LoveTruyen.Me

Huan Van Cao Sang Phu Quy

Thời gian dưỡng thương của Mai Lan không đến một tháng thì cũng phải hơn nửa tháng, nó phát sợ mỗi khi nghĩ đến roi mây. Tuy trong khoảng thời gian này nó được mợ cả quan tâm chăm sóc, cậu hai chắc thấy có lỗi nên thỉnh thoảng cũng tới thăm, khi thì cho nó mấy đồng, lúc lại cho chút bánh kẹo nhưng thôi, đổi lại cái mông lành lặn cho nó còn hơn.

Đến lúc nó có thể hầu hạ mợ cả, mợ cũng thấy an tâm phần nào. Chuyện xảy ra hôm đó chẳng ai nhắc đến nữa, mọi người chỉ có thể tin rằng nó "gài bẫy" mợ mà thôi, thế nhưng các vị trưởng lão của Lê Gia cũng chẳng dám tự tiện hành động như trước.

-Mợ, mợ nhìn con chó này xem, mặt trông phán xét không? Y chang mấy vị bô lão đó phán xét em.

Mai Lan chỉ tay vào chú chó bên đường, mách mợ.

-Em đấy...

Mợ tính mắng nó ăn nói hàm hồ nhưng sau khi nhìn lại mặt tiền chú cẩu đó mợ cũng thấy... giông giống, thật ra là do ghét ai đó rồi nên tự dưng nhìn thấy dễ liên tưởng mà thôi.

-Mợ, cho em đi chơi chút lát em về phủ nhé?

Nó kéo kéo tay áo mợ, giương đôi mắt tinh quái nịnh nợ.

-Đi chơi đâu? Không lo làm chỉ lo đi chơi. Nằm dưỡng thương xong quên hết việc của mình rồi?

Mợ khẽ cau mày.

-Thôi mà mợ đừng nhíu mày mất xinh. Không cho em đi thì thôi, em có dám cãi lời mợ đâu, mợ là nhất, mợ nói gì chẳng đúng, em nào dám đơn sai.

Giọng nó dài ra, rõ ràng thể hiện dỗi mợ.

-Hay thật, quên hết phép tắc thật rồi.

Mợ thuận tay nhéo tai nó một cái.

-Em đâu dám.

-Liệu giờ mà về.

Cuối cùng mợ đành nhượng bộ, coi như thưởng cho nó chút tự do sau khi gánh tội thay mình. Mai Lan nghe vậy mắt sáng rực.

-Quay lại đây.

Mợ gọi nó.

-Á? Mợ đổi ý ạ?

-Cầm mấy đồng đi mà tiêu, muốn mua gì thì mua.

Mợ đưa tiền cho nó, cố ý đưa dư ra một chút cho nó chi tiêu thoải mái, nó cười hớn hở, còn tạ ơn mợ.

Cao Cần cùng Thị Mân về phủ trước xem công việc làm ăn, mợ đang định mở thêm một tiệm bán bánh nữa, gần phủ vốn đã có một cái rồi nhưng mợ thấy chưa đủ, mở thêm để người ta tiện mua bán, vả lại đỡ phải cảnh chen chúc nhau chật chội.

Mai Lan tay xách nách mang đủ thứ, mợ đưa cho nó nhiều tiền lắm, đủ để cho nó mua tuỳ hứng mà không cần phải suy nghĩ. Đầu tiên nó mua đồ ăn, sau đó mua giày dép, rồi lại mua đến quần áo để mặc. May mà người nó nhỏ, nên đồ may sẵn chẳng thiếu, nó mua luôn mấy bộ mặc thay đổi.

Đang định đi về thì nó thấy bóng dáng cậu hai cùng thằng Dân rẽ vào con ngõ nhỏ, nó đi theo, thật ra là định hỏi thăm cậu chút, với lại xem cậu có muốn ăn gì không nó biếu cậu. Ấy thế mà đi theo được một quãng, nó thấy căn nhà trong ngõ mở cửa, nó giật bắn mình khi thấy thằng nhóc con chạy ra, ôm lấy cậu hai. Thằng nhóc này có lẽ cũng phải tầm tám tuổi đi. Nhưng nó nhớ Lê Gia không có họ hàng ở khu này, mà Lê Gia giàu có, mợ cả nắm quyền đâu có bạc đãi người nhà chồng, nếu là người của Lê Gia nhất định phải ở đường lớn kìa, làm gì có chuyện chui vào ngõ nhỏ hẻm sâu.

Mà cái cách thằng nhóc kia ôm lấy cậu hai trông có vẻ thân thiết lắm. Đã thế nó còn thấy có cô gái xinh đẹp bước ra, trông cách ăn mặc có vẻ cũng sang trọng, tất nhiên còn thua mợ cả nhà nó mấy phần.

Chả nhẽ... cậu hai có nhân tình? À không, là nuôi nhân tình tại đây? Nhưng nghĩ lại cũng phải thôi, cậu hai đẹp trai như thế, gia cảnh lại giàu có, cũng xem như giỏi giang, chuyện bao nuôi nhân tình là quá bình thường.

-Mẹ ~ chú đến chơi này.

Nó thấy hơi lạ, ở đây thường người ta sẽ không gọi là mẹ, nếu như là người sinh ra đứa trẻ này nó nên gọi là mợ hoặc u mới phải. Nhưng nơi đây vốn là vùng đất giao thương, chuyện người ở nơi khác đến sinh sống làm ăn quá nhiều, nên gọi mẹ chắc cũng không lạ đi. Chỉ là nó vẫn ngây ngốc không hiểu, đã gọi là mẹ rồi còn gọi cậu hai là chú? Như vậy là sao? Nếu cậu hai có cặp kè với goá phụ, thì đứa nhỏ cũng nên gọi là cậu hai cho tôn kính, như cách người dân ở đây hay gọi, nghe gọi chú, cứ như em của cha nó vậy.

-Cái Lan?

Thằng Dân nhìn ra thấy nó đứng nó, nó giật mình một cái, rồi cười ngại với cậu.

Thế nào mà trông cậu hai và thằng Dân cũng thật lúng túng. Có gì đâu nhỉ? Hay cậu sợ nó về mách với mợ cả cậu cặp với người đã có con?

Nhưng mợ cả dù sao cũng là chị dâu, chắc chẳng quan tâm chuyện em chồng ăn chơi bên ngoài đâu. Khi nào rước dâu về cho Lê Gia thì mới đáng để mợ chú ý đến.

Thằng Dân chạy đến kéo nó, cậu hai đưa vội đồ cho mẹ con kia rồi cũng nhanh chân bước theo. Mai Lan không hiểu sao họ phải làm như vậy.

-Chuyện này đừng nói cho mợ cả biết.

Cậu hai dẫn nó đến quán trà cậu hay ngồi, chủ quán vừa thấy cậu đã sắp xếp khu vực riêng biệt, cậu mời nó ngồi ghế nói chuyện.

-Em kín miệng lắm cậu yên tâm. Mà thằng cu tí đó trắng trẻo xinh trai, em thấy cũng có nét hao hao con nhà giàu lắm.

Mai Lan nhận xét.

-Ta nói bí mật này cho em nghe, tránh việc em lỡ miệng. Ta tin em sẽ đặt mợ cả lên trước.

Cậu hai nói, nó dỏng tai lắng nghe.

-Dạ, cậu cứ nói.

Thằng Dân không hiểu sao cậu có thể tin nó như vậy, biết là nó trung thành với mợ cả, nhưng chính vì sự trung thành đó mới không nên nói cho nó biết sự thật. Lỡ may nó tố cáo với mợ thì sao?

-Thằng bé đó là con trai của cậu cả.

-Dạ?!!!!

Nó thiếu điều la toáng lên, thằng Dân phải bịt miệng nó lại.

-Em không nghe lầm đâu, cậu cả ngoài mặt yêu chiều mợ cả, thế nhưng cậu có tư tình bên ngoài. Chính vì tỏ ra thương mợ cả nên mợ cả mới không biết. Ở xã hội này vốn dĩ lập lẽ là chuyện thường, nhưng cậu cả vốn đã hứa sẽ sống theo chế độ mới khuyến khích nhất phu nhất thê, vả lại khi đó họ mới lấy nhau nên cậu cả giấu. Đến ta cũng không biết, cho đến khi cậu cả mất, mẹ đứa trẻ kia mất nguồn cung cấp mới đến Lê Gia tìm, cũng may mà ta phát hiện kịp, thu xếp chỗ ở và hàng tháng chu cấp, coi như phí bịt miệng.

Nghe cậu hai nói xong nó choáng. Nó hầu hạ mợ bấy lâu nay, nó biết mợ rất tự hào về mối tình với cậu cả, tuy rằng cậu cả đoản mệnh, nhưng chính vì sự yêu thương và thuỷ chung mà mợ nghĩ cậu cả dành cho mình đó mới khiến mợ cố gắng vực dậy cả gia tộc nhà chồng. Đặc biệt đó là lý do mợ chịu nhẫn nhịn sự áp bức của các vị trưởng lão.

-Thói đời... nhân tình còn có con trước chính thất...

Nó cười khẩy một cái. Nó thấy cậu hai quả nhiên cao tay, chi tiền thật đúng lúc, dẫu sao đấy cũng là lầm lỡ của cậu cả, nhưng cậu cả là anh ruột của cậu hai, làm sao bỏ nhau cho được. Kết quả chỉ có mợ cả là bị lừa gạt bấy lâu nay, không một ai cho mợ biết sự thật.

-Em biết cậu hai nghĩ gì, thứ nhất không muốn mợ cả đau lòng, suy sụp, thứ hai không muốn mợ cả từ bỏ Lê Gia đúng không? Bao năm qua mợ cả vì tình nghĩa phu thê nên mới gắng gượng như vậy. Đứa trẻ kia là con của cậu cả, sớm muộn nó cũng sẽ có phần. Thế còn mợ cả thì sao? Mợ cả chưa có con cái, vậy sau này là làm ra của cải để nuôi con chồng mình với kẻ khác sao?!

Nó đặt vị trí vào mợ cả, dù sao chăng nữa nó cũng là nữ giới, cái cảm giác bẽ bàng này có lẽ đàn bà con gái mới có thể hiểu thấu cho nhau.

-Tiền bạc mà ta chu cấp cho mẹ con họ là tiền riêng của ta, không phải lấy từ kho của Lê Gia.

Cậu nói.

-Cậu nói hay lắm, thế tiền riêng của cậu là ở đâu ra? Tám năm trước cậu đã kiếm tiền riêng rồi sao? Khi đó cậu mới mười mấy tuổi, có khi còn đang đi học không biết chừng! Em phải thừa nhận khi đó cậu mới 14 tuổi mà đã nghĩ sâu như thế đúng là quá tài giỏi! Lại còn kiếm được nhà cho mẹ con họ ở, giấu ở chính vùng này.

Nó bóc mẽ cậu.

-Dù sao đó cũng là "tiểu thiếu gia" của Lê Gia, em cũng chẳng có quyền can thiệp.

Nó nói đểu.

-Mai Lan, em phải nghĩ nếu các vị trưởng lão biết cậu cả có con, lại còn là con trai, chắc chắn sẽ ép mợ cả phải đón mẹ con họ về, và có khi ép mợ cả phải rời đi. Vì cu tí danh chính ngôn thuận là cháu đích tôn của Lê Gia.

Cậu hai nói.

-Vậy cậu nghĩ sau này nó trưởng thành rồi nó sẽ không tham của cải của Lê Gia sao? Hay mẹ nó không nói gì đến sao? Cậu giấu được vài năm, giấu được cả đời không? Em hỏi cậu, tại sao cậu biết nó là con của cậu cả? Lúc mẹ nó tìm đến chẳng phải nó đã sinh ra rồi sao? Cậu cả cũng chẳng còn?

Cậu hai không ngờ bình thường trông nó nóng nảy vô tư như vậy mà đến lúc này lại suy nghĩ quá thấu đáo, nó hỏi cậu thật kỹ từng chuyện một.

-Cậu cả là anh trai ta, ta nhìn thằng bé đó là nhận ra ngay. Càng lớn nó càng giống cậu cả, giờ chỉ cần các vị trưởng lão nhìn thấy, hoặc mợ cả thấy cũng sẽ nhận ra.

Gia Dương thở dài.

-Đừng nói đến các vị ấy, đến tôi nhìn còn nhận ra nét của cậu cả ở trên gương mặt tiểu thiếu gia.

Thằng Dân nói thêm vào.

-Vậy bây giờ ý cậu muốn là em im lặng đúng không? Sống để bụng chết mang theo, không được cho mợ cả biết?

Nó hỏi cậu.

-Đúng vậy. Nếu có một ngày mợ cả biết, ta cũng sẽ không khai ra em đã sớm biết việc này.

Đây đúng là dồn nó vào thế khó xử, nói ra mợ cả sẽ đau khổ, còn nếu không nói mợ cả sẽ cứ như kẻ vô tri vô giác, chẳng biết việc gì trên đời.

Nhưng nó không thể đánh đổi chút niềm tin cuối cùng của mợ được, mợ mà biết sẽ đau lòng lắm, chút kỷ niệm về người chồng đã khuất sẽ tan thành mây khói.

-Em đồng ý với cậu.

Mai Lan chấp nhận, cậu hai đưa tiền cho nó nhưng nó không nhận. Nó im lặng là vì nghĩ cho mợ cả chứ không phải vì mấy đồng bạc của cậu hai.

---

Bước chân vào nơi mợ ở, nó nhìn quanh, trong phòng mợ cả vẫn còn treo bức tranh vẽ của cậu cả, trước nó không để ý, giờ nhìn lại, quả thật đứa trẻ kia quá giống cậu. Phải nói là đúng từ một khuôn đúc ra. Nếu các vị trưởng lão của Lê Gia mà thấy chắc chắn sẽ đem đứa bé đó về nuôi, nó đương nhiên đủ tư cách hất mợ cả ra đường.

Thời thế này hay thật, mặc dù bắt đầu khuyến khích một vợ một chồng thế nhưng vốn dĩ từ quan gia cho tới người có địa vị cao đều lập thiếp. Ngay kể cả trong các loại giấy tờ cũng vẫn có tên cho vợ hai. Chẳng qua giờ là khuyến khích chứ cũng đâu phải bắt buộc. Ấy thế mà có những người như mợ cả nó, vẫn tin vào lời hứa hẹn một đời thuỷ chung son sắt, như uyên ương chỉ một đôi, như lá trầu gắn với quả cau, lại như ai đó goá phụ vẫn ngày nhớ đêm mong hình bóng một người.

Nó tự hỏi từng đấy năm trôi qua đã bao giờ mợ có ý định đi bước nữa chưa? Cũng ngót nghét chục năm rồi còn gì? Giờ mợ mới 30 tuổi, nói trẻ cũng chẳng phải nhưng già thì chưa, mà mợ đẹp như thế, lại thông minh giỏi giang, thiếu gì kẻ sẵn sàng lấy mợ.

Nó đang nghĩ, phải chăng mợ luyến tiếc Lê Gia? Cũng phải thôi, tiếc là đúng, mợ mất bao công lao để gây dựng Lê Gia kia mà. Nó thật muốn xui mợ, đút túi để dành tiền đi, mua sắm đất đai, rồi cứ vậy mà dứt áo ra đi để mặc họ. Dù sao Lê Gia chẳng có mợ còn có cậu hai, mà không có cậu hai còn có đích tôn của họ.

-Đang tự dưng đứng đần mặt ở đây làm gì?

Nó cất đồ rồi vào phòng mợ nhìn chân dung cậu cả. Thế nào mà cứ ngẩn người ra đấy mợ vào nó còn chẳng biết.

-Hì, mợ này, cậu cả là người thế nào vậy?

Cao Cần ngạc nhiên khi thấy nó hỏi.

-Cậu cả đào hoa phong lưu, nổi tiếng nhất vùng. Nhưng cậu cả sống rất tốt, hồi còn sống phu thê mặn nồng, cậu chiều ta, cũng bênh ta trước mặt các vị trưởng lão ở Lê Gia. Thầy mợ cậu khi đó không đồng ý hôn sự nhưng cậu nói là làm, đám cưới lúc đó linh đình lắm, nếu em mà thấy chắc cũng sẽ cười tít mắt.

Nhìn ánh mắt của mợ cả khi nói về người chồng quá cố, nó biết mợ thương cậu cả rất nhiều. Nhưng tình nghĩa phu thê mặn nồng mà mợ nói, chỉ e có mình mợ thấy vậy.

Cậu cả khi xưa đào hoa phong lưu, nên cậu cũng khéo léo dẻo miệng, cậu dịu dàng ân cần với phái nữ chứ chẳng phải với mình mợ.

-Giờ chịu phạt được chưa? Còn gì muốn "trăn trối" không?

Mợ hỏi nó.

-Dạ? Ơ phạt gì ạ?

Nó hoảng hốt, theo phản xạ ôm lấy mông, trong khi còn chưa biết mợ phạt gì nó.

Mợ cả cầm trên tay "vũ khí", mợ sử dụng phần đầu nhỏ hơn.

-Ta đã bảo vết thương lành rồi chịu phạt tiếp còn gì? Đưa mông ra đây.

Mợ bảo nó.

-Ơ kìa mợ, mông em mới lành thôi mà... mợ lấy cái thứ này chọt vào mông em khác quái gì lấy đinh đâm vào mông em đâu. Đau lắm thốn lắm! Mà em chịu đến 50 roi, rõ ràng mợ xót em bênh em, thế sao giờ mợ "giở mặt" với em rồi?

Nó lắc đầu nguầy nguậy.

-Bởi vì xót em bênh em ta mới phải phạt cho em nhớ. Có bất kỳ ai bảo em làm gì em cũng phải hỏi ý kiến của ta trước, ta là chủ nhân của em, không phải người ngoài!

Mợ nói.

Nghe mợ bảo vậy nó có chút cảm động, là mợ lo cho nó mà. Thôi thì giờ mợ còn đang vô tư, nó chiều theo ý mợ vậy.

-Mợ chọc sao thì chọc, thủng mông em thì mợ làm.

Tâm thì nghĩ thế nhưng miệng vẫn không chừa được cái tật nói đểu mợ.

Nó chu mông ra, mợ ấn mạnh mà mông nó. Phần đầu của thứ kia chọc mạnh vào giữa mông trái, nó la oai oái vì đau, mặt đỏ bừng, tay suýt chút đánh vào tay mợ.

-Đau quá đau quá! Mợ tha cho em đi!

Nó vừa dứt lời mợ chuyển vị trí, thứ đó đâm mạnh vào bên mông phải, nó lại hết hồn một phen, lần này nó nhướn người, muốn né nhưng mợ giữ chặt nó lại.

-Á đau! Đau quá! Đau phát khóc rồi!

Nó chảy nước mắt thật, mặt nhăn nhúm lại.

-Ta tìm người khắc tên lên đây rồi, sau này gọi là nó là Mai Hoa đi.

Mợ đưa cho nó xem. Nó mãi mới mở được mắt, dụi dụi mấy cái nhìn vào, mặt mếu máo kêu.

-Hoa cứt lợn chứ Mai Hoa cái gì? Cái thứ quỷ gì đâu không biết! Mợ chỉ có nghĩ ra trò hành hạ em là nhanh thôi! Thà mợ dùng tay tét mông em mấy cái đi còn hơn!

Nó vừa xoa mông vừa kêu. Lần trước mợ chọc bầm tím mất mấy hôm, lần này còn mạnh hơn, đảm bảo cả tuần không hết dấu vết.

-Mở miệng ra là cãi!

Mợ mắng nó.

-Có mỗi cái miệng làm ba việc, một là ăn hai là nịnh mợ ba là cãi mợ, em không cãi thì miệng trưng cho vui à?

Quả nhiên cái đau làm nó to gan lớn mật, dám thách thức mợ như vậy.

-Đau lắm à mà em nói lắm thế?

Mợ không những không trách nó còn yêu chiều hỏi han.

-Không đau, chỉ thấy sắp rớt đôi miếng thịt mông ra đến nơi rồi!

Nó lại liếc xéo mợ.

-Cái con bé này chua ngoa đanh đá! Đây, lát cầm lấy mà bôi.

Mợ mở tủ lấy lọ thuốc nhỏ rồi dúi vào tay nó.

-Mợ phạt em mà mợ chả bôi thuốc cho em lại bắt em tự bôi!

Nó nói lắm thật.

-Thế lần trước sao không đòi các vị trưởng lão bôi thuốc cho? Hay nhờ cậu hai bôi cho?

Đừng tưởng mình nó biết nói đểu.

-Hì ~ mợ ~ ai lại thế bao giờ.

Nó gãi đầu gãi tai, mợ lại nhắc lại chuyện cũ cho mới rồi.

Lúc này Thị Mân gõ cửa, ả mang sổ sách lên cho mợ kiểm tra. Mợ đi ra gian ngoài cùng nó, nhân tiện hỏi.

-Nay đi chơi vui không?

-Vui ạ! Em mua đống đồ luôn!

-Thế cơ à.

Từ sau khi nghe câu đấy xong, mợ trở nên lạnh lùng, nó còn chẳng hiểu có phải mợ trúng gió hay không mà khó ở bất thình lình như vậy. Mai Lan khó hiểu, đứng đó chưa được bao lâu mợ đuổi nó ra ngoài.

-Ê bà Mân, mợ cả sao vậy? Hay mợ đến kỳ rồi?

Nó kéo Thị Mân lại hỏi.

-Nghe còn không hiểu? Đúng là dốt nát! Mợ cả cho mày nhiều tiền thế, mày đi chơi còn khoe mua một đống đồ, thế mà chẳng mua nổi cho mợ cả cái gì. Mợ tốt với mày mà mày không biết điều! Kể cả có biếu mợ cái bánh gói kẹo mợ cũng quý!

Vốn định mặc kệ nó cho mợ ghét nó đi, nhưng Thị Mân chướng mắt quá nên phải nói. Hai người nói với nhau ở ngoài sân, mợ cả bên trong chẳng biết gì.

Nó nghe xong bĩu môi, trời cũng sẩm tối rồi, giờ chạy ra sợ ở ngoài kia các tiệm đóng cửa hết. Thế nhưng nó vẫn đi ra xem có mua được gì không. Bánh kẹo mợ không thiếu, mà ăn một cái là hết, nó đi đến chỗ bán đồ chơi thủ công, mua biếu mợ hình con voi được làm bằng gỗ. Nó ngồi đó chờ người ta sơn, thành ra đến khuya mới về.

Ông chủ tiệm mến khách, cho nó ăn tối trong lúc chờ sơn. Vì nó cần gấp nên người ta cố gắng làm nhanh cho nó, xong lại phải ngồi chờ cho khô nên mới lâu như vậy. Lúc nó về đến nơi cổng Lê Gia đã đóng, nó gọi cửa, theo quy định của Lê Gia nếu ra ngoài buổi tối phải có sự cho phép của chủ nhân, nếu không sẽ bị phạt. Nó nói dối mợ cả bảo nó đi mua đồ, kết quả vừa mở cửa ra đã thấy mợ đứng đó nhìn nó.

-Đi chơi cả ngày chưa đủ giờ còn đi tiếp? Lại còn nói dối?

Mợ nghiêm khắc hỏi tội.

-Dạ... bẩm mợ em...

Nó chẳng biết phải giải thích thế nào, tại nhìn mợ trông nghiêm nghị lạnh nhạt nên nó chẳng dám nói.

-Em đi có việc ạ.

Nó lắp bắp mãi cũng nói được một câu.

-Có việc? Thị Mân, gia quy trừng trị thế nào?

-Về muộn 10 roi, nói dối 10 roi ạ.

-Về muộn 20 roi, nói dối 20 roi! Em quên gia quy rồi sao?

Thị Mân vốn chẳng ưa nó, những nghĩ nó mới lành lặn sau khi chịu 50 roi xong mà ăn tiếp 40 roi nữa thì đúng là hơi quá. Mà mợ cả giận nó mà ra mặt luôn.

-Mợ, em xin lỗi, sau em không dám nữa đâu.

Mông nó giờ còn đau sau khi bị mợ dùng cây Mai Hoa đó chọc vào ban chiều mà. Giờ bảo nó ăn đòn tiếp, lại còn 40 roi nó chịu sao được.

Mà mợ trông vậy cũng thật nhỏ nhen, chỉ là nó vô tâm không nghĩ đến việc mua biếu mợ thôi mà giờ mợ bắt tội nó như vậy.

-Đánh 20 roi trước rồi nói.

Người hầu mang roi đến, nó chán chả muốn xin mợ nữa, dẫu sao mợ đã muốn phạt thì sớm muộn gì chả phạt. Nó để cái bao đựng con voi gỗ lên trước, bao bọc kín nên chẳng ai nhìn thấy là cái gì, nó cũng không muốn nói.

Chính miệng mợ bảo đánh trước rồi nói mà.

Thị Mân cầm roi, ả tranh đánh, còn hơn để đàn ông con trai đánh nó.

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

-A...

Nó kêu đau rồi nhìn mợ, thấy mợ vẫn lạnh lùng chẳng buồn nhìn mình lấy một cái. Biết thế nó không nhận tiền của mợ cho xong, nhận rồi lại nhiều chuyện.

-Bẩm mợ, chắc nó có việc nên mới ra ngoài.

Thị Mân nói thay cho nó. Nó không ngờ ả lại bênh mình.

-Em không đánh được thì để người khác đánh. Không thể để nó cậy thế làm càn.

Thị Mân hiểu ý mợ, mợ cho rằng nó đang cậy được mợ cưng chiều nên không coi phép tắc Lê Gia là gì. Mợ đối với nó có nhiều ngoại lệ, nhưng không phải trong chuyện này.

-Vậy mai đánh được không ạ? Mợ cả tối chưa ăn gì, mợ vào dùng bữa trước đi ạ. Sáng sớm mai em sẽ nọc nó ra đánh đòn.

Mợ cả thấy Thị Mân xin cho nó như vậy cũng không nói gì nữa, mợ đi vào.

-Cảm ơn!

Nó nói.

-Khỏi cần, tao còn bận nhiều việc, mày nằm một chỗ thì ai hầu mợ?

Thị Mân vào trong, nó đứng dậy, xoa mông bị đánh đau rồi đi theo.

-Mợ chưa ăn gì ạ?

-Mợ chờ mày về chứ còn gì!

Thị Mân xới cơm cho mợ, nói nhỏ với nó.

-Muộn thế này rồi mà.

-Lui xuống.

Mợ không buồn nhìn mặt nó.

-Em xin lỗi vì đi không bẩm mợ. Có cái này em biếu mợ.

Nó mở cái bao ra, lấy ra con voi nhỏ bằng gỗ.

Cao Cần nhìn nó rồi nhìn con voi, chẳng lẽ nó đi mua thứ này sao?

-Đang tự dưng đi ra ngoài mua mấy đồ linh tinh này làm gì?

Thấy mợ cau mày mắng, nó tưởng mợ chê, rụt tay lại. Nó tưởng chỉ cần mình biếu mợ sẽ thích, nhưng nó quên mất mợ là mợ cả Lê Gia, quen dùng đồ cao quý rồi, làm sao nhìn đến con voi gỗ này. Nước sơn này cũng chẳng biết có bền không, so với đồ trong phủ thua xa mấy phần.

-Em xin lỗi, em không biết mợ không thích cái này.

-Để lại đây.

Mợ bảo. Tuy miệng thì mắng nó vậy chứ thấy nó mua đồ biếu mình mợ cũng vui, chỉ là trách nó không nói sớm, để mợ đánh một trận rồi mới đưa ra.

-Vậy em để ở đây.

Nó đặt lại rồi lủi thủi bước đi.

-Ăn cơm chưa?

Mợ hỏi.

-Em ăn rồi ạ.

Nó về phòng, chép miệng một cái. Thị Mân thấy mợ liếc nhìn con voi, nhoẻn miệng cười.

-May mà mợ đánh nó 5 roi, chứ đánh thêm thì...

-Không đáng đánh sao? Số roi còn lại ta cho nó nợ chứ không phải tha bổng đâu. Làm gì cũng phải tuân thủ gia quy.

Mợ nói.

-Dạ vâng, mợ nói phải, biết thế ban nãy em đánh nó đủ 40 roi cho rồi.

Thị Mân bảo.

-Em đi vắt cho ta cốc nước cam.

-Muộn thế này rồi uống nước cam ạ?

Thị Mân hỏi.

-Cứ vắt đi.

Đến lúc ả mang lên mợ cũng ăn xong, ả gọi người lên dọn đồ xuống bếp, để lại cốc nước cam trên bàn, giúp mợ rửa mặt chải tóc thay đồ, ả cũng đoán được mợ không uống.

-Em lui ra đi.

-Dạ.

Mợ cầm cốc nước cam trên tay, vào trong phòng nó. Mợ vào bất chợt đúng lúc nó đang định thoa thuốc. Nhìn nó loay hoay mà mợ buồn cười.

-Con voi xinh lắm. Nhưng lần sau muốn đi muộn phải nói với ta trước biết chưa?

Mợ cầm lọ thuốc lên, thoa lên mông cho nó. Năm vết roi trên mông nó lằn đỏ, lại còn có hai vết bầm tím do mợ dùng Mai Hoa chọc vào.

-Uống nước cam đi.

Mợ lau tay, đưa cốc nước cho nó uống.

Nó uống một hơi hết sạch, chẳng nói gì, mặc kệ mợ, cho đồ thì nó uống, muốn nói gì nó nghe, nó dỗi mợ rồi, không thèm tiếp chuyện với mợ.

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me