LoveTruyen.Me

Hung Au Huyen Ho Au Ac

[Zhihu] THIẾU NỮ 14 TUỔI BỊ "ANH HÙNG BÀN PHÍM" BỨC CHẾT, NGƯỜI CHA MỜI HUNG THỦ THAM GIA TANG LỄ: BẠO LỰC MẠNG ĐÁNG SỢ ĐẾN MỨC NÀO?

____________________

Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/weibovn

Fanpage: https://www.facebook.com/weibovietnam

Dịch bởi: Nhật Nguyệt Phong Hoa (Huỳnh Selena)

_____________________

Mấy hôm trước, một cô gái 14 tuổi đã tự sát.

Đẩy cô bé vào nước đường cùng chính là con dao gọi là bạo lực mạng.

Cô bé tên Amy, là một ngôi sao nhí khá có tiếng ở châu Úc, từ năm 6 tuổi đã bắt đầu quay quảng cáo.

Cô bé trông rất đáng yêu, trong mắt như có muôn vàn vì sao, là cô bé khiến bao người có thể dễ dàng nhớ được nụ cười sáng lạn ấy.

Không biết từ bao giờ, Amy đột nhiên nhận được rất nhiều lời mắng chửi trên mạng.

Những công kích đấy đều vô căn cứ nhưng mỗi một câu chữ đều tràn ngập ác ý đối với một cô bé còn chưa trưởng thành:

"Chỉ cần mày cút mới khiến mọi người vui vẻ được. Tôi hy vọng nó tự sát đi, thật đó, chẳng có ai thèm để ý đến sống chết của nó đâu.
Mày nhanh đi chết đi, mất máu quá nhiều là có thể chết đó, đây là điều mày cần phải làm."
……

Càng quá đáng chính là, những dân mạng này nhàn rỗi không có gì làm, một ngày 24 tiếng đều đặn công kích cô bé không ngừng.

Những lời nguyền rủa áp đảo, kéo dài suốt tận tám năm.

Dựa vào cái gì?

Cô bé đã làm sai điều gì?

Đám người ấy tại sao phải mắng con bé?

Amy cũng từng khóc nức nở hỏi người nhà như thế.

Nhưng không ai biết tại sao, cũng không ai biết kẻ trốn đằng sau bàn phím là ai.

Trong vô số tiếng mắng chửi ấy, có người vì trút giận, có người cảm thấy thú vị, có người chỉ theo phòng trào, cũng có người nội tâm tàn độc, mắc bệnh thần kinh.

Các vị có thể thử tưởng tượng xem:

Nếu như một ngày, bạn đang vui vẻ hớn hở lướt weibo thì đột nhiên một đám dân mạng xa lạ bảo bạn đi chết đi, trong lòng bạn sẽ có mùi vị ra sao?

Nếu mỗi ngày bọn họ đều vào weibo bạn, dùng những lời tục tĩu "hỏi thăm" cả nhà bạn, bạn cho rằng mình có thể chịu đựng được bao lâu?

Đối mặt với những lời ác ý ấy, Amy chọn cách im lặng, tránh khỏi thế giới mạng.

Nhưng "anh hùng bàn phím" làm sao có thể dễ dàng buông tha cô bé, để thỏa mãn chính mình, bọn họ còn hận không thể khiến người ta chết không toàn thây.

Về sau, "anh hùng bàn phím" chỉa mũi dao về phía những người bên cạnh Amy, dùng cách thức tàn nhẫn nhất trong xã hội hiện đại chà đạp lên tôn nghiêm của Amy và người thân, bạn bè con bé.

Bố mẹ Amy không chịu đựng nổi, sup sụp mấy bận, mãi vẫn không dám nói với con gái:

"Các tin nhắn nặc danh liên tục bảo con gái tôi tự sát, đi chết đi, xem đến hết mà lòng tôi cũng suy sụp theo ,đến ruột gan cũng đau quặn thắt, tôi không biết vì sao bọn họ lại công kích con gái tôi."

Amy sụp đổ hoàn toàn ngay khi biết người thân, bạn bè bên cạnh cũng hứng chịu những lời mắng nhiếc cực đoan.

Mấy tuần trước khi nhập học, cô bé đã tự sát.

Cô bé ấy từng nói với cha mình một câu: con muốn thoát khỏi mọi ác ý của thế giới này.

Cô bé phác họa một bức tranh, bên trên là một cô bé gầy guộc và hàng chữ:

Speak even if your voice shakes.
Dũng cảm lên tiếng ngay cả khi thanh âm đang run rẩy.

Nhưng âm thanh của cô bé yếu ớt đến thế, bị nhấn chìm trong vô vàn lời mắng nhiếc, không ai nghe thấy.

Từ đau xót đến tuyệt vọng, cô bé 14 tuổi chọn lựa dùng cái chết để giải thoát cho chính mình.

Trước khi cử hành tang lễ, cha cô bé đăng một status lên mạng, mời dân mạng đến dự tang lễ:

Gửi đến những người đã từng sỉ nhục con gái tôi trên mạng. Hoan nghênh các người đến tham dự tang lễ của nó
Nếu có người cho rằng tôi chỉ nói đùa
Ức hiếp và quấy rối không ngừng có thể khiến các người cảm thấy thích thú
Vậy không bằng hãy đến dự tang lễ, xem xem các người đã tạo ra hậu quả gì.

Những dòng chữ đầy bất lực và đau xót.

Bạo lực mạng đã hủy hoại cả gia đình Amy, nhưng hung thủ lại không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

Không gian mạng nặc danh, tự do ngôn luận, hung thủ thản nhiên trốn bên kia bàn phím, điên cuồng tấn công hủy hoại cuộc sống của người khác.

01.

Bạo lực mạng là cuộc hiếp đáp mang tính xã hội
Không ai có thể thoát khỏi một kích chí mạng.

Có người sẽ nói thế này, tâm lý chịu đựng của những người chưa thành niên còn kém nên mới tự sát, người trưởng thành sẽ không yếu đuối vậy đâu!

Thật là như vậy sao?

Kiều Nhậm Lương 28 tuổi trầm cảm qua đời, mà nguồn cơ dẫn đến trầm cảm là do bạo lực mạng mà ra.

Kiều Nhậm Lương vô số lần phải hứng chịu ác ý bôi nhọ từ phía "anh hùng bàn phím", thiếu chút nữa bị "phong sát" vì bạo lực mạng.

Cuối cùng, anh ấy mang theo nỗi thất vọng đối với thế giới này vĩnh viễn ra đi.

Nữ thú y 32 tuổi Chien Chih-cheng bỏ qua tiền đồ sáng lạn đến một trạm thu nhận động vật lang thang làm công việc chăm sóc động vật, đồng thời thực hiện an tử(*) cho những động vật chưa được nhận nuôi quá 12 ngày.

Thật xin lỗi, đây là quy định của trạm thu nhận Đài Loan, Chien Chih-cheng càng giải thích thì những kẻ chưa hiểu tình hình càng mắng cô ấy ác liệt hơn.

Đến cùng, cô ấy dùng loại thuốc đã an tử cho động vật tiêm vào cơ thể mình tự sát.

Năm đó, Mã Thiên Vũ bị người ta vu khống.

Ông anh ấy nghe được những thông tin ấy, hiểu lầm rằng Mã Thiên Vũ ở bên ngoài làm những chuyện bại hoại đạo đức, bệnh tình diễn biến tồi tệ, rời khỏi thế gian trong ưu uất và bi thương.

Đã thấy chưa?

Từ minh tinh cho đến người bình thường, từ người trẻ tuổi đến người già, không trừ một ai.

Bạo lực mạng là con dao có lực thương sát chí mạng, bất kể tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.

Mỗi một câu nguyền rủa đều là một món hung khí, đâm trái tim bật máu, cho đến khi mất máu mà chết.

Cho dù thật sự có sinh mạng phải ra đi, bọn họ cũng không hề nhận ra cái sai của mình, cùng lắm là than thở vài tiếng, thổi bụi trên bàn phím rồi lại mở trang web khác ra tiếp tục tìm kiếm con mồi tiếp theo.

Bọn họ chả quan tâm bạn thế nào, bọn họ chỉ quan tâm mình mắng chửi có vui vẻ sảng khoái hay không.

Thật ra bạo lực mạng cách chúng ta không hề xa xôi, thử nghĩ xem:

Quê hương của bạn có từng bị phỉ nhổ?

Trạng thái trong vòng bạn bè của bạn có từng bị người ta cười nhạo?

Chia sẻ niềm vui thì bị nói là phô trương, tâm sự nỗi buồn thì bị nói là kiêu ngạo, cuối cùng bạn chỉ đành ép nhẹm cảm xúc, không đăng status nữa.

Bạn ăn diện trang điểm có từng bị người ta nói ra nói vào?

Bạn có từng bị người ta chỉ chỉ trỏ trỏ khi đã có tuổi nhưng chưa kết hôn cũng chưa có con?

Độc thân thì là gái ế không ai thèm, không có con thì bị nói thành vô sinh.

Bạn có từng nêu quan điểm của mình trong một bài weibo rất hot, rồi bị người ta chỉ trích?

……
Hoặc nặng hoặc nhẹ đều đã từng được cảm nhận nhỉ.

Rất nhiều người cảm thấy không kỳ lạ chút nào, thậm chí còn nghĩ: Chỉ nói mấy câu thôi mà, có cần làm lớn chuyện vậy không?

Vâng, đối với thủ phạm chẳng qua chỉ là nói qua nói lại chút thôi, nhưng đối với người bị hại, tâm hồn bị tổn thương thì khó mà bù đắp được.

Con dao không cắm nào người bạn, bạn mãi mãi không bao giờ biết đau thế nào.

Từng nghe qua một câu: "Đường đường thân cao bảy thước, chớ nghe ba tấc lưỡi, trên lưỡi có Long Tuyền, giết người không thấy máu."

Có người ra đời không đến một năm đã biết nói chuyện, nhưng có những người học cả đời cũng không biết nói chuyện một cách đàng hoàng.

Mỗi người đều có khó khăn của riêng mình, và bạn chưa hẳn hiểu được cuộc sống của họ.

02.

"Thiện ý chính nghĩa" khi chưa rõ chân tướng còn đáng sợ hơn cái ác trong thực tế.

Điểm đáng sợ của bạo lực mạng là chẳng ai để ý đến chân tướng sự thật.

Bạn thấy cảnh sát đánh chó ở trên đường nhưng không nhìn thấy con chó đó cắn bị thương mấy người trong khu vực; bạn thấy bác sĩ từ chối phẫu thuật cho bệnh nhân mắc AIDS, nhưng không nhìn thấy bệnh nhân đó cố ý che giấu bệnh tình của mình.

Có một cô gái tiết lộ trên weibo rằng mình bị hai thầy giáo tấn công tình dục, cư dân mạng chẳng rõ chân tướng đã giơ cao lá cờ chính nghĩa chĩa mũi dùi về phía hai thầy giáo kia, thậm chí moi ra tất cả thông tin riêng tư của họ.

Một trong hai thầy giáo bị mất việc, rời khỏi quê hương.

Nhưng qua điều tra, cô gái đó nói xấu thầy giáo chỉ vì bất mãn với bài tập về nhà thầy giao, không ngờ chuyện lớn thành thế này.

Kẻ gây chuyện được một cuộc vui, cuộc sống người bị hại lại hoàn toàn bị hủy hoại.

Một chàng trai có ngoại hình giống với nghi phạm quấy rối tình dục mà trở thành mục tiêu "thảo phạt" của hơn chục ngàn "chiến sĩ" đứng về chính nghĩa, mắng anh ta không bằng súc sinh.

Nhưng đến ngày thứ hai, cơ quan chức năng địa phương ra thông báo nghi phạm đã bị bắt, anh chàng đó là vô tội.

Mấy dân mạng hôm qua còn hung hăng ngay lập tức giải tán, coi như chuyện này chẳng liên quan gì tới họ.

Trong movie "Vô Vấn Đông Tây", Chương Tử Di vào vai Vương Mẫn Giai, bị mưu hại dẫn đến hủy dung, thật giống với bạo lực mạng của bây giờ.

Tất cả mọi người cùng xông đến, tôi một tay anh một tay khuếch trương chính nghĩa.

Động não suy nghĩ quá vất vả rồi không bằng mắng người ta đơn giản thích thú hơn.

Thủ phạm của bạo lực mạng chỉ nguyện tin chân tướng mà mình cho rằng là đúng, còn người bị tấn công chẳng qua chỉ là vật phẩm hy sinh của bọn họ.

Đừng dễ dàng đánh giá những chuyện mà chúng ta không rõ, bởi vì những gì ta nhìn thấy chưa chắc là toàn bộ sự thật; đừng tùy tiện buông lời tệ hại về người khác, bởi vì những gì chúng ta làm cũng không hẳn là điều tốt.

Thế giới này trước giờ đều không thiếu sự lương thiện và tốt đẹp, thiếu chỉ là suy nghĩ lý trí và biết khống chế hành vi của mình.

03.

Miệng là dùng để ăn thức ăn và nói lời yêu thương.
Không phải dùng để văng nước bọt bậy bạ.

"Năm Ấy Hoa Nở Trăng Vừa Tròn" lên sóng, Du Hạo Minh diễn vai phản diện bị mắng là tướng mạo xấu xí.

"Nửa Đời Trước Của Tôi" lên sóng, Ngô Việt diễn người thứ ba, bị mắng đến phải tắt bình luận trên weibo.

A Kiều livestream thì có người spam tên Trần Quán Hy.

Cổ Lực Na Trát bị antifan photoshop ảnh trù ẻo cả nhà.

Ca sĩ Vương Kiệt bị một dân mạng nào đó mắng là "chó già hết thời", không có tư cách tham gia "Tôi là ca sĩ".

……
Thật sự không hiểu nổi những "anh hùng bàn phím" đứng trên vị trí cao ngất mắng nhiếc người khác, sao miệng mồm bọn họ có thể rẻ tiền đến vậy?

Tích chút đức không được sao?

Bạn không nói chuyện không ai nói bạn câm đâu.

Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với nói chuyện bừa bãi.

Sau lời nói có ẩn lưỡi dao, mỗi lời chửi rủa là rạch vào đường vào tim người khác.

Cho nên trước khi nói hãy suy nghĩ thật kỹ vì đối phương.

Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân.

Mỗi người đều có thể trở thành một tay thợ săn, cũng có thể trở thành con mồi.

Bạn sẽ không bao giờ biết, người tiếp theo có phải là mình hay không.

Hiện tại không lên tiếng chống lại bạo lực mạng, tương lai bị cuốn vào bạo lực mạng cũng sẽ chẳng ai lên tiếng vì bạn.

Cuối cùng muốn nói với các "anh hùng bàn phím" rằng:

Miệng là dùng để ăn thức ăn và nói những lời yêu thương không phải dùng để văng nước bọt bậy bạ khắp nơi. Xin phiền các bạn về sau hãy lau sạch mồm rồi hãy nói, lau sạch tay rồi hãy gõ chữ. Trong thế giới mạng này, chúng ta cũng phải giữ được hình dạng của một con người.

(*) An tử (tên tiếng anh là Euthanasia): cái chết êm dịu.
Search GG để hiểu thêm.
(Lược dịch)
___________________
Nguồn: https://zhuanlan.zhihu.com/p/33281138

Via: Một Thời Thanh Xuân

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me