LoveTruyen.Me

Ghi Chep Phap Y Nhung Cai Chet Bi An Luu Hieu Huy

Hồ sơ vụ án số 5: Những đứa trẻ liên tiếp bị hại mà hung thủ lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật (P3)
_______________________________________

Lý Tranh rút trong túi ra một thanh kẹo sô cô la, vẫy vẫy trước mặt ba đứa trẻ: "Có ai muốn ăn kẹo sô cô la không?"

"Cháu!" Bọn trẻ mắt sáng rực lên, đồng thanh hô to, giơ tay ra trước mặt Lý Tranh.

"Ai nói chuyện với cô thì cô sẽ cho người đó ăn sô cô la." Lý Tranh vừa dứt lời, hai cô bé và cậu bé nhỉnh hơn một chút lùi lại, vẻ mặt đầy cảnh giác. Cậu bé khoảng 4 tuổi ngập ngừng và đứng im.

Lý Tranh hỏi cậu bé nhỏ nhất: "Sao các cháu cứ chơi chiếc xe nhỏ này mãi thế?" Cậu bé gãi đầu, dường như không biết phải trả lời như thế nào. Cậu anh lớn trông khoảng 10 tuổi kia nhanh như chớp giật lấy thanh kẹo sô cô la. Sau khi bẻ làm ba miếng chia cho các em, rồi nói với Lý Tranh: "Cháu thay em cháu trả lời."

"Tuần trước bố cháu mang về một chiếc xe nhỏ, chúng cháu đều rất thích. Thế nhưng mà bố cháu nói của em hai, không cho chúng cháu tranh giành. Đến cả em út cũng không được."

Lý Tranh nói: "Thế bình thường các cháu có chơi cùng em hai không?"

Câu này của Lý Tranh có lẽ thuận miệng hỏi chơi, thế nhưng cậu bé nhỏ nhất ý thức được vội lùi về phía sau.

Tôi gặng hỏi tiếp: "Là bởi vì em ấy hung dữ sao?"

Cậu bé mười tuổi lắc đầu không đồng ý: "Em hai không hung dữ tí nào, chỉ là đột nhiên trở nên rất kỳ lạ."

"Kỳ lạ thế nào?"

"Đến cả nước em ấy cũng sợ. Có lần mẹ chúng cháu đút nước cho em uống, nhưng đột nhiên em hất đổ bát nước."

Lý Tranh và tôi nhìn nhau, rõ ràng chúng tôi đang có cùng một suy nghĩ.

Đột nhiên, phía xa vọng lại tiếng người. Lý Tranh kéo cánh tay tôi, nhanh chóng nấp vào một góc tường, ba đứa nhỏ cũng chạy theo. Lý Tranh lôi ra ba thanh kẹo sô cô la: "Các cháu đi chơi đi nhé, hôm khác cô lại đến chơi với các cháu." Mấy đứa nhỏ nhét đầy một mồm sô cô la rồi cưỡi chiếc xe đi xa dần.

Tôi ngơ ngác nhìn Lý Tranh, cô đưa tay vuốt ngực nói: "Anh đoán xem tôi nhìn thấy ai?" Tôi lắc đầu, thị lực của Lý Tranh rất tốt còn tôi chỉ lờ mờ trông thấy vài người.

Toi nhìn thấy Mã Sử Vĩ, chính là cái tên chuyên viên bồi thường bảo hiểm gì gì đó! Đi cùng với anh ta là Kim Á Mộc và Tô Hữu Lâm"

"Việc này có lẽ không đơn giản như vậy đâu. Chúng ta giải tán trước đi, đừng manh động" Lý Tranh gật đầu, chúng tôi quay về cơ quan.

Vương Mãnh đã có mặt ở văn phòng. Lý Tranh ngạc nhiên hỏi: "Sao anh về nhanh thế? Có phát hiện gì không?" Cậu ấy dựa vào lưng ghế giận dữ nói: "Thôi đừng nhắc đến nữa! Mấy nhà máy đó miệng câm như hến với mấy cái vụ cán chết trẻ con này, tôi chẳng moi được thông tin gì. Cô cậu thì sao?"

Lý Tranh ngước lên:"Chúng tôi có hai phát hiện bất ngờ: thứ nhất là Tô Tử Văn mắc bệnh dại, thứ hai là chuyên viên bồi thường công ty bảo hiểm có tiếp xúc riêng với người nhà nạn nhân"

Vuơng Mãnh lại bật dậy khỏi ghế: "Đi, chúng ta đi báo cáo với cáo lãnh đạo."

Rất nhanh đã có kết quả điều tra với Kim Á Mộc, Tôn Hữu Lâm và Mã Sử Vĩ. Mọi nghi ngờ đã được giải đáp. Sự thật khiến chúng tôi hết sức kinh ngạc, tất cả những vụ tai nạn cán chết trẻ con này đều có người thao túng.
Kim Á Mộc đã từng ngồi tù, mà trước lúc ngồi tù anh ta làm giám đốc nhà máy gạch Hoàn Cầu. Khi được hỏi tại sao lại chi chọn nhà máy gạch để ra tay, Kim Á Mộc thản nhiên đáp: "Bọn chúng là loại bất nhân bất nghĩa, tôi chẳng qua chỉ giúp mọi người đòi lại số tiền của mình"

Sự đan xen phức tạp giữa dân làng Tôn Gia Miếu, ít nhiều gì cũng có tí quan hệ bà con họ hàng. Kim Á Mộc vài năm trước có vay bạn bè họ hàng chút tiền, mở nhà máy gạch Hoàn Cầu, rất nhiều bà con đều làm thuê ở nhà máy của anh ta.

Anh ta đối xử với mọi người cũng không tệ, chưa từng chậm trể nợ lương. Mặc dù thu nhập người dân ở nhà máy gạch không cao, nhưng vẫn tốt hơn đồng áng cày bừa. Không cần lúc nào cũng phải để ý đến sắc mặt của ông trời.

Nhà máy làm ăn khá phát đạt. Kim Á Mộc không thỏa mãn với quy mô nhỏ, liền tuyến một sinh viên học ngành quản lý về làm phó giám đốc với mức lương cao. Bắt đầu đầu tư với quy mô lớn hơn.

Sau đó nhà máy xảy ra một sự cố nghiêm trọng, các nhà máy lân cận thừa thời cơ giậu đổ bìm leo, tố cáo nhà máy gạch Hoàn Cầu bảo vệ môi trường không đạt tiêu chuẩn. Kim Á Mộc bị bắt giam, tài sản bị tịch thu, vợ mang theo con đi bước nữa.

Kim Á Mộc sau khi ra tù nghe ngóng biết được, sự việc năm đó thật ra do tên sinh viên phó giám đốc kia bày mưu hãm hại. Còn hắn giờ đã trở thành giám đốc của nhà máy gạch Hoàn Cầu.

Xét cho cùng Kim Á Mộc cũng khác với những người dân trong làng, Anh ta học rộng biết nhiều, nhanh nhẹn thức thời. Sau khi ra tù anh ta vào miền Nam làm công kiếm được chút tiền, về quê cho vay nặng lãi, trở thành người giàu có trong làng.

Nhưng sự kiện xảy ra trong năm đó luôn khiến Kim Á Mộc canh cánh trong lòng, sống lay lắt như một cơn ác mộng.

Hai năm trước, Lý Tiểu Phi, con trai của một người dân làng tên Lý
Nhị Ngưu, được chấn đoán mắc bệnh ung thư máu. Để điều trị cho con trai, Lý Nhị Ngưu đã nhiều lần tìm Kim Á Mộc vay tiền.

Lý Nhị Ngưu là một anh nông dân hiền lành chất phác. Anh đã bán mất con trâu đi cày, bán hết nữ trang của hồi môn của vợ, bán tất thảy những vật dụng thiết bị điện mà có giá trị quy đổi thành tiền, còn bán nữa thì cũng chỉ sót lại nồi niêu xoong chảo, thậm chí đi bán máu.

Lần này Kim Á Mộc không cho Lý Nhị Ngưu vay tiền, anh ta biết rằng cho vay cũng chắc chắn không trả nổi.

Kim Á Mộc tính một món nợ cho Lý Nhị Ngưu, khuyên anh ta từ bỏ việc chữa trị cho con trai: "Nhị Ngưu ạ, không phải là anh không nể tình anh em. Chú nghĩ xem, dù thằng bé có đuợc chữa khỏi hay không, thì chú cũng phải bán sạch cả cái nhà này. Và lại cái bệnh đó không chữa được. Đến cuối cùng rồi lại trắng tay, chẳng bằng sinh thêm đứa nữa cho xong." Lý Nhị Ngưu tức giận đùng đùng bỏ đi.

Hơn một tháng sau, vì không đủ tiền đóng viện phí nên Lý Tiểu Phi buộc phải xuất viện về nhà. Lý Nhị Ngựu lại tìm đến Kim Á Mộc khổ sở cầu xin: “Anh Kim, anh rủ lòng thương cho tôi vay thêm chút tiền đi. Nhà máy nửa năm rồi chưa phát lương, đợi đến lúc họ trả lương nhất định tôi sẽ trả anh"

"Chú làm ở nhà máy nào, sao lại nợ lương lâu như vậy?" Kim Á Mộc biết rằng, hiện nay rất nhiều nhà máy nợ lương công nhân. "Nhà máy Hoàn Cầu." Lý Nhị Ngưu đáp.

Bốn chữ "Nhà máy Hoàn Cầu" khiến cho Kim Á Mộc nóng máu đập bàn: "Giết người đền mạng, có nợ phải trả!" dọa cho Lý Nhị Ngưu giật mình kinh hãi. "Người anh em, không phải tôi nói chú là tôi nói mấy cái loại vô lương tâm kia kìa"

Anh ta mách cho Lý Nhị Ngưu một cách: Dù sao bệnh của con trai chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn không thể chữa khỏi, chi bằng dứt khoát để nó ra đi một cách có "giá trị".

Lý Nhị Ngưu không nói tiếng nào quay người lững thững buớc ra ngoài. Anh ngối xổm gần như cả đêm duới gốc cây sung mà đứa trẻ vẫn hay thích leo trèo khi còn khỏe mạnh, hút hết hai bao thuốc. Trời gần sáng, anh nhấc người dậy giậm chân vài cái, hai hàng nước mất lăn dài: "Con ơi, bố có lỗi với con, có trách chỉ trách con đã sinh ra vào một nhà nghèo khó, kiếp sau con hãy đầu thai vào nhà giàu con nhé!"

Thế là vào một ngày khi trời đã nhá nhem, Lý Tiểu Phi được bố me đưa đến nhà máy gach Hoàn Cầu chơi, "không may" bị xe tải cán chết. Kim Á Mộc nhanh chóng cầm đầu dân làng kéo đến nhà máy yêu cầu bồi thường.

Nhà máy sợ to chuyện nên đã ký thỏa thuận riêng với gia đình và bồi thường 8 vạn, gia đình cam kết với nhà máy sẽ không làm loạn gây rối nữa.

Kim Á Mộc trốn vào một góc không ra mặt. Mãi cho đến khi nhìn thấy Lý Nhị Ngưu thành công đòi được tiền bồi thường ở nhà máy gach Hoàn Cầu, bỗng nhiên anh ta cảm thấy được sự sung sướng của việc trả thù. Dường như cũng trút bỏ được phần nào những điều đè nặng ở trong lòng bấy lâu.

Lý Nhị Ngưu cầm tiền bồi thường tổ chúc một tang lễ nở mày nở mặt cho con. Ngày đưa đám hôm đó anh uống say mèm, có mấy bận khóc hết nước mắt.

Người dân trong làng dường như đã đoán được phần nào chuyện nhà Lý Nhị Ngưu, nhưng chẳng ai vạch trần chuyện đó. Sau đó lại có những trường hợp tương tự như gia đình Lý Nhị Ngưu, mọi nguời ai nấy tới tấp đi tìm Kim Á Mộc.

Kim Á Mộc vẫn dùng cách cũ trù tính sắp đặt biết bao nhiêu vụ tai nạn xe tải nhà máy gạch cán chết trẻ con "ngoài ý muốn". Vừa hay, những nhà máy gạch đó đều là những chỗ thừa cơ hãm hại khi anh ta gặp chuyện.

Sau nhiều lần trả thù thành công các nhà máy gạch xung quanh, mối hận thù mà Kim Á Mộc tích tụ trong nhiều năm dường như cũng dần tan biến. Anh ta quyết định gác kiếm, nhưng em rể Tô Hữu Lâm lại đến tìm anh ta.

Chuyện của Tô Tử Văn khá kỳ lạ. Hai tháng trước, Tô Tử Văn đang chơi đùa ở đầu làng, bị con chó trong làng cắn. Hôm đó Tô Hữu Lâm đưa con đến bệnh viên tiêm phòng dại, sau đấy đúng thời gian tiêm thêm bốn mũi nữa. Đáng ra thì Tô Tử Văn sẽ không phát bệnh, thế nhưng không biết tại sao mà cậu bé lại trở nên như vậy. Tô Hữu Lâm không nghi ngờ về vấn đề vắc-xin mà chỉ trách con mình số khổ.

Gia đình Tô Hữu Lâm đông con, vốn dĩ đã nhiều gánh nặng. Bà mẹ già bảo anh ta đi vay tiền Kim Á Mộc.

Biết được cháu họ mình mắc bệnh dại không chữa khỏi, Kim Á Mộc sau khi suy tính thì định theo cách cũ làm cú chốt cuối cùng.

Tô Hữu Lâm đã quên mất cuộc nói chuyện với Kim Á Mộc ngày hôm đó. Anh ta mơ màng về đến nhà, nhìn thấy mấy đứa nhỏ đang giành chiếc xe đồ chơi của Tô Tử Văn, nên đã phát cho chúng một trận, quay vào buồng nằm trên giuờng trăn trở. Anh ta thử bàn bạc với gia đình, nguời vợ chỉ biết khóc, bà mẹ già thì kiên quyết không đồng ý.

Bà nội Tô Tử Văn chống gậy đến gặp Kim Á Mộc, và cho anh ta một cú tát: "Anh có còn là người nữa không?"

Kim Á Mộc rơm rớm nước mắt: "Cô ơi cô, cô nghĩ chúng ta còn cách nào đây? Chẳng phải cũng chỉ vì nghèo hay sao, mắc bệnh hiểm nghèo thì một là chết, hai là trắng tay, cô còn tận mấy đứa cháu kia mà"

Bố mẹ Tô Tử Văn đã giấu bà nội đưa cậu bé đến nhà máy gạch.

Nhà máy gạch Phúc Hưng tỏ thái độ cứng rắn và nhất quyết để cảnh sát giao thông và công ty bảo hiểm can thiệp. Trong lúc bế tắc, Kim Á Mộc nghĩ đến Mã Sử Vĩ một người họ hàng xa làm việc trong một công ty bảo hiểm, Mã Sử Vĩ và gia đình Tô Hữu Lâm cũng coi như họ hàng.

Mã Sử Vĩ nói với Kim Á Mộc rằng chiếc xe tải trong vụ tai nạn đã được mua bảo hiểm giao thông bắt buộc. Nếu xe tải có trách nhiệm, thì bảo hiểm thanh toán bắt buộc có thể trả 11 vạn; nếu xe tải không có trách nhiệm, bảo hiểm thanh toán bắt buộc chỉ có thể trả tối đa 1,1 vạn.

"Lần này phải đòi nhiều hơn, nhà cậu ta đông con, sau này còn nhiều gánh nặng" Không nỡ khước từ thỉnh câu của người anh họ Kim Á Mộc, Mã Sử Vĩ đồng ý tới nhà máy gạch kia. Vậy là sau khi nhà máy gạch kia gọi điện yêu cầu nhân viên tư vấn bảo hiểm, Mã Sử Vĩ đã xuất hiện ở văn phòng của giám đốc. Mặt khác, Kim Á Mộc gọi người trong làng đến gây áp lực với nhà máy gạch.

Công ty bảo hiểm hứa sẽ giải quyết các yêu cầu bồi thường cho vụ tai nạn trong thời gian sớm nhất. Thường thì nhà máy phải mừng vội mà mượn gió đẩy thuyền khi mọi chuyện được dàn xếp ổn thỏa. Tuy nhiên, do không thống nhất được số tiền bồi thường nên đối đầu leo thang, nhà máy gạch phải gọi điện báo cảnh sát.

Và sự can thiệp của chúng tôi đã khiến nạn nhân Tô Tử Văn "mở miệng" nói ra sự thật.

Những gia đình bất hạnh đều có những nổi khổ riêng, song tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những đứa trẻ đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết lại có thể bị coi như một công cụ đòi bồi thường. Không biết rằng người thân của đứa trẻ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy cơ thể mong manh của con em mình lẫn dưới bánh xe.

Với sự phát triển của y học, tôi tin rằng sẽ có nhiều bệnh nan y được đẩy lùi. Nhưng đôi khi cái mà chúng ta cần chữa trị không phải là bệnh tật mà là bản chất con người.

____________The End____________________

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me