Bach Thoai Phat Phap
⭐ BTPP - Tập 55 :NHỮ TÂM BỔN TÁNH QUÁN TỰ TẠI
(QUÁN TỰ TẠI BỔN TÁNH CÓ TRONG TÂM MỖI QUÝ VỊ)
29/4/2020Sư phụ nói với mọi người, con người chúng ta rất đáng thương, người bệnh suốt ngày muốn tìm lại sức khỏe, người thất nghiệp suốt ngày muốn tìm được việc làm, người đau buồn luôn nghĩ "Tôi muốn tìm thấy hạnh phúc", người thất vọng luôn hy vọng có được cơ hội xoay chuyển, để có thể tìm lại được hy vọng cho riêng mình. Hầu như suốt cuộc đời, chúng ta bận rộn tìm kiếm sự nghiệp, bạn bè, sự giàu sang và danh lợi, thậm chí có thể tìm kiếm cả đời nhưng vẫn không tìm được thứ mình mong muốn. Kỳ thật tìm tới tìm lui, chúng ta nên tìm ra bổn tánh của chính mình, đó mới là điều quan trọng nhất, đó là gốc rễ trị tâm của chúng ta. Nếu quý vị không tìm thấy lương tâm của mình, không tìm thấy Phật tánh của mình, quý vị sẽ mất đi sức khỏe, mất đi sự nghiệp, có hạnh phúc nhưng cũng sẽ phải chịu nhiều đau khổ hơn. Chúng ta phải học cách thành tựu vị Phật chân thật trong tâm mình. Có một bài kệ:
Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp,
Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu."
Nghĩa:
"Phật ở Linh Sơn có xa đâu
Linh Sơn ở ngay trên cái đầu
Ai ai cũng có Linh Sơn tháp
Muốn tu nhìn vào đó mà cầu."
Chính là nói cho chúng ta biết, Phật ở nơi đâu? Ở ngay trong bổn tánh của chúng ta. Chúng ta đi cầu xin người khác, học hỏi người khác, thật ra ở sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta có một tháp Linh Sơn, một khi quý vị cầu xin tháp Linh Sơn này thì sẽ được linh ứng, chỉ cần chăm chỉ tu hành công đức tại tháp Linh Sơn của quý vị, thì quý vị sẽ được viên mãn ở nhân gian."Nhữ tâm bổn tánh quán tự tại, cửu thức Phật tâm tàng chân đế" (Quán tự tại bổn tánh có trong tâm mỗi quý vị, đạo lý của Phật tâm ẩn náu trong thức thứ chín của quý vị). Mấy câu kệ này nhằm nói cho chúng ta biết rằng, bản thân con người vốn đã có một vị Phật nguyên thủy, gọi đó là Phật tự tánh, nhưng tại sao chúng ta lại không tìm thấy, mà chúng ta lại trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức truy đuổi những dục vọng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", và đã đánh mất đi hy vọng của mình? Con người chúng ta rất đáng thương, ở ngoại cảnh tìm kiếm hết thảy mọi thứ bên ngoài, nhưng lại xem nhẹ báu vật bản chất bên trong của chính mình, sống trên cõi đời trống rỗng mấy chục năm cũng không tìm thấy được cái "tôi" chân chính của mình ở nơi nào, ngay cả chính mình cũng không biết cái "tôi" đó ở nơi đâu, sống trong cái tôi giả tạo này, mỗi ngày vì thể diện, vì hư vọng, đi đấu với người, đi tranh với người, điều này cho thấy chúng ta không hiểu về đạo Phật.Vì vậy, chúng ta phải là người có trí tuệ và đức năng, người có trí tuệ có thể an bài tốt tâm thái của mình, người có đạo đức có thể an bài tốt mối quan hệ của mình với người khác, phải tìm kiếm Phật tánh thực sự của mình trong tâm, có thể thành tựu được chân Phật trong tâm mình, thì quý vị phải thắp sáng ngọn đèn Phật trong tâm. Người hiện đại thường xuyên nhấn mạnh thanh lọc môi trường và thanh lọc xã hội, thực ra điều quan trọng nhất là bắt đầu từ thanh lọc bản thân và thanh lọc tâm hồn, cho nên "Pháp Môn Tâm Linh" chính là bắt đầu từ việc thanh lọc Phật tánh của tâm hồn. Tâm của chúng ta thường bị che mờ bởi ngu si, hắc ám, vô minh, phiền não ở thế gian, trong tự tánh của mỗi người đều có một ngọn đèn tâm, chúng ta phải thắp sáng ngọn đèn tâm này, để nó có thể chiếu ra ánh sáng trí tuệ và ánh sáng quang minh của Bát Nhã, thì mới có thể xua đuổi sự vô minh và phiền não ra khỏi thân mình. Một người có trí tuệ, làm sao có thể có phiền não? Một người có trí tuệ nhất định sẽ có Bát Nhã. Hãy thử nghĩ xem, rất nhiều người khi nghĩ không thông điều gì, liền không chịu buông xuống, muốn giữ thể diện, có đôi khi chỉ cần nói với người khác một câu "Xin lỗi, tôi làm sai rồi", thì chuyện này lập tức sẽ được giải quyết, không cần phải mang gánh nặng, một ngày, hai ngày, ba ngày … hành hạ tâm hồn mình như vậy. Một lời nói có thể hóa giải được oán kết, một nụ cười có thể giải quyết được những phiền não. Mọi người luôn chú trọng đến vẻ đẹp thẩm mỹ hay hình thể của mình mà quên làm cho trái tim mình trở nên đẹp đẽ và nhân hậu. Khi quý vị thắp lên ánh sáng Phật trong tâm, thì quý vị chính là tâm hồn đẹp.Phải chữa lành bệnh trong tâm. Khi thân thể có bệnh thì cần đi khám bác sĩ, khi có bệnh về tinh thần, có người thì cầu thần, bói toán, có người đi khám bác sĩ tâm lý, thật ra khi quý vị nghĩ không thông, đến tột cùng, thì cởi chuông vẫn phải là người buộc chuông, quý vị phải làm bác sĩ của chính mình, bởi vì bệnh trong tâm quý vị, chỉ có bản thân quý vị hiểu rõ nhất, người khác có mấy ai có thể hiểu được trong lòng quý vị nghĩ gì? Cho nên Phật nói, tất cả các pháp vì trị tất cả tâm; Nếu không có tất cả tâm thì cần gì có tất cả các pháp? Trên thực tế Phật pháp chính là vì trị tâm của chúng ta mà đến, Phật Tổ nói chính là muốn trị 84.000 loại bệnh phiền não của chúng sinh, bởi vì chúng ta có 84.000 loại bệnh phiền não, cho nên mới sinh ra 84.000 pháp môn. Phải cần tu Giới-Định-Tuệ, để diệt trừ ba độc Tham-Sân-Si. Phải biết dùng giới để trị tham, dùng định lực của bản thân để trị tâm sân hận, dùng trí tuệ để trị ngu si của chính mình, như thế thân tâm của quý vị mới có thể giải thoát, trí tuệ của quý vị mới có thể tràn đầy.Chúng ta phải khai thác kho báu bên trong thân mình. Tài phú trong xã hội, tài phú của con người là ở bên ngoài và có thể biến mất mọi lúc mọi nơi, do nước, lửa, trộm cắp, một số chuyện bất ngờ xảy ra, hoặc là con cháu bất tài, nên những của cải bên ngoài này không thể giữ lại mãi mãi. Và sự giàu có bên trong của chúng ta, đó là thứ mà người khác không bao giờ có thể lấy đi được và cũng là sự giàu có quý giá mà chúng ta sẽ không bị mất đi. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như quý vị có lòng tín ngưỡng, gặp phải chuyện gì đều rất vui vẻ, và nói: "Tôi tin Quán Thế Âm Bồ Tát có thể cứu tôi", người khác có thể lấy đi được không? {Cùng gặp phải một sự việc}, khi người khác đang đau khổ, quý vị sẽ đặc biệt vui mừng, bởi vì trong lòng quý vị luôn có niềm tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi người khác đang đau khổ, thì trí tuệ Bát Nhã của quý vị sẽ giúp cho quý vị nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề. Quý vị có được trí tuệ Bát Nhã, trong khi người khác không có, thì họ có thể lấy đi được trí tuệ Bát Nhã của quý vị không? Lòng từ bi của quý vị, đạo đức của quý vị, tinh tấn của quý vị, hỷ xả của quý vị, là thứ mà người khác có thể có được không? Đó là những gì quý vị nên có cho mình. Tâm từ bi của quý vị sẽ giúp quý vị có được nhiều vật chất ở nhân gian hơn, tâm tinh tấn của quý vị sẽ giúp quý vị có được nhiều nhân duyên hơn, cho nên tất cả đều là do bản thân tạo thành.Những của cải quý giá này còn chứa đựng cảm giác hổ thẹn. Nếu người có tâm hổ thẹn, thì họ sẽ không cống cao ngã mạn, luôn cảm thấy có lỗi với người khác, luôn cảm thấy "Tôi vô cùng hổ thẹn, tôi làm không đủ tốt, tôi nên học tập người khác", "Hiện tại tôi tiếp nhận cúng dường, cảm thấy rất buồn vì mình chưa đủ tốt", vì tâm hổ thẹn của quý vị sẽ khiến quý vị tinh tấn mà nỗ lực thành Phật.Bồ Tát cho chúng ta hiểu rằng của cải trong tâm chúng ta là “lấy không hết, dùng không cạn”. Quý vị muốn có bao nhiêu của cải tùy thuộc vào việc quý vị muốn đào sâu nội tâm mình đến mức nào. Sống trên đời, có người chuyên tâm tìm lối thoát, có người lại thường xuyên bới móc người khác, tìm tới tìm lui, cuối cùng lại tìm phiền phức và đau khổ cho chính mình. Chỉ khi tìm thấy được kho báu trong tâm mình, thì trong lòng của quý vị mới có thể cởi mở và sống cuộc sống của mình một cách an yên. Bất luận là cuộc sống như thế nào, chỉ cần có Phật pháp bên cạnh, thì tâm của quý vị mới có thể tĩnh và ý của quý vị mới có thể tự tại.Chúng ta học Phật tu tâm, ai cũng biết mình cần buông xả, rất nhiều người thưa với thầy: "Đi đâu người ta cũng bảo buông bỏ". Việc buông bỏ này không hề dễ dàng, nghe rất đơn giản, nhưng không ai biết phải buông bỏ điều gì. Sư phụ nói với mọi người, buông bỏ, đó là một loại cảnh giới. Trước hết quý vị phải hiểu rõ, đạo Phật rốt cuộc là dạy chúng ta buông bỏ điều gì và quý vị phải biết buông bỏ điều gì. Có người hỏi: "Tất cả mọi thứ ở nhân gian, nếu như tôi đều buông bỏ hết, vậy thì tôi chẳng còn gì cả. Tại sao Phật pháp thường bảo chúng ta buông xuống vạn duyên? Nếu như chúng ta học Phật buông xuống tất cả duyên phận, chúng ta có thể làm được gì?". Một số người cho rằng Phật giáo dường như luôn khiến con người có khuynh hướng tiêu cực “Bạn buông xuống, đừng đi nữa”. Luôn luôn có người hiểu sai Phật pháp: Nếu như buông hết mọi thứ, tiền cũng không cần nữa, thức ăn và quần áo cũng không cần nữa, công việc cũng không cần nữa, nhà cũng không cần nữa. Nếu tôi có thế giới nhỏ bé của riêng mình, chẳng phải thế giới đó sẽ kết thúc sao? Sư phụ nói với mọi người, đây là một loại thành kiến. Phải hiểu được ý nghĩa thực sự của việc buông bỏ: Nếu quý vị buông bỏ mọi thứ, nó sẽ kết thúc và chấm dứt; nếu quý vị không thể buông bỏ bất cứ thứ gì, nó cũng sẽ kết thúc và chấm dứt. Đầu tiên phải hiểu được thế sự vô thường, hết thảy đều là thành trụ hoại không. Rồi có người hỏi: "Rốt cuộc chúng ta nên buông hay là không nên buông?" Kinh Phật từng dạy chúng ta rằng, muốn học Phật thì phải biết thay thế sự vật. Lấy một ví dụ đơn giản, một người ăn xin vừa mới xin được rất nhiều đồng xu từ trên tay của người khác, anh ta đang cầm những đồng tiền trên tay, quý vị nói xem, anh ta có cam lòng sẵn sàng bỏ những đồng xu vừa mới xin được xuống không? Câu trả lời: Chắc chắn là không. Chúng ta có phải là những người như thế không? Khi chúng ta nhận được một chút lợi lạc từ thế gian, dù có nắm trong tay thì chúng ta cũng không buông bỏ. Quý vị lấy một hòn đá và nói với người ăn xin rằng: "Tôi đổi đồng xu của ông được không?" người ăn xin chắc chắn sẽ nói: "Không được!". Tại sao vậy? Đồng xu có giá trị hơn. Nếu hôm nay quý vị cầm một khối vàng, quý vị đi đổi với người ăn xin, người ăn xin nhất định sẽ đổi với quý vị. Mọi người nghĩ xem, tại sao lại thế này? Bởi vì vàng có giá trị hơn.Từ đạo lý này, Sư phụ có thể nói cho mọi người biết, muốn buông bỏ, phương pháp đơn giản nhất chính là thay thế. Có tất cả những lý do khiến chúng ta không thể buông bỏ thế gian này: Bởi vì con người có tấm lòng ích kỷ, không đạt được điều gì tốt đẹp hơn nên không thể buông bỏ. Khi quý vị không nhận được những lợi ích tốt hơn, quý vị không thể buông bỏ được những lợi ích trước mắt. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ với năng lượng tích cực, nếu như hiện tại quý vị dùng thức ăn chay để thay thế thức ăn mặn, quý vị hãy nghĩ xem, chẳng phải quý vị vừa đặt con dao đồ tể xuống rồi sao? Những gì quý vị nhận được là lòng từ bi. Nếu quý vị thay thế sự đòi hỏi bằng sự bố thí, buông bỏ lòng tham, đồng nghĩa với việc quý vị thay thế tật xấu tham lam bằng niềm tin (tín Phật) của mình. Nếu quý vị dùng tín ngưỡng Phật để thay thế sự trống rỗng, ví dụ như quý vị thường cảm thấy rất cô độc khi ở nhà, đột nhiên học Phật rồi, thì quý vị sẽ buông bỏ được nỗi cô đơn khi ở nhà đó. Nếu như hôm nay quý vị gặp phải rất nhiều chuyện phiền não, mà không nghĩ thông được hoặc khi quý vị muốn làm những điều ngu ngốc, thì trí tuệ đột nhiên đến với quý vị, có phải đã thay thế cho sự ngu si của quý vị rồi không? Quý vị liền buông bỏ cố chấp. Đây chính là trí tuệ đang không ngừng chuyển đổi tham, sân, si, mạn, nghi trên người quý vị, nếu quý vị dùng Chánh niệm thay thế tạp niệm trong lòng, thì quý vị sẽ buông bỏ được vọng tưởng. Tại sao quý vị lại nghĩ về những điều không thể nghĩ tới? Đó là vọng tưởng. Khi quý vị muốn có được, quý vị dùng Chánh niệm "Việc này tôi làm rồi, nhất định sẽ có thiện báo", vậy thì quý vị sẽ buông bỏ được vọng tưởng. Rất nhiều người khi dùng tâm tùy hỉ của mình để thay thế sự đố kỵ, họ liền buông bỏ được phiền não. Khi quý vị dùng nhẫn nhục để thay thế sự trả thù, ví dụ như quý vị hận người khác, quý vị rất muốn trả thù, nhưng cuối cùng quý vị đã chịu đựng và buông bỏ sân hận. Khi quý vị dùng lòng từ để thay thế tham ái, thì quý vị sẽ buông bỏ được nỗi đau trong lòng. Nếu quý vị không biết cách nhấc lên, quý vị sẽ không hiểu ý nghĩa của việc buông xuống. Quý vị muốn buông bỏ điều gì, trước tiên phải hiểu được quý vị đã đề cập đến điều gì ở thế gian.Cho nên Sư phụ nói với mọi người, dù là ăn chay, bố thí, tín ngưỡng hay trí tuệ, trong đó bao gồm Chánh niệm, tùy hỉ, thì tất cả đều là vàng bạc, phải thay thế những "đồng tiền xu" mà quý vị đang nắm chặt không buông ở nhân gian bằng việc đi sâu vào nội tâm. Dùng những trí tuệ thiện lương này để buông bỏ, biết vận dụng trí tuệ của Phật pháp, dùng trí tuệ Bát nhã thoát khỏi nhân gian để giải quyết hết thảy phiền não của nhân gian, để thay thế những tâm tham lam, sân niệm và ngu si mà quý vị đã từng có, thì đó không phải là trí tuệ Bồ Đề của quý vị sao?
(QUÁN TỰ TẠI BỔN TÁNH CÓ TRONG TÂM MỖI QUÝ VỊ)
29/4/2020Sư phụ nói với mọi người, con người chúng ta rất đáng thương, người bệnh suốt ngày muốn tìm lại sức khỏe, người thất nghiệp suốt ngày muốn tìm được việc làm, người đau buồn luôn nghĩ "Tôi muốn tìm thấy hạnh phúc", người thất vọng luôn hy vọng có được cơ hội xoay chuyển, để có thể tìm lại được hy vọng cho riêng mình. Hầu như suốt cuộc đời, chúng ta bận rộn tìm kiếm sự nghiệp, bạn bè, sự giàu sang và danh lợi, thậm chí có thể tìm kiếm cả đời nhưng vẫn không tìm được thứ mình mong muốn. Kỳ thật tìm tới tìm lui, chúng ta nên tìm ra bổn tánh của chính mình, đó mới là điều quan trọng nhất, đó là gốc rễ trị tâm của chúng ta. Nếu quý vị không tìm thấy lương tâm của mình, không tìm thấy Phật tánh của mình, quý vị sẽ mất đi sức khỏe, mất đi sự nghiệp, có hạnh phúc nhưng cũng sẽ phải chịu nhiều đau khổ hơn. Chúng ta phải học cách thành tựu vị Phật chân thật trong tâm mình. Có một bài kệ:
Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp,
Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu."
Nghĩa:
"Phật ở Linh Sơn có xa đâu
Linh Sơn ở ngay trên cái đầu
Ai ai cũng có Linh Sơn tháp
Muốn tu nhìn vào đó mà cầu."
Chính là nói cho chúng ta biết, Phật ở nơi đâu? Ở ngay trong bổn tánh của chúng ta. Chúng ta đi cầu xin người khác, học hỏi người khác, thật ra ở sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta có một tháp Linh Sơn, một khi quý vị cầu xin tháp Linh Sơn này thì sẽ được linh ứng, chỉ cần chăm chỉ tu hành công đức tại tháp Linh Sơn của quý vị, thì quý vị sẽ được viên mãn ở nhân gian."Nhữ tâm bổn tánh quán tự tại, cửu thức Phật tâm tàng chân đế" (Quán tự tại bổn tánh có trong tâm mỗi quý vị, đạo lý của Phật tâm ẩn náu trong thức thứ chín của quý vị). Mấy câu kệ này nhằm nói cho chúng ta biết rằng, bản thân con người vốn đã có một vị Phật nguyên thủy, gọi đó là Phật tự tánh, nhưng tại sao chúng ta lại không tìm thấy, mà chúng ta lại trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức truy đuổi những dục vọng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", và đã đánh mất đi hy vọng của mình? Con người chúng ta rất đáng thương, ở ngoại cảnh tìm kiếm hết thảy mọi thứ bên ngoài, nhưng lại xem nhẹ báu vật bản chất bên trong của chính mình, sống trên cõi đời trống rỗng mấy chục năm cũng không tìm thấy được cái "tôi" chân chính của mình ở nơi nào, ngay cả chính mình cũng không biết cái "tôi" đó ở nơi đâu, sống trong cái tôi giả tạo này, mỗi ngày vì thể diện, vì hư vọng, đi đấu với người, đi tranh với người, điều này cho thấy chúng ta không hiểu về đạo Phật.Vì vậy, chúng ta phải là người có trí tuệ và đức năng, người có trí tuệ có thể an bài tốt tâm thái của mình, người có đạo đức có thể an bài tốt mối quan hệ của mình với người khác, phải tìm kiếm Phật tánh thực sự của mình trong tâm, có thể thành tựu được chân Phật trong tâm mình, thì quý vị phải thắp sáng ngọn đèn Phật trong tâm. Người hiện đại thường xuyên nhấn mạnh thanh lọc môi trường và thanh lọc xã hội, thực ra điều quan trọng nhất là bắt đầu từ thanh lọc bản thân và thanh lọc tâm hồn, cho nên "Pháp Môn Tâm Linh" chính là bắt đầu từ việc thanh lọc Phật tánh của tâm hồn. Tâm của chúng ta thường bị che mờ bởi ngu si, hắc ám, vô minh, phiền não ở thế gian, trong tự tánh của mỗi người đều có một ngọn đèn tâm, chúng ta phải thắp sáng ngọn đèn tâm này, để nó có thể chiếu ra ánh sáng trí tuệ và ánh sáng quang minh của Bát Nhã, thì mới có thể xua đuổi sự vô minh và phiền não ra khỏi thân mình. Một người có trí tuệ, làm sao có thể có phiền não? Một người có trí tuệ nhất định sẽ có Bát Nhã. Hãy thử nghĩ xem, rất nhiều người khi nghĩ không thông điều gì, liền không chịu buông xuống, muốn giữ thể diện, có đôi khi chỉ cần nói với người khác một câu "Xin lỗi, tôi làm sai rồi", thì chuyện này lập tức sẽ được giải quyết, không cần phải mang gánh nặng, một ngày, hai ngày, ba ngày … hành hạ tâm hồn mình như vậy. Một lời nói có thể hóa giải được oán kết, một nụ cười có thể giải quyết được những phiền não. Mọi người luôn chú trọng đến vẻ đẹp thẩm mỹ hay hình thể của mình mà quên làm cho trái tim mình trở nên đẹp đẽ và nhân hậu. Khi quý vị thắp lên ánh sáng Phật trong tâm, thì quý vị chính là tâm hồn đẹp.Phải chữa lành bệnh trong tâm. Khi thân thể có bệnh thì cần đi khám bác sĩ, khi có bệnh về tinh thần, có người thì cầu thần, bói toán, có người đi khám bác sĩ tâm lý, thật ra khi quý vị nghĩ không thông, đến tột cùng, thì cởi chuông vẫn phải là người buộc chuông, quý vị phải làm bác sĩ của chính mình, bởi vì bệnh trong tâm quý vị, chỉ có bản thân quý vị hiểu rõ nhất, người khác có mấy ai có thể hiểu được trong lòng quý vị nghĩ gì? Cho nên Phật nói, tất cả các pháp vì trị tất cả tâm; Nếu không có tất cả tâm thì cần gì có tất cả các pháp? Trên thực tế Phật pháp chính là vì trị tâm của chúng ta mà đến, Phật Tổ nói chính là muốn trị 84.000 loại bệnh phiền não của chúng sinh, bởi vì chúng ta có 84.000 loại bệnh phiền não, cho nên mới sinh ra 84.000 pháp môn. Phải cần tu Giới-Định-Tuệ, để diệt trừ ba độc Tham-Sân-Si. Phải biết dùng giới để trị tham, dùng định lực của bản thân để trị tâm sân hận, dùng trí tuệ để trị ngu si của chính mình, như thế thân tâm của quý vị mới có thể giải thoát, trí tuệ của quý vị mới có thể tràn đầy.Chúng ta phải khai thác kho báu bên trong thân mình. Tài phú trong xã hội, tài phú của con người là ở bên ngoài và có thể biến mất mọi lúc mọi nơi, do nước, lửa, trộm cắp, một số chuyện bất ngờ xảy ra, hoặc là con cháu bất tài, nên những của cải bên ngoài này không thể giữ lại mãi mãi. Và sự giàu có bên trong của chúng ta, đó là thứ mà người khác không bao giờ có thể lấy đi được và cũng là sự giàu có quý giá mà chúng ta sẽ không bị mất đi. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như quý vị có lòng tín ngưỡng, gặp phải chuyện gì đều rất vui vẻ, và nói: "Tôi tin Quán Thế Âm Bồ Tát có thể cứu tôi", người khác có thể lấy đi được không? {Cùng gặp phải một sự việc}, khi người khác đang đau khổ, quý vị sẽ đặc biệt vui mừng, bởi vì trong lòng quý vị luôn có niềm tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi người khác đang đau khổ, thì trí tuệ Bát Nhã của quý vị sẽ giúp cho quý vị nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề. Quý vị có được trí tuệ Bát Nhã, trong khi người khác không có, thì họ có thể lấy đi được trí tuệ Bát Nhã của quý vị không? Lòng từ bi của quý vị, đạo đức của quý vị, tinh tấn của quý vị, hỷ xả của quý vị, là thứ mà người khác có thể có được không? Đó là những gì quý vị nên có cho mình. Tâm từ bi của quý vị sẽ giúp quý vị có được nhiều vật chất ở nhân gian hơn, tâm tinh tấn của quý vị sẽ giúp quý vị có được nhiều nhân duyên hơn, cho nên tất cả đều là do bản thân tạo thành.Những của cải quý giá này còn chứa đựng cảm giác hổ thẹn. Nếu người có tâm hổ thẹn, thì họ sẽ không cống cao ngã mạn, luôn cảm thấy có lỗi với người khác, luôn cảm thấy "Tôi vô cùng hổ thẹn, tôi làm không đủ tốt, tôi nên học tập người khác", "Hiện tại tôi tiếp nhận cúng dường, cảm thấy rất buồn vì mình chưa đủ tốt", vì tâm hổ thẹn của quý vị sẽ khiến quý vị tinh tấn mà nỗ lực thành Phật.Bồ Tát cho chúng ta hiểu rằng của cải trong tâm chúng ta là “lấy không hết, dùng không cạn”. Quý vị muốn có bao nhiêu của cải tùy thuộc vào việc quý vị muốn đào sâu nội tâm mình đến mức nào. Sống trên đời, có người chuyên tâm tìm lối thoát, có người lại thường xuyên bới móc người khác, tìm tới tìm lui, cuối cùng lại tìm phiền phức và đau khổ cho chính mình. Chỉ khi tìm thấy được kho báu trong tâm mình, thì trong lòng của quý vị mới có thể cởi mở và sống cuộc sống của mình một cách an yên. Bất luận là cuộc sống như thế nào, chỉ cần có Phật pháp bên cạnh, thì tâm của quý vị mới có thể tĩnh và ý của quý vị mới có thể tự tại.Chúng ta học Phật tu tâm, ai cũng biết mình cần buông xả, rất nhiều người thưa với thầy: "Đi đâu người ta cũng bảo buông bỏ". Việc buông bỏ này không hề dễ dàng, nghe rất đơn giản, nhưng không ai biết phải buông bỏ điều gì. Sư phụ nói với mọi người, buông bỏ, đó là một loại cảnh giới. Trước hết quý vị phải hiểu rõ, đạo Phật rốt cuộc là dạy chúng ta buông bỏ điều gì và quý vị phải biết buông bỏ điều gì. Có người hỏi: "Tất cả mọi thứ ở nhân gian, nếu như tôi đều buông bỏ hết, vậy thì tôi chẳng còn gì cả. Tại sao Phật pháp thường bảo chúng ta buông xuống vạn duyên? Nếu như chúng ta học Phật buông xuống tất cả duyên phận, chúng ta có thể làm được gì?". Một số người cho rằng Phật giáo dường như luôn khiến con người có khuynh hướng tiêu cực “Bạn buông xuống, đừng đi nữa”. Luôn luôn có người hiểu sai Phật pháp: Nếu như buông hết mọi thứ, tiền cũng không cần nữa, thức ăn và quần áo cũng không cần nữa, công việc cũng không cần nữa, nhà cũng không cần nữa. Nếu tôi có thế giới nhỏ bé của riêng mình, chẳng phải thế giới đó sẽ kết thúc sao? Sư phụ nói với mọi người, đây là một loại thành kiến. Phải hiểu được ý nghĩa thực sự của việc buông bỏ: Nếu quý vị buông bỏ mọi thứ, nó sẽ kết thúc và chấm dứt; nếu quý vị không thể buông bỏ bất cứ thứ gì, nó cũng sẽ kết thúc và chấm dứt. Đầu tiên phải hiểu được thế sự vô thường, hết thảy đều là thành trụ hoại không. Rồi có người hỏi: "Rốt cuộc chúng ta nên buông hay là không nên buông?" Kinh Phật từng dạy chúng ta rằng, muốn học Phật thì phải biết thay thế sự vật. Lấy một ví dụ đơn giản, một người ăn xin vừa mới xin được rất nhiều đồng xu từ trên tay của người khác, anh ta đang cầm những đồng tiền trên tay, quý vị nói xem, anh ta có cam lòng sẵn sàng bỏ những đồng xu vừa mới xin được xuống không? Câu trả lời: Chắc chắn là không. Chúng ta có phải là những người như thế không? Khi chúng ta nhận được một chút lợi lạc từ thế gian, dù có nắm trong tay thì chúng ta cũng không buông bỏ. Quý vị lấy một hòn đá và nói với người ăn xin rằng: "Tôi đổi đồng xu của ông được không?" người ăn xin chắc chắn sẽ nói: "Không được!". Tại sao vậy? Đồng xu có giá trị hơn. Nếu hôm nay quý vị cầm một khối vàng, quý vị đi đổi với người ăn xin, người ăn xin nhất định sẽ đổi với quý vị. Mọi người nghĩ xem, tại sao lại thế này? Bởi vì vàng có giá trị hơn.Từ đạo lý này, Sư phụ có thể nói cho mọi người biết, muốn buông bỏ, phương pháp đơn giản nhất chính là thay thế. Có tất cả những lý do khiến chúng ta không thể buông bỏ thế gian này: Bởi vì con người có tấm lòng ích kỷ, không đạt được điều gì tốt đẹp hơn nên không thể buông bỏ. Khi quý vị không nhận được những lợi ích tốt hơn, quý vị không thể buông bỏ được những lợi ích trước mắt. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ với năng lượng tích cực, nếu như hiện tại quý vị dùng thức ăn chay để thay thế thức ăn mặn, quý vị hãy nghĩ xem, chẳng phải quý vị vừa đặt con dao đồ tể xuống rồi sao? Những gì quý vị nhận được là lòng từ bi. Nếu quý vị thay thế sự đòi hỏi bằng sự bố thí, buông bỏ lòng tham, đồng nghĩa với việc quý vị thay thế tật xấu tham lam bằng niềm tin (tín Phật) của mình. Nếu quý vị dùng tín ngưỡng Phật để thay thế sự trống rỗng, ví dụ như quý vị thường cảm thấy rất cô độc khi ở nhà, đột nhiên học Phật rồi, thì quý vị sẽ buông bỏ được nỗi cô đơn khi ở nhà đó. Nếu như hôm nay quý vị gặp phải rất nhiều chuyện phiền não, mà không nghĩ thông được hoặc khi quý vị muốn làm những điều ngu ngốc, thì trí tuệ đột nhiên đến với quý vị, có phải đã thay thế cho sự ngu si của quý vị rồi không? Quý vị liền buông bỏ cố chấp. Đây chính là trí tuệ đang không ngừng chuyển đổi tham, sân, si, mạn, nghi trên người quý vị, nếu quý vị dùng Chánh niệm thay thế tạp niệm trong lòng, thì quý vị sẽ buông bỏ được vọng tưởng. Tại sao quý vị lại nghĩ về những điều không thể nghĩ tới? Đó là vọng tưởng. Khi quý vị muốn có được, quý vị dùng Chánh niệm "Việc này tôi làm rồi, nhất định sẽ có thiện báo", vậy thì quý vị sẽ buông bỏ được vọng tưởng. Rất nhiều người khi dùng tâm tùy hỉ của mình để thay thế sự đố kỵ, họ liền buông bỏ được phiền não. Khi quý vị dùng nhẫn nhục để thay thế sự trả thù, ví dụ như quý vị hận người khác, quý vị rất muốn trả thù, nhưng cuối cùng quý vị đã chịu đựng và buông bỏ sân hận. Khi quý vị dùng lòng từ để thay thế tham ái, thì quý vị sẽ buông bỏ được nỗi đau trong lòng. Nếu quý vị không biết cách nhấc lên, quý vị sẽ không hiểu ý nghĩa của việc buông xuống. Quý vị muốn buông bỏ điều gì, trước tiên phải hiểu được quý vị đã đề cập đến điều gì ở thế gian.Cho nên Sư phụ nói với mọi người, dù là ăn chay, bố thí, tín ngưỡng hay trí tuệ, trong đó bao gồm Chánh niệm, tùy hỉ, thì tất cả đều là vàng bạc, phải thay thế những "đồng tiền xu" mà quý vị đang nắm chặt không buông ở nhân gian bằng việc đi sâu vào nội tâm. Dùng những trí tuệ thiện lương này để buông bỏ, biết vận dụng trí tuệ của Phật pháp, dùng trí tuệ Bát nhã thoát khỏi nhân gian để giải quyết hết thảy phiền não của nhân gian, để thay thế những tâm tham lam, sân niệm và ngu si mà quý vị đã từng có, thì đó không phải là trí tuệ Bồ Đề của quý vị sao?
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me