LoveTruyen.Me

De Cuong Duong Loi Dcsvn 200c 275c

1. Đại hội nào của Đảng đã chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu?
b. Đại hội V

2. Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã rút ra bao nhiêu bài học kinh nghiệm trong quá trình mười năm Đảng lãnh đạo đất nước (1976 - 1986)?
b. 4

3. Trong đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết nào của Đảng xác định: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"?
a. NQ Đại hội ĐB TQ lần thứ III (9/1960)

4. Trong đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết nào của Đảng xác định: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"?
b. Đại hội ĐB TQ lần thứ IV (12/1976)

5. "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" được thông qua trong Đại hội nào của Đảng?
b. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)

6. Đại hội nào của đảng đã vạch ra 3 chương trình và mục tiêu kinh tế lớn: chương trình lương thực-thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu?
a. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986)

7. Chọn đáp án đúng nhất: Kinh tế tri thức là gì?
d. Nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

8. Mục tiêu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước Đại hội X của Đảng vạch ra là gì?
a. Biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại
b. Có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất tiến bộ
c. Quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

9. Đại Hội nào của Đảng được gọi là Đại hội "Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết"?
c. Đại Hội VII

10. Trong các nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020, Đại hội VIII của Đảng đã xác định nguồn lực nào là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững?
c. Con người

11. "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc" là đánh giá tổng quát của Đại Hội nào?
c. Đại Hội VIII

12. Đại hội nào của Đảng đã quyết định đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
b. Đại hội VIII

13. Ngay từ đầu quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là:
a. Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

14. "Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", được Đảng ta xác định từ Đại hội nào?
a. Đại hội III

15. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đảng ta xác định sẽ cơ bản hoàn thành vào năm nào?
c. 2020

16. Nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều mốc phát triển kể từ đại hội III của Đảng (năm 1960) đến nay. Đánh giá nào dưới đây đã được xuất hiện tại Đại hội VIII của Đảng (năm 1996)?
a. Giai đoạn chuẩn bị các tiền đề công nghiệp hóa đất nước đã hoàn thành, cho phép nước ta chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

17. Nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều mốc phát triển kể từ đại hội III của Đảng (năm 1960) đến nay. Mốc nhận thức nào dưới đây đã được xuất hiện tại Đại hội VIII của Đảng (năm 1996)?
b. Công nghiệp hóa được nhận thức là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa"

18. Nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều mốc phát triển kể từ đại hội III của Đảng (năm 1960) đến nay. Mốc nhận thức nào dưới đây đã được xuất hiện tại Đại hội IX của Đảng (năm 2001)?
c. Công nghiệp hóa được nhận thức là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước gắn với phát triển kinh tế tri thức"

19. Nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều mốc phát triển kể từ đại hội III của Đảng (năm 1960) đến nay. Mốc nhận thức nào dưới đây đã được xuất hiện tại Đại hội X của Đảng (năm 2004)?
d. Công nghiệp hóa được nhận thức là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

20. Nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều mốc phát triển kể từ đại hội III của Đảng (năm 1960) đến nay. Mốc nhận thức nào dưới là đầy đủ nhất từ trước đến nay?
d. Công nghiệp hóa được nhận thức là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

21. Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước?
c. Đại hội VI (12/1986)

22. Nội dung của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là gì?
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp tỷ trọng kinh tế và lao động nông nghiệp, gia tăng công nghiệp và dịch vụ, đô thị hóa nông thôn
b. Quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn mới ấm no văn minh tiến bộ
c. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo

23. Trong đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết nào của Đảng xác định: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ?
a. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ III (9/1960)

24. Nội dung công nghiệp hóa được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV xác định chỉ rõ:
a. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nông nghiệp

25. Trong đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Đại hội nào của Đảng đè ra phương châm tiến hành công nghiệp hóa: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ?
b. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ IV (12/1976)

26. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua trong Đại hội nào sau đây:
b. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)

27. Đại hội đại biểu toàn quốc nào của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, trong đó khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế...; Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa...?
b. ĐH VII (6/1991)

28. Chủ trương đổi mới công tác kế hoạch hoá và cải tiến một cách cơ bản chính sách kinh tế để làm cho sản xuất "bung ra" được nêu lên ở Hội nghị nào của Trung ương Đảng, khoá IV?
b. Hội nghị lần thứ sáu (8-1979)

29. Trong các đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, đặc trưng nào sau đây chứng tỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong công nghiệp hóa?
d. Ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội

30. Trong các đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, đặc trưng nào sau đây khiến cho chủ lực thực hiện công nghiệp hóa chỉ là nhà nước?
c. Tiến hành công nghiệp hóa thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

31. Trong các đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, đặc trưng nào sau đây chứng tỏ Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa sao chép mô hình của Liên Xô?
a. Công nghiệp hóa thiên về công nghiệp nặng

32. Trong các đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, đặc trưng nào sau đây nhìn chung là xuất phát từ nguồn lực sẵn có của Việt Nam trong thời kỳ 1960-1985?
b. Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ các nước xã hội chủ nghĩa

33. Đại hội VI của Đảng đã phê phán những sai lầm trong nhận thức và chủ trương của công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985, sai lầm nào sau đây đã bị viết sai?
a. Chúng ta đã xác định đúng mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật

34. Đại hội VI của Đảng đã phê phán những sai lầm trong nhận thức và chủ trương của công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985, sai lầm nào sau đây chứng tỏ tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội trong công nghiệp hóa?
b. Đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết

35. Đại hội VI của Đảng đã phê phán những sai lầm trong nhận thức và chủ trương của công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985, sai lầm nào sau đây chứng tỏ bệnh chủ quan duy ý chí trong bố trí cơ cấu kinh tế?
c. Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh

36. Đại hội VI của Đảng đã phê phán những sai lầm trong nhận thức và chủ trương của công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985, sai lầm nào sau đây chứng tỏ chúng ta chưa chuẩn bị tốt các tiền đề dân sinh cho công nghiệp hóa?
d. Không tập trung giải quyết vấn đề cơ bản là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

37. Trong các chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch nào dưới đây nhằm đưa nông dân thoát nghèo trở thành khá giả?
a. Tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao

38. Trong các chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch nào dưới đây giải quyết tốt đầu ra cho nông nghiệp?
b. Gắn với công nghiệp chế biến và thị trường

39. Trong các chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch nào dưới đây nói lên thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn?
c. Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp

40. Trong các chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch nào dưới đây thể hiện mục tiêu trực tiếp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn?
d. Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương

41. Chỉ thị 100 CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng (01/1981) đưa ra chủ trương nào sau đây?
c. Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp

42. Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta thời kỳ trước đổi mới có mấy đặc trưng và bao nhiêu hình thức biểu hiện của chế độ bao cấp?
c. 4 và 3

43. Đảng ta đã đề ra mấy mục tiêu trong những năm trước mắt nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đến năm 2020?
c. Năm

44. Chỉ thị 100 CT/T Ư của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã được ban hành vào thời gian nào?
b. 1981

45. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định kinh tế nhiều thành phần là:
a. Là một đặc trưng của thời kỳ quá độ

46. Kinh tế thị trường có các đăc điểm nào sau đây?
a. Các chủ thể kinh tế độc lập nhau
b. Các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; Nhà nước quản lý điều tiết vĩ mô
c. Nền kinh tế mở vận hành theo quy luật khách quan như cạnh tranh, cung, cầu; giá cả do cung cầu điều tiết

47. Đảng ta xác định kinh tế thị trường định hướng XHCN có các đặc điểm gì sau:
a. Là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự dẫn dắt của các nguyên tắc bản chất của CNXH
b. Thế mạnh của thị trường nhằm khai thác các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
c. Định hướng XHCN thể hiện ở 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu; quản lý và phân phối nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

48. Tính định hướng XHCN của Kinh tế thị trường ở nước ta thể hiên ở những tiêu chí nào?
a. Mục đích phát triển là nhằm dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
b. Là nền kinh tế đa sở hữu gắn với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; phát huy vai trò của người lao động trong quản lý và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước
c. Chế độ phân phối dựa vào kết quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phúc lợi xã hội và đóng góp các nguồn lực khác

49. Chủ trương đổi mới công tác kế hoạch hoá và cải tiến một cách cơ bản chính sách kinh tế để làm cho sản xuất "bung ra" được nêu lên ở Hội nghị nào của Trung ương Đảng, khoá IV?
b. Hội nghị lần thứ sáu (8-1979)

50. Chỉ thị 100 CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng (1-1981) đưa ra chủ trương nào sau đây:
c. Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp

51. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đã quyết định phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa?
a. Hội nghị lần thứ tám (6-1985)

52. Trong các đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ kỳ trước đổi mới, đặc điểm nào sau đây đã làm cho các chủ thể kinh tế không có tính độc lập trên thị trường?
b. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Giá cả do nhà nước quy định

53. Trong các đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ kỳ trước đổi mới, đặc điểm nào sau đây đã triệt tiêu các yếu tố thị trường?
a. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống

54. Trong các đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ kỳ trước đổi mới, đặc điểm nào sau đây đã tạo ra tâm lý ỷ lại, thụ động, tiêu cực trong hoạt động kinh tế?
c. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp" và cơ chế "xin - cho"

55. Trong các đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ kỳ trước đổi mới, đặc điểm nào sau đây sinh ra nhiều yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy quản lý?
d. Bộ máy quản lý cồng kềnh, phong cách cửa quyền, quan liêu

56. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thực hiện trong thời kỳ trước đổi mới đã gây ra những tác hại sau đây. Tác hại nào lớn nhất?
a. Không tạo được động lực phát triển

57. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thực hiện trong thời kỳ trước đổi mới đã gây ra những tác hại sau đây. Tác hại nào bị viết nhầm?
d. Tạo động lực cho sự phát triển

58. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thực hiện trong thời kỳ trước đổi mới đã gây ra những tác hại sau đây. Tác hại nào khó đẩy lùi và còn kéo dài đến nay?
c. Làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả

59. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thực hiện trong thời kỳ trước đổi mới đã gây ra những tác hại sau đây. Tác hại nào làm cho đất nước nghèo đi, kinh tế khủng hoảng?
c. Làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả

60. Nhận thức về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới có sự thay đổi căn bản và sâu sắc khi cho rằng kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà nó còn tồn tại trong thồ kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lập luận nào dưới đây đã khiến cho không ít người nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản?
c. Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống con người trong xã hội đó

61. Nhận thức về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới có sự thay đổi căn bản và sâu sắc khi cho rằng kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà nó còn tồn tại trong thồ kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lập luận nào dưới đây cho đến nay mới chỉ được lịch sử xác định một nửa?
d. Kinh tế thị trường vừa có biểu hiện dưới chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng

62. Nhận thức về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới có sự thay đổi căn bản và sâu sắc khi cho rằng kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà nó còn tồn tại trong thồ kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lập luận nào dưới đây chứng minh chắc chắn nhất cho nhận thức trên?
b. Kinh tế thị trường đã hình thành trong xã hội phong kiến

63. Trong những đặc điểm chủ yếu sau đây của kinh tế thị trường, đặc điểm nào nói đến chủ trương "Doanh nghiệp phải tự chịu lỗ, lãi"?
a. Các chủ thể kinh tế phải có tính độc lập

64. Trong những đặc điểm chủ yếu sau đây của kinh tế thị trường, đặc điểm nào trái với chủ trương "Giá sản phẩm của doanh nghiệp phải trình chính phủ phê duyệt"?
b. Giá cả cơ bản do cung - cầu điều tiết

65. Trong những đặc điểm chủ yếu sau đây của kinh tế thị trường, đặc điểm nào trái với chủ trương "Sản phẩm nghiên cứu khoa học của cơ quan và cá nhân do nhà nước đặt hàng và nhà nước nghiệm thu"?
c. Hệ thống thị trường phát triển hoàn hảo

66. Trong những đặc điểm chủ yếu sau đây của kinh tế thị trường, đặc điểm nào trái với chủ trương "Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống" ?
d. Có hệ thống pháp quy kiện toàn

67. Văn kiện Đại hội nào của Đảng bắt đầu dùng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
d. Đại hội IX

68. Chế độ bao cấp thực hiện dưới các hình thức chủ yếu nào?
a. Bao cấp qua giá
b. Qua chế độ tem phiếu
c. Qua chế độ cấp phát vốn

69. Biện pháp "xử lý triệt để những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn để không phát sinh thêm" phù hợp với quan điểm nào dưới đây?
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo môi trường

70. Biện pháp "Phát triển đa dạng các hình thức hoạt động nhân đạo không vì mục tiêu lợi nhuận" phù hợp với chủ trương nào dưới đây?
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo môi trường

71. Biện pháp "Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ"" phù hợp với chủ trương nào dưới đây?
c. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

72. Biện pháp "Hoàn thiện khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng" phù hợp với quan điểm nào dưới đây?
c. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

73. Biện pháp "Hoàn thiện thể chế và giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh" phù hợp với chủ trương nào dưới đây?
c. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

74. Biện pháp "Mở rộng các lĩnh vực độc quyền nhà nước" là trái với chủ trương nào dưới đây?
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế

75. Chính sách "Thực hiện một mặt bằng pháp lý kinh doanh, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế" là phù hợp với chủ trương nào sau đây?
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế

76. Việc ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương nào sau đây?
a. Thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế
c. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo môi trường

...
77. Biện pháp "Quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại tài sản" là phù hợp với chủ trương nào dưới đây?
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế

78. Việc ban hành pháp luật về quyền sở hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước,... là phù hợp với chủ trương nào dưới đây?
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế

79. Việc cho rằng "xây dựng kinh tế thị trường là phát triển chủ nghĩa tư bản" là trái với chủ trương nào sau đây?
a. Thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

80. Lựa chọn phương án đúng, điền vào chỗ trống: Kinh tế thị trường có mầm mống từ trong xã hội ......, hình thành trong xã hội....., phát triển cao trong xã hội ....... .
b. Nô lệ - Phong kiến - Tư bản

81. Giai đoạn 1945 - 1954, Hệ thống chính trị ở nước ta có tên gọi là gì?
a. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân

82. Giai đoạn 1954 - 1975, Hệ thống chính trị ở nước ta có tên gọi là gì?
b. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của Chuyên chính vô sản

83. Giai đoạn 1975 - 1989, Hệ thống chính trị ở nước ta có tên gọi là gì?
c. Hệ thống Chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể

84. Giai đoạn 1989 - 2011, Hệ thống chính trị ở nước ta có tên gọi là gì?
d. Hệ thống chính trị

85. Từ tháng 3/1989 đến nay, Hệ thống chính trị ở nước ta có tên gọi là:
d. Hệ thống chính trị

86. Từ khi nào Đảng ta không dùng khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản"
a. Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI

87. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vị trí lãnh đạo hệ thống chính trị?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam

88. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vị trí trụ cột, là trung tâm của hệ thống chính trị?
d. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

89. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vị trí thay mặt các thành viên tham gia quyền lực chính trị?
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

90. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vai trò tập hợp ý chí nguyện vọng của các thành viên, giám sát, phản biện xã hội?
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

91. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vai trò là bộ máy trực tiếp thực thi quyền lực chính trị?
d. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

92. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thành tố nào giữ vai trò lãnh đạo đảm bảo hệ thống chính trị giữ vững bản chất giai cấp công nhân?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam

93. Phương hướng cơ bản trong việc cải cách bộ máy hành chính ở Việt Nam hiện nay?
c. Bố trí sắp xếp tổ chức lại bộ máy cho tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, năng động và quản lý có hiệu lực, hiệu quả hơn

94. Trong các quan niệm về hệ thống chính trị ở nước ta, quan niệm nào dưới đây là đúng ?
a. Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội

95. Trong việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, vấn đề mấu chốt nhất và cũng là khó khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của thành tố nào?
a. Đảng cộng sản Việt Nam

96. Biện pháp cải cách hành chính là nhằm xây dựng thành tố nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
b. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

97. Biện pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc Hội là nhằm xây dựng thành tố nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
b. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

98. Từ khi nào, Đảng ta xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc?
d. Từ Đại hội X

99. Trong các thành tố của Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, vai trò giám sát và phản biện xã hội là thuộc thành tố nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

100. Vai trò tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân là thuộc thành tố nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

101. Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay?
d. Hội khuyến học Việt Nam

102. Từ khi ra đời, Mặt trận Dân tộc thống nhất ở nước ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổ chức đó có tên gọi là gì?
c. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh

103. Từ khi ra đời, Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Trong giai đoạn kháng chiến chống pháp từ 3/1951 - 7/1954, tổ chức đó có tên gọi là gì?
d. Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam

104. Từ khi ra đời, Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, tổ chức đó có tên gọi là gì?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

105. Từ khi ra đời, Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Trong giai đoạn 1936 - 1939, tổ chức đó có tên gọi là gì?
b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

106. Từ khi ra đời, Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Trong giai đoạn 1939 - 1945, tổ chức đó có tên gọi là gì?
c. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh

107. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Giai đoạn 1954 - 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam có tên gọi là gì?
c. Đảng Lao động Việt Nam

108. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Giai đoạn từ 10/1930 - 2/1951, Đảng Cộng sản Việt Nam có tên gọi là gì?
b. Đảng Cộng sản Đông Dương

109. Tháng 3/1951 Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt để thành lập Mặt trận với tên gọi là gì?
b. Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam

110. Trong các cơ sở hình thành hệ thống Chuyên chính vô sản ở nước ta, "kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa" đã trực tiếp tạo ra cơ sở nào?
d. Cơ sở giai cấp xã hội: chỉ còn giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức

111. Trong các cơ sở hình thành hệ thống Chuyên chính vô sản ở nước ta, "Việc nhà nước ta trở thành một chủ thể kinh tế bao trùm" là do cơ sở nào quy định?

...

112. Trong các cơ sở hình thành hệ thống Chuyên chính vô sản ở nước ta, các biểu hiện quan liêu, độc đoán, mất dân chủ trong hệ thống chuyên chính vo sản ở nước ta là sự phản ánh cơ sở nào?
c. Cơ sở kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

113. Trong các cơ sở hình thành hệ thống Chuyên chính vô sản ở nước ta, " Việc Đại hội IV của Đảng nhận định rằng, muốn đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng thì điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập chuyên chính vô sản" đã tạo ra cơ sở nào cho hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta?
b. Đường lối chung của cách mạng Việt Nam

114. Trong các quan điểm xây dựng Hệ thống trong thời kỳ đổi mới, quan điểm nào dưới đây bị viết sai?
a. Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm, từng bước đổi mới kinh tế

115. Trong các quan điểm xây dựng Hệ thống trong thời kỳ đổi mới, quan điểm nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị?
a. Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới kinh tế

116. Đại hội nào của Đảng đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân Lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai caaos công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc?
d. Đại hội X

117. Theo quan điểm của Đảng, trong giai đoạn hiện nay để xây dựng nhà nước pháp quyền đạt kết quả cao, cần thực hiện mấy biện pháp lớn?
c. 5

118. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta diễn ra năm nào?
a. Năm 1946

119. Hiến pháp đầu tiên của nuớc ta thông qua vào năm nào?
a. Năm 1946

120. Trong các điểm dưới đây, điểm nào không phải đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
b. Nhà nước tam quyền phân lập

121. "Đề cương văn hóa Việt Nam" do đồng chí Trường Chinh soạn thảo được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua vào năm nào?
c. Năm 1943

122. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tài liệu " Đời sống mới" vào năm nào?
c. Năm 1947

123. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa được hình thành bắt đầu từ Đại hội nào của Đảng?
b. Đại hội III

124. Quan điểm nào trong các quan điểm sau đây nói về chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xã hội?
a. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội

125. Quan điểm nào trong các quan điểm sau đây nói quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam?
d. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng

126. Đảng ta chủ trương "làm cho văn cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội" là phù hợp với quan điểm nào sau đây?
a. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

127. Đảng ta chủ trương "xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội" là phù hợp với quan điểm nào sau đây?
a. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

128. Với nhận định "sự phát triển của một dân tộc phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn" là phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
b. Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội

129. Có quan điểm cho rằng: "hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu" là phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
b. Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội

130. Khi xác định "tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...", là phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
c. Văn hóa là một mục tiêu của sự phát triển xã hội

131. Khi xác định mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" là phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
c. Văn hóa là một mục tiêu của sự phát triển xã hội

132. Có quan điểm cho rằng: "Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn tài nguyên người" quan điểm này phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
d. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người

133. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng các nhiệm vụ cấp bách; trong các nhiệm vụ sau đây, nhiệm vụ nào thuộc về văn hóa?
a. Cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt
b. Mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân
c. Chống lại những thói xấu, lười biếng, gian xảo, tham ô

134. Nội dung đường lối văn hóa kháng chiến của Đảng (1943 - 1954) bao gồm mấy nội dung?
c. 8

135. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Điểm nào dưới đây xác định mục đích của các hoạt động kinh tế?
a. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế

136. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Điểm nào dưới đây xác định chính sách xã hội cần có mặt ngay trong khuôn khổ các hoạt động kinh tế?
b. Ngay trong hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, khả năng thu hút và giữ chân người lao động

137. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Điểm nào dưới đây xác định sự tương đồng giữa chính sách xã hội với sự phát triển kinh tế?
c. Mục têu chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người

138. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Điểm nào dưới đây xác định vai trò của chính sách xã hội đối với kinh tế?
d. Phát triển kinh tế cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

139. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Hỏi "Nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp đã có kế hoạch tạo việc làm mới cho bộ phận nông dân bị mất đất" là minh chứng cho điểm nào dưới đây?
a. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế

140. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra nhận thức mới về quan hệ giữa chính sách xã hội với phát triển kinh tế. Hỏi "Một số doanh nghiệp đã quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân từ nơi khác đến làm việc cho doanh nghiệp khiến cho họ yên tâm sản xuất" là minh chứng cho điểm nào dưới đây?
b. Ngay trong hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, khả năng thu hút và giữ chân người lao động

141. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý" là phù hợp với quan điểm nào?
a. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

142. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng; chấm dứt cơ chế xin-cho trong chính sách xã hội" là phù hợp với quan điểm nào?
c. Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

143. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Phát triển hài hòa, không chạy theo số lượng, tăng trưởng bằng mọi giá" là phù hợp với quan điểm nào?
b. Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển

144. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép" là phù hợp với quan điểm nào?
b. Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển

145. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Xây dựng và thực hiện có kết quả cao chương trình xóa đói, giảm nghèo; đề phòng tái đói, tái nghèo" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

146. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

147. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

148. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

149. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Xây dựng quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

150. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Đẩy mạnh công tác bảo vệ gống nòi, kiên trì phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

151. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; bảo đảm bình đẳng giới; chống bạo trong quan hệ gia đình" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

152. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý" là phù hợp với quan điểm nào?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

153. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội" chứng tỏ quan điểm nào chưa được quán triệt?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

154. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội" chứng tỏ quan điểm nào chưa được thực hiện tốt?
a. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

155. Trong các quan điểm chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chủ trương: "Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế" chứng tỏ quan điểm nào chưa được thực hiện tốt?
a. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

156. Nội dung cốt lõi xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là gì?
b. Lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

157. Sau đây là các quan điểm chỉ đạo của Đảng giải quyết các vần đề xã hội. Hỏi chủ trương "xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng, chấm dứt cơ chế xin-cho trong chính sách xã hội" là phù hợp với quan điểm nào của Đảng?
c. Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

158. Chủ trương "phát triển hài hòa, không chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá" là phù hợp với quan điểm nào cùa Đảng?
b. Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế

159. Chủ trương: "xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi" là phù hợp với quan điểm nào sau đây của Đảng?
d. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

160. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhận định "chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển xã hội và hội nhập quốc tế". chứng tỏ quan điểm nào của Đảng chưa được thực hiện tốt?
a. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

161. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta hoạch định nội dung của đường lối đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
a. Góp phần "đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn"
b. Lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng
c. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường

162. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định phương châm đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
c. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường

163. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định nguyên tắc đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
b. Lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng

164. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định mục tiêu đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
a. Góp phần "đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn"

165. Các nước ASEAN ký "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á" vào năm 1976 ở đâu?
a. Bali - Indonesia

166. Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) vào thời gian nào?
a. 9/1976

167. Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức của Ngân hàng thế giới (WB) vào thời gian nào?
a. 9/1976

168. Việt Nam gia nhập vào Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) vào thời gian nào?
a. 9/1976

169. Việt Nam Việt Nam ký "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô" vào thời gian nào?
d. 11/1978

170. Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) vào năm nào?
d. Năm 1978

171. Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên tại Liên hợp quốc vào năm nào?
c. 1977

172. Ở Đại hội nào, Đảng ta xác định Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt nam.
b. Đại hội V

173. Cuối năm 1976, các nước Đông Nam Á nào là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
a. Philippine và Thái Lan

174. Trong thời kỳ trước đổi mới ở nước ta, kể từ khi nào một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam?
c. Năm 1977

175. Sau năm 1975, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hoạch định đường lối đối ngoại ở nước ta?
a. Đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh
b. Phải đối phó với chiến tranh biên giới
c. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam

176. Thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986 là:
a. Xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên xô và các nước XHCN
b. Củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết
c. Đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch

177. Những hạn chế về đối ngoại của Việt nam giai đoạn 1975 - 1986 suy cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản nào đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng chỉ ra?
a. Bệnh chủ quan, duy ý chí; lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan

178. Việt Nam được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên 150 của tổ chức này vào ngày tháng năm nào ?
a. Ngày 11 /01/2007

179. Mục tiêu và nhiệm vụ của Đường lối đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là gì?
a. Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
b. Thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước
c. Nước ta là thành viên có trách nhiệm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập đan tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

180. Tư tưởng cơ bản trong Đường lối đối ngoại của Đảng ta hiện nay là gì?
a. Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
b. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại
c. Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị.

181. Chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại là ở Hội nghị nào của Đảng?
a. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (01/1994)

182. Bắt đầu từ Đại hội nào Đảng ta khẳng định "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển" cho công tác đối ngoại?
b. Đại hội toàn quốc lần thứ VII (1991)

183. Đại hội nào của Đảng đề ra phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển" cho công tác đối ngoại?
d. Đại hội toàn quốc lần thứ IX (2001)

184. Bắt đầu từ Đại hội nào Đảng ta khẳng định "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"?
d. Đại hội toàn quốc lần thứ X

185. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
c. Năm 1995

186. Việt Nam gia nhập tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm nào?
d. Năm 1998

187. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm nào?
c. Năm 1995

188. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm nào?
b. Năm 1991

189. Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết khi gia nhập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm nào?
b. Năm 1996

190. Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm nào?
c. Năm 2007

191. Đại hội nào của Đảng đề ra chủ trương "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"
d. Đại hội toàn quốc lần thứ X

192. Đại hội nào của Đảng đề ra chủ trương "Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế"
c. Đại hội toàn quốc lần thứ XI

193. Chủ trương hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình là xuất phát trực tiếp từ cơ sở nào dưới đây?
a. Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đặt ra gay gắt với Việt Nam
b. Vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế

194. Chủ trương thúc đẩy bình thường háo quan hệ Việt-Trung, quan hệ Việt-Mỹ là xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
c. Vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế

195. Chủ trương chủ động và tích cực hội hập kinh tế quốc tế là trực tiếp xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
b. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia để tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển

196. Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế của Đảng ta là trực tiếp xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
a. Các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế

197. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 là trực tiếp xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
d. Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đặt ra gay gắt với Việt Nam

198. Tháng 11/2001, Bộ chính trị ra Nghị quyết về "hội nhập kinh tế quốc tế". Nghị quyết đề ra mấy nhiệm vụ cụ thể thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?
a. 7

199. Tháng 11/2001, Bộ chính trị ra Nghị quyết về "hội nhập kinh tế quốc tế". Nghị quyết đề ra mấy biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?
a. 6

200. "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" là trực tiếp xuất phát từ cơ sở nào trong chính sách đối ngoại đổi mới của đảng?
b. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia để tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển






































































































































































































Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me