đều đến từ Phật Bồ Tát, nhưng trí tuệ của Bồ Tát lại từ đâu đến? Thâm sâu khó thể đo lường, đó mới gọi là "hành thâm", đó mới gọi là "Bát nhã ba la mật đa thời". Muốn sang bờ bên kia phải hiểu sâu sắc trí tuệ của đạo Phật nên Bát nhã gọi là "Thâm Bát nhã". Người có thiện căn đôi khi ngồi thiền cảm thấy thân thể trống rỗng và hạnh phúc. Có thật là trống rỗng rồi không? Thân thể trống rỗng rồi, nhưng trong lòng không trống rỗng, trong lòng tạp niệm phân phi. Khi thân thể trống rỗng, thì tâm niệm bắt đầu trỗi dậy. Có rất nhiều người ngồi bên dưới nghe pháp không để tâm. Rất nhiều người nói chuyện với sư phụ, tâm không đặt nơi đây, hết nhìn bên trái rồi nhìn bên phải, họ chỉ nghĩ đến việc riêng của bản thân, rồi làm việc riêng. Vậy thì người này có thể tập trung được sao? Trong tâm mỗi người chúng ta có vô số vọng niệm, theo ngôn ngữ hiện đại mà nói thì tâm vọng tưởng nhiều vô kể. Vọng tưởng vô vàn như vậy thì phải làm sao để chúng không khởi ra? Chỉ có thể dùng trí tuệ và trong tâm tràn đầy trí tuệ Bát nhã, thì tự nhiên tâm vọng tưởng sẽ không khởi lên được, khi đó tâm Niết bàn và tâm trí tuệ sẽ hiển lộ. Cho nên, trong thâm sâu Bát nhã, Quán Thế Âm Bồ Tát đã nói: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không"Ngũ uẩn chính là chúng sinh và ngũ uẩn cũng có thể nói là chính mình, bởi vì mỗi chúng sinh đều có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu muốn nhận biết chính mình, quý vị phải hiểu rằng bản thân chính là một người có thân ngũ uẩn. "Uẩn" có nghĩa là che đậy, một nghĩa khác là nó có thể che đậy bản chất bên trong như mây hay sương mù."Uẩn" này có năm loại sắc mây, năm loại mây mù, nó có thể che lấp được bổn tánh nên phải xuyên thấu qua nó. Nó tựa như ánh mặt trời bị che lấp bởi đám mây đen. Nếu như có thể xuyên qua đám mây ấy thì sẽ thấy được mặt trời, thấy được ánh sáng của cầu vồng chiếu rọi, cũng giống như tâm Bồ-đề không còn bị che phủ bởi ngũ uẩn nữa. Chỉ bằng cách hiểu rõ ngũ uẩn thì Bồ-đề tâm mới có thể xuất hiện. Vậy hiện nay chúng ta đang có loại tâm nào? Tâm hiện tại của chúng ta được gọi là "tâm vọng tưởng". Nếu không khắc phục được ngũ uẩn của chính mình thì quý vị sẽ có tâm vọng tưởng. Nếu xa rời Bồ-đề tâm thì không thể gọi đó là tâm chân đế. Vì không hiểu "chân đế" là gì, nên sẽ có "Ngã thị phi tâm." Mỗi người đều có tâm thị phi sai đúng và tâm tham chấp danh lợi. Ngũ uẩn chỉ có thể thấy được Bồ đề tâm tự tánh khi chúng trống rỗng, vì vậy việc tu tâm phải bắt đầu từ tu Bồ-đề tâm và tiếp tục tu cho đến khi thành Phật. Nhiều người nói rằng nếu muốn sanh về thế giới Cực Lạc thì hiểu ngũ uẩn như thế nào? Nếu muốn đến được thế giới Cực Lạc, cần phải bước vào được thế giới của Tánh không và tu thành ngũ uẩn giai không.Kiếp trược chính là sắc uẩn, phiền não trược chính là tưởng uẩn. Kiếp trược, kiếp là kiếp nạn, kiếp nạn trược là nhìn thấy được tai họa bên trong và tai họa bên ngoài, là sắc uẩn. Phiền não trược chính là tưởng uẩn. Khi quý vị buồn phiền, có phải trong đầu đang suy nghĩ không? Kiến trược là thọ uẩn. Chúng sinh trược, mọi sự tiếp xúc với tất cả chúng sinh đều là hành uẩn. Mệnh trược có nghĩa là ý thức của quý vị tạo ra phương hướng của sự sống. Vậy nên, chỉ khi ngũ uẩn đều trống rỗng mới có thể thoát khỏi được sự quấy rầy của ngũ trược ác thế, mới có thể đến Tây Phương Cực Lạc và chiếu kiến được ngũ uẩn giai không. Khi đó, tâm quý vị mới có thể biến thành cõi nhân gian tịnh độ hiện hữu trong tâm thức của quý vị.Tất cả kinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, thực ra đều bảo chúng ta phải làm rỗng không ngũ uẩn và phải chiếu kiến được hết thảy ngũ uẩn giai không. Tuy nhiên "Tâm Kinh", cũng như "Kinh A Di Đà" cũng dạy chúng ta rời bỏ ngũ trược và ngũ uẩn để có thể làm trống rỗng ngũ uẩn. Có một cuốn kinh trong giới Phật giáo là "Giải Thâm Mật Kinh", quyển kinh này nói về ý thức của hạt giống và thức A-đà-na, thực ra là cách chuyển đến thức thứ tám về tánh Không. Sư phụ có rất nhiều lời Phật dạy cần nói với quý vị, về sau sẽ giảng cho quý vị về tứ trí, chuyển thức thành trí - tức là trở thành trí huệ, chuyển hóa thức thứ tám thành tứ trí.Mọi người đều biết thức thứ tám, phải không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (sáu thức), thức thứ bảy là thức Mạt-na thức, và thức thứ tám là A-lại-da-thức. Làm thế nào để chuyển hóa thức thứ tám? Thức thứ tám chính là ngũ uẩn - tức là quý vị có năm uẩn này và chúng ở trong thức thứ tám. Nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức và thân thức (năm thức đầu) chính là thọ uẩn, và năm trần tương ứng là sắc uẩn; thức thứ sáu là tưởng uẩn, tức là trong tư duy; thức thứ bảy là thực ra ý thức của quý vị đang vận hành, tư duy của quý vị đang hoạt động và ý thức phân biệt của quý vị đang quyết định, đó là hành uẩn; thức thứ tám, A-lại-da thức là ý thức uẩn của hình thành suy nghĩ, được gọi là "thức uẩn". Mọi người phải hiểu rằng những thứ trong thức thứ tám này đều đến từ ngũ uẩn.Thuyết duy thức dạy chúng ta chuyển hóa thức thứ tám thành Tứ trí (4 loại trí tuệ): Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí. Thuyết duy thức đòi hỏi chúng ta phải chuyển hóa thức thứ tám, cũng có nghĩa là dù chúng ta có hình dáng bên ngoài như thế nào ở nhân gian, chỉ cần chuyển hóa được thức thứ tám, là chúng ta có thể làm trống rỗng năm uẩn. Chỉ cần có một sự việc chuyển hóa được thì sự việc này sẽ trở thành trí tuệ. Ý nghĩa này có thể nhiều người không hiểu, Sư phụ sẽ cho quý vị một ví dụ đơn giản. Thử nghĩ xem, khi vợ chồng cãi nhau mà người chồng rất hận người vợ mình, khi đó chỉ cần người chồng biết nghĩ đến việc cô vợ phải khổ sở thế nào khi ở bên mình, khi ý thức này chuyển hóa thì người chồng sẽ cảm thấy cô vợ thật đáng thương, người chồng sẽ có sự thương xót trong lòng và sẽ không đối xử với cô vợ bằng những hành động và lời nói làm tổn thương cô ấy. Ví dụ như đứa trẻ này quá phiền phức, mặc dù chính bản thân mình sinh ra nó, nhưng nó thực sự rất đáng ghét, nếu lúc này, quý vị nghĩ, nó đầu thai đến nhân gian chịu đựng nhiều đau khổ như vậy cũng không dễ dàng, nó cũng đã từng mang đến hạnh phúc cho gia đình - khi quý vị nghĩ được như vậy, có phải quý vị đã chuyển hóa được ý thức của mình thành trí tuệ rồi không? Có phải trí tuệ đã xuất hiện rồi không? Tại sao nên chuyển hóa thành Đại Viên Cảnh Trí và Bình Đẳng Tánh Trí? Đó là những điều Sư phụ sẽ nói với mọi người tiếp theo vào lần sau: Nên làm thế nào để có được trí tuệ vĩ đại, dùng trí tuệ vĩ đại để bao dung và giải quyết những phiền não trên thế gian. Tứ Trí - Trí tuệ này là bốn loại trí tuệ, xuất phát từ Phật tánh, vậy nếu quý vị có thể chuyển hóa được thức thứ tám - tức là nếu quý vị có thể chuyển hóa mọi phiền não trên thế gian thành trí tuệ, chẳng phải là quý vị đã có được Bồ-đề tâm ở chốn nhân gian rồi sao?Mỗi lần như vậy, sau cùng Sư phụ sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện. Điều mà Sư phụ muốn nói với mọi người hôm nay chính là một trong những đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại, ông là một người đáng kính tên là Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già (Suddhipanthaka), nhiều người đã nghe nói đến và Sư phụ dường như đã kể sơ về câu chuyện này qua rồi. Câu chuyện hôm nay thú vị hơn và được kể dưới hình thức mở rộng. Mọi người đều quen thuộc với câu chuyện này, chúng ta đều biết Đức Phật có một đệ tử như vậy, người đệ tử này sau này được gọi là Tôn Giả, hay còn gọi là Bàn Đặc. Vị Tôn Giả này thực ra từ nhỏ đã tương đối ngu ngốc, cha vị Tôn giả này là một nô lệ mù chữ, nhưng điều kỳ lạ là mẹ của Tôn giả lại là con gái của một trưởng lão giàu có quyền lực và lại được giáo dục tốt.Khi mẹ Tôn giả sắp sinh, bà nhớ mẹ bà đến nỗi bất chấp tất cả để trở về quê hương xa xôi. Khi sắp về đến nhà mẹ, không ngờ đột nhiên chợt cảm thấy đau bụng không chịu được, vội vàng tấp vào bên vệ đường. Không lâu sau, một bé trai da trắng và mập mạp ra đời, Bàn Đặc đã đến thế giới này trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Đáng tiếc đứa bé này từ nhỏ đã là một đứa trẻ đần độn ngu ngốc, rất nhiều chuyện cơ bản trên đời nó chẳng hiểu chút nào cả. Nhưng sau này, ông may mắn được gặp Đức Phật và xuất gia học Đạo. Bởi vì bản tính của ông tương đối đần độn, Đức Phật rất từ bi và dạy bốn câu kệ cho ông, nhưng thậm chí ông không thể niệm thuộc được bốn câu kệ đó.Để giáo hóa người đệ tử đặc biệt này, nên Đức Phật đã mở rộng phương tiện cho ông. Thấy Bàn Đặc đang quét nhà, Đức Phật chỉ vào cây chổi và nói: "Này Bàn Đặc, từ nay về sau, khi ngươi quét nhà, hãy niệm từ "quét bụi" trong khi quét nhé. Nếu ngươi có thể nhất tâm chuyên niệm thì tự nhiên sẽ niệm được lợi ích thôi."Lúc đầu, khi Bàn Đặc niệm từ "quét bụi", ông ấy thường niệm "quét" mà quên "bụi", và khi niệm "bụi" ông ấy lại quên niệm "quét". Đối với người hoàn toàn không có trí nhớ gì như Bàn Đặc, tất cả những ai nhìn thấy ông đều thì thầm, cười nhạo và lắc đầu.Một ngày nọ, hoàng tử Kỳ Vực mời Đức Phật và các đệ tử của Ngài vào cung để nhận cúng dường (ngày xưa, nhiều quý tộc hoàng gia đã mời pháp sư vào cung để cúng dường họ, đó là một điều rất cao quý), họ đã cố tình từ chối Bàn Đặc tham dự và không cho ông đi. Khi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà vua Kỳ Vực để nhận cúng dường, chủ nhà theo phong tục của vùng nhiệt đới Ấn Độ, mang ra một chậu nước để khách rửa chân trước khi mời khách. Nghi thức này được gọi là "hành thanh tịnh thủy" (tức là mọi người rửa chân sạch sẽ. Trong hệ thống tu viện cũ, sau khi rửa chân đi ngủ, nên rửa chân sạch sẽ và loại bỏ hết bụi bẩn). Hoàng tử Kỳ Vực đem nước đến dâng Đức Phật nhưng Đức Phật từ chối. Hoàng tử Kỳ Vực rất ngạc nhiên và hỏi: "Thưa Đức Phật, tại sao ngài không nhận nước tinh khiết?"Đức Phật nói: "Trong số những người đến nhận cúng dường, Tỳ kheo Bàn Đặc có mặt ở đây không?"Hoàng tử Kỳ Vực trả lời: "Thưa Đức Phật, Tỳ kheo Bàn Đặc thậm chí không thể phát âm hai từ "quét bụi". Ông ta còn tệ hơn cả một người chăn cừu, nên chúng tôi đã không mời ông ấy đến."Đức Phật dạy: "Không, Phật giáo là bình đẳng, là không có cao thấp hay khác biệt. Nếu Ngài không mời Bàn Đặc, thì ta cũng không nhận nước". Đức Phật cũng từ chối chấp nhận nghi thức này.Hoàng tử Kỳ Vực biết rằng không được phép làm trái ý Đức Phật và ra lệnh: "Nào, đi, nhanh lên, nhanh lên, đi mời Tôn giả Bàn Đặc đến cho ta." Hoàng tử liền sai cấp dưới đi mời. Chẳng lâu sau, Đức Phật rất vui mừng khi thấy Bàn Đặc đến và yêu cầu Tôn giả A-nan đưa cho ông thụ bát (tức là đưa cho ông một cái bát khất thực để ăn và nhận cúng dường). Bàn Đặc rất thật thà và trong sáng nên vui vẻ nhanh chóng đứng dậy (như thể rất tôn trọng, khi có người đưa đồ cho mình thì ông ấy sẽ đứng lên cảm ơn). Nhưng Đức Phật nhìn thấy ông và nói: "Ông hãy ngồi xuống, không cần phải đứng lên, ngồi xuống là được rồi." Đức Phật có mục đích riêng của Ngài, bởi vì Bàn Đặc đã xuất gia sớm hơn A-nan.Đức Phật biết chỗ ngồi của Bàn Đặc rất xa với mình (tức là rất xa phía sau), và việc trả lại bát cho Đức Phật sau khi ăn thực sự không dễ dàng nên Đức Phật bắt đầu giúp ông (thực ra Đức Phật chỉ muốn mọi người tôn trọng Châu Lợi Bàn Đà Già). Khi đó Bàn Đặc đã dựa vào năng lượng mà Đức Phật ban cho mình lúc đó là năng lực uy thần của Đức Phật (vì vậy đôi khi đứa trẻ ngốc hơn một chút thì có thể dễ dàng tiếp nhận được khối năng lượng, đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, đứa trẻ có đầu óc thẳng thắn, ít khôn vặt, rất dễ tu thành. Khi ông tiếp nhận lấy, liền cảm nhận được năng lượng của Bồ Tát). Trước khi người khác chú ý, thì "vù", chiếc bát đã được trao đến tay Đức Phật (nghĩa là cái bát ông đã ăn xong, khi Đức Phật vừa đưa tay ra thì nó bay đến và được trao qua tay). Hiện tượng kỳ lạ này khiến tất cả mọi người phải quay lại nhìn, đặc biệt là Hoàng tử Kỳ Vực, ông vội vàng tiến tới, khi nhìn thấy Bàn Đặc có thần thông này, ông quỳ xuống trước mặt Tôn giả Bàn Đặc và sám hối, sau đó phong làm khách quý.Bàn Đặc tuy ban đầu ngu ngốc nhưng lại có tính kiên cường và kiên trì, sau sáu năm, ông không chỉ đọc thuộc lòng nhiều chữ mà còn không nản lòng khi bị người khác cười nhạo, ông coi việc chế nhạo là tiêu trừ nghiệp chướng cho mình: "Các người cười nhạo tôi là các người đang tiêu trừ nghiệp chướng cho tôi". Tâm trí ông thay đổi, ông dần dần tỉnh táo, tu hành ngày càng tốt hơn, không còn bị tán loạn nữa, cho đến một ngày ông khai ngộ và chứng được thánh quả. Từ đó, tâm linh trí tuệ được khai mở, ông có thể hiểu được những giáo lý đạo Phật vi tế và sâu sắc, ông có thể hiểu được những lời dạy Pháp thâm sâu của Đức Phật. Những người trước đây coi thường ông dần bắt đầu tôn trọng ông và không còn cười nhạo ông nữa.Tôn giả Bàn Đặc có lần theo Đức Phật và bốn trăm chín mươi chín vị đệ tử của Ngài đến nhận cúng dường từ vua A-nậu-đạt. Đi đến ao A-nậu-đạt, Đức Phật căn dặn các đệ tử: "Mỗi người uống một ít nước tám công đức trong ao, vì sau khi uống nước tám công đức các ngươi có thể biết được ngay cảnh tượng kiếp trước của mình". Lúc này, Đức Phật để các đệ tử lần lượt kể lại cho đại chúng nghe những gì họ đã thấy ở kiếp trước sau khi uống nước.Khi đến lượt Bàn Đặc, ông tuân lời và giải thích lý do tại sao mình lại ngu dốt đến như vậy. Ông nói: "Thưa đại chúng, nhiều kiếp trước, tôi là một người chăn nuôi lợn. Một ngày nọ, tôi đang lùa một đàn lợn ra chợ bán. Đi được nửa đường, bị một con sông cản trở. Để bắt kịp phiên chợ buổi sáng, tôi Không thể dừng lại, tôi dùng dây thừng trói từng con lợn lại, nhưng sợ chúng hét ầm ĩ trên sông nên tôi dùng vải bông bịt chặt miệng từng con lợn một. Tôi dùng tay siết chặt sợi dây rồi từ từ qua sông, khi tôi đã tới bờ và kéo đàn lợn lên, vì miệng lũ lợn này bị tôi dốt nát bịt chặt bằng vải bông nên chúng không thở được, khi qua được giữa sông, một đàn lợn sống sờ sờ đã bị chết ngạt, lợn chết ra chợ bán rất khó, nên tôi mất hết toàn bộ vốn liếng, từ đó cuộc sống của tôi rất khốn đốn, tôi thường xuyên đứng thẩn thờ bên bờ sông, ngơ ngác nhìn dòng nước, không nghĩ ra được lối thoát cho bản thân mình. Một ngày nọ, có một vị cao tăng đến đó, thấy tôi rất đáng thương, thuyết phục tôi xuất gia và dạy tôi cách tu hành. Khi chết tôi được sinh lên cõi trời, hưởng hết mọi phúc lành ở cõi trời, tiếp đó tái sinh vào cõi người, vì tôi bịt miệng heo, do nghiệp lực làm tổn thương nhiều sinh mệnh nên kiếp này tôi phải gánh chịu quả báo ngu dốt. Vì nhân duyên kiếp trước làm tu sĩ, nên kiếp này được gặp Phật tổ và cho đến hôm nay chứng đắc quả A La Hán."Câu chuyện này dạy cho chúng ta biết rằng, trong đạo Phật, ngu dốt cũng được, nhưng chúng ta phải chân thành, tử tế, giản dị và biết giữ giới. Chỉ cần chúng ta dùng những nhân duyên tốt lành trong tâm mình để tinh tấn tu Phật pháp và giữ chặt thân, khẩu, ý của mình cho tốt thì chắc chắn Bồ Tát sẽ đến cứu độ chúng ta.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me