Co Hoc Tinh Hoa
201. HAY DỞ ĐỀU DO MÌNH CẢNgười làm quận trưởng một Quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nàonói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cholà yên, thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại, xa xỉ ăn chơibạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng.Hạng bất nhân ấy, nếu còn nói phải được được với họ thì đã chả đến nỗi cónhững chuyện mất nước tan nhà.Ngày trước có đứa trẻ hát câu:Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anhThương Lang chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc.Nghĩa là: nước sông Thương nếu mà trong thì ta đem giặt dải mũ ta. Nướcsông Thương mà đuc thì ta dùng để rửa chân ta.Đức Không Tử nghe thấy bảo học trò rằng:Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt dải mũ, **cthì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ cả.Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh mìnhtrước, rồi người ngoài mới khinh sau, nhà mình tất tự hủy nhà mình trước, rồingười ngoài mới hủy sau, nước tất tự phạt nước mình trước, rồi người ngoàimới phạt sau.Cũng tức như câu ở thiên Thái giáp: "Thiên tác nghiệt, do khả vi. Tự tácnghiệt, bất khả hoặc". Nghĩa là trời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được,nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh màthoái chết được.Mạnh Tử.LỜI BÀN: Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việcđảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc,đến mất đức cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnhtrời, quy tội cho người, có biết đâu là tự mình gây nên mối họa cho chínhmình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ,thế là khiến cho người ta khinh mình, bào cho người ta phá mình, mời chongười ta đánh mình. Ôi! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự dotự mình gây nên hết cả. Nếu người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấycái nghĩa "tự thủ" để tránh lấy cái vạ "tự tác".202. NGỤY BIỆNNước Tề có kẻ thờ vua, thân được vinh hiển, nhà được sung sướng. Khivua có hoạn nạn, anh ta không chịu liều chết để cứu giúp vua.Một hôm, anh gặp bạn cũ ở đường, người bạn cũ lấy làm ngạc nhiên, hỏi:- Tôi cứ tưởng bác chết rồi, mà ra bác vẫn còn sống kia đấy ư?Anh ta thưa:- Phải, tôi còn sống chứ. Phàm đi làm tôi tớ người ta chỉ cốt có lợi, mà chếttheo người ta thì có lợi gì, cho nên tôi chả chết theo.- Bác ăn ở như thế thì còn mặt mũi nào mà trông thấy người ta dưới chínsuối nữa?- À, thế cứ như ông nói thì ra ông cho khi chết mắt đã nhắm rồi, mà vẫncòn trông thấy người ta được ư?Ôi! Những người đời chịu ơn vua, mà chẳng tuẫn nạn vua đều là kẻ đại bấtnghĩa. Thế mà khi có ai nói đến lại biện bác cái lẽ, tự cho mình là phải.Thói thường ở một nước loạn, ý nghĩ có câu nói thường hay trái nhau.Lã thị Xuân thu.LỜI BÀN: Bài này tác giả nói trung với vua đã kết luận rõ ràng ở dưới rồi.Nhưng ta còn có thể nhân đó bàn rộng ra mà nói được rằng: cái trò ở đờingười chỉ vụ lợi, thì không còn biết nghĩa là gì nữa. Hoặc khi có ai giảng giảicho, thì lại tìm câu khéo nói, viện lý sự cùn để tế toái đi cho xong, vẫn tự chomình là phải, là có lẽ.203. KHÔNG CHỊU THEO KẺ PHẢN NGHỊCHTrần Hùng lúc giết vua xong, sai sáu người dũng sĩ đến bắt Tử Uyên Thêphải theo mình.Tử Uyên Thê nói:Nhà ngươi muốn cho ta vào đảng, ý hẳn cho ta là "trí" chăng, nhưng bầytôi giết vua mà không cản được, ta chẳng phải là trí, cho ta là "nhân" chăng,nếu ta thấy lợi mà phản nước, ta chẳng phải là nhân, cho ta là "dũng" chăng,nhưng đem binh đến ăn hiếp ta, ta sợ mà theo ngươi, ta cũng chẳng phải làdũng.Ví bằng ta không có ba điều ấy, ta về phe với ngươi thì có bổ ích gì chongươi. Ví bằng ta có ba điều ấy, thì đời nào ta theo ngươi mà ngươi dỗ.Trần Hằng bèn tha Tử Uyên Thê.Tân TựGIẢI NGHĨA:- Trần Hằng: người quyền thế thời Xuân Thu giết vua Giản Công nước Tề,lập vua Bình Công.- Tân Tự: sách của Lưu Hướng, người đời nhà Hán soạn.LỜI BÀN: Trần Hằng mà dụ Tử Uyên Thê vào đảng là có ý mong cậy TửUyên Thê về sau này nhiều lắm. Không ngờ Tử Uyên Thê đáp hắn mà thực làngười đủ trí, nhân, dũng thì bao giờ dỗ được, mà nếu hắn là người trí, nhân,dũng đều không có thì dỗ hắn về làm chi! Câu đáp thật khéo, thật có ý nghĩađủ làm cho Trần Hằng suy nghĩ cả đôi đường mà phải thôi dỗ ngay khôngcon do dự gì nữa.204. CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜICư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời.Bậc thánh hiền xử với người đời không có giây phút nào là rời bỏ đượccách ôn hòa, trung hậu, nên mới có câu:Phiếm ắt chúng, nghĩa là rộng yêu tất cả loài người;Hòa nhi bất đồng, nghĩa là xử với người hòa hợp mà không a dua pheđảng;Hòa nhi bất lưu, nghĩa là xử với người hòa nhã mà không đua theo quátrớn;Quần nhi bất đảng nghĩa là liên hợp với mọi người cho nhân quyền màkhông vào bè kết đảng với ai cả;Chu nhi bất tị nghĩa là công bình mà chẳng thiên tư;Từ tường khải dị nghĩa là nhân đức, êm ái, vui vẻ, dễ dàng.Ái nhân, nghĩa là yêu loài người;Thân nhân, nghĩa là gần gụi dân và đi sát với dân, coi dân như anh em concái;Thiên hạ nhất gia, chung quốc nhất nhân, nghĩa là coi cả thiên hạ như mộtnhà, coi cả nước như một người.Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thânvới ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội. Dù cho người phươngchinh, tính nết độc lập, cũng không phải là hạng ứng dụng với đời, chẳng qualà người nhất tiết quyến giới mà thôi.Lã Khôn.GIẢI NGHĨA:- Phương chính: góc gách ngay thẳng.- Nhất tiết quyến giới: chỉ khẳng khái giỏi được một bề, một mặt.LỜI BÀN: Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loài mới sinhtươi nảy nở và phồn thịnh được. Người đối với người cũng vậy, trong giađình, ngoài thì xã hội, có "hòa khí" mới có thể sống chung với nhau mà an cưlạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực gócgách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nàothân với ta được. Không chịu được nhau, tất nhiên hay khích vắc nhau, thànhcả đôi bên không được yên vui sung sướng, mà công việc ở giữa vì thế màhỏng cả. Cho nên thánh hiền ở đời không bao giờ thế. Bao giờ cũng giữ đượccái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho ngườiđau đớn mà sinh biến. Những câu tác giả lược ra mà liệt vào bài đây thực lànhững vị thuốc rất hay để chữa cho nước có tính khắt khe, quá thẳng với đờimà hay ghét đời, chán đời vậy.205. TỰ XÉT LẠI MÌNHNgười quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm đến việc"Nhân", để tâm đến việc "Lễ".Đã là người có nhân thì yêu người, đã là người có lễ thì kính người. Màtheo lẽ thường, yêu người thì người tất yêu lại, kính người thì người tất kínhlại.Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngangngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình cón bất nhân,chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khinào họ lại ngang ngược với mình được.Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đốiđãi với mình vẫn ngang ngược như trước thì tất xét lại mình ta tuy nhân tuy lễthật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng.Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngượcvẫn như trước thì bấy giờ người quân tử nói:Hạng này thật là hạng càn dỡ. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật.Đối với loài vật thì ta còn so kể làm chi!Mạnh TửLỜI BÀN: Ai cũng đều là người cả. Nhưng người quân tử chỉ khác ngườivì cái tâm không tàn ác, không bỉ bạc. Tâm đã như thế thì thường yêu người,quý người. Yêu quý người, mà người yêu quý lại, là lý chí thường. Song ởđời có nhiều việc bất ngờ, đã không đem điều phải ăn ở lại việc phải, lại còngiở lối cuờng bạo vô lý. Thế mà người quân tử xử với bọn ngu ngoan ấy vẫnân cần tự xét mình đến ba lần thật là vẫn sẵn lòng thuơng xót, biết cách chutoàn không có ý gì tự cho mình là phải mà tuyệt bỏ người đời cả.Cái học trách kỷ, trong làm cho mình hay thêm, ngoài làm cho người dễtheo điều phải, thật là hay lắm vậy.206. KHÔNG NÊN CÂU NỆTrời không thể làm cho hoa mùa nọ nở vào mùa kia, cho nên thánh nhânkhông trái thời.Đất không có thể làm cho khí hậu xứ kia đổi thành xứ nọ, cho nên thánhnhân không trái tục.Thánh nhân không thể làm cho tay biết đi chân biết cầm, cho nên thánhnhân không làm cho trái cái tài riêng.Thánh nhân lại không có thể làm cho cá biết bay, chim biết bơi dưới nước,cho nên thánh nhân cũng không dùng cái tài riêng của người.Vì vậy, lúc nên động, lúc nên tĩnh, lúc nên tối, lúc nên sáng, ta không nêncâu nệ một đường nào thì mới là hợp đạo.Quan Doãn TửLỜI BÀNHết thảy động vật, thực vật cả đến người ta, mỗi loài mỗi giống thường cóđặc tính riêng của loài ấy, giống ấy, cách trí dù có tinh xảo cũng không thểbắt cho cả mọi loài, mọi giống cùng y như nhau cả. Suy như thế, thì bất cứ vềmặt gì tính tình, phong tục cho đến cả tôn giáo, học thuật, ta không nên câunệ chấp nhất một đường nào mà chỉ biết cái phải của ta, không rõ cái phải củangười. Ta phải có lượng rộng dong được cả một cái, bao quát được cả mọiviệc, thì ngõ hầu mới là người thông hiểu và sáng suốt vậy.207. TRI KỶThạch Phủ người nước Tề thời Xuân Thu, có tiếng là người giỏi. Anh taphải tội oan, bị giam trói. Án Tử đi chơi, gặp ở đường, tháo một con ngựađang đóng xe ra bán, để chuộc tội cho anh ta, rồi đưa lên xe đem ra về.Về đến nhà, Án Tử chẳng hỏi han gì đến, vào ngay nhà trong rồi ở mãikhông ra.Thạch Phủ tức giận bỏ đi và nói rằng từ rày không bước đến nhà Án Tửnữa.Án Tử nghe tiếng, ngạc nhiên, sử khăn áo chạy ra, tạ rằng:- Tuy tôi chẳng ra gì, song cũng vừa gỡ được tội cho ông, sao ông lại vộicự tuyệt tôi thế.Thạch Phủ nói:- Không phải. Tôi nghe người quân tử gặp phải kẻ bất tri kỉ thì phải cựcthân gặp được người tri kỷ thì được hả dạ. Tôi đã phải giam trói oan là tôigặp phải kẻ bất tri kỷ. Tôi nay gặp được ông đã biết tôi mà chuộc cho tôi khỏitội oan, thì ông là tri kỷ của tôi. Nếu tôi lại gặp phải người tri kỷ mà vô lễ thìthà rằng tôi cứ ngồi trong chỗ giam trói còn hơn.Án Tử nghe ra bèn kính trọng Thạch Phủ, rồi sau tôn Thạch Phủ làmthượng khách.Sử kýLỜI BÀNXem chuyện này ta trọng Thạch Phủ là người tinh đời và lại có tài, có khíngang nhiên nói thẳng băng mà không mất lòng ân nhân, lại còn nhân đó làmcho ân nhân biết giá trị của mình nữa. Ông vừa biết mình vừa biết người vàgiỏi cả khoa ngôn ngữ. Còn như Án Tử là người biết người mà lại có đức, cólượng. Bán ngựa để chuộc tội cho Thạch Phủ, thế là biết được anh hùng tronglúc còn trần ai và thương người như thể thương thân vậy. Phải Thạch Phủnặng lời oán trách, mà ông xử lại kính trọng bội phần, thật là ái tài như mạnh(yêu quí người hiền tài như yêu quí mạng mình). Đáng phục lắm thay! Án Tửlàm tướng nước Tề, suốt đời tận tụy quên cả bản thân; nhất là với việc bồithực nhân tài để cho có người giúp dân giúp nước, ông lại càng hết lòng lắm.208. TRỒNG KHÓ, NHỔ DỄĐiền Nhu được vua nước Ngụy tin dùng.Huệ Tử bảo Điền Nhu:- Ngươi phải khéo ăn ở với cận thần nhà vua mới được. Này xem như câydương, trồng ngang cũng mọc, trồng ngược cũng mọc, bẻ cành mà trồng cũngmọc. Giả sử mười người trồng cây dương, một người nhổ lên thì không câydương nào sống được. Thế cho nên nhiều đến mười người trồng giống thứcây dễ mọc cũng không lại được với một người nhổ là tại làm sao? - Là tạitrồng thì khó mà nhổ thì dễ. Nay ngươi muốn được vua tin dùng lâu dài,nhưng có nhiều người muốn bỏ ngươi thì ngươi nguy mất.Bách Tử Toàn ThưGIẢI NGHĨAHuệ Tử: tức là Huệ Thi, là một nhà đàm luận biện bác giỏi thời ChiếnQuốcLỜI BÀNĐược vua tin dùng thế là vua đã có lòng yêu, mà vua đã có lòng yêu thì lạicòn lo chi không giữ được địa vị vững chắc. Thế mà vị tất. Vua yêu, tuy vualà chủ nữa, nhưng cũng chỉ là một người, còn bao nhiêu người bên cạnh vua,nếu ai ai cũng ghét mình cả, thì mình không thể sao đứng lại được. Nên cái lẽtrồng khó, nhổ dễ của Huệ Tử nói với Điền Nhu là rất phải. Bài này có ý loxa trừ bỏ cái hại dèm pha.209. NGƯỜI KIẾM CỦI ĐƯỢC CON HƯƠUNgười nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chếtđược ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội giấu xác con hươu vàotrong cái hào cạn, lấy lá chuối phủ lên. Trong bụng mừng rỡ không biết thếnào mà kể.Chợt một cái, anh ta lú ngay chỗ giấu hươu, bèn cho ngay là chuyện chiêmbao. Lúc gánh củi về, anh ta đi đường thẫn thờ thở than và cứ một mình lẩmbẩm kể câu chuyện ấy.Có một người đi cạnh, nghe thấy cứ theo lời kể mà tìm được hươu, đưa vềbảo vợ rằng:- Lúc nãy anh kiếm củi mộng bắt được hươu mà không biết ở chỗ nào, bâygiờ ta tìm được thế thì hẳn là kẻ mộng thật.Vợ nói:- Hay chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được hươu. Chớ làm gì cóngười kiếm củi thật. Bây giờ anh ta bắt được hươu thật, thế là mộng anh thậtchăng.Chồng bảo:- Đây ta cứ biết được hươu là được hươu, cần gì phải biết rằng ta mộng hayhắn mộng nữa.Anh kiếm củi về nhà, trong bụng tấm tức băn khoăn về việc mất hươu.Đêm hôm ấy nằm mộng thấy chỗ mình giấu hươu và cả người đến lấy hươuấy. Sáng ra, cứ theo như mộng rồi tìm ra được, mới đem lên quan sĩ sư kiệnđể đòi lại hươu.Quan xử rằng:- Mày trước thật là bắt được hươu lại hoảng lên cho là mộng, sau màymộng tìm thấy hươu lại hoảng lên cho là thật. Còn thằng kia thật là lấy hươumà tranh nhau với mày thì vợ nó lại tưởng là mộng được hươu của người tachớ không ai bắt được hươu thật, Bây giờ rõ rang là con hươu đây, thời chiađôi cho mỗi bên nửa.Cái án ấy tâu nên vua nước Trịnh.Vua nói rằng:- Hừ! Quan án cũng lấy mộng mà xử kiện con hươu ư! Rồi cho đòi thủtướng đến hỏi.Thủ tướng tâu rằng:- Mộng cùng chẳng mộng, tôi không thể phân biện được. Muốn phân biệnmộng hay giác thì chỉ có ông Hoàng Đế, ông Khổng Tử mà thôi. Bây giờkhông có hai bực ấy, thì ai phân biện ra được?Thôi, xin cứ y như lời xử đoán của quan sĩ sư là xong.Liệt TửGIẢI NGHĨATrịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh, một phần đất phủKhai Phong tỉnh Hà Nam ngày naySĩ sư: chức quan tra xét việc ngục tụngHoàng Đế: một bậc thánh đế thời cổ, thay vua Thần Nông cai trị nước TàuKhổng Tử: người nước Lỗ về thời Xuân Thu, tên là Khưu tự là Trọng Ni,ông tổ nho họcLỜI BÀNĐánh chết được con hươu thật lại đem giấu cẩn thận, vì quên mất chỗ giấumà cho là mộng. Thế là thực mà hóa ra mộng. Nghe lỏm rồi tranh lấy hươucủa người đem về tận nhà khoe với vợ. Thế là mộng hóa ra thực! Ôi! Như thếthì chẳng ra sự mộng và sự thực không có gì để phân biệt tách bạch hẳn ra ư.Hay ở đời có lắm cái như thực mà là mộng cả, lại có lắm cái tưởng mộng màthực cả. Tác giả chính có ý muốn bày tỏ sự mộng, sự thực ở đời là như thế.Nhà Phật còn có cả cuộc đời là một giấc mộng nữa là những việc vụn vặthàng ngày.Còn câu cuối bài, tác giả có ý bác Hoàng Đế và ông Khổng Tử cứ nhưmuốn giáo hóa người đời, cho ở đời cái gì cũng là thực cả.Tự xưa đến nay, ở đâu mà chẳng là thật, việc gì mà chẳng là chiêm bao,chẳng qua như chuyện được hươu mất hươu, tìm thấy hươu, kiện nhau hươu.Nghĩ cho cùng, tưởng cũng buồn cười.210. HỎI THĂM DÂNVua nước Tề sai sứ đem thư sang hỏi thăm bà Uy Hậu nước Triệu.Sang đến nơi, sang đến nơi bà Uy Hậu chưa xem thư đã hỏi sứ giả rằng:- Năm nay không mất mùa chứ? Dân bình yên chứ? Vua cũng mạnh khỏechứ?Sứ giả nghe hỏi không bằng lòng, nói rằng:- Tôi vâng mệnh vua nước tôi sang sứ bên này, thái hậu không hỏi đến vuatôi, lại hỏi thăm mùa màng với dân sự trước, thế chẳng ra tôn trọng kẻ hènhơn người sang ư?Uy Hậu bảo:- Không phải. Nếu không có mùa màng thì lấy đâu có dân, không có dânthì lấy đâu có vua. Cho nên ta hỏi mùa màng và nhân dân trước. Ai lại bỏ gốcmà hỏi ngọn bao giờ!Nói xong, Thái hậu lại hỏi luôn rằng:- Chung Li Tử là xử sĩ bên ấy vẫn được bình yên đấy chứ? Người ấy cólương ăn cũng thế, không có lương ăn cũng thế, có áo mặc cũng thế, khôngcó áo mặc cũng thế, ấy là người giúp vua mà nuôi dân đấy, sao đến bây giờchưa triệu ra làm quan? Cả Nghiệp Dương Tử bên ấy vẫn bình yên đấy chứ?Người ấy thương xót kẻ quan quả chu tuất, kẻ có độc, chuẩn tế kẻ khốn cùng,giúp đỡ kẻ túng bấn, thế là người ta giúp vua để sinh tức cho dân, sao đến bâygiờ còn chưa triệu ra làm quan? Người con gái Bắc cung tên là Anh Nhi Tửvẫn bình yên đấy chứ? Người ấy bỏ cả đồ trang sức đến già không lấy chồngđể nuôi cha mẹ. Ấy là người ta làm gương cho dân bắt chước ăn ở với cha mẹcho có hiếu, sao đến bây giờ vẫn chưa cho người ấy vào chầu? Nếu hai ngườixử sĩ ấy không được làm quan, người con gái ấy không được vào chầu, thìlàm vua nước Tề sao trị vạn dân được! À mà thằng Tử Trọng ở Ô Lăng vẫncòn đấy chứ? Người ấy trên không làm tôi vua, dưới không trị việc nhà, giữakhông kết giao với ai. Thế là người ấy dạy dân làm điều vô dụng, sao đến bâygiờ vẫn còn chưa giết đi?Thái hậu hỏi mấy câu chuyện xong rồi mới xem đến thư.GIẢI NGHĨATề: tên nước lớn trong bảy nước thời Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh SơnĐông bây giờUy Hậu: mẹ của Uy Vương, bấy giờ bà có dự triều chínhTriệu: tên một nước lớn thời Chiến Quốc, ở vào phía nam tỉnh Trực Lệ,phía bắc Tỉnh Sơn Tây bây giờXử sĩ: người hiền tài ẩn cư một chỗQuan quả: quan: người góa vợ, quả:người góa chồngChẩn tế: cứu giúp kẻ đói khổLỜI BÀNNước lấy dân làm gốc. Dân không đủ ăn thì nước nguy cho nên dân sinh làviệc trọng. Dân không an cư thì nước loạn, cho nên trị an là việc cần. Bà UyHậu hỏi hai việc này trước, rồi hỏi thăm vua sau là có ý quí dân lắm. Rồi bàhỏi đến hai người xử sĩ, một người hiến nữ, là mong cho dân có được nhân tàiđể lãnh đạo. Bà hỏi đến một tên tiểu nhân là ngại cho dân lỡ phải quân gianác cổ hoặc làm càn, thủy chung câu nào bà hỏi cũng chú trọng về dân, cònvua thì hỏi qua, thật là một tay thấu hiểu việc trị nước, ám hợp với cái ýtưởng của ông Mạnh là: "Dân vi quý, xã tắc thí chi, quân vi khanh" vậy.211. DÂN QUÍ NHẤTNước mà trông cậy để vững bền được là nhờ ở ba thứ:Một là dân; hai là xã tắc; ba là vua.Đem ba điều ấy so sánh với nhau, dân tuy không có thế đáng tôn, nhưng cóhình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quí nhất.Xã tắc là thổ thần và cốc thần tí hộ cho dân được yên, được sống nhưngcũng vì dân mới đặt ra, thì chẳng chúng ta bì với dân được. Vậy xã tắc còn làđáng quý thứ hai.Vua chúa tuy kể cả thần, kể cả dân nhưng kỳ thực cũng phải nhờ lòng dâncó yêu mến, xã tắc có yên ổn thì vua mới lâu dài được. Thế thì vua ví vớidân, với xã tắc, vua không trọng lắm, nghĩa là đáng quý thứ ba.Mạnh TửGIẢI NGHĨAXã tắc: xã: nơi thờ thổ thần tức là thần giữ đất; tắc: nơi thờ cốc thần, tức làthần cho được mùa.Tí hộ: che chỡ, đỡ đần cho được bình yênLỜI BÀNNước có quân chủ, thì còn ai trọng bằng vua chúa. Tục chuộng Thầnquyền, thì còn ai sợ bằng thần thánh. Một đàn dân ngu, tha hồ mà giày xéo,bóc lột! Nhưng biết đâu dân chính là gốc của nước, có dân mới có xã tắc, códân mới có vua, nên đem so dân với vua thì dân là quý nhất, không thể khinhthường được. Ông Mạnh sinh vào thời cổ, quân chủ áp chế, mà thực đã hiểurõ cái lẽ tối tân của đời bân giờ là đời dân chủ. Dù có quân chủ chăng nữanhưng cũng là tượng trưng cho toàn dân, mà phải thực hành trọng dân quyềnthì mới hợp trào lưu tiến hóa vậy. Còn dân, cố nhiên là dân vi quý, nhưng dântrí không mở mang thì dân chủ cũng nguy hại lắm.212. NHUỘM TƠMặc Tử thấy người ta nhuộm tơ, ngẫm nghĩ than rằng:Nhuộm vào màu xanh thì hóa xanh, nhuộm vào màu vàng thì hóa vàng.Nhúng vào màu nào thì biến ra màu ấy. Năm lần nhuộm, hóa ra năm sắc, chonên nhuộm phải cẩn thận.Không những tơ nhuộm như vậy. Người ta tiêm nhiễm nhau cũng thế, bạnvới người hay thì hóa hay, bạn với kẻ dở thì hóa dở. Vinh hay nhục quan hệ ởnhững người bạn mình hay giao du.Mặc Tử.GIẢI NGHĨA:- Mặc Tử: người nước Lỗ thời Chiến quốc, họ Mặc tên Địch, làm quan đạiphu nước Tống, xướng ra học thuyết "Kiêm ái"LỜI BÀN: Bài này ý tưởng không có gì là cao lạ, chẳng qua cũng chỉ nóiđến sự giao du làm cho người ta chóng giống tính những người mình hằng đilại với nhau. Nào "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng" (hoặc: gần son thì đỏ),nào: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", nào: "Mày bảo tao biết mày chơi với ai,tao sẽ bảo mày là hạng người thế nào". "Vợ bắt tựa chồng, người ăn người ởgiống tông chúa nhà". "Ở nhà hàng mắm thì thối, ở nhà hàng hương thìthơm", có biết bao nhiêu câu do cái khôn ngoan của loài người đều công nhậnmột chân lý ấy cả. Sự chơi bời ở đời, gần người hay thì được hay, gần kẻ dởhóa dở cần là như thế, thành hiền còn phải nghĩ đến, huống chi là ta, lúcmuốn kết bạn bè với ai, chẳng nên cẩn thận mà kén chọn trước ru? Nói tóm,bài này khuyên người ta "chọn bạn mà chơi".213. KÉO LÊ ĐUÔI MÀ ĐITrang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc.Vua Sở sai hai quan đai phu đến ngỏ ý rằng, ý vua muốn đem việc nước lạiphiền.Trang Tử không nhìn hai quan đại phu, cứ cầm cần câu cá mà nói rằng:Ta nghe nước Sở có con thần qui chết đã ba nghìn năm mà vua còn quý,lấy khăn bọc cất vào hòm để trên miếu đường. Như con thần qui ấy chết màđể xương lại cho người ta quý hơn hay là sống mà kéo lê đuôi đi ở giữađường quý hơn?Hai quan đại phu nói:Thà rằng sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường còn hơn.Trang Tử nói:Vậy xin mời hai ngài cứ về. Ta đây cũng sắp kéo lê đuôi mà đi ở giữađường.Trang TửGIẢI NGHĨA:- Bộc: một ngành của con sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam.- Thần qui: con rùa thiêng. Rùa sở dĩ cho là con vật thiêng là vì xưa ngườita dùng để bói.- Miếu đường: nơi thờ phụng tổ tiên của nhà vuaLỜI BÀN: Hiền như Trang Tử đã đi câu trên sông Bộc là muốn an nhàkhông còn để thân bó buộc vào trong vòng danh lợi nữa. Sở Vương khônghay còn cho người cầu đến. Trang Tử hỏi chuyện con thần qui mà tức là để tỏý kiến rằng từ chối. Ôi! Bây giờ nhân đời Chiến quốc, người ta đã có câu:"Chiến quốc chi sĩ tiện" nghĩa là kẻ sĩ đời Chiến quốc hèn hạ, và đáng khinhbỉ, cho nên Trang Tử không chịu ra cũng có lẽ vậy. Lúc đời đang sôi nổi,đắm đuối về danh lợi, xâu xé tranh cướp nhau, xác người tuy còn, lòng ngườiđã chết, thì ra đua với đời chỉ ô uế đến thân. Có đâu cao thượng bằng cầm câutrên sông Bộc làm lão ngư ông sống gần tạo hóa, xa đời ô trọc lại chả nhẹnhàng cái thân ư!214. PHẢI BIẾT PHÒNG XAÔng Biển Thước đến yết kiến Hoàn Hầu nước Tề, đứng ngắm một lát, tâurằng:Vua có bệnh ở trong bì phu, không chữa sợ sau nặng.Hoàn Hầu bảo:Ta vô bệnh.Biển thước đi ra.Hoàn Hầu nói:Thầy thuốc này lý tài lắm! Muốn chữa người khỏe để lấy công.Mười hôm sau, Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu lại nói:Vua có bệnh ở gan ruột, không chữa mau sau khó lòng.Hoàn Hầu không trả lời, còn lấy làm không bằng lòng.Biển Thước đi ra.Cách mười hôm nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Hoàn Hầu, vừa trôngthấy, lùi chạy ra ngay.Hoàn Hầu cho người gọi lại hỏi, vì cớ gì mà ra ngay như vậy.Biển Thước tâu:Bệnh ở bì phu còn châm trích được, bệnh ở gan ruột còn thuốc thang được,bệnh đã vào xương tủy, thì không tài nào chữa được nữa. Bây giờ bệnh nhàvua đã vào đến xương tủy cho nên tôi không dám nói mà phải ra ngay.Năm hôm sau, Hoàn Hầu phát bệnh, cho tìm Biển Thước, thì Biển Thướcđã sang nước Tần rồi. Quả nhiên bệnh Hoàn Hầu không thầy nào chữa đượcnữa Hoàn Hầu mất.Thanh Lê TửGIẢI NGHĨA:- Biển Thước: Thầy thuốc hay có tiếng đời Xuân Thu.- Lý tài: lập cách kiếm tiền- Châm trích: châm: kim lể, trích: lửa đốtLỜI BÀN: Theo y học phương đông thì đối với bệnh nhân: vọng, văn, vấn,thiết là bốn việc cần. Biển Thước là bậc danh y vọng ( trông) mà biết bệnhnhẹ rồi nặng có chi là lạ.Phàm bệnh gì cũng vậy, lúc mới phát ra, biết mà chữa ngay còn dễ, chớ đểlâu ngày, thì rất khó hơn hoặc có khi nguy, không sao chữa được nữa.Suy rộng ý bài này ra, ta lại có thể lấy việc bệnh tật mà so với việc thân,việc nhà, việc nước, đại khái đều như thế cả. Nghĩa là bất kỳ việc gì, nếu đãgọi là hư hỏng, thì phải sớm biết lo xa ngay đi, hoặc còn chữa chạy được, chớđể lâu ngày quá, đợi khi nước đến chân thì dù có muốn cũng không sao kịpđược nữa, vì trễ quá rồi.215. MỘT CÂU ĐOÁN ĐÚNGÔng Tư Sản nước Trịnh sang nước Trần, có việc minh ước.Khi về, ông tâu mọi việc với vua xong, ông đem chuyện nước Trần nói vớicác quan rằng:Nước Trần thế nào rồi cũng mất, chẳng nên giao hiếu với nước ấy làm gì.Nay họ chứa nhiều lương thực, họ sửa sang thành quách, họ chỉ cứ cậy haiđiều ấy đủ làm yên nước mà chẳng thương gì đến nhân dân. Vua thì không cóchí gì là độc lập, thái tử thì hèn yếu, các nhà đại gia thì xa xỉ dâm dật, cácquan thì kiêu ngạo, tham tàn, chính quyền thì chia xé, không ai chịu tráchnhiệm. Như thế mà ở chen vào giữa các nước lớn, thì tài nào mà còn được.Bất quá mười năm nữa, nước Trần thế nào cũng mất.Sau quả nhiên nước Trần mất thật.Tả TruyệnGIẢI NGHĨA:- Trịnh: (xem bài số 89)- Trần: tên một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào một phần đất phủ KhaiPhong (Hà Nam) và Bạc Châu (An Huy) ngày nay.LỜI BÀN: Một nước mà vua chẳng ra vua, ươn hèn ngu muội, quan chẳngra quan, tham tàn kiêu xa, để đến nỗi dân khốn cùng, tài khánh kiệt, quân độiliệt nhược, chính sự mục nát, mà chỉ cậy vào cái kho lương đầy, cái thành đắpcao cùng những tờ minh ước của các lân lang thì tài nào nước không mất.Một nước như Trần đây, thật là tự mình làm cho mình diệt vong trước, rồinước ngoài mới đến xâm lăng mà diệt đi sau vậy.216. CÙNG, ĐẠT BỞI SỐBắc Cung Tử hỏi Tây Môn Tử rằng:Tôi với bác cùng một thời mà người ta quý bác cùng một họ mà người takính bác, cùng làm quan mà bác sang hơn tôi, cùng làm ruộng mà bác giàuhơn tôi, cùng đi buôn mà bác lắm lời hơn tôi. Tôi mặc, phải mặc áo cộc, ănphải ăn gạo hẩm, ở thì một túp nhà tranh, đi thì đi chân không. Bác thì mặcnhững gầm vóc, ăn những thịt, cá, ở thì gác tía lầu hồng, đi thì đi xe xe ngựangựa. Ở nhà, thì coi bác ra lạt lẽo có bụng khinh tôi, trong triều thì coi ra bộhơn hớn có dáng vẻ khinh tôi. Bác với tôi chẳng hỏi han đến nhau, chẳngchơi bời với nhau đã mấy năm nay rồi, vậy thì bác tự cho là bác tài đức hơntôi chăng?Tây Môn Tử đáp:Tôi cũng không rõ thật tôi hơn được bác không. Nhưng bác làm việc gìcũng vấp váp, tôi là việc gì cũng thanh thản. Đó có phải là cái trưng nghiệmtài đức hơn kém nhau chăng? Bác lại nói điều gì cũng bằng tôi, chằng đángthẹn lằm ư!Bắc Cung Tử không biết nói sao nữa, ngậm ngùi ra về. Giữa đường gặpĐông Quách tiên sinh, tiên sinh hỏi:Anh này đi đâu về? Coi mặt sao buồn thế?Bắc Cung Tử thuật lại câu chuyện kia.Tiên sinh bảo:Được, để ta gỡ khỏi xấu hổ cho.Rồi tiên sinh cùng đi với Bắc Môn Tử đến nhà Tây Môn Tử, hỏi rằng:Sao anh nói nhục Bắc Cung Tử tệ thế? Anh nói gì, kể lại tôi nghe.Tây Môn Tử đáp:Hắn nói kể về họ hàng, đi làm quan, đi buôn làm ruộng thì hắn cũng bằngnhư tôi mà sao giàu, nghèo sang hèn thì lại khác hẳn tôi. Tôi bảo rằng : tôicũng không chắc tôi tài đức hơn gì hắn, nhưng cứ so cái việc của hắn làm hayvấp váp, cái việc của tôi làm được thanh thản, thì tức là cái trưng nghiệm hơnkém nhau mà hắn lại cứ nói việc gì cũng như tôi chẳng là xấu hổ lắm ru?Đông Quách tiên sinh nói:Anh nói hơn với kém chẳng qua chỉ nói hơn kém bề ngoài, chớ ta mà nóihơn với kém thì lại khác. Bắc Cung Tử hơn anh về cái đức mà kém anh về cáisố phận, còn anh thì số phận hơn Bắc Cung Tử nhưng đức lại kém. Anh gặpmay mà đạt không phải anh có khôn gì. Bắc Cung Tử bị rủi mà cùng cũngkhông phải có dại gì. Sự may rủi đó đều bởi trời cả không phải bới người.Vậy mà anh dám hợm mình về số phận của anh, còn Bắc Cung Tử thì lại tủivề tài đức của mình, hai anh đều là không biết cái lẽ tự nhiên cả.Tây Môn Tử nghe nói, chịu là phải bảo rằng:Thôi, xin lỗi tiên sinh, từ rày tôi không dám nói vậy nữa.Bắc Cung Tử cũng tỉnh ngộ ra. Khi về nhà, mặc cái áo vải cộc mà coi ấmáo như áo lông cừu, ăn cơm gạo hẩm mà coi ngon như gạo tám thơm, ở nhàtranh mà coi rộng như nhà ba tần, đi dép cỏ mà coi sung sướng như ngồi xengựa. Trọn đời lúc nào cũng vui sướng trong lòng, không biết cái vinh cáinhục là gì nữa.Liệt TửGIẢI NGHĨA:Thanh thản thông suốt bằng phẳng, không có gì trở ngại.Trưng nghiệm: việc có chứng cứ rõ ràng thật.Đạt: làm nên vẻ vang sung sướng.Cùng: không làm nên gì, khốn khó nghèo khổ.Tỉnh ngộ: đương mê muội mà hiểu rõ, rồi tự biết đã lầm.LỜI BÀN: Bắc Cung Tử hỏi Tây Môn Tử là có ý không phục Tây MônTử. Nghĩ đáng giận thật: cái gì mình cũng bằng người ta mà sao lại kémngười ta? Còn Tây Môn Tử đáp Bắc Cung Tử thế là lên mặt hơn người ta, tấtlà có cớ làm sao chứ? Thành ra một người cậy cậy tài đức hơn mà bực mình,một người cậy vận mệnh hơn người mà lên mặt. Ấy ở đời tài đức và mệnhvận thường vẫn không đi đôi với nhau: có tài đức mà phải kém người khôngtài đức mà được số hơn người. Ai giải cho ta cái lẽ ấy? Đông Quách Tiênsinh, mà tức là tác giả cho rằng: Chẳng qua là do ở số phận mà số phận là doở trời định, người ta không thể sao cãi được. Thực hợp với câu cổ ngữ "Mayhơn khôn" của ta đó. Vậy ở đời hơn kém nhau là tại số phận cả. Nếu ta đãbiết thế, thì ta hơn người ta cũng chẳng nên khinh người vì ta hơn là hơn vềcái may, chớ vị tất đã hơn về cái tài đức. Còn ta cảnh ngộ mà kém người, tacũng chẳng nên phàn nàn, vì phàn nàn vô ích mà tâm ta lại phải cái cảnhngoài là cho lụy mà thôi.217. THƯ VIẾT RĂN CON"... Việc làm của người quân tử: tĩnh để tu tỉnh lấy thân, kiệm để bồi dưỡnglấy đức. Nếu không đạm bạc thì không thể nào nào sáng được cái chí. Nếukhông ninh tĩnh thì không thể nào đi đến được xa.Lấy lý mà nói: muốn học cần phải tĩnh, có tài cần phải học. Không học, thìkhông rộng được tài, không tĩnh thì không thành được học. Lười biếng khinhmạn thì chẳng thể biết được tường. Hiểm hóc táo bạo thì chẳng thể sửa đượctính.Một năm một tuổi, mỗi tuổi mỗi kém, rồi thành ra con người khô héo, dàithở vắn than trong chỗ xó nhà, bấy giờ mới hối còn sao kịp nữa..."Gia Cát LượngGIẢI NGHĨA:Gia Cát Lượng: người đời Tam Quốc, tự là Khổng Minh, trước ẩn ở NamDương, sau giúp Lưu Huyền Đức làm tướng trị nước Thục. Ông là người trímưu trung nghĩa có tiếng ở nước Tàu.LỜI BÀN: Có những thói xấu như nông nổi, nóng nảy, thô thiển, khinhbạc, người thường còn hại vừa, người thông minh hại mới càng nặng. Hạinặng nghĩa là thiệt đời tài hoa như không. Cho nên Khổng Minh dạy con phảitheo gương quân tử ngay từ thưở còn ít tuổi cho thành thói quen. Quân Tửdùng cách gì để tu thân, để dưỡng sức, để có tài năng, để thành học nghiệp,để rộng được trí thức, để gánh vác được công việc trọng đại ở đời. Ông nóitóm tắt mà rất phân minh. Câu "Một năm một tuổi..." lại càng thống thiết. Ýông lại còn mong cho con làm thế nào để cho tư tưởng cùng ăn nhịp với thờiđại mà một ngày một tiến bộ mãi lên, chớ đừng để tư tưởng cứ cùng theo tuổilão đại mà cằn cỗi dần thì ươn hèn lắm. Nói tóm: ông chú ý mong con saocho thành người đừng để sau hỗi mà lỡ hóa ra con người sống thừa ở đời vậy218. VIẾT THƯ KHUYÊN BẠN"...Hồn nhiên, không thiện, không ác là tính trời bẩm sinh.Thích thiện ghét ác là tính người muốn thế.Bỏ thiện, theo ác là tập nhiễm thói xấu một ngày một dở.Đổi ác, làm thiện là công phu tu tỉnh một ngày một hay.Hay, dở tự mình xét lấy mình, chớ tự mình dối mình.Đó là con đường tắt thánh hiền dạy ta mà tức là cái sổ ghi công, chép tộitrong chốn u minh vậy.Ta nên cố sức. Ta nên hết sức..."Trần Kế NhoGIẢI NGHĨATrần Kế Nho: người đời nhà Minh tức là Trần Mị Công tài cao, học rộngtrước thuật rất nhiều. Ông ẩn cư dạy học, mấy lần vua triệu ra làm quan cũngkhông chịu ra.LỜI BÀNCứ theo như ý tác giả thì người ta sinh vốn không thiện, không ác ai cũngmuốn thích thiện ghét ác. Tuy nhiên, cái trò tập giữ tính thành bỏ thiện theoác hay đổi ác ra thiện, cái tính nó bắt vào rồi thành quen đi, không sửa đổiđược. Cho nên tác giả khuyên ta phải gắng công tu tỉnh cho mỗi ngày mộthay, mà muốn tu tỉnh, không gì bằng tự mình phải rất nghiêm với mình đểhàng ngày tự trị cho trở nên con người ra người.219. THƯ VIẾT CHO BẠNTrong thiên hạ có hai cái khó: lên trời khó, mà cầu cậy nhờ vả người càngkhó hơn.Trong thiên hạ có hai cái đắng: hoàng liên đắng, mà nghèo kiết khốn cùngcàng đắng hơn.Nhân gian có hai cái mỏng: giá mùa xuân mỏng mà thói đời càng mỏnghơn.Nhân gian có hai cái hiểm: núi sông hiểm mà lòng người càng hiểm hơn.Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cáihiểm mới có thể ở đời được.Tiền Hạc ThanLỜI BÀNBiết được cái khó, là người có chí tự lập không làm phiền ai; chịu được cáiđắng, là người có tâm kiên nhẫm, cố làm nên việc; quen được cái mỏng làngười có bụng đại độ bao dung được đời; dò được cái hiểm là người có trítinh khôn thấu được nhân tình thế thái. Ở đời mà có được bốn điều ấy, thìgiao thiệp với ai mà chẳng được, làm công việc gì mà chẳng nên.220. THAM THÌ CHẾTNgu Thúc có viên ngọc. Ngu Công nghe tiếng muốn lấy, sai người đếncầu.Ngu Thúc trước không chịu cho. Sau hối lại nói rằng:- Tục ngữ có câu: "Kẻ thường dân vốn không có tội chỉ vì có ngọc bích màthành có tội". ta giữ làm gì hòn ngọc này? Thật là mua tai vạ vào mình.Rồi liền đem ngọc dâng cho Ngu Công.Ngu Công đã lấy được ngọc, nghe Ngu Thúc còn thanh gươm báu, muốnlấy nốt, lại cho người đến cầu thanh gươm ấy.Ngu Thúc giận quá, nói:- Ngu Công trưng cầu hết cái này, lại đến cái khác. Thật là người vô yêm!Đã là vô yêm, thì tất có ngày hạ cả đến thân ta nữa.Nói rồi đem quân đi đánh Ngu Công.Ngu Công thua chạy ra đất Cung Trì.Tả truyệnGIẢI NGHĨACâu tục ngữ: "Kẻ thường dân..." chính chữ Hán là: "Thất phu vô tội, hoàibích kỳ tội".Ngọc bích: thứ ngọc quý, hình tròn có lỗVô yêm: muốn lấy cho nhiều, không biết thế nào là vừa là chán.221. THAM VÌ BỊ HẠIVua nước Thục có tính tham lam.Vua Huệ Vương nước Tần muốn đánh, nhưng ngặt vì khe núi hiểm trở,khó đem quân đi lắm.Huệ Vương bèn sai lấy đá tạc hình con trâu đem để gần địa giới nướcThục, mỗi ngày bỏ vàng vào chỗ sau đuôi trâu và bảo người nói phao lênrằng: "Trâu vãi ra vàng".Tiếng đồn ấy đến tai vua Thục. Vua Thục liền sai xẻ núi, lấy khe và chonăm người lực sĩ vào rừng kéo con trâu về.Huệ Vương sẵn lối đi, đem quân tiến đến cướp được nước Thục.Vua Thục vừa mất nước, vừa hại cả mình để làm trò cười cho thiên hạ. Thếchẳng tại vì tham chút lợi nhỏ mà mất cái lợi to ư?Lưu TửGIẢI NGHĨAThục: tên nước thời Chiến Quốc, sau nhà Tần diệt mất, tức là Tứ Xuyênngày nay.Tần: nước mạnh thời Chiến Quốc, ở vào Tân Châu (Cam Túc) và ThiểmTây ngày nay.LỜI BÀNTạc hình trâu đá, bỏ vàng vào chỗ sau đuôi trâu để bảo rằng trâu đá vãi ravàng, cái mưu của Tần Vương rất là sâu. Tin rằng trâu đã vãi ra vàng, thật cáitrí của Thục Vương rất là khờ, lại sai người đánh đường để lấy trộm trâu đá,cái bụng của Thục Vương quả là tham. Đã khờ, đã tham mà lại gặp nhiều sâuxa hiểm hóc bày mưu để đánh lừa, thì chẳng mất nước, chẳng hại mình saođược. Than ôi! "Điều tham thực nhi vong, nhân tham tài nhi tử" cái lẽ xưanay bao giờ cũng thế.222. PHÂN TÍCH KHÔNG RÕNay có kẻ vào vường người ta hái trộm đào, mận thì ai nghe cũng chêcười, quan bắt được tất trừng phạt. Tại sao vậy? - Tại người ấy làm điều bấtnghĩa, lấy của người để làm lợi cho mình.Kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà vịt, chó lợn so với kẻ vào vườn nhà ngườita hái trộm đào mận thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy củangười càng nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.Kẻ vào chuồng người ta bắt trộm trâu, dê, ngựa so với kẻ vào nhà người tabắt trộm gà vit, chó lợn thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy củangười càng nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.Kẻ giết người lương thiện, ăn cướp của cải đồ đạc của người ta, so với kẻvào chuồng trộm trâu bò, dê ngựa thì lại là kẻ bất nghĩa hơn nữa. Tại saovậy? - Tại giết người lấy của, bất nhân to lắm, tội càng nặng lắm.Giết người là một điều bất nghĩa, tất phải chịu một tử tội. Cứ cái lẽ ấy mànói rộng ra: giết mười người tất phải chịu mười tử tội, giết trăm người tấtphải chịu trăm tử tội...Nay, những kẻ làm điều bất nghĩa nhỏ mọn, tầm thường như nói trên thìbiết chê cười. Đến như những việc bất nghĩa thậm tệ như cướp nước người,tàn sát sinh linh hàng ức vạn...thường khi thiên hạ không biết chê cười lạicòn hùa theo và khen ngợi cho là "nghĩa" và ca tụng ghi chép công đức; nhưthế thì có gọi được là biết phân biệt "nghĩa" với "bất nghĩa" hay không?Kẻ nào mà lúc thấy đen ít bảo là đen, lúc thấy đen nhiều lại bảo là trắng,thì ta cho kẻ ấy là người không biết đen với trắng.Kẻ nào nếm đắng ít cho là đắng, lúc nếm đằng nhiều cho là ngọt, thì ta chokẻ ấy là người không biết phân biệt đắng và ngọt.Thiên hạ bây giờ phân biệt phải trái hay lầm lẫn lắm!Mặc TửLỜI BÀNTác giả vốn là một nhà kiêm ái nên cốt ý muốn công kích sự tranh đoạt màkhuyến khích người ta không nên hại lẫn nhau, vì đã có ý hại nhau tất chiếmđoạt của nhau, đều là có bụng tổn nhiều để cầu lợi cho mình cả. Cho nên,muốn viện lẽ gì để buộc tội ác cho người ta mà mua tiếng hay cho omình thìcũng là bất nghĩa đáng chê cả. Thế mà ngán thay thiên hạ đã không biết chêthì chớ, lại còn theo, còn khen, thực là có khác nào như nối giáo cho giặc đểtâng bốc thúc đẩy những kẻ làm điều bất nghĩa lên không. Kẻ làm điều bấtnghĩa thường vẫn sợ dư luận của thiên hạ lầm lẫn đến thế, thì điều bất nghĩa ởđời càng mạnh, thật là ác hại càng tăng, biết bao giờ nhân tâm biến đổi mà ainấy cùng được hưởng cuộc Hòa bình? Kể từ đời Mặc Tử đến giờ xa cách baonhiêu thế kỉ mà nhân loại đã nuốt lẫn nhau, kẻ khỏe hiếp kẻ yếu, kẻ khôn lừakẻ ngu, kẻ lớn nạt kẻ nhỏ, số nhiều lấn số ít, xâu xé nhau, tranh cướp nhau,tàn hại nhau, thực là đắm đuối trong các điều bất nghĩa đáng thương, đángthan thở lắm thay!223. KHÔNG YÊU NHAU MỚI LOẠNThánh nhân trị thiên hạ tất phải biết loạn từ đâu mà ra trị thiên hạ thì mớiđược, không biết loạn từ đâu thì không trị nổi được thiên hạ. Ví như thầythuốc chữa bệnh cho người ta, tất phải biết bệnh căn tự khởi đâu khởi ra từmới chữa được, chớ không biết thì chữa không nổi được bệnh. Người trị loạncó khác gì thế?Loạn từ đâu mà sinh ra? Sinh ra bởi không yêu nhau.- Con không hiếu với cha, tôi không trung với vua thế là loạn đấy. Con chỉyêu thân con, không yêu đến cha, cho nên làm thiệt cha để lợi mình; em chỉyêu thân em, không yêu đến anh, cho nên làm thiệt anh để lợi mình; bầy tôichỉ biết yêu thân mình mà khồn biết yêu vua cho nên làm thiệt vua để lợimình. Thế là loạn đấy.Tuy đến cả cha mà cũng không thương con, anh mà cũng không thươngem, vua mà cũng không thương bầy tôi, thế cũng là loạn. Cha chỉ yêu thâncha, không yêu đến con, cho nên làm thiệt con để mình được lợi; anh chỉ yêuthân anh không yêu đến em cho nên làm thiệt em để mình anh được lợi; vuachỉ yêu thân vua, không yêu bầy tôi, cho nên làm thiệt bầy tôi để mình đượclợi.Tại sao mà sinh ra những điều ấy? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả thôikhông? Đến cả quân trộm quân giặc cũng vậy. Thằng trộm chỉ biết yêu nhàmình, không biết yêu nhà khác, cho nên ăn trộm nhà khác để lợi nhà mình;thằng giặc chỉ biết yêu thân mình mà chẳng yêu thân người khác, cho nên sáthạn thân người khác để lợi thân mình. Tại sao mà sinh ra thế? Có phải chỉ tạikhông yêu nhau cả mà thôi không?Cho đến các quan khuynh loát nhau, các nước chư hầu đánh lẫn nhau, cũngchỉ tại các quan chỉ biết yêu nhà mình, không yêu nhà khác cho nên hại nhàkhác để lợi cho nhà mình, các nước chỉ biết yêu nước mình không yêu nướckhác cho nên đánh nước khác để lợi cho nước mình.Ấy thiên hạ sinh ra loạn là bởi như thế cả.Nếu biết yêu nhau thì còn ai nỡ hại ai, mà thiên hạ làm gì chẳng bình trị.Mặc TửLỜI BÀNĐại ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng khôngyêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn hại người, mà hại người tấtghét người; ghét người tất người ghét lại mà thành ra không ai được bình yên,ai cũng chỉ lo toan tranh cướp lấy lẫn của nhau mà thôi. Vậy muốn cho khỏiloạn tất phải làm sao cho thiên hạ biết yêu nhau. Mà có yêu nhau thì mớithương nhau; đã yêu thương nhau thì mầm loạn tắt. Đó chính là cái cốt yêucủa Mặc Tử, là cái ý kiêm ái, yêu cả loài người không phân biệt thân sơ.Ý Mặc Tử đây cũng giống như ý của Mạnh Tử nói: "Ở đời, ai nấy đều concái biết thân yêu cha mẹ kẻ dưới biết tôn trọng người trên, thì tự khắc thiênhạ bình trị", nhưng có phần thống thiết hơn, vì nói đế cả vua trên, cả cha mẹcũng không thương yêu tôi con cho nên sinh loạn. Cái thuyết ấy kể thật xácđáng; ở cái đời ai ai cũng chỉ tự tư, tự lợi, có nói thế mới mong người tỉnh lạiđược ít nhiều chăng.224.CŨNG LÀ ĂN TRỘMHọ Quốc ở nước Tề rất giàu. Họ hướng ở nước Tống rất nghèo. Hướng bènsang nước Tề hỏi Quốc cách làm giàu.Quốc bảo:Ta chỉ khéo ăn trộm thôi. Thoạt đầu ta ăn trộm một năm thì đủ dùng, hainăm thì thừa ăn, ba năm thì giàu có, tự đó trở đi tài sản ta có đến cả làng, cảtỉnh.Hướng nghe nói, mừng lắm, nhưng khốn chỉ hiểu câu chuyện ăn trộm, chớkhông hiểu cái lối ăn trộm ra làm sao.Lúc về, bèn trèo tường, khoét ngạch, phàm cái gì mắt trông thấy, tay cầmđược là cũng lấy tất.Hướng đi ăn trộm chưa được bao lâu, bị bắt quả tang, thành phải tội, cảbao nhiêu của cải lúc trước khó nhọc kiếm ra cũng đều bị tịch thu hết.Bấy giờ Hướng cho Quốc là đánh lừa mình, đến tận nơi trách.Quốc hỏi:Anh ăn trộm thế nào chứ?Hướng bèn thuật lại cung cách ăn trộm cho Quốc nghe.Quốc nói:Chết thật! Cái lối của anh ăn trộm sai lầm đến như thế kia ư! Này để tôibảo rõ cho mà biết. Trời có thời tiết, đất có hoa lợi. Ta ăn trộm thời của trời,lợi của đất, sự thuận hòa của mưa gió, những sản vật của non sông, để ta cấylúa trồng cây, xây tường, làm nhà, trên cạn thì ta ăn trộm giống chim muông,dười nước thì ta ăn trộm loài tôm cá. Những cái ấy không có cái gì là khôngphải của ăn trộm cả. Này lùa mạ, đất cát, cây cối, chim muông, cá, ba ba đềulà của trời sinh ra cả há có phải của ta đâu. Song ta ăn trộm của trời, nênkhông có tai vạ gì.Còn như vàng ngọc, chau báu, thóc lúa, của cải đều là người ta làm kiếm ramới có, há có phải là của trời đâu. Nên anh ăn trộm những của ấy mà phải tộilà phải lắm, anh cón trách gì ai nữa.Hướng nghe nói càng nghi hoặc cho là Quốc lại nói dối mình lần nữa, bènqua nhà Đông Quách tiên sinh đem câu chuyện lại hỏi.Đông Quách tiên sinh nói:Chính cả cái thân anh cũng là của ăn trộm nữa, nghĩa là trộm cái khí âm,khí dương mà hòa hợp lại thành cái đời, mới có cái xác anh, huống chi ngoạivật, cái gì mà chẳng là của ăn trộm hay sao. Người ta mà cái gì cũng nhận làcủa mình có, đều là lầm cả.Liệt TửGIẢI NGHĨA:- Đông Quách tiên sinh: một nhà ẩn sĩ đời Xuân Thu.- Ngoại vật: các vật ngoài cái thân ta.LỜI BÀN: tác giả làm bài này cốt bày tỏ cái ý rằng: Cách làm giàu khôngphải ở sự bon chen cướp nhỏ nhen những cái của người ta làm ra, nhưng ở sựbiết lợi dụng những vật của trời đất sinh ra. Chiếm của của riêng của ngườiđã kiếm được, mà làm giàu cho mình, thế là không chính đáng, thế tức là ăncắp, ăn trộm, ăn cướp có pháp luật trừng trị, có công lý bắt phải bồi thườnglại. Chớ lấy của chung của trời đất, biết lợi dụng những sản vật, thiên nhiên,tuy không phải của mình mà lấy thì khác gì ăn trộm, nhưng trộm cái kho vôtận của tạo hóa, chẳng những không ai buộc được tội, mà người ta lại cònphải phục, phải chịu là tài giỏi khéo lấy nữa. Muôn vật ở đời không phải làcủa riêng của một ai, hay một loài nào, nhưng của công của cả mọi người, aikhôn thì biết lợi dụng, ai hèn thì chiu bó tay.Còn cái ý tác giả cho chính thân mình cũng không phải là của mình lại caohơn một bậc nữa. Quả vậy cái xác thịt của mình, đến cả cái tâm hồn củamình, nào có phải tự mình làm nên đâu hay chẳng qua cũng chỉ là tứ đại ( địa,thủy, hỏa, phong) hợp lại rồi tan đi mà thế thường vẫn cho là "Ngã".225. LƠ TRỜI ĐỔNước Kỷ có kẻ lo trời đổ, đất long thì thân mình không biết nương tựa vàođâu. Anh ta lo quá đến nỗi bỏ cả ăn, cả ngủ.Lại có người thấy anh ta lo thế, mà lo cho anh ta, mới giảng giải cho biếtrằng:Trời chỉ là không khí chứa đầy lại mà thôi. Không chỗ nào là không có khí,anh co, duỗi, hít, thở suốt ngày ở trong vòng trời, thì việc gì lo trời đổ.Anh ta nói:Trời mà quả là không khí, thì còn mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao chẳngcó lúc sa xuông ư?Người kia lại giảng:Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao cũng là thứ hoặc phát quang hoặc thụquang ở tầng không khí, giá có xuống nữa, thì chẳng qua cũng là khí thôi cóhại chi đến người.Anh ta lại nói:Thế còn đất long lở thì sao?Người kia lại giảng:Đất là một khối rất to, đâu đâu cũng có đất cả. Ta đi đứng suốt ngày ở trênmặt đất thì lo gì đất lở mà không có đất.Anh lo nghe hiểu ra, mừng lắm. Anh đến giảng cũng lấy làm thích vàmừng lắm.Liệt TửGIẢI NGHĨA:- Kỷ: nước nhỏ thời Xuân Thu, xưa phải nước Sở diệt mất, tức là huyệnKỷ, tỉnh Hà Nam ngày nay.LỜI BÀN: Liệt Tử đặt ra chuyện này tuy về mặt thiên văn không hợp vớikhoa học bây giờ, nhưng cái gì muốn dạy người phải đạt lý đừng có nghĩquẩn lo quanh rất là như vậy.Này ngay chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cáithân ấy còn thường khi không được, thế mà đi lo trời đổ đất long, thì anhngười nước Kỷ cũng lo xa quá thật!Hiền triết xưa đã ví trời đất như một cái nhà trọ lớn, người ta chỉ là kháchqua chơi đến trọ một thời. Nếu người khách ấy không biết hưởng thụ cái thútự nhiên cùng tiêu dùng cái thời giờ " sống", đinh đoạt cái tài sản "chết" màcứ băn khoăn phiền bực, ăn chẳng ngon nằm chẳng yên, lo đứng, lo ngồi, lođêm, lo ngày, lo rằng cái nhà trọ kia lỡ ra hư hỏng nát dột, thì chẳng đáng bậtcười lắm sao!Ở đời, cố nhiên có thân là có khổ, ai mà chẳng lo. Nhưng đem cái thântrăm năm lo những việc nghìn đời, chả biết chi là hỷ hoan, chỉ những là rầu rĩthế chả là tự chuốc lấy khổ ư?Tôi nói câu này anh nhớ lấy:" Ở đời chuốc khổ biết bao người".226. DÙNG RƯỢU SAY ĐỂ KHIẾN CHỒNGCông tử nước Tần tên là Trùng Nhĩ gặp trong nước có nạn, phải chạy ranước ngoài. Công tử đi hết nước này sang nước khác.Khi sang đến Tề, vua Hoàn Công đem con gái là Khương Thi gả cho vàtàm mươi con ngựa hay. Công tử được vậy, lấy làm yên thân muốn suốt đời ởnước Tề.Các quan tòng vong, biết nước Tề không thế tin cậy được, toan đi sangnước khác, mới họp nhau âm mưu ở chỗ vườn dâu.Có một người đàn bà hài dâu nghe lỏm, biết chuyện, đến mách vớiKhương Thị.Khương Thị sợ việc tiết lộ, giết ngay người ấy rồi bảo công tử rằng:Công tử có chí tứ phương, đứa nghe lỏm mưu ấy, thiếp đã giết đi rồi.Công tử nói:Ta thật không có chí đi đâu cả.Khương Thị bảo:Phải đi mới được! Say một người yêu mà cứ mê mệt, thích một cảnh vuimà cứ yên nhàn, thực là làm bại hoại hết cả công dánh sự nghiệp một đời.Công tử vẫn không muốn đi.Khương Thị bèn cùng với Tử Phạm lập kế một hôm cho công tử uống rượuthật say, rồi bỏ lên xe, bắt kéo đi. Công tử tỉnh rượu, biết là mình lìa xa nướcTề, giận quá, cầm giáo đuổi Tử Phạm muốn giết. Nhưng ít lâu công tử tỉnhngộ, biết hối lại ngay.Nhờ có thế mà sau công tử về làm vua ở nước Tần và bá cả chư hầu.Tả TruyệnGIẢI NGHĨA:- Công tử: tiếng gọi con vua chư hầu, hay con quan to.- Tấn: tên nước lớn thời Xuân Thu, ở vào vùng tỉnh Sơn Tây, và một ít đấttỉnh Trục Lệ ngày nay.- Tòng vong: người theo vua chạy trốn, lúc có quốc nạn.LỜI BÀN: Trùng Nhĩ gặp nạn nước mà đem thân ra đi, thật là có chí đángtrọng. Song đi đến Tề, được vợ đẹp ngựa nhiều, mà để cho sự vui chơi nồngnàn nó làm nguội lạnh cả chí khí thật lại là đáng tiếc mà cũng đáng khinh.Quả thật " Phong lưu là cạm ở đời, hồng nhan đánh bỏ con người tài hoa" .Người khôn mà lỡ mê thì cái dại to lắm. Trùng nhĩ lúc này, tưởng đã gần nhưông" lạc bất tư Thục" (- - - Đời Tam Quốc nước Thục mất, vua là Lưu Thiệnbị bắt sang ở Lạc Dương, vua Tấn hậu đãi Lưu Thiện, mỗi khi có yến ẩm.Lưu Thiện vui cười như không. Vua Tấn hỏi: có nhớ nước Thục không? LưuThiện nói: " Thử gian lạc bất tư thục đã" nghĩa là ở đâu vui lắm, chẳng nhớđến nước Thục nữa. - - - ) May thay cho Trùng Nhĩ gặp được bọn tòng vongbiết lo xa tính sâu mà nhất là được bà vợ là người có kiến thức cao xa, có gandạ quả quyết, biết rõ cái thói thường, "Nhi nữ tình trường, anh hung khí đoản(- - - nghĩa là cái tình quyến luyến vợ con càng nồng nà đầm ấm bao nhiên thìcái khí phách anh hùng càng cùn mằn kém cỏi đi bất nhiêu- - - ) mà bà cố đẩymãi cái bánh xe đã chệt bệt xuống đống bùn phải lăm quay cho kỳ được mớinghe. Nên ta khen cái chí Trung Nhĩ phục quốc bao nhiêu thì lại phải quý cáicông lao Tử Phạm, phải trọng cái kiến thức, cái mưu trí của Khương Thị bấynhiêu. Sao mà đời cổ có những thần, thiếp giỏi giang như thế!227. TƯỚI DƯA CHO NGƯỜITống Tựu làm quan Roãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giápgiới với nước Sở.Người đình trưởng ở biên thùy nước Lương cùng người đình trưởng ở biênthùy nước Sở, hai người cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làmvà tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưaxấu.Quan Roãn ở huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu,lấy làm tức giận lắm.Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa mình, cũngsinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vò dưa của bên Lương, đến nỗidưa bên ấy phải héo chết mất một ít.Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng tronghuyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vò dưa bên Sở.Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống TựuTống Tựu bảo:Ôi! Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi,chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm đêm lẻn sang tưới dưa cho người tamà đừng để cho người ta biết.Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.Sau dưa bên nước Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấylàm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.Quan Roãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng:Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tộivới người ta nữa.Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội với vua Lương và xin giao hiếu.Vua Lương cũng tin lòng. Thành hai nước giao hoan với nhau được lâu.Cổ ngữ có câu: " Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc", nghĩa làxoay cái bại mà làm nên công, nhân cái họa mà gây phúc. Lão Tử có nói: "Báo oàn dĩ đức" nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như chuyệnnày.Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta còn bắt chước người ta!Giả Tử Tân Thư.GIẢI NGHĨA:- Quan Roãn: quan cai trị địa hạt tức như quan châu huyện gần đây.- Lương: một nước mạnh đời chiến quốc tức là nước Ngụy ở vào phĩa bắcHà Nam, phía tây nam Sơn Tây ngày nay.- Biên thùy: chỗ đất chia giới hạn hai nước giáp nhau.- Sở: một nước mạnh đời Chiến quốc ở vào Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô,Chiết Giang, và phía nam tỉnh Hà Nam ngày nay.- Đình trưởng: người chủ coi cái quán hành khách quan lại ở trọ. Đời cổđường dài mười dặm đặt một cái đình để cho hành khách ở đây, nên ngườicoi cái đình ấy gọi là đình trưởng.228. CÁCH BIẾT LÒNG NGƯỜILòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.Trời thì hằng năm có xuân hạ thu đông, hàng này còn có buổi sáng, buổitối, ta do đấy mà biết được.Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng,có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ rõ như vững vàngthư thái mà trong cuống rỗi nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bênngoài trái nhau khó lường như thế.Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần đểxem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cáitrí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giaocho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, choở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới cóthể biết được người.Trang TửLỜI BÀN: Khéo thật! Người ta chỉ cách nhau một làn da, mà ai đã chắcbiết được ai! Sông còn đò, núi còn đo được, vì nó biểu hiện ra bên ngoài,chớlòng người ẩn phục bên trong, lấy gì mà cân nhắc, lấy gì mà lường xét. Chonên ta chỉ trông thấy bề ngoài, thì ta chớ vội đã tin bên trong. Trong, ngoàithường khi trái hẳn nhau. Ta phải để tâm nhận cho kỹ, ta phải biết cách xemcho tường. Đoạn dưới bàn này, tác giả chính bảo cho ta cái cách ấy, là cáicách biết được người thế nào là trung, tín, là tài, trí, nhân tiết.v.v.. Cái cáchấy kể cũng không khó, chỉ cốt phải đưa người ta hẳn vào việc làm hay khiếnngười ta làm trái lại sự thực để dò biết sự thực.229. CÁCH LÀM CHO KHỎI TỨC GIẬNNgười ta ở đời, đối với loài người mà gặp phải kẻ xử với mình một cáchngang ngược, thì nên coi như đi trong bụi rậm, áo vướng phải gai, chỉ nênthong thả đứng lại, gỡ dần ra mà thôi. Cái gai góc kia có biết gì mà đánggiận?Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hậncũng tiêu tan được ngay. Cổ nhân có câu nói:Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡđâm phải ta, như cơn gió dữ tạt phải ta, ta nghĩ cho cùng, có gì mà đáng giận.Ba câu tự phản của ông Mạnh Tử thật là cái phép để giữ thân, cái phươngđể nuôi tính vậy.Vì nếu ta chỉ một mực thấy cái trái của người, thì ngay như anh em, vợcon, bè bạn, tôi tớ cho đến con gà, con chó trong nhà, thật cũng có nhiều lúcđáng làm cho ta bực.Nếu ta việc gì cũng biết tự phản thì sực tức giận mười phần giảm ngay nămphần. Thật chẳng khác nào như người đang phải bệnh nóng sốt mà uốngthuốc thanh lương vậy.Bảo HuấnGIẢI NGHĨA:- Ba câu tự phản: ba câu tự hỏi mình, xét lại mình đã thật là nhân hậu chưa,đã thật là lễ độ chưa, đã thật là khôn ngoan chưa.- Thanh lương: mát lạnh, tức là giải nhiệt.230. TIỄN MỘT LỜI NÓIĐức Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ ông Lão Đam, hỏinhạc ông Trành Hoằng, xem xét cả giao xã, minh đường cùng triều đình, tônmiếu.Khi trở về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng:- Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễnngười thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng làngười nhân hậu, vậy xin tiễn người một lời nói vậy.Này, phàm kẻ sĩ đời này, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà cókhi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; nhữngngười biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơibày tội lỗi người ta cả.Đức Khổng Tử nói: - Vâng, xin kính theo lời người dạy.Khi Đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, họctrò của ngài mỗi ngày một đông.Gia NgữGIẢI NGHĨALỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vàophủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.Chu: tên chỗ kinh đô thiên tử nhà Chu đóngLão Đam: tức là Lão Tử, họ Lý tên Nhi tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.Tranh Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội bị giết.Giao: nơi vua tế trời về ngày đông chí, cho nên tế giao tức là tế trời.Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế xã gọi là tế đấtMinh đường: nhà của vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chínhgiáo, cùng làm những điền lễ lớn.LỜI BÀNBài này làm ra có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhaucó nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là lời Lão Đam như có ý khuyênbảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái lẽtrái phải của vua các nước chư hầu, nếu cứ rằng nay đây mai đó như thế mãithì có khi nguy đến tính mệnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo nhưthế mà đạo Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng Thị biết nghe lời Lão Thị,tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi.231. QUÝ LỜI NÓI PHẢIVua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan đi hầu đông đủ cả.Vua hỏi: Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạyra ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường bây giở ở đâu không?Các quan yên lặng, không ai nói gì cả.Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo đứng dậy thưa rằng:- Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?Vua nói: - Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người giàchưa chết hết, người trẻ đã lớn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi.Thanh Quyên: - Nếu nhà vua khéo sửa sang chính sách nước Tấn, trongđược lòng quan, ngoài được lòng dân, thì dù cho còn con họ nhà Loan màlàm gì được nhà vua. Nhưng nếu nhà vua không sửa sang chính sách nướcTấn, trong mất lòng quan, ngoài mất lòng dân thì ngay cả những người ngồitrong thuyền này ai cũng là con nhà họ Loan cả.Vua khen: - Ngươi nói phải lắm.Rồi sáng hôm sau cho đòi Thanh Quyên đến, ban cho một vạn mẫu ruộng.Thanh Quyên từ không nhận.Vua nói: - Lấy một vạn mẫu ruộng ấy đổi lấy một lời nói kia, kể ra nhàngười còn thiệt mà quả nhân còn lợi nhiều, nhà ngươi cứ lấy.Ấy người đời cổ quý lời nói phải như thế đấy.Thi TửGIẢI NGHĨATấn: tên một nước thời Xuân Thu, ở vào vùng Sơn Tây ngày nay.Loan Doanh: người nước Tấn, thời Xuân Thu, làm quan hạ khanh sau phảitội giết cả họ.Cầm cố: giam cầm riêng một nơi rất là nghiêm ngặt.Thi Tử: người nước Lỗ đời nhà Chu, thầy học Thương Ưởng, có làm sáchhai mươi thiên.LỜI BÀNSợ người phục thù mà muốn giết chết hết cả họ người ta, thế là tàn nhẫnmà đã chắc trừ hẳn được hết mối oán thù chưa, hay lại chỉ gây cho mối oánthù ngày càng to lên. Kẻ có quyền thế chỉ có thể giết chết người, chớ có baogiờ giết chết được lòng người. Cho nên lo sợ như vua Tấn đây chỉ là biết losợ người ngoài muốn làm hại mình mà thôi. Sao cho bằng phòng bị nhưThanh Quyên, mới là biết tự làm cho mình khỏe hơn. Sợ người nhưng ngườichẳng nể mình thì sợ sao cho được, chớ làm cho mình khỏe, dù cho ngườingoài đáng sợ cũng không cần sợ. Khi mình là người có đức và có sức thì aicũng là bạn mình cả, dù có cừu địch, cừu địch cũng không làm gì nổi. Chớnếu mình tàn ác thì đến cả những người ở ngay bên mình cũng thành ra cừuđịch mà hại mình được cả. Thanh Quyên bày tỏ cái ý ấy rất phải mà vua Tấnbiết nghe cũng là đáng khen lắm vậy.232. TƯ TƯỞNG LÃO TỬ1. Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xấu. Cái haymà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay là cái hay rất dở.2. Để thân lại sau mà thân được ở trước, gác thân ra ngoài mà thân vẫn cònmãi. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng cho nên mới đượcthỏa lòng riêng ư?3. Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo. Tuy là sáng sủa, nhưnggiữ cách ngu tối. Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.4. Học cho rộng trí không thì ngày một hay. Tìm lẽ huyền bí, lâu hóa vẩnvơ, thì một ngày một dở.5. Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết; cùng chịu cái dởcủa đời với mình mà vẫn trong sạch.6. Có ba điều quý báu: một là từ, hai là kiệm, ba là chẳng dám phạm vàoviệc bất tường của thiên hạ.7. Ta mà lo phiền, sợ hãi vì ta có thân ta, đến khi ta đã không có thân ta, thìta còn có lo phiền, sợ hãi gì nữa.Lão TửLỜI BÀNBa câu trên là nói ngược lại cái thói đời. Câu 1 cái ngược ấy là dở, câu 2 và3 cái ngược ấy lợi cho mình, câu 4 nói cách học hành, câu 5 nói cách xử thế,câu 6 nói các đức tính nên có, câu 7 nói sự lụy thân. Những câu vặt này tuymỗi câu nói môt việc nhưng tựu trung câu nào cũng hàm xúc một cái tưtưởng vô danh, vô vi là cái tôn chỉ của Đạo Lão.Đạo của Lão Tử cốt ở vô vi. Muốn cho thành được vô vi, thì người ta trướchết phải vô dục, vô cầu, vô tranh, vô danh như những câu nói trong bài này.Khi đã được như thế, thì mỗi cảnh có một cái thú cho mình, cái sướng chongười, loài người ở với nhau được hòa bình mà không mấy khi xảy ra sự tànhại lẫn nhau nữa, Quý thật! Đến đem cái đức mà báo oán, thì còn oán nào màchẳng tan!233. LÀM NHÀ CỎ CŨNG ĐỦVua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏđể ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy nói:- Các quan đời trước theo tiên quan đi sang các nước lân bang đều lập đànhết cả, nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ ư?Tử Sản bảo: - Vua nước lớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đếnước lớn thì làm nhà cỏ cũng đủ, lập đàn mà làm gì!Ta nghe vua nước lớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ: 1) cótội thì khoan cho; 2) có lỗi thì thứ cho; 3) có tai nạn thì cứu cho; 4) chínhsách hay thì thưởng cho; 5) có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không phải cáigì là khổ sở mà yêu nước lớn như một nhà cho nên mới lập đàn để biểudương công của nước lớn và bảo con cháu sau chăm việc tu đức không đượchững hờ.Còn như nước nhỏ đến nước lớn có năm điều xấu là nước nhỏ: 1) có tộiphải đi giải quyết; 2) có điều kém phải xin nài; 3) có mệnh lệnh của nước lớnphải tuân theo; 4) có việc chức công phải cung phụng; 5) có việc triều hộiphải theo đòi. Nếu chẳng phải năm việc ấy, thì lại là việc đem tiền của đểmừng hay viếng nước lớn. Phàm những việc ấy đều là tai vạ cho người nhỏcả. Lập đàn làm gì, chỉ tổ bêu những tai vạ mà làm nhục cho con cháu.Tả TruyệnGIẢI NGHĨATrịnh: tên một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào huyện Tân Trịnh tỉnh HàNam ngày nay.LỜI BÀNCâu Tử Sản nói rất phải. Khi người lớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ,thường thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếplà có nghĩa. Còn khi nứoc nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước lớn thì thườngthường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhường chỉ làm cáinhà cỏ cho xong việc là đủ. Khi đã gọi là khuất thân lụy người thì còn vinhhiển nỗi gì mà dềnh dang ra những sự trang hoàng, để ngại tai chướng mắtcho người đời mà để lại tiếng xấu cho con cháu sau này nữa.234. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TRƯỢNG PHUCảnh Xuân hỏi thầy Mạnh Tử:- Công Tôn Diễn và Chương Nghi nổi một cơn giận đi du thuyết, thì cácnước chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạ không có chiến tranh. Haingười như thế chẳng là bậc trượng phu ư?Thầy Mạnh Tử nói:- Hai người ấy gọi là đại trượng phu thế nào được! A dua, xiểm nịnh, lựa ýchiều lòng các vuc chư hầu để được quyền, được thé, cách cục hai người ấy ynhư đàn bà lẻ mọn, thừa thuận phục tùng. Đại trượng phu đâu có thế?Bực đại trượng phu tâm địa chí công như ở cá nhà rất rộng cho thiên hạ, cửđộng mực thước thận trọng như đúng cái ngôi chính vị trong thiên hạ, côngviệc làm quang minh chính đại nhu đi trên con đường cái trong thiên hạ. Đắcchí thì đem cái khôn ngoan học thức, thi thố cho thiên hạ được nhờ; bất đắcchí thì một mình vui vẻ giữ vững cái hay của mình. Sự giàu có quan sangchẳng làn siêu đảng được cái tâm, sự nghèo khó vi tiện chẳng làm biến đổiđược cái tiết, sự uy hiếp hay vũ lực chẳng làm tỏa nhục được cái chí...thếmới gọi là đại trượng phu.Mạnh TửGIẢI NGHĨACông Tôn Diễn, Chương Nghi: hai nhà du thuyết giỏi có tiếng thời ChiếnQuốcDu thuyết: ngôn luận biện bác một cách khôn khéo, hung hồn làm chongười ta phai nghe.Đại trượng phu: tài trai, anh hùng hào kiệt.235. THIÊN HẠ SĨLỗ Trọng Liên có khí tiết lạ lùng, có lòng trung nghĩa phẫn kích, khôngphải hạng sánh sĩ sánh kịp được.Kìa như con diều, con két bay cao lên tầng mây; con hổ, con báo gầm théttrong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn có ai dám lại gần. Song một mai bị người tatrói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà, giống chó. Mà diều,két, hổ, báo sở dĩ để cho người ta đánh bẫy được, có phải chỉ do cái lòngthèm muốn mà thôi không?Như Lỗ Trọng Liêm thì thực không có ham muốn gì, cho nên bay cao, gầmdữ mà vẫn ngang tăng một đời. Người ta khen Lỗ Trọng Liêm là thiên hạ sĩrất là phải.Tiềm Thất TửGIẢI NGHĨALỗ Trọng Liêm: người nước Tề về thời Chiến Quốc là một bực nghĩa sĩxưa nay ai cũng biết tiếng.Khí tiết: chí khí và tiết tháoTrung nghĩa: trung là hết lòng, nghĩa là ở phải.Phẫn kích: phẫn là căm giận, kích là hăng hái.Sách sĩ: người có mưu kế.236. DỰ NHƯỢNG BÁO THÙDự Nhượng trước thờ Phạm Trung Hàng, Trung Hàng đãi không tử tế.Dự Nhượng bỏ đi theo Trí Bá, được Trí Bá tin dùng lắm. Nhưng sau TríBá bị bọn Tam Tấn đánh thua, giết chết và chiếm mất đất. Trong bọn TamTấm có Triệu Tương Tử oán Trí Bá nhiều nhất, bắt lấy đầu Trí Bá sơn đi làmđồ đi tiểu.Dự Nhượng lúc đó đã trốn trong rừng nghe chuyện làm vậy, than rằng:Tài trai nên vị người tri kỷ mà bỏ thân, con gái nên vị người yêu thươngmà làm dáng. Ta đây quyết phải báo thù cho Trí Bá mới nghe.Bèn đổi tên họ, ăn mặc giả làm bọn tù, vào cung trát chuồng tiêu, muốnthừa cơ để đâm chết Triệu Tương Tử.Tương Tử một hôm ra nhà tiêu, bỗng dưng động tâm bắt người trát nhàtiêu ra hỏi, thì biết ngay là Dự Nhượng.Dự Nhượng rút dao găm trong mình ra nói rằng:Ừ, ta là Dự Nhượng, ta muốn báo thù cho Trí Bá đây.Đầy tớ Triệu Tương Tử hăm hăm chực giết Dự Nhượng. Tương Tử ngănlại, nói rằng:Hắn là nghĩa sĩ đó. Thôi ta tránh đi thôi, Trí Bá chết không có con cháu,hắn là bầy tôi báo thù cho chủ, thực là hiền nhân của thiên hạ. Thôi ta tha chohắn.Dự Nhượng được tha, lại cạo râu và lông mày cho đổi nét mặt, sơn mìnhgiả làm thằng hủi đi ăn xin. Vợ trông thấy cũng không nhận ra, nói rằng:Người này, tiếng nói thì giống chồng ta, nhưng mặt mày thật không phảichồng ta.Dự Nhượng lại nuốt than hồng cho đổi cả tiếng nói đi.Được ít lâu, Triệu Tương Tử đi chơi, Dự Nhượng núp chực đợi dưới cầu.Nhưng lúc Tương Tử đi gần đến đầu cầu, con ngựa thốt nhiên kinh hãi lồnglên. Tương Tử nói rằng:Chắc lại có Dự Nhượng ở đây.Rồi sai người tìm dưới gầm cầu, quả bắt được Dự Nhượng thật.Tương Tử gọi Dự Nhượng đến trước mặt trách rằng:Ngươi trước thờ Phạm Trung Hàng. Phạm Trung Hàng bị Trí Bá giết, saongươi không báo thù lại thờ Trí Bá. Nay Trí Bá bị ta giết, sao mà ngươi chămbáo thù thế?Dự Nhượng nói:Trước tôi có thờ Phạm Trung Hàng thật, nhưng Phạm Trung Hàng đãi tôinhư bọn tầm thường, nên tôi lại lấy cách tầm thường mà ở lại. Sau tôi thờ TríBá, Trí Bá đãi tôi vào bậc quốc sĩ, nên tôi lại lấy cách quốc sĩ mà ở lại.Triệu Tương Tử chép miệng than rằng:Ngươi thờ Trí Bá cũng đã nên danh tiếng rồi đó, mà ta tha cho ngươi bậntrước cũng đã đủ rồi. Nhưng bận này ngươi phải liệu cái thân ngươi, khôngtha nữa đâu.Dự Nhượng nói:Tôi nghe: Minh chúa không che lấp sự có nghĩa của người ta, trung thầnkhông tiếc cái chết để cho nên danh tiếng. Trước ông đã khoan tha cho tôimột lần, thiên hạ ai cũng biết ông là người đại lượng rồi. Còn như việc hômnay, tôi đành xin chịu chết, nhưng tôi xin mạn phép ông, ông cho tôi đượcđâm vào cái áo ông mặc, thì tôi dù chết cũng không oán giận gì nữa.Triệu Tương Tử cho là người có nghĩa, cởi áo sai đầy tớ đưa cho DựNhượng.Dự Nhượng rút gươm, nhảy lên ba lần hò hét đâm vào áo và nói rằng:Thế này là ta báo được ơn Trí Bá rồi đây.Nói đoạn đâm cổ chết.Chiến Quốc SáchGIẢI NGHĨA:- Dự Nhượng: người nước Tấn đời Chiến Quốc có tiếng là một ngườinghĩa sĩ.LỜI BÀN: Ta đọc bài này, thực như đi xem một tấn bi kịch có thể khiếncho ta nhỏ nước mắt cảm cái khí khái của một người nghĩa sĩ. Dự Nhượngmuốn báo thù cho Trí Bá, tuy khốn khổ thân hai lần mà không thành công,song cũng đủ tỏ được cái nghĩa vua tôi, đã đem lòng thờ ai, chịu ơn người ta,thì không sao rời bỏ được người ta, dù đến phải thì thân cũng không quảnngại. Than ôi! Nếu Triệu Tương Tử lần trước tâm không động, lần sau ngựakhông lồng, thì biết đâu tấn kịch lại không xoay đi thế khác. Nhưng ta đángkhen Dự Nhượng bao nhiêu, ta lại phải phục Triệu Tương Tử bấy nhiêu. DựNhượng chỉ mưu sự để giết mình, thế mà lần trước bắt được khoan tha cho,lần sau bắt được cho là tự xử lấy, lại còn chiều lòng cở áo cho người ta đâmvào, sau cái lòng đại độ được đến thế. Một đằng thực là chân nghĩa sĩ, mộtđằng thật là biết trọng nghĩa sĩ. Dự Nhượng và Triệu Tương Tử thực là mộtđôi đối đầu được với nhau không xâu danh trong lịch sử.237. QUAN TÀI CONTại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi một cái quan tài con bằnggỗ bách đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơitrông thấy, cười nói rằng:Người chế ra cái này dùng để làm gì?Nhà sư nói:Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ,người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn,vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việckhông được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc, trong tâm tađược yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quantài con này đủ thay lời huấn, lời giới của bậc nghiêm sự, bài trâm bài mìnhtreo bên chỗ ngồi vậy.Mai Hiên Bút Ký.GIẢI NGHĨA:- Tô Châu: huyện Ngô thuộc về tỉnh Giang Tô bây giờ.- Bạch đàn: thứ gỗ rắn và thơm, dùng làm đồ đạc dùng làm hương thắp.238. LỆCH THỪA KHÔNG BẰNG NGAY THIẾUKiềm Lâu là một bậc cao sĩ nước Tề về thời Xuân Thu. Tính ông thẳng,bao giờ cũng giữ đạo phải, không chịu khuất thân để theo đời.Các nước chư hầu nhiều nước mời ra làm khanh tướng nhưng ông khôngthuận. Vua Uy Vương nhà Chu kính thời ông như thầy.Ông nghèo lắm. Lúc mất chỉ có cái chăn, không liệm đủ thân thể.Thầy Tăng Tử đến viếng, thấy vậy nói:- Để lệch cái chăn đi, thì liệm đủ thân thể.Bà vợ ông bảo:Lệch mà có thừa không bằng ngay mà không đủ. Lúc sinh thời, tiên sinhchỉ vì tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch chotiên sinh, thì chắc không được hợp ý tiên sinh.Tăng Tử nghe, không nói gì được nữa. Sau chỉ hỏi dùng chữ gì đặt tên hèmcho tiên sinh.Bà vợ nói:Tiên sinh không lấy sự nghèo hèn làm buồn rầu, không lấy sự giàu sanglàm hâm mộ, đặt tên hèm cho tiên sinh là "Khang" có nên chăng?Tăng Tử nghe, than rằng:Chỉ có người chồng như thế mới có được người vợ như thế.Thông ChíGIẢI NGHĨA:- Kiềm Lâu: người nước Tề một bậc ẩn sĩ có tiếng giỏi đời cổ.239. BẮT THAY CHIẾUTăng Tử bệnh nặng. Những người chầu chực hầu hạ, học trò thì có NhạcChính, Tử Xuân, ngồi ở cạnh giường, con thì có Tăng Nguyên, Tăng Nhânngồi ở dưới chân, lại có một tên đồng tử đứng một góc cầm nến.Tên đồng tử hỏi:Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?Tử Xuân bảo:Im chớ nói.Tăng Tử nghe tiếng giật mình, thở dài.Đứa đồng tử lại hỏi:Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?Tăng Tử đáp:Phải. Cái chiếu ta nằm là chiếu của Quý Tôn làm quan đại phu nước Lỗcho ta. Ta chưa kịp thay đấy.Rồi gọi con sẽ bảo:Nguyên kia, đứng dậy thay chiếu cho ta.Tăng Nguyên nói:Bệnh cha nguy, không dám khinh động, xin để đến sáng sẽ thay.Tăng Tử nói:Con yêu cha không bằng tên đồng tử. Người quân tử yêu ai, yêu một cáchphải đường, người thường yêu ai, yêu một cách nộm tạm cẩu thả. Như ta bâygiờ còn mong gì nữa. Nếu ta được chết một cách chính đính, khỏi mang tiếngphi nghĩa, là đủ cho ta rồi.Con cái và học trò nghe nói, xúm lại vực Tăng Tử lên để thay chiếu.Tăng Tử vừa nằm yên vào chiếc chiếu mới thì mất.Lễ Ký.LỜI BÀN: Người ta đến chết là hết. Cho nên trước cái chết, tưởng ai cũngbằng đẳng như ai không còn phân biệt tôn ti, thượng hạ gì nữa. Tuy vậy, thầyTăng Tủ dù biết chết đến nơi, cũng còn thao thủ, không muốn việt phận,không chịu đeo tiếng phi nghĩa, thế mới hay cổ nhân lập chí, thường vạchmột con đường quang minh chính đại để suốt đời noi theo dù đến hơi thở cuốicùng, mà vô ý lỡ đi sai, cũng nhất quyết không chịu. Cách thay chiếu đây lạicòn đáng làm gương cho lắm kẻ đời nay, quên cả phong hóa, bỏ cả lễ nghĩa,lúc ma chay tiếm lạm nhiều cách, chỉ chuộng cái thói cái danh phận củangười chết đáng vào bậc nào nữa. Những con cháu tống táng ông cha theo sựphù hoa mà phạm vào điều phi nghĩa, thì còn gọi được là con cháu có hiếukhông?" Quân tử chi ái nhân đã dĩ đức, tế nhân chi ái nhân đã dĩ cô tức", câu dingôn của thầy Tăng Tử thực là câu danh ngôn có chi lý vậy.240. ĐÁM MA TOTrang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau định muốn làm ma nhỏ to.Trang Tử thấy vậy bảo:Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm hai viên ngọc bích,các ngôi sao làm các hạt châu báu, muôn vật làm đồ tống táng, đám ma tanhư vậy, há chẳng đủ rồi, cần gì mà phải làm cho to nữa.Học trò nói:Nhà thầy làm như vậy, chúng con sợ diều hâu, quạ nói rỉa thịt nhà thầymất!Trang Tử bảo:Xác người chết mà để trên đất thì diều quạ ăn, để dưới đất thí sâu bọ ăn.Bây giờ cướp của loài kia cho loài này, tâm sao mà thiên như thế? Tâm ngườiđã thiên, thì bất bình đem cái bất bình mà cho là bình thì cái bình không phảilà bình nữa. Tâm người không sáng thì chẳng thật, đem cái chẳng thật mà cholà thật thì cái thật không còn là thật nữa.Ôi! Người ta cứ khăng khăng giữ một ý kiến, chẳng cũng đáng thương lắmru!Trang TửGIẢI NGHĨA:- Tống táng: tống : đưa, táng: chôn.- Thiên: chênh lệch về một bên nào.- Bất bình: lệch về một bên không được bằng phẳng.LỜI BÀN: Thầy sắp chết mà học trò định làm ma to cho thầy, thế là trunghậu mà là thường tình. Thầy gạt đi chỉ muốn như bỏ xác ra ngoài núi, thế làcó ý tự nhiên cao thượng hơn đời. Học trò bảo không nỡ để cho quạ mổ, diềutha thịt thầy thế là chỉ biết những điều trước mắt có thể trông thấy mà thôi.Có biết đâu cái xác kia, khi vùi xuống đất, dù cho đào sâu, chôn chặt thế nàotrong quan quách dù cho chắc chắn đến đâu cũng không khỏi được cái giốngsâu bọ, vi trùng **c rữa làm cho tan nát quá ư là mỏ quạ, mỏ diều vậy. Ôi!Trang Tử lúc gần chết còn dạy học trò như thế, thật là bình tâm sáng suốthiểu thấu cái lẽ sinh, tử, tồn, vong tức như bây giờ ta nói hiểu rõ chân lý, hiểunhư khoa học rất hợp với cái học thuyết cao viễn của Trang Tử vậy.241. MUÔN VẬT MỘT THỂTrời là cha, đất là mẹ chúng ta được cái khí trời đất mới thành ra người. Tanghĩ thân ta thật là nhỏ mọn mà được ở trong vòng trời đất, to lớn bao la. Cáikhí của trời đất tức là hình ảnh của ta, cái lý của trời đất tức là tính của ta.Người ta với muôn vật cùng sinh ra ở trong trời đất, thế thì cái gì có hìnhđều là khí của trời đất, cái gì có tính để là lý của trời đất. Vậy người vớingười là đồng loại, thời ta coi nhau như anh em ruột cả. Trong vạn vật, giốnghữu tri, giống vô tri so với người tuy khác, song cũng tự trời đất sinh ra, thì tacũng coi như một bọn với ta cả.Phàm người trong trời đất đã là con trời đất hết, thì vua, ta coi như ngườianh cả, đại thần, ta coi như người giúp anh cả, cụ già ta kính, là cốt quý bậctôn trưởng ta, trẻ bé ta thương, là cốt yêu đàn con trẻ ta, bậc thánh là anh emta mà giống cha mẹ ta, bực hiền là anh em ta mà giỏi hơn ta, còn nhữngngười ốm đau, tàn tật, cô độc, góa bụa đều là anh em ta mà vất vả khổ sở,không biết nương tựa vào đâu vậy.Trương Hoành Cừ.GIẢI NGHĨA:- Khí: vật hơi vô hình, đời cổ cho muôn loài bởi đấy mà sinh hóa ra.- Lý: cái lẽ cường kiện( mạnh mẽ) của trời nhu thuận( mềm mỏng êm ái)của đất.- Đồng loại: cùng một loài.- Giống hữu tri: giống có biết, có càm giác như chim muông...- Giống vô tri: giống không biết, không có cảm giác như cây cỏ, đất, đá.- Đại thần: quan to, đây nói ông tướng giúp vua trị dân.- Cô độc: cô: mồ côi, không cha không mẹ một mình không con cái.- Trương Hoành Cừ: tức là Trương Tái, người đời nhà Tống, trước có làmquan, sau về dạy học, ông là một nhà học giả giỏi có tiếng đời bấy giờ, cólàm sách Chính Mông và Đông Minh, Tây Minh. Bài này trích ở trang TâyMinhLỜI BÀN: Ta xem bài này, hãy gác cái thuyết trời đất và khí lý ra ngoài, vìchưa thể nói rõ cái thuyết ấy cho đúng với khoa học tiến bộ này. Ta chỉ nênnhận tác giả nhân cái khởi điểm khí, hình, lý, tính ấy mà cho muôn vật ở đờicùng chung một gốc tích, cùng bẩm thụ của một cha mẹ là trời đất. Câu nóiấy thực là rõ cái nghĩa "vạn vật nhất thể" có cái lòng bác ái vậy. Riêng trongnhân loại, tuy có chia ra tôn ti, lão ấu chí thành, chí ngu, nhưng cũng là mộtloài người cả, thì nên coi cả trong nước như một người, cả thiên hạ như mộtnhà, kính nhường, yêu, thương nhau, giúp đỡ, đùm bọc nhau. Còn các giốngđộng vật khác cùng thực vật, khoáng vật, hết thảy giống hữu tri vô tri đều làcùng ta ở trong trời đất cả. Ước ao cái học thuyết này một ngày một lan rộngra, thì phúc cho loài người và thỏa cho cái hi vọng cổ nhân lắm.242. TỰ TỈNHNgười ta, tối đến, trước khi đi ngủ thử kiểm xét xem trong một ngày:Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa?Đối đãi với kẻ dưới đã hay thể tất chưa?Xử với anh em đã hay hòa thuận chưa?Đối với vợ con đã hay yêu quý chưa?Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở, gần người hiền chưa?Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa?Làm công việc gì, đã hay không trái với lương tâm chưa?Đãi người ngoài đã hay không thất lễ chưa?Hết thảy việc gì, việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo, ngõ hầu mới xứngđáng làm người mà không xấu hổ.Từ Mi VânLỜI BÀNBài Tự Tỉnh của Mi Vân đây cũng tương tự như bài Kiểm soát lương tâmcủa Franklin. Trong bài nói thiệp liệp đủ cả trong nhà thì cha *** vợ con, anhem, tôi tớ, ngoài thì bạn bè, thiên hạ kịp đến cả câu nói việc làm. Nghĩa là đủcả mọi hạng người mình giao tiếp hàng ngày, mình có bổn phận phải giữ chotrọn vẹn cùng những việc suy nghĩ, nói năng, hành động nữa. Nếu trước khiđi ngủ, ai ai cũng chịu kiểm soát lại lương tâm mình như thế cả, để sửa đổi lạitính mình cho hay hơn lên, thì lo chi đời hiếm người tốt mà xã hội ngàykhông một bước gần đến nhân đạo, nhân loại mỗi ngày không tiến mãi đếnhạnh phúc được.243. NGU CÔNG DỌN NÚIPhía nam Châu Ký, có hai quả núi Thái Hàng và Vương Ốc to bảy trămdặm, cao muôn thước, cây cối rậm, ác thú nhiều, đi lại khó.Ở chân núi có một cái nhà của ông lão tên là Ngu Công, tuổi đã chín mươi.Ngu Công thấy vì núi mà nhà ở chướng ngại, đường đi bất tiện, lấy làmbực tức. Một hôm cụ họp cả vợ con, người nhà lại bàn rằng:- Ta muốn cùng lũ ngươi hết sức bạt phẳng hai quả núi này thì có nênkhông?Ai nấy đều thuận. Chỉ có người vợ ngần ngại, hỏi vặn rằng:- Sức ông không bạt nổi một cái gò, thì làm thế nào bạt được những haiquả núi? Mà dù cho có sức bạt được nữa, thì đất đã định đem đổ đi đâu?Ngu Công nói: Khuân đem đổ ra bể Đông.Đoạn Ngu Công đem con cháu cùng cả họ ra phá núi, kẻ **c đá, người đàođất, kẻ đầu đội, người vai mang, hết ngày này sang ngày khác. Láng giềng cóđứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà hóa cũng xin đi làm giúp, hàng nămmới về một lần.Gần miền có một ông lão khác tên là Trí Tẩu thấy vậy, cười Ngu Công vàcan rằng:- Sao khờ dại vậy! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi!Ngu Công thở dài nói:- Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được. Ngươikhông bằng người đàn bà hóa, đứa trẻ con thơ. Ta già ta chết đã có con ta.Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta đã có chắt ta, con con cháu cháusinh hạ vô cùng mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi.Trí Tẩu nghe nói, nín lặng, không trả lời.Sau này vùng nam Châu Ký không có núi non chướng ngại, đi lại thuậntiện là nhờ có Ngu Công.Liệt TửGIẢI NGHĨAKý: một châu của chín châu đời cổ, tức là vùng Trực Lệ, Sơn Tây cùngphía Bắc sông Hoàng Hà, tỉnh Hà Nam, phía tây sông Liêu Hà, tỉnh PhụngThiên.LỜI BÀNTa không tưởng tượng rõ núi Thái Hàng và núi Vương Ốc to lớn thế nào.Ta chỉ biết ở cái đời Ngu Công bấy giờ chưa có máy móc tinh xảo như bâygiờ mà đã bạt được núi thì giỏi thật. Lại không phải thuê từng hàng nghìn vạnngười để làm, chỉ người trong một nhà, một họ và ít người lân cận giúp tayvào mà cũng làm nổi. Ôi! Nếu quả như vậy, thì cái gương kiên nhẫn của NguCông thực đáng để truyền lại mãi cho muôn đời về sau này. Vả chăng chỉ mộtcâu Ngu Công nói với Trí Tẩu cũng nên ghi nhớ lắm. Sự kiên tâm không phảichỉ hạn chế trong một đời, nhưng cứ tiếp luôn đời ấy, đời khác theo đuổi mãithì ở đời còn có cái gì gọi là khó được nữa. Ngu Công đây thật là người đạitrí nhược nhu (người cực khôn, bề ngoài coi như ngu). Ngôn hành ông y nhưnhững câu sau đây cũng đều có ý khuyên chúng ta lập chí và kiên tâm để làmviệc:1) Trên đời chả có việc gì khó, chỉ tại tâm người ta không kiên nhẫn màthôi.2) Bí quyết thành công cốt ở nhất định không thay đổi mục đích.3) Đã có cái kiến thức can đảm phi thường, nhất quyết làm được sự nghiệpphi thường.4) Đem sự hiểu biết tinh tường, dùng hết tâm trí bền bỉ, vận toàn lực tinhtiến vô cùng, thì có việc gì mà không làm được. Người ta sống một cách naylần mai nữa, suốt đời không được việc gì, chỉ tại không có chí.5) Ý chí kiên nhẫn có thể chinh phục được hết thảy các thứ tự nhiên trongvòng trời.DANH NGÔN DANH LÝChớ chính mình tự dối mình.Đại HọcỞ đời có ba điều đáng tiếc.Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này nỡ hư.Chu HiNgười ta biết có mưu sinh, biết tự lập thời mới không ỷ lại ai, cầu cạnh ai,mà giữ được liêm sỉ và thực hành được lễ nghĩa.Khuyết DanhNgười ta sống trong một ngày, có nghe một câu phải, trong một điều phải,làm một việc phải, ngày ấy mới không hư sinh.Trần My CôngSĩ phu mà ba ngày không xem sách, thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nóichuyện lạt lẽo khó nghe.Hoàng Đình KiềnCó học vấn mà không có đạo đức, thì là người ác; có đạo đức mà không cóhọc vấn, thì là người quê.La Tư PhúcNgười ta nếu không biết lo xa, nhất định có sự ưu hoạn đến ngay.Luận NgữThân dê mà lốt cọp, thấy cỏ thì thích, thấy chó sói thì run, quên mất cả bộda khoác là lốt cọp.Dương TửKhông gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn (thản nhiên),không gì hơn người bằng có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.Hoàng Thạch CôngĐộ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưusâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.Minh Tâm Bảo GiámLàm việc nghĩa thì chớ tính lợi hại; luận anh hùng thì chớ kể nên thua.Lư KhônNgười biết "đạo" tất không khoe, người biết "nghĩa" tất không tham, ngườibiết "đức" tất không thích tiếng tăm lừng lẫy.Trương Cửu ThànhChim mà mỏ quắp thì loài chim sợ cá, mà mồm ngoáp thì loài cá sợ. Ngườimà ngọn lưỡi sắc sảo thì loài người sợ.Hàn Thi Ngoại Truyện.Yêu thì muốn cho sống, ghét thì muốn cho chết, mình không có quyền làmđược sống chết, mà lúc lại muốn cho sống, lúc lại muốn cho chết, như thế chảphải là mê hoặc lắm ru!Luận NgữYêu người ta mà yêu vô lý, thành ra làm hại người ta. Ghét người ta màghét vô lý, thành ra làm hại cho thân mình.Ngụy Thế ThụyNgười quân tử ta nên thân song không nên quá chiều mà phụ họa. Kẻ tiểunhân ta nên tránh, song không nên ruồng rẫy như hằn thù.Thâm Hàn QuangLễ nghĩa liêm sỉ là bốn cái giường để duy trì giữ vứng quốc gia. Bốngiường vó ấy nếu không căng được lên, nghĩa là người trong nước mà vô lễ,vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ mà diệt vong mất.Quán TửChính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muối cài đạp người thì thật lànhu.Khuyết DanhĐem cái thói kiêu căng khinh bạc đối đãi với người quân tử thì tự mìnhlàm cho mình thất đức; đem cái thói kiêu căng khinh bạc đối với kẻ tiểu nhânthì tự mình làm cho mình hại thân.Tuân Sinh TiênNgười hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay.Lão TửNgười ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà sửa đổi được thì còn gì hay hơn.Tả TruyệnCâu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút rađược nữa.Lục Tài TửBa ba, thuồng luồng cho vực còn nông, làm tổ dưới đáy, chim cắt diều hâucho núi còn thấp làm tổ trên đỉnh; thế mà đến khi chết cũng chỉ là một cáimồi.Tuân TửVật trong thiên hạ chẳng gì mềm nhũn bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vôcùng.Hoài Nam TửCắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người.Cổ ngữThế giới là một trường học lớn. Sự khốn quẫn đau khổ là ông thầy giỏi, làngười bạn tốt để rèn luyện cho ta vậy.Khuyết DanhLanh trai công việc để cố gằng làm cho đầy đủ, và cẩn thận câu nói, khôngcẩu thả khinh thường.Luận NgữNgười đi đêm tuy không là gian nhưng không thể cấm chó không cắnđược.Chiến Quốc SáchCái bể tình dục, lấp mãi không đầy; cái thành sầu khổ, phá mãi mà khôngtan.Khuyết Giới Toàn ThưLâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người; cái "chí" của ta là cái để độ thânta, làm song gió không thể xiêu bạt vùi dập ta được.Chúc Vô CôngĐại cục tuy một ngày một bại hoại, chúng ta vẫn phải nên hết sức duy trì,được phần nào hay phần ấy, còn ngày nào hay ngày ấyTăng Quốc PhiênChim hồng, chim hộc, cất cánh bay xa là nhờ lông cánh; lông nhỏ trênlưng, lông to dưới bụng, mọc thêm một nắm, bay chẳng cao hơn, rụng mấtmột nắm, bay chẳng thấp hơn.Hàn Thi Ngoại TruyệnChẳng trách người mà trách mình là phương pháp cần nhất để tu tỉnh thânta. Hay thể tất cho người là phương pháp cần nhất để gây nuôi độ lượng.Lã KhônMột bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưnggặp trường hợp cần thì phải hi sinh bản thân để cứu giúp quần chúng.Khuyết DanhThiên hạ có người sợ bóng mình, ghét vết mình, cắm cổ mà chạy, vết lạicàng nhiều, bóng lại càng nhanh. Chẳng bằng đến chỗ rợp mà nghỉ, thì tựnhiên bóng mất hẳng và vết tuyệt ngay.Mai ThăngMuốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tính, cần phải chịu cực khổ, chịuphiền, thì ngày mới thuần thục.Lưu Trực TraiĐiền dưỡng "cái khí" lúc đang giận; đề phòng "câu nói" lúc sướng mồm;lưu tâm "sự lầm" lúc bối rối; biết dùng "đồng tiền lúc sẵn sàng".Uông Thụ ChiNói đương sướng hả mà nín ngay được; ý đương hớn hở mà thu hẳn được;tức giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn mà tiêu trừ biến mất được; khôngphải là người rất kiên nhẫn thì không tài nào được như thế.Vương Dương MinhAn ác, dương thiện là bực thánh; thích thiện ghét ác là bực hiền; tách bạcthiện, ác quá đáng là hạng người thường; điên đảo thiện ác để sướng miệnggièm pha là hạng tiểu nhân hiểm ác.Chu Trang Trang CôngNgười ta ai cũng cần phải tự lập lấy thân, cần phải tự mình hết sức cố gắngcho ra người, cần phải trông cậy ở mình mà chớ có trông cậy vào người.Khuyết DanhLòng thành, nét mặt đầm ấm, khí hòa, lời nói êm dịu thì thế nào cũng cóthể cảm động được người ta.Khuết DanhLập thân không có gì khó bằng làm thế nào cho khỏi tủi thẹn; thủ thânkhông có gì khó bằng làm thế nào cho khỏi điếm nhục; phòng thân không cógì khó bằng làm thế nào cho ít bệnh tật.Tuân Tiên SinhChưa có người nào hành vi phẩm hạnh không đoan chính mà họ có thể yêunước được.Cổ NgữNgười không có chí như thuyền không có lái, như ngựa không cương trôidạt lông bông không ra thế nào cả.Vương Dương MinhTài trai nên ngang dọc trời đất, không nên quanh quẩn xó nhà.Triệu ÔnLỜI BẠTMấy trang viết sau cuốn sách này, lúc đầu định nói một đôi điều về triếthọc Trung Hoa xưa. Thế nhưng, nghĩ lại, thì thấy thực không phải chỗ. Vả lạiđối với triết học Trung Hoa xua, mà nói mất trang, thì thà không nói là hơn.Cho nên chí xin nói tản mạn đôi điều nhân cuốn sách được in lại, dù saotrong đó buộc lòng cũng phải có đôi câu về triết học.Cuốn Cổ học tinh hoa này làm năm 1925. Năm đó, ở ta đã bỏ thi chữ Háncả chục năm rồi. Hán học bắt đầu tàn. Các cụ Nguyễn Văn Ngọc, Trần LêNhân, soạn giả cuốn sách này, thuộc thế thệ những "ông đồ" lỡ vận đó. CụNguyễn Văn Ngọc mất đã lâu (1942), còn cụ Trần Lê Nhân tôi vẫn còn đượcgặp những năm sáu mươi ở Hà Nội. Yêu mến tinh hoa của nền văn minh Hánhọc, từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đãtìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗingọc đem hiến cho đời. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, cuốn sách hầu như vẫngiữ nguyên giá trị. Đọc lại cuốn sách, ta sẽ có cảm giác gặp lại một người bạncũ. Mỗi cuốn sách có số phận riêng của mình, đó là một câu châm ngôn latinh. Cuốn Cổ học tinh hoa cũng có số phận của nó. Đó cũng chính là số phậncủa triết học và văn chương phương Đông cổ mà ít lâu nay, do sự cất mìnhcủa các "con rồng" châu Á, dường như mọi người đang để tâm tìm hiểu.Các nhà nghiên cứu phương Đông của thế giới, trong đó có các học giảPháp, Mĩ và cả Liên Xô nữa, nay đều thấy tác dụng của Không giáo đối vớisự phát triển kinh tế của nước Nhật. Đối với người Nhật hay đối với một sốnước mà họ gọi là "Hán hóa" khác (trừ Việt Nam) thì truyền thống đã khôngcản trở sự phát triển, trái lại các nước ấy đã biết biến truyền thống thành mộtthứ "mùn" để ươm trồng lên đó những cây cố tươi tốt. Cái ông Khổng Tử màbào lâu nay người ta nguyền rủa, người ta đấu tố (chúng ta vẫn nhớ nhữngđợt "phê Lâm đấu Khổng" trong cách mạng văn hóa ở Trung Quốc vừa đây),hóa ra không đến nỗi tệ như thế! Hồi năm 1965, vào ngày 19- 5 ngày sinh củamình cụ Hồ có đi thăm quê hương Khổng Tử. Và có bài thơ chữ Hán ghi lạicảm xúc, xin tạm dịch:Mười chín tháng năm thăm Khúc phụThông già miếu cũ dấu xưa nhòa.Thế thần họ Khổng giờ đâu nhỉ?Leo lét bia xưa chút ánh tà.Nguyên văn:Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc phụCô tùng cổ miếu lưỡng y hi.Khổng gia thế lực kim hà tại?Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.Dương như có chút cảm thương, hoài cổ bằng bạc trong bài thơ. Mà thựcra. Khổng Tử nào có tội tình gì? Ông ta là một gương mặt tiêu biểu của triếthọc Trung Hoa xưa, một nhà nhân văn một nhà triết học lớn. Các triều đạiphong kiến lợi dụng học thuyết của ông, xuyên tạc cái "bản lai diện mục" củaông... thế thôi.Nhưng ngoài Khổng Tử, còn có bao nhà triết học khác. Một điều mà cáchọc giả thế giới lưu ý, là chữ Hán, thứ chữ lâu nay ta bỏ xó, lại là một côngcụ rất tốt của tư duy, một thứ chữ làm thông minh người học nó ( và điều nàyhọ đã có thì nghiệm), một thứ chữ của tương lai, của thời đại điện toán! Chỉtội nghiệp các cụ đồ trong thơ Vũ Đình Liên, trong đó có cụ Trần Lê Nhân vàbao nhiêu cụ khác, những bậc túc nho đáng kính nhưng sinh bất phùng thời!Đến hết thế kỉ này thì tổng sản phẩm kinh tế của các nước gọi là Hán hóasẽ vượt Tây Âu, vượt Mĩ! Mà sở dĩ có thế một phần là nhờ như ở Nhật - theolời một nhà bác học Liên Xô - họ giữ lại thành phần chữ vuông ( chữ Hán)trong văn tự của mình! Thật là một "chuyện" như đùa! Nhưng không, các họcgiả này nghiêm túc đấy! Liệu sau này chúng ta có sửa đồi gì được cái địnhkiến ngốc nghếch của chúng ta về Hán học, và nói chung về nền văn minhphương Đông mà chúng ta "bụt chùa nhà không thiêng", chúng ta quá coithường. Cuốn sách này được in lại, biết đâu là để sửa lại đôi chút sai lầm taihại ấy.Trước khi là một tuyển tập những đoản văn triết học. CỔ HỌC TINHHOA là một cuốn sách của những câu chuyện thường ngày mà chúng ta hằngquan tâm đồng thời cũng là cuốn sách của những vấn để đạo đức muôn thuở.Thời đại chúng ta dầu khác biệt bao nhiêu đi nữa nhưng phải đâu những câuchuyện của cái thời thơ ấu ấy của nhân loại không còn làm chúng ta thú vị.Mà trong cuốn sách này có biết bao nhiêu thú vị như thế! Chuyện ống TửLộ ăn ở có hiếu với cha mẹ "ngày trước lúc song thân còn, cơm thường dưamuối, đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân"... - cái ông Tử Domà Khổng Tử cho là "hiếu dũng" ấy, sao "người" đến thế! Chuyện tình bạngiữa Quản Trọng- Bảo Thúc: "sinh ta ra là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc" làchúng ta suy ngẫm về trạng thái nhân thế của xã hội đời nay! Chuyện ngườivợ chê anh chồng đánh xe ngựa cho tể tướng mà vênh váo, bị chị vợ giảngcho một bài học thấm thía, chuyện "chính sách tàn bạo khốc hại hơn cả hổ",chuyện Dương Chấn làm quan không chịu nhận hối lộ : "Xin ngài cứ nhậncho. Bây giờ đêm khuya không ai biết". - "Trời biết đất biết, ông biết, tôibiết, sao lại bảo không ai biết?.."Hối lộ, sao giống thới nay thế! Nhưng những người như Dương Chấn đờinay vẫn còn đấy chứ?Còn cái chuyện "Đông Quách tiên sinh" thổi sáo nữa mới thật vui: ông takhông biết thổi sáo, nhưng cũng đứng lẫn vào giữa đám người thổi sáo đểkiếm ăn... Về sau, vua mới lên không muốn nghe hòa tấu sáo như cũ, chỉmuốn nghe độc tấu, nên ông ta phải rút lui êm. Có khác gì khối cán bộ tatrong biên chế quan liêu bao cấp ngày nay đâu! Những chuyện như thế tuy làcổ xưa của nhân loại, lại giúp ta suy ngẫm chuyện đời nay.Cổ học tinh hoa phong phú về đạo lý, trước khi phong phú về triết lý.Hàng chục thế kỉ trước công nguyên, những đốm lửa của một trong nhữngnền văn minh cổ đại của nhân loại đã cháy lên và bứng sáng suốt hàng chụcthế kỉ.Cho đến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của nềnvăn minh đó. Một cách đơn giản nhất thì chúng ta có thế nói như thế này: trêncái đại lục mà người Trung Hoa xưa quan niệm là tất cả "thiên hạ" ấy, do sựphồn vinh của kinh tế, đã đẻ ra được một tầng lớp tri thức, những ngườichuyên hoạt động tinh thần.Tầng lớp ấy hẳn là đông đảo lắm. Truyền thuyết nói Khổng Tử từng dạytrước sau đến ba nghìn học trò (chắc không nhiều đến như vậy!), số mônkhách ở nhà Bình Nguyên Quân là mấy ngàn và ở Tắc Hạ một trung tâmnghiên cứu, có hàng trăm học giả nổi tiếng. "Trăm nhà" đã "đua tiếng" chungquanh bao nhiêu vấn đề của thời đại. Họ truyền bá học thuyết thông qua đàotạo học trò, họ tranh luận, họ đi lại sớm. Sở tới Tần để tìm người sử dụngmình. Trung Hoa cổ đại đã đánh thức và náo động bởi các nhà triết học, cácnhà văn.Nói là "trăm nhà" thực ra theo sự phân loại của Tư Mã Đàm, cha Tư MãThiên, thì có sáu nhà lớn; còn theo sự phân loại của Lưu Hâm, một đại họcgiả đời Hán, thì có mười nhà đại để thì có thể kể như chúng ta thường quenthuộc: Nho gia( phái của những học giả kể thừa văn hóa cổ). Đạo gia( các ẩnsĩ), Mặc gia (các hiệp sĩ) , Danh gia (các biện sĩ), Âm Dương gia (các nhà vũtrụ luận), Pháp gia (các nhà làm luật)....Còn Tiểu Thuyết gia những ngườichuyên "lượm lặt lời lẽ trong làng xóm, nơi đầu đường xó chợ" (Tiền Hánthư: Nghệ văn chí), xếp cuối cùng ( chữ tiều thuyết mà ta dùng để dịch chữroman trong tiếng châu Âu là xuất xứ từ chữ này).Các nhà ấy đều có mặt gần đủ trong cuốn sách nhỏ này.Nhưng các soạn giả không chỉ tập họp các mẩu văn chung quanh các chưtử. Ngoài tản văn chư tử thì còn có tản văn lịch sử mà tiêu biểu là Tả truyện,Chiến quốc sách, Án Tử Xuân Thu, Lã Thị Xuân Thu... sau đó là Sử ký, sauđó nữa là một ít văn chương của Đường, Tống... Cái gốc là Tả truyện, Chiếnquốc sách: "Văn chương đời sau, bao nhiêu thể loại đều có sẵn ở thời Chiếnquốc cả rồi" (lời Chương Học Thành, đời Minh).Thực ra thì sự tập họp ở đây không có hệ thống và cũng không có đầy đủcác diện mạo.Trong các phần tử tạp của các nhà trong sách này, làm sao ta có thể nhậndiện, phân biệt họ với các người đương thời, chủ yếu trên phương diện tưtưởng triết học?Đọc câu chuyện về Đặng Tích ( Truyện 11) theo ngôn ngữ thông thườngngày nay, ta sẽ gọi là "thầy dùi" ,là anh "đón xóc nhọn hai đầu". Quả có thế.Ông ta làm thầy kiện: "việc lớn thì đòi một cái áo, việc nhỏ thì đòi một cáiquần. Dân đưa áo, đưa quần để học kiện, không kể xiết. Lấy trái làm phải, lấyphải làm trái, phải trái không chừng, đến nỗi việc được hay không mỗi ngàymỗi đổi" (Lã thị xuân thu). Đó là những "biện giả" tiến thân của học pháitriết học gọi là Danh gia: "Danh gia bới móc, ràng buộc khiến người ta khôngcãi ý họ được" (Sử Ký) "họ làm khốn cái biết của trăm nhà, làm cùng cáibiện của mọi miệng" ( xem Trang Tử)- Danh và Thực, từ tương quan này đặtra những vấn đề nghịch thường, nhưng những vấn để nghịch thường ấy, trongtriết học là khởi điểm của thuyết tương đối rất sâu sắc biện chứng mà HuệThi, một nhà triết học, bạn thân của Trang Tử, chủ trương.Thế là mỗi một câu chuyện trong sách này ẩn chứa một kho tàng triết học.Đọc câu chuyện con vua trốn vào hang, người nước Việt đem là ngải hunhang, bắt về làm vua, mà dùng dằng không chịu về; đọc câu chuyện Tái ôngthất mã, chuyện Hứa Do rửa tai khi nghe Nghiêu nhường thiên hạ... ta biết đólà tinh thần của Đạo gia, của Lão Tử, Trang Tử... Những nhà triết học này,chủ trương "vô vi", thuận theo tự nhiên, tôn trọng quy luật thiên nhiên, và cómột tinh thần biện chứng pháp đặc sắc Đạo gia sẽ đẻ ra Huyền học, Huyềnhọc ảnh hưởng đến việc xác lập Thiền Tông; mà Thiền tông, Phật giáo thì cóảnh hưởng đến Hégelx, mà không có biện chứng pháp của Hégelx thì làm gìcó Marx? Chuyện đời vòng là như vậy.Còn những chuyện về "chính danh" về "nhân nghĩa" về "dân quý nhất"của Khổng Minh... thì dễ nhận ra. Đó là những chuyện trong Gia Ngữ, TảTruyện, Thuyết Uyển... Trường phái triết học này quá quen thuộc với ta hàngngàn năm nay, nhưng nay cũng phải "nhận diện" lại.Trong sách cũng có vài truyênl về các nhà du thuyết, gọi là Trung hoànggia, những người "nổi cơn giận thì chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạthái bình" (Mạnh Tử). Một trường phái khác hay được nhắc là Mặc Tử, đốithủ của Khổng Tử, chủ trương "Kiêm, ái", mọi người trong thiên hạ, ai cũngyêu mến kẻ khác bằng nhau, không phân khác biệt. Đó là một tư tưởng cótính chất lý tưởng.Tựu trung, về mặt triết học, sách Cổ học tinh hoa đem đến cho người đọcmột vài khái niệm ban đâu. Sau buổi sơ giao này, ta sẽ có dịp đi sâu vào cáctrường phái triết học Trung Hoa cổ đại, những trường phái triết học ảnhhưởng hàng ngàn năm ở phương Đông. Đó là thời thơ ấu của nhân loại vềmặt thời gian lịch sử nhưng lại là thời kỳ tráng niên lão thực về mặt triết học,văn chương. Đó là những người thầy đầu tiên, những nhà hiền triết đầu tiên,những nhà văn đầy thi hứng đầu tiên... mà nguồn suối của họ mấy nghìn nămvẫn dạt dào chảy vào biển lớn của nền văn minh nhân loại.10.9.1988Mai Quốc Liên
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me