Lich Su Trung Quoc 5000 Nam
Nguyên nhân dẫn tới việc nước Nga sa hoàng xâm chiếm miền đông bắc, là do cuối triều Minh, triều Thanh mãi lo tiến xuống Trung nguyên, để lơi lỏng việc phòng thủ biên giới phía bắc. Nước Nga sa hoàng nhân cơ hội đó, xâm phạm vùng Hắc Long Giang. Họ cướp đoạt của cải, giết hại nhân dân, nên gặp phải sự chống cự của nhân dân địa phương. Sau khi chiếm xong Trung nguyên, triều Thanh phái quân lên đánh đuổi lực lượng xâm lược, thu phục lại Yakesa ở bờ bắc Hắc Long Giang (nay ở phía bắc Hô Mã, phía đông Mạc Hà thuộc tỉnh Hắc Long Giang). Khi Khang Hy Đế điều số lớn binh lực xuống phía nam để bình định Tam phiên, có 1 tù phạm Nga vượt ngục dẫn theo 84 tên phỉ chạy tới Yakesa, xây dựng công sự, pháo đài ở đó rồi đi cướp đoạt vùng xung quanh. Chúng đem da điêu cướp đoạt được dâng lên Sa hoàng. Sa hoàng không những xá tội cho tên cầm đầu mà còn phong hắn làm quan, cai trị vùng Yakesa, muốn vĩnh viễn chiếm cứ vùng đó.
Khang Hy Đế vừa bình định xong loạn Tam phiên, nghe tâu biên giới phía bắc bị xâm phạm thì cả giận. Để nắm vững tình hình địch, ông đích thân lên Thịnh Kinh, 1 mặt phái các tướng Bành Xuân, Lang Đàm lấy cớ đi săn, lên biên giới trinh sát; 1 mặt ra lệnh cho quan địa phương chế tạo chiến thuyền, xây đắp thành lũy, chuẩn bị đánh địch. Sau khi hoàn thành mọi việc, Khang Hy Đế cử người mang thư tới cho người đứng đầu quân Nga, buộc họ phải lập tức rút khỏi Yakesa. Quân Nga không những không chịu rút, mà còn tăng viện, tỏ ý sẵn sàng đối địch. Thấy không còn khả năng giải quyết hòa bình, Khang Hy Đế liền hạ lệnh tiến quân. Năm 1685, Khang Hy Đế cử Bành Xuân làm thống soái, dẫn 1 vạn 5000 quân bộ và quân thủy, rầm rộ kéo tới dưới thành Yakesa, vây chặt ngôi thành nhỏ này. Qua mấy năm chuẩn bị, quân Nga đã xây dựng nơi đây rất kiên cố. Sau khi quan sát địa hình, Bành Xuân cho đắp núi đất phía nam, để binh sĩ đứng trên núi đất bắn tên vào thành. Quân Nga lúc đầu tưởng lầm rằng quân Thanh sẽ tấn công vào phía nam thành, liền điều binh lực đến đó. Nào ngờ quân Thanh giấu sẵn hỏa pháo ở phía bắc, nhân lúc việc phòng thủ phía bắc lơi lỏng, đột nhiên bắn mạnh. Đạn pháo xé không khí bay tới tấp vào thành, lầu thành bị trúng đạn, bốc cháy ngùn ngụt. Trời sáng dần, quân Thanh lại xếp củi, chuẩn bị đốt thành. Quân Nga hoảng sợ, vội giương cờ trắng đầu hàng.Theo lời dặn từ trước của Khang Hy Đế, Bành Xuân tha toàn bộ hàng binh, buộc họ rút ngay về nước. Tên chỉ huy cúi đầu lủi thủi dẫn tàn binh bại tướng rút đi. Sau khi quân Nga rút, Bành Xuân ra lệnh cho binh sĩ san phẳng mọi thành lũy, công sự ở Yakesa, biến thành đồng ruộng cho dân trồng trọt, rồi dẫn quân về thành Ái Huy. Nhưng tên đầu sỏ quân Nga là Tuốc-pu-chin không cam chịu. Sau khi nghe tin quân Thanh đã rút đi, hắn lại dẫn đồng bọn lẻn về Yakesa, xây dựng lại thành lũy kiên cố hơn trước. Tin cấp báo từ biên giới gửi về Bắc Kinh, Khang Hy Đế quyết định triệt để tiêu diệt bọn xâm phạm. Mùa hè năm sau, tướng giữ Hắc Long Giang là Tát Bố Tố lại tiến quân lên Yakesa. Tướng sĩ Thanh thấy kẻ địch đã được tha, bây giờ lại dám tới, thì đều giận dữ muốn tiêu diệt ngay. Lần này, hỏa lực pháo binh của quân Thanh càng mãnh liệt hơn. Quân Nga mấy lần xông ra khỏi thành toan chống lại, đều bị quân Thanh đánh lui. Tên đầu sỏ giữ thành là Tuốc-pu-chin trúng đạn chết, số còn lại buộc phải rút xuống hầm ngầm. Nhưng chỉ mấy ngày sau, kẻ thì ốm, kẻ thì chết, cuối cùng còn lại chỉ có 150 người. Chính phủ Nga sa hoàng vội phái sứ giả tới Bắc Kinh, đề nghị đàm phán, Khang Hy Đế mới hạ lệnh ngừng đánh thành.Năm 1689, phía Trung Quốc cử đại biểu là Sách Ngạch Đỗ, phía Nga cử đại biểu Cơ-lê-ven tiến hành hòa đàm, vạch đường biên giới giữa 2 nước, khẳng định 1 vùng rộng lớn thuộc lưu vực Hắc Long Giang và sông Út-xu-ri đều là lãnh thổ Trung Quốc. Đó là "điều ước Ni-bu-su".
Khang Hy Đế vừa bình định xong loạn Tam phiên, nghe tâu biên giới phía bắc bị xâm phạm thì cả giận. Để nắm vững tình hình địch, ông đích thân lên Thịnh Kinh, 1 mặt phái các tướng Bành Xuân, Lang Đàm lấy cớ đi săn, lên biên giới trinh sát; 1 mặt ra lệnh cho quan địa phương chế tạo chiến thuyền, xây đắp thành lũy, chuẩn bị đánh địch. Sau khi hoàn thành mọi việc, Khang Hy Đế cử người mang thư tới cho người đứng đầu quân Nga, buộc họ phải lập tức rút khỏi Yakesa. Quân Nga không những không chịu rút, mà còn tăng viện, tỏ ý sẵn sàng đối địch. Thấy không còn khả năng giải quyết hòa bình, Khang Hy Đế liền hạ lệnh tiến quân. Năm 1685, Khang Hy Đế cử Bành Xuân làm thống soái, dẫn 1 vạn 5000 quân bộ và quân thủy, rầm rộ kéo tới dưới thành Yakesa, vây chặt ngôi thành nhỏ này. Qua mấy năm chuẩn bị, quân Nga đã xây dựng nơi đây rất kiên cố. Sau khi quan sát địa hình, Bành Xuân cho đắp núi đất phía nam, để binh sĩ đứng trên núi đất bắn tên vào thành. Quân Nga lúc đầu tưởng lầm rằng quân Thanh sẽ tấn công vào phía nam thành, liền điều binh lực đến đó. Nào ngờ quân Thanh giấu sẵn hỏa pháo ở phía bắc, nhân lúc việc phòng thủ phía bắc lơi lỏng, đột nhiên bắn mạnh. Đạn pháo xé không khí bay tới tấp vào thành, lầu thành bị trúng đạn, bốc cháy ngùn ngụt. Trời sáng dần, quân Thanh lại xếp củi, chuẩn bị đốt thành. Quân Nga hoảng sợ, vội giương cờ trắng đầu hàng.Theo lời dặn từ trước của Khang Hy Đế, Bành Xuân tha toàn bộ hàng binh, buộc họ rút ngay về nước. Tên chỉ huy cúi đầu lủi thủi dẫn tàn binh bại tướng rút đi. Sau khi quân Nga rút, Bành Xuân ra lệnh cho binh sĩ san phẳng mọi thành lũy, công sự ở Yakesa, biến thành đồng ruộng cho dân trồng trọt, rồi dẫn quân về thành Ái Huy. Nhưng tên đầu sỏ quân Nga là Tuốc-pu-chin không cam chịu. Sau khi nghe tin quân Thanh đã rút đi, hắn lại dẫn đồng bọn lẻn về Yakesa, xây dựng lại thành lũy kiên cố hơn trước. Tin cấp báo từ biên giới gửi về Bắc Kinh, Khang Hy Đế quyết định triệt để tiêu diệt bọn xâm phạm. Mùa hè năm sau, tướng giữ Hắc Long Giang là Tát Bố Tố lại tiến quân lên Yakesa. Tướng sĩ Thanh thấy kẻ địch đã được tha, bây giờ lại dám tới, thì đều giận dữ muốn tiêu diệt ngay. Lần này, hỏa lực pháo binh của quân Thanh càng mãnh liệt hơn. Quân Nga mấy lần xông ra khỏi thành toan chống lại, đều bị quân Thanh đánh lui. Tên đầu sỏ giữ thành là Tuốc-pu-chin trúng đạn chết, số còn lại buộc phải rút xuống hầm ngầm. Nhưng chỉ mấy ngày sau, kẻ thì ốm, kẻ thì chết, cuối cùng còn lại chỉ có 150 người. Chính phủ Nga sa hoàng vội phái sứ giả tới Bắc Kinh, đề nghị đàm phán, Khang Hy Đế mới hạ lệnh ngừng đánh thành.Năm 1689, phía Trung Quốc cử đại biểu là Sách Ngạch Đỗ, phía Nga cử đại biểu Cơ-lê-ven tiến hành hòa đàm, vạch đường biên giới giữa 2 nước, khẳng định 1 vùng rộng lớn thuộc lưu vực Hắc Long Giang và sông Út-xu-ri đều là lãnh thổ Trung Quốc. Đó là "điều ước Ni-bu-su".
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me