Ktct
Câu 8: Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch Mở bài: Chúng ta biết rằng, mục đích của nhà tư bản là thu được nhiều GTTD, và để có được điều đó nhà tư bản đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng khái quát lại có 2 phương pháp là: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng tương đối.a) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối: * Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Được áp dụng trong giai đoạn đầu của CNTB - Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi. Ví dụ : Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư . m’=4/4*100%=100%Giả dụ nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách kéo dài ngày lao động từ 8 giờ lên 10 giờ trong điều kiện thời gian cần thiết không thay đổi vẫn là 4 giờ, thì thời gian lao động thặng dư sẽ từ 4 giờ tăng lên 6 giờ. m’=6/4*100%=150% Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo dài toàn bộ ngày lao động một cách tuyệt đối gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, khi kỹ thuật còn thấp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân. Tuy nhiên bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải giới hạn về thể chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của công nhân nên với độ dài ngày lao động không thay đổi, nhà tư bản sẽ nâng cao trình độ bóc lột bằng việc tăng cường độ lao động. Thực chất tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động. Khi CNTB phát triển, trình độ tự giác của người công nhân được nâng lên, họ đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm vì thế nhà tư bản đã sử dụng phương pháp sản xuất GTTD tương đối. * Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Được áp dụng trong giai đoạn sau, khi nền đại công nghiệp cơ khí đã phát triển. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và do đó kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi. Ví dụ : Nếu thời gian lao động cần thiết rút từ 4 giờ xuống còn 2 giờ, thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng từ 4 giờ lên 6 giờ. m’=6/2*100%=300% Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao động vẫn như cũ gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhà tư bản phải tìm cách hạ thấp giá trị sức lao động bằng cách hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt. Chỉ có nâng cao năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt cho công nhân, cũng như trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất trực tiếp liên quan đến các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thì mới đạt được kết quả đó.=> So sánh hai phương pháp:Tiêu chí khác biệt - Sx GTTD tuyệt đối - Sx GTTD tương đốiThời gian lao động tất yếu - Giữ nguyên - Giảm xuốngGiá trị sức lao động - Không đổi - Giảm xuốngBiện pháp - Kéo dài thời gian LĐ hoặc tăng CĐLD - Tăng NSLĐThời gian áp dụng chủ yếu - Giai đoạn đầu của CNTB - Giai đoạn đại công nghiệp cơ khí phát triểnb) Giá trị thặng dư siêu ngạch Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ cố gắng tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị của hàng hoá.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì chúng có một cơ sở chung: Chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tuy vậy, giữa chúng có sự khác nhau: + Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay bằng giá trị thặng dư tương đối khi kỹ thuật mới áp dụng ở các doanh nghiệp riêng biệt trở thành phổ biến trong xã hội. + Sự khác nhau giữa chúng còn thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối thuộc về toàn bộ giai cấp tư bản. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà một nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me