Jiminjeong Winrina Do
- Đình dặn mấy lần rồi mà còn chạy như thế?- ...- Không phải Đình la Mẫn, mà Đình sợ, Đình xót Mẫn ngã, hiểu không?- ...- Đâu phải Mẫn không nhớ mới hồi cuối hè Mẫn ngã lăn cù quay thế nào, Mẫn hứa gì với Đình mà giờ Mẫn lại chạy để ngã thế này?- ...- Khổ thân, chân tay làm gì còn chỗ nào lành lặn nữa.- ...- Lần nào Đình nói Mẫn cũng sợ, mà sao không bao giờ biết sợ ngã thế, hử, cái sẹo to như này mà không chừa sao?- Mẫn có chừa.Mẫn Đình đỏ mắt, ngay trước mặt em Trí Mẫn phóng băng qua đường, xe cộ không thèm nhìn ngó, nghe họ bóp còi giật điếng lên, túng quá không biết làm sao lại lao thí qua, người ta sượt cho một cái ngã lăn quay, vội vàng lồm cồm bò dậy gập đầu xuống tận gối mà xin lỗi trong khi cái chân ngã đau cà nhắc cà nháo chạy lại chỗ em hớn hở.Thật sự Mẫn Đình nhiều khi thấy bản thân em bất lực dã man. Tại sao ngã đau không khóc? Tại sao bị mắng không khóc? Tại sao tay xước xát một đường dài rướm máu như vậy không khóc? Những lúc tủi thân, đau đớn vậy thì phải khóc oà lên chứ, phải gào cái miệng lên chứ, sao lại lon ton khập khiễng đến chỗ em, cười nói với em như chẳng hề có gì, để em xót đến chảy nước mắt rồi lại nói xin lỗi em chứ.Cho dù có mạnh mẽ đến đâu đi nữa thì khi mà em xoa cái tay đau, em xem cái chân đau, em vỗ lưng dỗ dành, em nói em thương thì phải vui, cái miệng nhỏ nhắn phải ngớt lời xin lỗi mà cảm ơn em, hoặc nói mình cũng thương em chứ, sao lại dám bảo em đừng thương chị, mẹ chị đánh chị chết chứ hả cái đồ ngờ nghệch này.Mẫn Đình giận, em giận đỏ cả mặt, đỏ như cái vết rướm máu trên cẳng tay chị ấy, em xót chị, em thương chị mới quan tâm chị, biết mình đau thì thấy em là khóc oà lên, khóc như bao uất ức giấu trong bụng mỗi khi đi làm ra kể với em ấy, chứ ai đời đau mà em hỏi đến là nói không sao, em hỏi đến là nói không đau, mắt em nhìn thấy rành rành chứ em ăn vồ nói vạ đâu mà chối. Mới hồi cuối hè, tụi nhóc con trốn học phá phách gì đấy xóm làng, bà ấy thả chó ra rượt, mà cái chân này đi cũng còn không vững, đầu óc thì ngơ ngác, mình không làm gì thì đứng yên một chỗ, tự nhiên thấy tụi nhỏ chạy cũng chạy theo, vừa chạy vừa khóc vừa la, ngã ngáng cổ, xước chút ở cằm, bàn tay chống dưới đất bầm tím, nhức cả tháng, thủng cả gối quần, may là chó không cắn chứ cắn cho một cái mẹ em bẻ răng nó.Người có chỗ nào không có sẹo? Tất cả những chỗ em nhìn thấy được thì nó chằng chịt đủ loại sẹo, sẹo bỏng, sẹo trầy xước đủ loại. Bày bao nhiêu lần rồi, có gì là phải nói cho em, ừ xem em là bạn bè cũng được, bạn bè thì càng phải quan tâm và giúp đỡ nhau chứ. Mỗi lần bày là hỏi đủ thứ chuyện trên đời như hiểu lắm, mà đến khi thực hành có bao giờ nhớ không, có bao giờ chịu mở miệng nói không? - Không có xin lỗi Đình, Mẫn mà cúi người nữa Đình về luôn.- ...- Ừ, phải thế, khóc to vào chứ, chân đau tay đau mà Mẫn nhỉ~Mắng con người ta xa xả mà bảo không mắng, Trí Mẫn đau muốn chết, cổ chân ban nãy va vào lề đường giờ đỏ tấy lên, nhưng nhức rõ ràng. Cơ mà biết lỗi của mình, nếu không phải lỗi của mình thì mình nhất định sẽ không bị mắng, luôn ngẫm trong đầu như thế, vậy nên không dám khóc. Và chắc cũng bởi vì như chị nói, được em cho khóc thấy thích lắm, nhưng mà không dám khóc nhiều, sợ mẹ đánh cũng khóc mẹ sẽ đánh đến khi nào nín thì thôi.Tự đánh vào đầu mình một cái nhói lên, Mẫn Đình hết cách rồi mới phải làm như vậy, vì Trí Mẫn cứng đầu quá, biết chị đau mà không có cách để chị khóc được, chứ ngã mạnh như vậy em hoảng hồn cứng đờ đẫn người cơ mà. Ngày trước hảo khóc lắm, mỗi lần mà em giận gì đó em nhắc lại cái chuyện tông em nứt cả xương sườn là giời ơi khóc như mưa rào ngày hè, hưng hức rấm rứt không dứt ra được, thế mà dạo này cứng đầu dã man, em dặn gì là quên ráo trọi, chỉ nhớ như in mấy lời mẹ mắng, mẹ doạ đánh thôi.Run cả lên, Trí Mẫn vừa run vì khóc nức nở sau trận em nhằn ban nãy, lại run cả vì lạnh nữa. Năm bảy cái áo cũ rích mà ba năm nay em thấy hoài không đủ cho chị một cảm giác ấm áp, năm trước em mua cho một đôi găng tay, năm ngoái em mua cho một cái áo choàng, thế mà đến giờ vẫn nhất quyết không mặc, thật nhiều khi Mẫn Đình nghĩ không phải chị bị mẹ đánh đòn đến tận khi gần hai mươi hai thế này thì chắc em sẽ là người đánh đòn chị mất. Không phải chị hư, không phải chị bướng, mà là vừa thương vừa bực, bực vì chị cứng đầu quá, đã giải thích rằng đồ em tặng là để mặc, không phải để ngắm mà nhất quyết không nghe, tặng gần ba năm trời vẫn cứ thấy đeo cái bao thay thủng ngón, áo cái nào cũng dão vải cả ra mà hỏi tới là bảo để dành....Vách tường phía sau cổng trường mùa hạ đầy rêu, giữa đông thì dày tuyết, chỗ chẳng mấy đẹp đẽ này chỉ thấy trong loại hình kiểu cổ điển mà cái lứa ngang ngang tuổi em hay nói thôi, chứ người ta đi chơi, đi gặp nhau, đi hẹn hò ... ừm, kiểu kiểu vậy, chẳng ai thích đến cái chỗ tèm nhem như vậy cả, ngoài Trí Mẫn, chị bảo trốn ở đây chẳng ai tìm thấy.Ai rảnh mà đi trốn với chị chứ?- Ngon không Mẫn?- Ngon~- Thế còn đau nhiều không?- ...- Vậy ăn nhiều vào nhé.Thôi, khóc vậy đủ rồi, khóc xong chắc nhẹ lòng hơn hẳn rồi, chẳng qua là chị chẳng nhận ra hoặc chẳng biết cách gọi tên thôi.- Mẫn ăn đi, đừng chừa cho Đình.- Đình ăn thêm.- Đình ăn nhiều rồi, ngán lên tận đây.- Oa, thích ha.Trẻ con không ra trẻ con, người lớn không ra người lớn, mấy ngày mùa đông ba năm trước gặp chị ở quán ăn em đã nghĩ vậy đấy, thế mà giờ đôi mắt sáng rỡ tròn trịa nhìn em lại khiến em muốn chị thế này mãi, lại thấy may mắn khi chị thế này mãi, vì nếu chị lanh lợi hoạt bát thì chắc đã chẳng có cửa để em được ngồi cùng vuốt lên tóc thế này.- Mẫn đói lắm à?- Đâu có. Mẫn ăn no lận.- No từ lúc nào?- Hôm qua.Biết mà, từ lúc em ừ hử mở túi bánh ra cho gắp là đâu có ngơi tay, nhưng mà biết ý, ăn một miếng cũng đợi em ăn xong một miếng mới gắp miếng thứ hai. Lại phải nói đã bảo bao nhiêu lần rồi nhưng Trí Mẫn chẳng nhớ được, chị chỉ toàn nhớ lời mẹ mắng thôi. Khéo lắm, khéo đổ vỡ ấy, Mẫn Đình mà không đỡ túi phía dưới cho thì có khi bánh gạo trên tuyết còn nhiều hơn trong bụng, làm sao mà xiên một cái rơi một cái ngay được hay thế chứ.Vậy mà chết thật, bao nhiêu thứ vụng về chẳng kể nổi đó lại khiến Mẫn Đình ngày càng thương chị, thương như người một nhà, muốn ôm lấy vào lòng, hơi ấm quấn lấy nhau.Em chẳng tiếc lời nói thương Trí Mẫn, dù chị há hốc miệng mồm khi mu6a xuân năm nhất em bảo em thương chị trong một câu dỗ dành khi chị lại lần nữa trượt chân đánh rơi mấy chục bát inox loang choang rúng động cả quán ăn ban trưa cũng chỉ vì mắt mũi cứ nhìn quanh quẩn, ông chủ đứng chình ình trước mặt mà đâm vào ông ý ngã ngửa, ông lại mắng cho tái mặt. Chị vừa nghe em bảo thương chị đã sửng sốt đẩy tay em ra mà nhìn mặt, Trí Mẫn nhìn lâu, lâu rất lâu, chị ngẫm nghĩ, trông nét mặt có điều gì đó như kinh hãi lại tủi thân, nghẹn ngào giữa tiếng nấc và hàng nước mắt trên má, bảo rằng em thương chị mà mẹ biết mẹ đánh chị chết.Từ đó trở đi Mẫn Đình vẫn nói, em nói thương chị đều đặn, lần nào gặp cũng nói, nói nhiều đến mức chị dần nghe quen tai, mỗi lần nói như vậy em lại bồi thêm câu 'mẹ không nghe được đâu'. Mẫn Đình không hỏi gì chuyện ấy dù trong lòng em khi nghe chị bảo vậy đã ngỡ ngàng đến không thốt nổi một lên, ngay lúc đó sao mà cõi lòng quặn thắt. Đến giờ, mỗi khi nhớ lại gương mặt hoảng hốt, hai bàn tay lắc liên tục chối từ một câu yêu thương em lại thấy ngực mình nhói lên mấy hồi dai dẳng.- Hôm qua Mẫn ăn gì mà no thế?- Mẫn ăn cơm, hôm qua Mẫn ăn cơm.- Ăn được mấy bữa mà no nào?- Hai bữa chứ, Mẫn có cái bát to như này này, Mẫn xới vung lên, Mẫn ăn hết Mẫn mới đi.- Kinh nhỉ, thế là no đến tận bây giờ luôn à?Bận ăn nên có vẻ chả thích nói chuyện như hồi em mới chịu làm bạn lắm, từ lúc em bảo em ngán rồi buông đũa xuống là hai tay hai cái đũa xiên lấy xiên để, lâu lâu lại quẹt ngang mắt ngang mũi dụi dụi cho cơn lạnh đỡ tê tái khiến chị phải khó chịu. Mẫn Đình mở cặp, lấy cho chị tờ lấy, nhét cả vào tay cho mà còn chẳng để tâm đến, miệng nhai ụ lên, phổng phao bên má như con sóc ấy, cả ngày trời rồi mới được ăn, không thấy ngon cũng uổng.Nhà Trí Mẫn xa lắc, đi tàu điện cũng năm sáu tiếng mới về tới, lại còn trong làng trong hẻm, phải leo đường dốc hai ba cây số nữa mới vào được nhà, chị kể vậy. Nhưng lần nào về chị cũng mất một ngày trời chỉ để di chuyển, vì với chị tàu điện đắt lắm và chị cũng không biết cách đi, cứ ra đến đó là lạc khóc um sùm lên, chị lại đi xe đường dài cho quen. Mẫn Đình mấy lần ngỏ ý hay em ra ga tàu đưa đi cho, chỉ việc ngồi yên bốn năm tiếng là được, nhưng cứng đầu không ai lại, không là không, ép đi là khóc chứ không đi.Mẫn Đình buồn chứ, em thương Trí Mẫn mà chị lại sợ phiền đến em, chị sợ phiền đến người bạn duy nhất của chị. Phải mà chúng ta không là bạn thì có khi chị đã không sợ phiền đến vậy Trí Mẫn ngờ nghệch nhỉ?- Thế Đình hỏi, sao sáng nay Mẫn không ăn? Cả trưa nữa?- Mẫn không đói~- Không đói cũng phải ăn cho dạ dày không đau, Đình dặn Mẫn như thế mà, phải không?- ...- Vậy sao Mẫn vẫn không ăn?- Mẫn có ăn.- Ăn gì nào?- ...- Mẫn ăn gì?- ...- Mẫn ăn gì nào?Trí nhớ của Trí Mẫn ngắn hạn hơn cả ngắn hạn, chị rất nhanh chóng quên ngay những lời vừa nói và cả những câu mà em dặn đi dặn lại. Vừa khi nãy em hỏi thì bảo ăn no hôm qua, em mồi mấy câu thì giật mình bảo có, thế rồi lại nhận ra ánh mắt và giọng điệu này bị em bắt quả tang nói dối. Phồng má lên, đánh ực một tiếng trong họng, Mẫn Đình dùng mu bàn tay mình giữ ngay dưới cằm, dù em bảo chị chỉ cần cúi đầu nói xin lỗi em thì em sẽ về ngay nhưng Trí Mẫn không có khả năng nhớ câu đó đến tận lúc này đâu, mà em thì không muốn nhắc lại cũng chưa muốn đi về, và chắc chắn là không muốn nghe chị nói lời xin lỗi nữa.- Là để bụng đến gặp Đình ăn bánh gạo xốt cay cay Mẫn nhỉ?- Ưm~Mẫn Đình cười, em còn không tự phá cái thế gọng kìm em bày ra thì em dám chắc Trí Mẫn sẽ cúi đầu sát đất mà nói xin lỗi em cho xem. Em đâu nỡ, cũng đâu muốn, em bắt cho một câu là gật gật đầu ngay. Ngơ ngơ ngác ngác, chỉ sợ ai bắt đi.- Về nhà Mẫn đi làm gì đó?- Mẫn xếp giỏ bánh. Đình biết xếp giỏ bánh hông?- Đình không í, chưa xếp bao giờ cả.- Đây là một cái giỏ, Mẫn xếp bánh như này này, rồi quấn dây nơ lên đây, rồi người ta lấy đi, Mẫn làm vậy đó.- Tập trung ăn nào.- Là Mẫn làm vậy đó Đình~- Đình biết rồi í, Mẫn làm giỏi nhỉ. Ngoài chuyện hay khóc thì còn hay gật đầu nữa, nên cũng muốn làm phục vụ bàn quá mà suốt ngày gật đầu chẳng ừ hử gì cứ bị nhắc suốt, cơ mà ngoan, nhắc một tiếng là biết, biết rồi quên. Trí Mẫn cười, chị kể với em về công việc khiến chị vắng mặt ở bờ rìa thành phố này suốt ba tuần chứ chẳng phải mươi ngày như chị nói, chị buông đũa cả hai tay, cứ mỗi 'cái này này', 'thế này này' là chị lại vung tay đủ hướng, giọng chị trầm trầm mà nghe hào hứng lắm, hoà giưu6ã cái giọng trong vang ngân nga câu hỏi của em, phấn khởi kể về những việc mình đã làm được.- Mà Đình biết hông, Mẫn có nhiều tiền đó. Để Mẫn cho Đình xem.- Ưm Đình biết, Đình biết mà, cất vào kẻo nó bay mất~Dặn đi dặn lại vẫn như nước đổ lá môn, đã hay sợ mất tiền rồi mà cứ hễ nói đến làm ra tiền là lại lấy ra khoe với em. Đâu mà xa, hồi trước khi về quê đợt này bảo em ông chủ biết chuẩn bị về quê nên còn cho thêm ba ngày lương, vừa gặp em là vội vàng lấy ra, miết cho thật thẳng rồi đặt lên bàn nhìn mãi, gió thì chừa ai đâu, cuốn phăng đi luôn, may là em từ hướng ngược lại đi tới còn chụp kịp, không thì định khóc mấy ngày mấy thôi không biết nữa.- Ngon không?- Ngon~- Mai Đình lại mua cho tiếp nhé?- Đình còn tiền mua cơm không?- Còn chứ, Đình dư.- ...- Thế mua cho Mẫn bánh gạo nhé?- Có xốt cay cay hông?- Có chứ~- ...- Ngon mà nhỉ?Chỉ gật thôi, nói chẳng bao nhiêu mà chỉ toàn gật thôi.Tuyết ngừng rơi được một lúc rồi mà vẫn đang lạnh quá, Mẫn Đình nhìn chị, nhìn người chẳng hề hay biết em vẫn chăm chú nhìn mình suốt từ nãy đến giờ. Lòng em rối bời, nhiều suy nghĩ, nhiều nghi vấn và cả nhiều lo lắng nữa. Trí Mẫn lần nào về nhà là lần ấy không thể liên lạc được cho chị, mà sợ chị bị mẹ mắng em cũng chẳng dám gọi, tin nhắn cũng không dám, sợ mẹ chị thấy. Nay cả gan lắm mới dám nhắn bốn chữ 'có bánh gạo đấy', trong lòng mong chị đến ăn nhưng chính bản thân em sợ tin nhắn đấy chị chẳng đọc được mà là người khác, người đánh chị lằn tay chân mỗi khi về nhà. May sao lại nhắn đúng ngày chị lên thành phố, hẳn là trời cũng muốn cho Trí Mẫn ăn bánh gạo nữa.- Mẫn này.- ...- Mẫn đợt rồi có về nhà không?- ...- Về nhà có mẹ Mẫn ấy.- ...- Đình tưởng Mẫn bảo về đi làm?- Mẫn có đi làm.- ...- Mẫn có đi làm thật.- Ừ ừ, Đình biết Mẫn có đi làm chứ, Mẫn còn có tiền khoe Đình mà.- ...- Đình tin Mẫn, Mẫn nhìn Đình này, Đình tin Mẫn lắm ấy.- ...- Chỉ là Mẫn bảo mươi hôm thôi, thì Đình mới thấy Mẫn về lâu...- Người ta cần thêm ớ, người ta nói Mẫn làm thêm đi, người ta trả tiền thêm cho. Mẹ Mẫn nói Mẫn đi làm ở đó.- Vậy Mẫn làm ở gần nhà nên về nhà luôn hả?- ...- Mẹ có đánh Mẫn không?- ...- Đánh đau lắm phải không?- ...- Thế Mẫn mách Đình chưa?- Bây giờ thì hết đau rồi, mẹ nói mẹ tha cho Mẫn tại tầm này là không để người Mẫn bị bầm được đâu. - Tại sao thế?- ...- Mẹ không nói sao hết hả?- ...- Thôi không đánh càng tốt Mẫn nhỉ?- Mẹ Mẫn còn nói mai mốt dẫn Mẫn đi tiệm làm đẹp đặng ăn tết.- ...- Mẹ hết ghét Mẫn rồi.Mẫn Đình dặn chị nhiều, dặn đủ thứ, đủ chuyện, đủ mọi điều có thể xảy ra được, nhất là chuyện mẹ chẳng nương miếng đòn roi nào lên người chị, chị bảo mẹ nói rằng chị hư và dạy chị là chuyện mẹ nên làm. Em dặn nếu mẹ đánh thì đi lên phố ngay, lên mách và khóc với em. Không có tiền bắt xe thì gọi cho em, em bắt xe cho lên, mấy đồng bạc mua cho chị một cái vé xe vé tàu nó không giúp em khấm khá hơn được chút nào nên đừng có mà từ chối. Nhưng vấn đề là chị còn chẳng nhớ để từ chối, về rồi mẹ đánh ngày nào chịu ngày đó, hai mươi hai tuổi mà lần nào về quê tay cũng lằn mấy đường, hỏi đến là bảo hư nên mẹ đánh, hỏi làm gì hư thì lại không biết, mẹ bảo hư nghĩa là hư rồi.- Sao năm nay mẹ lại dẫn Mẫn đi làm đẹp?- Mẫn hông biết, mẹ thương Mẫn rồi nên mẹ dẫn Mẫn đi.- Nào bỏ đi.- ...- Bỏ đi thì mai Đình mua nữa.Cái tay rón rén định buộc cái bọc xốt lại mang về nhà ăn với cơm đây chứ không lẫn vào đâu hết, Mẫn Đình giữ cái tay mà ghị lại cứng ngắt không chịu buông bọc ra, em đành phải dùng kế sách, hoặc là bỏ xuống hoặc là mai nhịn bánh gạo mới chịu nghe. Trí Mẫn buông tay, liếm môi liên tục, chấm đũa vào túi mút mát nốt miếng nước xốt trước khi em dằn bọc về phía em để bỏ đi, chỉ vào tay chị, nhắc lau miệng mồm.- Bỏ giấy vào đây chút Đình vứt cho.- ...- Với Đình thì gật, với người khác nhớ nói 'Mẫn cảm ơn', Mẫn nhớ chưa~- ...Vẫn đang là với Đình nên em vừa dặn xong là gật tiếp luôn, nói chuyện cứ lắc rồi gật, gật rồi lại lắc, hai chân đá tuyết ngay bên dưới ghế ngồi, mũi giày đầy tuyết, may là em còn dành dụm được ít tiền nên đợt vào thu mua cho đôi giày mới, giày cũ em vứt luôn đi chứ không chắc nãy giờ tuyết ướt sũng chân rồi chứ chẳng vừa.- Mẫn này.- ...- Mấy ngày Mẫn về, mẹ có dẫn ai qua nhà Mẫn không?- ...- Không có ai hết à?- ...- Thế có dẫn Mẫn qua nhà ai không?- ...- Cũng không luôn à?- ...- Vậy mẹ có nói có ai cho tiền mẹ không?- ...- Mẫn này.- Hở?- Nếu có gì Mẫn phải nói với Đình, nhớ chưa?- Mẫn có gì cơ?- Gì cũng được, muốn nói gì với Đình cũng được, chuyện nhỏ xíu xiu như Mẫn hôm qua ăn cơm được mấy bát Đình cũng muốn nghe.- Mẫn ăn một bát bự lắm. - Có thịt không?- Có củ cải muối.- Thế ngon lắm nhỉ?- ...Mẫn Đình chịu không được, em vòng tay bá cổ qua ôm Trí Mẫn một cái, siết chị vào lòng mình, gật cái gì mà gật chứ, điều em nói thì chẳng bao giờ nhớ hết, toàn lơ ngơ mấy chuyện đi đâu thôi.Mẫn Đình nặng lòng quá, sao mà em bất an dã man, dù là người hay lo lắng đi chăng nữa thì không phải lúc nào em cũng có cảm giác này đâu. Từ ngày biết Trí Mẫn, chỉ có lúc chị về nhà em mới lo dến vậy. Trí Mẫn vốn ngoan, hiền lại thật thà, chị có muốn nói dối thì năm bảy câu là lộ rõ, chẳng mất quá nhiều thời gian để em biết chị có nói dối hay không ngay.Nhưng câu nói của người bạn có người quen gần nhà Trí Mẫn thì em không thể thôi nghĩ đến. Họ bắt gặp em và Trí Mẫn đi bên nhau mãi, họ tinh ý, chỉ là đến khi họ cảnh báo với em về chị họ mới biết là mỗi em thương chị. Mẫn Đình bên Trí Mẫn ba năm rồi, em tin lời chị nói mình là người bạn duy nhất trong đời chị, nhưng lời mà họ nói về chị em không thể không tin, nó khớp gần hết với tất cả những gì chị từng kể với em, chỉ có một số đoạn không khớp, là đoạn mà chỉ có họ kể còn chị thì không.Không ít lần họ bảo với em rằng chị là một cái cờ đỏ, đỏ chói, còn em là con bò, biết là cờ đỏ vẫn đâm sầm vào đến cùng.Em nghe họ rỉ tai, rằng mười sáu tuổi chị từng bị gả đi rồi, nhưng chưa đủ tuổi làm giấy kết hôn nên lấy phận con ở, chẳng khác ngày xưa bị bán đi, ký giấy đủ kiểu, nhà chị bị gả ngay sát vách nhà họ. Họ bảo năm đó không ép gả chị đi thì mẹ con chị làm gì sống nổi đến giờ này với cái đống nợ cha chị vay bằng tên mẹ chị.Em nghe họ rỉ tai, con trai nhà đó bệnh chết, chị lại được coi như gả cho con trai thứ đau ốm tàn tật, chị khóc lóc van xin mẹ cho chị về đi làm, chị hứa làm trả đống nợ lại cho nhà 'chồng', người ta chẳng thiết tha gì cái đứa ngờ nghệch xôi hỏng bỏng không nữa nên đồng ý, nhưng chưa trả xong tiền thì vẫn là 'dâu' nhà đó. Người ta chỉ muốn lấy lại tiền nên nghe nói còn chả thèm tính lãi, vậy mà bao nhiêu năm rồi vẫn chưa trả xong.Em nghe họ rỉ tai, mẹ chị ngày ngày kiếm mấy mối nhà ngon đang ngắm nghía đứa có tướng số mắn đẻ như chị kết thân, họ cho mẹ chị thóc, chị cho họ con đàn cháu đống.Em nghe họ rỉ tai, hỏi rằng em có mù thì còn họ mắt tinh, họ nói với em vậy rồi em có là con người thì phải thấy cái khăn đỏ trên đầu chị vẫn đang đội, em nghĩ em tới lượt sao?Em từng không nghĩ, mà em dám chắc, chắc chắn với cái gọi là người bạn suy nhất và tự tin như em thì em chẳng khó khăn gì để ở cạnh bên chị. Nhưng rồi em cũng tự biết, số lần mẹ chị đòi gả chị cho người này người kia suốt hai năm qua không dưới mười lần. Lần nào gọi về là giật một giật hai bắt về ngay, chỉ kịp gọi cho em nói một hai phút là hớt hải chạy. Hẹn gặp lại em là gặp lại em, với những nơi em nhìn thấy được lằn vết đòn roi tím tái.Hơn hai mươi ngày đợi chị quay lại ở một góc cổng trường, mười ngày kể từ khi trời trở lạnh với túi bánh gạo xốt cay cay, em chẳng biết phải nhận bao nhiêu ánh mắt bất lực của người sáng mắt đã rỉ tai em về chuyện của chị nữa, nó bảo em là con bò trong mùa lễ hỗi, vạn người vây xung quanh reo hò, chẳng màn bận tâm, thấy khăn đỏ chót là đâm sầm vào.Mẫn Đình biết người ta có ý tốt, nếu không có ý tốt đã không cố lôi em ra khỏi bãi lầy mà họ nhìn thấy, bãi lầy của đứa không cha phải ôm khối nợ gả đợ cho nhà người ta, khố rách áo ôm, ngày nào có tiền ăn một đĩa bánh gạo đã là quý giá, không có tiền chỉ dám mua cơm trắng, ngày có củ cải, ngày không. Tiền nhận về chưa cầm nóng tay đã vội vàng chạy đi gửi, cả ngày đầu tắt mặt tối, buông tay ra, ngẩng đầu lên đã tối đen nghịt trời. Hiển nhiên nhà em cũng chẳng phải dạng khấm khá gì, bố mẹ em làm ăn thua lỗ, từ ngày bé xíu mỗi lần đi viện bố mẹ em chắt chiu từng đồng một, còn sống còn sức là được, đâu mà nghĩ đến chuyện đẹp đẽ hay không. Lên lớp ba cô giáo gọi về nhà nhắc nhở chuyện học phí, không có thì buộc thôi học đứa trẻ hai chỏm ngơ ngác ôm sách ngay bên cạnh. Lên lớp tám gia đình đỡ hơn một chút, em biết thế nào là sau giờ tự học. Lên lớp mười hai, gia đình lại đỡ hơn một chút nữa, em biết được điền nguyện vọng là gì. Thế rồi chỉ vừa thi xong đại học nhà em lại vỡ nợ, một lần nữa ngấp ngưỡng buộc thôi học.Ăn chẳng dám ăn ngon, ăn gì no bụng là được. Mặc chẳng dám mặc đẹp, mặc đủ ấm là được. Không thể ở chung với những người quá tệ em vẫn có mẹ dành dụm cho một ít tiền đóng học phí và ăn ở, em làm thêm được một ít, năm nay học nặng quá em trụ cả làm thêm không nổi, nghỉ chắc được hết năm nay nữa vẫn phải cố đi làm lại, bố mẹ em đều lớn tuổi cả rồi.Cơ mà có là thế đi chăng nữa em vẫn dám tự cho mình những bát canh nóng trong quán ăn ấm cúng, có những bữa tiệc bạn bè hàng quán khá sang trọng, có những chuyến đi chơi vài hôm đến thành phố khác và tự mua được cho mình cốc latte cùng chiếc bánh sừng bò nướng bơ thơm phúc vào dịp giáng sinh cho cả em và chị.Nhưng chỉ từng đó thôi thì chẳng là gì cả, em vẫn phụ thuộc vào bố mẹ, vẫn học hành trên ghế nhà trường, vẫn trong sự yêu thương bao bọc của gia đình, em chưa có nổi số tiềnp hụng dưỡng cha mẹ chứ đừng nói là đủ cho chị trả nợ dù họ nói nợ chả bao nhiêu, em chưa có chỗ đứng, tiếng nói chẳng ai nghe, lại càng không có tư cách gì bảo vệ chị khỏi chính gia đình mình cả. Rốt cuộc là em đang bắt đầu nghi ngờ chị hay vì em biết mình thật sự không thể là gì của chị nên đang tìm cái cớ để thoát khỏi những cảm xúc vọng tưởng hão huyền nữa.Không, thứ gì đó xáo động này không giống như em đang nghi ngờ lắm, nó bất an, nó bồn chồn, nó như hằng hà sa số vô vàn câu hỏi mà em muốn hỏi chị với kiểu câu vấn đề thật không, vấn đề phải vậy không, vấn đề có như vậy không ấy. Nhưng vấn đề mà em muốn hỏi nó không rõ ràng chút nào cả, em cảm nhận được nó, em thấy lo lắng khi chẳng thể hỏi nhưng không nhìn ra được thứ mình muốn hỏi.Trí Mẫn lạnh quá chị run hừ hừ cả người, vô thức từ lúc nào cứ rúc sát bên tay em, hai chân vẫn không thôi nghịch tuyết. Lâu như vậy rồi mới được gặp em, Trí Mẫn mừng lắm, ở nhà chị đâu được cầm điện thoại lần nào, mẹ mà thấy mẹ đánh nát tay. Chỉ được cầm khi mẹ biết người gọi cho chị là ai, và đứa con gái của mẹ chị cũng chẳng dám hó hé gì, ông chủ gọi đi làm mà mẹ chưa cho đi chị cũng không dám xin, may là ông ấy tốt, nếu không có ông ấy có khi chả biết chị bị gả đi mấy đời 'chồng' gán nợ nữa.Vừa xuống xe đã lật đật chạy bộ đến trường em, cũng xa phết đấy, gần mười lắm phút, trời lạnh đến cóng cả chân, ôm cái túi vải chặt cứng mà phi qua đường, suýt thì xe tông cho, bị mắng hoảng hồn, mà gặp em lại cười, nhớ em quá trời đi ấy.- Đình ơi?- Hử?- Mẫn có tiền rồi, Mẫn mua cho Đình quà giáng sinh.- Sao không để tiền đó mà mua thịt ăn cơm?- Chút tiền này không làm Mẫn giàu lên được.- Hừm, ai bày Mẫn đấy?Chà, nay cũng biết nói lời ghẹo em cơ đấy, bình thường ngơ lắm, nói gì cũng mấy lần mới hiểu, có hôm ghẹo chị một câu mà giải thích cả tiếng, đã chậm hiểu rồi mà mắc nghe, nghe đến khi nào hiểu được mới vừa dạ. Chẳng là cái đợt em đòi mua vé tàu điện cho, em có nói câu tương tự, nói khoảng hai mươi lần rằng nó chẳng có ngụ ý gì, mấy đồng mua vé cho chị làm sao giúp em giàu có lên được, thế mà nói đi nói lại mãi mới hiểu. Ai có ngờ giờ biết nói lại Mẫn Đình chứ.- Mẫn sẽ mua cho Đình một thứ thật đắt tiền.- Thế á? Đúng là ra dáng người có tiền rồi nhỉ?- Ưm~Trí Mẫn thích lắm, chị thích được khen là làm việc giỏi và kiếm được tiền lắm, chị chẳng cảm thấy tự ti hay xấu hổ gì về chuyện đó cả, chị cảm thấy câu Mẫn Đình nói là tôn trọng mình, tôn trọng công sức của mình, nên mỗi lần em khen như thế chị đều khanh khách cười vừa ý. Chị chẳng được gọi là khó khăn nữa mà là nghèo hẳn rồi, nghèo từ khi vừa lọt lòng, nghèo cả tài chính lẫn tình thương, chắc thứ duy nhất chị có là sức khoẻ. Nên nếu được khen là giỏi, được tự mua thứ gì đó thì chị thích hết biết. Hứa với Mẫn Đình rồi, Trí Mẫn muốn tặng quà cho người bạn độc nhất của mình vào giáng sinh năm nay bằng được. Chị ấp úng mấy lời, dẫu sao cũng chưa từng tặng quà cho ai bao giờ cả.- Mà Đình... Đình thích gì vậy? Mẫn có nhiêu đây, Đình thích gì trong nhiêu đây thôi được không?- Được được, Đình sẽ thích thứ mà Mẫn mua được, yên tâm nhé.- ...- Đình dặn rồi, nhớ là khi nói chuyện với người khác phải đáp lại, đừng gật gật đầu thế này, nhớ nhé.- ...- Lạnh tay không?- ...- Đình cho mượn túi này, xỏ tay vào đây.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me