Hieuhohap
Câu 50: Điều trị Tim phổi mạn ở giai đoạn suy thất (P)1. chế độ ăn uống nghỉ ngơi:- rất cần thiết, làm giảm công của tim- khi thấy xuất hiện khó thở nên làm việc nhẹ- khi có triệu chứng suy tim ko đc gắng sức- nằm ở tư thế Fowler để giảm sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng lên cơ hoành- ăn giảm muối: 1-2 g NaCl/ngày- giảm nước khi phù nhiều hoặc đái ít, cần theo dõi lượng nước tiểu/24h- bỏ thuốc lá, thuốc lào2. Thuốc trợ tim và lợi tiểu: trong điều trị suy tim do tim phổi mạn thuốc trợ tim không quan trọng bằng thuốc lợi tiểu- thuốc Digital chỉ dùng khi có rung nhĩ nhanh, đôi khi nguy hiểm và thúc đẩy một tim nhanh nhĩ, nếu bệnh nhân đó bị thiếu oxy nặng nên dùng liều nhỏ ngắn ngày- thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm tiền gánh. Có thể dùng+ Hypothiazit 25mg 1-2 viên/ngày+ Hoặc Furosemid 40mg 1-2 viên/ngày, chú ý làm điện giải đồ và bồi phụ kali+ Hiện nay ng ta có xu hướng dùng loại lợi tiểu ức chế Anhydrit cacbonic: Axetazolamite (Diamox) 250mg cho 1-2 viên/ngày, một tuần dùng từ 3-5 ngày (10 mg/kg/ngày)+ nên phối hợp với nhóm lợi tiểu kháng Aldosteron (chống đào thải Kali) có thể dùng hang ngày- thuốc lợi tiểu và Digital trong điều trị suy tim trong Tim phổi mạn không quan trọng = pp cải thiện thông khí phế nang3. Oxy liệu pháp: đây là 1 nhân tố quan trọng của điều trị- thở oxy ngắt quãng, bắt đầu 1 lit/phút sau đó 1-2 ngày tăng lên 2-3 l/p, có tác giả chủ trương cho thở oxy ngoài đợt tiến triển- thời gian kéo dài 15 - 20 h/ngày. Duy trì PaO2 > 60 mmHg và SaO2 > 90%4. Thuốc giãn phế quản để cải thiện sự tắc nghẽn phế quản:- các chất dẫn Theophylin viên uống o.1 gam cho 2-4 viên/ngày hoặc Aminophylin ống 0,24 g 1 ống pha với dung dịch glucoza 5% tiêm TM chậm có tác dụng tốt khi bệnh nhân khó thở nhiều, thuốc có tác dụng giãn phế quản, kích thích trung tâm hô hấp và lợi tiểu, nay ít dùng- Thuốc kích thích B giao cảm như Salbutamol, nay đc sử dụng rộng dãi+ Salbutamol viên 2 mg, 4 mg: 2-4 viên/ngày+ Salbutamol ống truyền TM+ Ventolin, Berodua xịt hoặc khí dung+ gần đây phối hợp Ventolin với corticoid (Seretide): để xịt khí dung có tác dụng rất tốt- Thuốc làm lỏng dịch tiết phế quản để dễ khạc đờm như Mucomyst, Mucosoval, Bisolvon 2 gói/ngày5. lí liệu pháp: để giúp cho dẫn lưu phế quản và đạt đc thông khí cơ học tối ưu nhất: tập thở bụng và vỗ rung phổi 2-3 lần/ngày nhằm tăng khả năg thông khí làm cho ho khạc đờm dễ dàng hơn và phục hồi chức năng hô hấp6. liệu pháp kháng sinh: là rất cần thiết để loại trừ nhân tố nhiễm khuẩn. dùng kháng sinh liều cao, phổ rộng, mỗi đợt không dưới 2 tuần- Methixilin 1-2 g/ngày- Hoặc Cephalosphorin thế hệ 2, thế hệ 3, 2-4 g/ngày, tiêm bắp hoặc TM, có tác giả cho kháng sinh ngay cả ngoài đợt bội nhiễm, nhất là vào mùa đông Liệu pháp kháng sinh và liệu pháp oxy là nhân tố cơ bản của điều trị suy hô hấp đặc biệt trong TPM7. Corticoid liệu pháp- có tác dụng hạn chế tiết dịch. Giảm phù nề niêm mạc phế quản cần phối hợp với thuốc kháng sinh:+ Solucortef 100mg 1-2 lọ/ngày (TM)+ Depersolon 30mg 2-4 ống/ngày+ hiện có Seretide tác dụng rất tôt, hoặc Becotide (khí dung) có tác dụng tốt8. Các thuốc điều trị khác:- thuốc chống đông cho kéo dài trong trg hợp TPM có biến chứng tắc động mạch phổi hoặc suy tim phải rõ rệt, khi có rung nhĩ- thuốc giãn mạch loại ức chế Ca: Nifedipin 10mg: 2-4 viên/ngày trong trg hợp tăng ALĐMP do TPM- trong trg hợp thúc đẩy sự ngạt thở: với tình trạng tăng Anhydrit cacbonic nặng và nhiễm Acid máu, tổn hại đến ý thức cần phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, thở máy hỗ trợ9. Phòng bệnh- không hút thuốc lá, thuốc lào- Hạn chế tiếp xúc với môi trg có bụi CN- Điều trị tốt những đợt VPQ cấp, đợt cấp của VPQ mạn- phát hiện TPM ở giai đoạn còn bù trên các đối tg có nguy cơ cao
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me