The Song of the Stork
Posted on Facebook on May 11, 2021.Hôm nay mình xem phim "Vũ khúc con cò" (The Song of the Stork).Ừ đấy, trong kho phim ngày càng đa dạng của FPT, mình đã chọn chiếc phim xa lắc xa lơ và kén khán giả như vậy để xem.Đây là lần thứ hai mình xem phim Việt Nam về chiến tranh Việt Nam. Lần đầu là "Mùi cỏ cháy", xem ở Hòa Lạc. Hồi đó mình khóc quá chừng, đến nỗi có đứa phải bảo "Thôi Phượng nín đi, phim thôi mà."Nên là khi mình chọn xem phim này mình đã nghĩ "Ôi xem thể loại này dễ khóc lắm!". Ai ngờ khóc thật =))À, trở lại với "Vũ khúc con cò".Mình đọc trên mạng thì thấy có nhiều người xem, cả trong và ngoài nước, chê phim. Đúng là "Phim có quá nhiều nhân vật chính nên các diễn viên đều xuất hiện thoáng qua và nhàn nhạt." (VNExpress), nhưng... mình dễ tính mà. (Hay ít nhất mình là một người xem phim dễ tính.)Có lẽ cái mình cần ở bộ phim là những hiểu biết về cuộc chiến tranh đã đi qua. Cuộc chiến tranh mà chính gia đình mình cũng có người tham gia và ngã xuống.Và có lẽ những người làm phim cũng đã cố gắng để cho những người xem trong tương lai – những người sinh ra, lớn lên và sống quen trong hòa bình – nhiều nhất những hình ảnh của chiến tranh ấy.Nhưng bộ phim chỉ có 1 tiếng 38 phút, vậy nên mọi thứ chưa thực sự "tới"."Không thước phim nào diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh."Giá mà cả bộ phim dành để nói riêng về Lâm và cuộc hôn nhân "vụ lợi" với Thúy Lan, hay kể về anh chàng tên May với mơ ước lấy cô thôn nữ béo tròn và đẻ ra đàn con béo núc ních, hay kể thêm về cái kết của chàng nghệ sĩ Văn và người vợ tên Hoài, hay khắc sâu hơn những ám ảnh tâm lý hậu chiến tranh của thằng nhóc khai gian tuổi để được đi lính, Mạnh.Ấy, nhưng không phải mình không thích gì ở bộ phim đâu nhé.Mình thích hình ảnh mở đầu ở bộ phim, nó cho mình câu trả lời cho câu hỏi "Con cò ở đây là ai?".Mình thích hình tượng của từng người lính. Người ngây thơ, người vui tính, người đẹp trai lãng tử, người thì đúng như trong thơ Tố Hữu:"Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu..."
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu..."
Mình thích hình ảnh Sài Gòn và Hà Nội xưa, khi người chưa đông và đường chưa tắc khi cơn mưa chỉ bất chợt rơi một tiếng.Mình thích cái cách người ta đan xen vào cả những thước phim tư liệu thật quay từ hồi chiến tranh. Có cảnh các chú bộ đội vui vẻ chơi đùa bên một bờ suối hay con thác nhỏ gì đó. Có cảnh mấy chị du kích mở đường vẫy chào. Có cảnh những người lính dìu nhau dưới cơn mưa bom. Chúng làm cho mình hiểu thêm câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là ở trận tuyến đánh quân thù..."À, với mình thích cả cái cách chị Hoài thẳng thắn bảo anh Văn rằng chị muốn hai người làm đám cưới trước khi anh ra trận, rằng chị muốn có con với anh trước khi anh đi. Chà, thật mạnh mẽ và táo bạo. Đám con gái thời nay có lẽ sẽ... khó mà được như chị.Nếu như có gì còn làm mình ấn tượng nữa thì đó là lời kể đầy chất thơ và chất triết lí của người quay phim chiến trường, cũng là người kể lại những câu chuyện nhỏ làm nên bộ phim. Những câu về việc con người ta sinh ra không phải để đánh giết nhau hay những câu về nghịch lí trong suy nghĩ và hành động của con người gì đó, mình không nhỡ rõ lắm. Đúng là bộ phim được toàn những nhà văn, nhà thơ (Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy, Thu Bồn) chấp bút có khác!Có một câu trong phim, đại khái là "Chiến tranh là một giai đoạn không bình thường và [gì nữa thì mình không nhớ]" làm mình nhớ ra rằng mình cũng đang ở trong một giai đoạn không bình thường lắm. Hy vọng là sớm qua giai đoạn này để đến một giai đoạn mới, giai đoạn Bình thường mới.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me