Review
Ngu Cơ với lòng chung thủy hướng về Hạng Vũ đã trở thành một điển tích đẹp của Trung Hoa, đẹp như những khóm Ngu thảo mãi còn xanh son sắt, và đẹp như cánh lan vương còn rơi vàng muôn nơi. Cái chết của Ngu cơ như một niềm tin để con người tin khắc khoải trong mộng ảo-sự thật đã được hình tượng hóa bằng những lời ca tụng sách sử, bởi cái đẹp dường như luôn có những mảng khối không thực nên đời người cũng trôi theo vệt loang đấy để ưu tư.Bá vương biệt cơ là phim được Trần Khải Ca, một đạo diễn trứ danh của Trung Quốc, dựng từ tiểu thuyết của nữ văn sĩ Lý Bích Hoa. Phim có nội dung kể về hành trình của những kiếp mộng lạc giữa sự phản bội-của số mệnh. Trần Khải Ca từng nói chủ đề của phim là về sự phản bội, và tôi đồng ý như vậy, vì phim viết về sự phản bội của một hình tượng do người ta tự mình tạo nên cho chính mình, mà ở đây là do Trình Đắc Di và Cúc Tiên cùng mộng về Hạng Vũ mà thành.Niềm tin luôn gắn liền với mù quáng, và là kẻ thù của chủ nghĩa hoài nghi. Nên nếu ai đó chưa từng mù quáng và luôn giữ một phản xạ hoài nghi sẽ rất khó nắm bắt ý tưởng xuyên suốt mà phim gởi gắm. Trong Bá vương biệt cơ niềm tin ấy được tác gia gởi gắm vào số phận, thông qua nhiều câu thoại bóng gió của người thầy dạy kinh kịch, để vẽ nên những mộng mị chạy dọc thần kinh con người, đặc biệt là Trình Đắc Di.Thời thơ ấu của các nhân vật được miêu tả như một guồng quay của số phận, mà Trình Đắc Di là một kẻ bị mắc kẹt giữa sự hoang mang. Chính quá trình "đồng hóa" ý thức, giới tính như một bản sắc chế độ phong kiến Trung Quốc đã đưa Trình Đắc Di đến cây cầu Ô Thước của ý thức. Vì nó tạo nên tiền đề hà khắc để cậu bé trốn tránh và tìm đến điểm tựa để bấu víu vào trườn đi trong cô đơn. Bi kịch của Trình Đắc Di chính là cách cậu ấy đối phó lại với ý thức của mình bằng một niềm tin vào thực thể khác, thay vào tin vào hiện thực bản thân để cải tạo hiện thực ấy. Cậu bé Trịnh Đắc Di khi cất tiếng hát "bản chất ta là nữ, không phải là nam" đã hoán vị niềm tin vào một thực thể là Đoàn Tiểu Lâu, vì cậu tin Đoàn Tiểu Lâu sẽ hàn gắn-số phận của đời cậu, trong Kinh kịch và cả trong cuộc đời.
Bình luận khác:
-
sao đang nói Bá Vương Biệt Cơ mà nhảy sang Gia Hữu Hỉ Sự thế kia, bạn =)) ? Ông Vinh trong Bá Vương Biệt Cơ bị chà đạp giày vò chứ như "mợ tám" trong Gia Hữu Hỷ Sự 1 thì đố ai mà bắt nạt nổi =)) . Gia Hữu Hỷ Sự là series hài mừng Tết Nguyên Đán, coi phần 1 cũng ... hay hay (mình thích mấy vụ "nhại phim" của Châu Tinh Trì), nhưng sang đến phần 2 thì nhảm đặc rồi ^^Hic, BVBC chỉ được NH cho 7 điểm thôi à ;-( ? Mà lý do NH đã nêu đủ cả trong bài rồi nhỉ ^^ . Nói thật lòng nếu mình là Cúc Tiên mà gặp phải cảnh vỡ mộng như cô ấy chắc mình cũng tự vẫn (không dám ví với Trình Điệp Y vì tự biết bản thân chẳng bao giờ vươn tới tầm phi-thường-nghệ-sĩ được như con người ấy). Thấy mình cũng rảnh, coi phim Vương Gia Vệ thì buồn miên man không khóc được, còn coi Bá Vương Biệt Cơ thì khóc hoài không nín được (may là chỉ những lần đầu thôi). Cơ mà có lẽ NH nói đúng "những con người bình thường muốn cải tạo số phận", mình đã gặp hai bạn tha thiết bênh vực cho hành động hèn mạt của Đoàn Tiểu Lâu rồi đấy. Bản chất con người hóa ra vẫn thường tham sống sợ chết, đó đã là bản năng nên nói trách đấy mà cũng không trách được, nhưng chẳng lẽ lại đổ hết lỗi lầm lên những con người trót ôm hư mộng về một "cái đẹp" như Cúc Tiên và Trình Điệp Y sao ? Làm mình nhớ đến lời của một fan anh Vinh từng nói, "Chúng ta phản bội nhau vì đơn giản chúng ta là con người, thế thôi".Câu chuyện này thực sự là một tấn tuồng trong tuồng, diễn ra đúng hệt như câu hát "Quân vương ý khí tận, tiện thiếp hà liêu sinh". Thực ra mình lại thường nghĩ theo lối rằng Trình Điệp Y đã trót nhầm lẫn giữa hư ảnh bóng trăng nơi đáy giếng với ánh trăng thật của đời cậu. Bóng trăng ấy là sư huynh Đoàn Tiểu Lâu, hay nói đúng hơn là hình tượng người anh hùng Hạng Vũ. Còn ánh trăng thật là khối tình si dại, thậm chí đến mức tôn sùng cuồng tín của họ Trình đối với sân khấu tuồng cổ. 11 năm ròng không xuất diễn đã tạo khoảng thời gian đủ cho cái tôi của Điệp Y dần hồi phục và trong phút giây vô tình, anh chợt lãnh ngộ lại được thân phận thật của mình, anh tỉnh ra khỏi huyễn mộng mình tự lừa mị mình suốt bấy nhiêu năm. Vị quân vương của "hoa đán" Trình Điệp Y là Kinh kịch, sau cơn can qua và sự thay đổi nghiệt ngã của thời đại, Kinh kịch giờ đây đã bị phủ một lớp bụi điêu tàn hoang phế, bản thân các nghệ sĩ đều già nua sức cùng lực kiệt, Điệp Y và Tiểu Lâu cũng không còn là một Hạng Vũ và một Ngu Cơ hoàn hảo mỹ lệ như trong quá khứ ... Quân vương đến ngày tận, "ái thiếp" của Người vì thế nên cũng không muốn sống nữa !=> Chỉ là một cách hiểu của mình ^^.Tình thực là anh Vinh trong phim này đẹp quá, đẹp từng cử động nhỏ ánh mắt làn môi nụ cười; đẹp đến nhuốm sầu cả thiên thu, khắp mối. Diễm lễ và khắc khoải, chịu đựng và chấp nhất u mê... khiến người xem tưởng như vừa trải qua một giấc mộng.À, cũng nhờ hình tượng trong phim này mà anh Vinh được dân chúng bình chọn dẫn đầu "Tứ đại tuyệt sắc" của đất HK cùng 3 mỹ nữ :))-
Đúng là fan Hồng Kông xuất bút, vừa đọc vừa cười đoạn đầu tếu táo thôi hì hì. ^^"Chúng ta phản bội nhau vì đơn giản chúng ta là con người, thế thôi" nghe buồn ha. NH thấy cũng đúng, nhưng đôi lúc thấy chúng ta tự phản bội bản thân mình nữa, vì chúng ta ảo tưởng cũng nhiều, mơ mộng cũng nhiều nên khi va vấp vào hiện thực thì shock và quỵ ngã.Mỗi người một cách khai thác nội dung phim khác nhau thôi đó Heobeo, NH cũng rất thích cách nhìn nhận của Heobeo, rất thoáng, rất bay nhưng NH tương đối thực dụng nên cảm nhận sẽ có chút ít khác biệt với cảm nhận của Heobeo. NH thì vẫn nghĩ Điệp Y (Đắc Di) nhờ câu hát nên mới nhận ra bản thân đã sai từ đâu, và ngay lúc đó mới hiểu rằng quân vương mà cậu theo đuổi là mộng ảo sương khói. Vì NH nghĩ cảnh Điệp Y đốt áo là lúc cậu ấy quyết định từ bỏ kinh kịch, nhưng sau đó Điệp Y vẫn sống sau khi đã nhìn rõ bản chất của Hạng Vũ rơm. Trong chính lúc nhận ra bi kịch đời mình thì Điệp Y bàng hoàng và vở diễn của Ngu Cơ lúc ấy đã hóa thật, vì quyết định đoạn tuyệt đời đến với Điệp Y rất chớp nhoáng và mãnh liệt. Với lại NH nghĩ Điệp Y ái nam ái nữ nên là cả hai luôn, thay vì chỉ nghĩ Điệp Y đóng vai nữ. ^^Rất thích Truơng Quốc Vinh trong phim này nha, nhờ Trương Quốc Vinh mà NH thích phim này hơn hẳn. Do NH không ưa phong cách điện ảnh Trung Quốc đại lục đâu, nó theo trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật nên phim hay thì hay nhưng mà màu một cách u ám hì hì. ^^-
Tôi thì thấy Trình Điệp Y (tôi thích cái tên Điệp Y, vừa thi vị mà lại có sự mong manh, như tâm hồn của nhân vật) chết là vì không chịu nổi giấc mộng tan vỡ, muốn chết thể xác để tinh thần không chịu đả kích nữa. Nói thô thiển là như một cách chạy thực tế. Còn nói sâu xa hơn là sự "tử vì đạo", sau khi được lần cuối thăng hoa và nhận ra còn sống là còn khổ sở mong ngóng mãi được quay về sự thăng hoa đó. Một con chiên hiến mình cho vị Chúa đã sụp đổ, lấy thân ủ lấy nắm mộ tàn, để từ đó thôi hoang mang cho sự sa ngã của Người.Phim sao mà gợi kinh khủng. Màu phim. Góc quay. Cảnh chọn. Còn diễn xuất thì, trời ơi, tới bao giờ mới có một Điệp-Y Trương Quốc Vinh thứ hai, hay một Cúc-Tiên Củng Lợi, một Tiểu-Lâu Trương Phong Nghị nữa. Mong manh mà khí phách, đanh đá mà trọng tình, từ đường đường trượng phu ra thằng đốn mạt. Họ diễn và dựng tượng đài cho nhân vật của mình, đóng đinh ấn tượng vào lòng khán giả. Xin nói nhỏ chút thôi, xem họ rồi lại xem cô Cao Viên, anh Đình Hựu, chị Hồng Trần...của Caught In The Web thì làm sao mà rung rinh nổi nữa.Phim còn gợi vì dư âm đủ màu của nó. Tôi từng biết có khán giả cảm phục sự dũng cảm thoát ly của Cúc Tiên. Có người bênh Tiểu Lâu. Có người thương Điệp Y. Có khi là tức giận định mệnh khốn nạn của phim. Có khi chỉ lặng im và xót xa. Dù thế nào dư âm vẫn dư và vẫn âm vang. Nói sáo rỗng một chút, nếu không thì làm sao phim thuộc hàng kinh điển được chứ!Tôi hay nhớ những phim nêu ra những bế tắc, khách quan, chủ quan, cho con người và sự giải thoát có khi chỉ là càng bế tắc theo mắt nhìn của người ngoài cuộc. Sự an ủi chỉ đến khi tôi buộc mình "sống" cùng nhân vật, tự trăn trở cùng hoàn cảnh của họ, để rồi sau cùng tìm thấy một (những?) lý do để bào chữa cho kết thúc của họ. Lúc đó là lúc tôi thanh thản, khi thấm thía hơn cái ý vị chủ-khách kia.@ heobeo: cái câu "chúng ta phản bội nhau vì chúng ta là con người" đấy sao mà chua chát chán chường thế, cái chết của Trương Quốc Vinh đã làm tôi một thời gian dài "nghỉ chơi" với phim Tàu đấy!-
Trình Điệp Y mới là tên đúng tiếng Tàu mà, tên rất hay, và rất thơ.Trốn chạy thực tế, đúng là Trình Đắc Di trốn chạy. Nhưng thực tế thì thực tế như thế nào? Đó chính là thực tế mà Đắc Di muộn màng nhận ra cậu đã dệt mộng, để rồi phũ phàng khi nhận ra nguyên nhân phù phiếm là do cậu dệt, do mình mơ nhiều hơn mà đời thì lại "chúng ta phản bội nhau vì chúng ta là con người".Sự kết thúc của Đắc Di là hợp lý, hợp tình. Bởi kết thúc bằng sự thức tỉnh, bằng sự chủ động chứ không phải buông xuôi, thế nên nó đắc địa, thế nên nó chơi vơi. Cậu ấy đã mơ, và cậu ấy đã sống để mơ, để rồi cũng kết thúc bằng sự hư mộng của một vẻ đẹp Ngu Cơ son sắt, mặn nồng gieo buồn vào khán giả bởi "chúng ta là con người"
Bình luận khác:
-
sao đang nói Bá Vương Biệt Cơ mà nhảy sang Gia Hữu Hỉ Sự thế kia, bạn =)) ? Ông Vinh trong Bá Vương Biệt Cơ bị chà đạp giày vò chứ như "mợ tám" trong Gia Hữu Hỷ Sự 1 thì đố ai mà bắt nạt nổi =)) . Gia Hữu Hỷ Sự là series hài mừng Tết Nguyên Đán, coi phần 1 cũng ... hay hay (mình thích mấy vụ "nhại phim" của Châu Tinh Trì), nhưng sang đến phần 2 thì nhảm đặc rồi ^^Hic, BVBC chỉ được NH cho 7 điểm thôi à ;-( ? Mà lý do NH đã nêu đủ cả trong bài rồi nhỉ ^^ . Nói thật lòng nếu mình là Cúc Tiên mà gặp phải cảnh vỡ mộng như cô ấy chắc mình cũng tự vẫn (không dám ví với Trình Điệp Y vì tự biết bản thân chẳng bao giờ vươn tới tầm phi-thường-nghệ-sĩ được như con người ấy). Thấy mình cũng rảnh, coi phim Vương Gia Vệ thì buồn miên man không khóc được, còn coi Bá Vương Biệt Cơ thì khóc hoài không nín được (may là chỉ những lần đầu thôi). Cơ mà có lẽ NH nói đúng "những con người bình thường muốn cải tạo số phận", mình đã gặp hai bạn tha thiết bênh vực cho hành động hèn mạt của Đoàn Tiểu Lâu rồi đấy. Bản chất con người hóa ra vẫn thường tham sống sợ chết, đó đã là bản năng nên nói trách đấy mà cũng không trách được, nhưng chẳng lẽ lại đổ hết lỗi lầm lên những con người trót ôm hư mộng về một "cái đẹp" như Cúc Tiên và Trình Điệp Y sao ? Làm mình nhớ đến lời của một fan anh Vinh từng nói, "Chúng ta phản bội nhau vì đơn giản chúng ta là con người, thế thôi".Câu chuyện này thực sự là một tấn tuồng trong tuồng, diễn ra đúng hệt như câu hát "Quân vương ý khí tận, tiện thiếp hà liêu sinh". Thực ra mình lại thường nghĩ theo lối rằng Trình Điệp Y đã trót nhầm lẫn giữa hư ảnh bóng trăng nơi đáy giếng với ánh trăng thật của đời cậu. Bóng trăng ấy là sư huynh Đoàn Tiểu Lâu, hay nói đúng hơn là hình tượng người anh hùng Hạng Vũ. Còn ánh trăng thật là khối tình si dại, thậm chí đến mức tôn sùng cuồng tín của họ Trình đối với sân khấu tuồng cổ. 11 năm ròng không xuất diễn đã tạo khoảng thời gian đủ cho cái tôi của Điệp Y dần hồi phục và trong phút giây vô tình, anh chợt lãnh ngộ lại được thân phận thật của mình, anh tỉnh ra khỏi huyễn mộng mình tự lừa mị mình suốt bấy nhiêu năm. Vị quân vương của "hoa đán" Trình Điệp Y là Kinh kịch, sau cơn can qua và sự thay đổi nghiệt ngã của thời đại, Kinh kịch giờ đây đã bị phủ một lớp bụi điêu tàn hoang phế, bản thân các nghệ sĩ đều già nua sức cùng lực kiệt, Điệp Y và Tiểu Lâu cũng không còn là một Hạng Vũ và một Ngu Cơ hoàn hảo mỹ lệ như trong quá khứ ... Quân vương đến ngày tận, "ái thiếp" của Người vì thế nên cũng không muốn sống nữa !=> Chỉ là một cách hiểu của mình ^^.Tình thực là anh Vinh trong phim này đẹp quá, đẹp từng cử động nhỏ ánh mắt làn môi nụ cười; đẹp đến nhuốm sầu cả thiên thu, khắp mối. Diễm lễ và khắc khoải, chịu đựng và chấp nhất u mê... khiến người xem tưởng như vừa trải qua một giấc mộng.À, cũng nhờ hình tượng trong phim này mà anh Vinh được dân chúng bình chọn dẫn đầu "Tứ đại tuyệt sắc" của đất HK cùng 3 mỹ nữ :))-
Đúng là fan Hồng Kông xuất bút, vừa đọc vừa cười đoạn đầu tếu táo thôi hì hì. ^^"Chúng ta phản bội nhau vì đơn giản chúng ta là con người, thế thôi" nghe buồn ha. NH thấy cũng đúng, nhưng đôi lúc thấy chúng ta tự phản bội bản thân mình nữa, vì chúng ta ảo tưởng cũng nhiều, mơ mộng cũng nhiều nên khi va vấp vào hiện thực thì shock và quỵ ngã.Mỗi người một cách khai thác nội dung phim khác nhau thôi đó Heobeo, NH cũng rất thích cách nhìn nhận của Heobeo, rất thoáng, rất bay nhưng NH tương đối thực dụng nên cảm nhận sẽ có chút ít khác biệt với cảm nhận của Heobeo. NH thì vẫn nghĩ Điệp Y (Đắc Di) nhờ câu hát nên mới nhận ra bản thân đã sai từ đâu, và ngay lúc đó mới hiểu rằng quân vương mà cậu theo đuổi là mộng ảo sương khói. Vì NH nghĩ cảnh Điệp Y đốt áo là lúc cậu ấy quyết định từ bỏ kinh kịch, nhưng sau đó Điệp Y vẫn sống sau khi đã nhìn rõ bản chất của Hạng Vũ rơm. Trong chính lúc nhận ra bi kịch đời mình thì Điệp Y bàng hoàng và vở diễn của Ngu Cơ lúc ấy đã hóa thật, vì quyết định đoạn tuyệt đời đến với Điệp Y rất chớp nhoáng và mãnh liệt. Với lại NH nghĩ Điệp Y ái nam ái nữ nên là cả hai luôn, thay vì chỉ nghĩ Điệp Y đóng vai nữ. ^^Rất thích Truơng Quốc Vinh trong phim này nha, nhờ Trương Quốc Vinh mà NH thích phim này hơn hẳn. Do NH không ưa phong cách điện ảnh Trung Quốc đại lục đâu, nó theo trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật nên phim hay thì hay nhưng mà màu một cách u ám hì hì. ^^-
Tôi thì thấy Trình Điệp Y (tôi thích cái tên Điệp Y, vừa thi vị mà lại có sự mong manh, như tâm hồn của nhân vật) chết là vì không chịu nổi giấc mộng tan vỡ, muốn chết thể xác để tinh thần không chịu đả kích nữa. Nói thô thiển là như một cách chạy thực tế. Còn nói sâu xa hơn là sự "tử vì đạo", sau khi được lần cuối thăng hoa và nhận ra còn sống là còn khổ sở mong ngóng mãi được quay về sự thăng hoa đó. Một con chiên hiến mình cho vị Chúa đã sụp đổ, lấy thân ủ lấy nắm mộ tàn, để từ đó thôi hoang mang cho sự sa ngã của Người.Phim sao mà gợi kinh khủng. Màu phim. Góc quay. Cảnh chọn. Còn diễn xuất thì, trời ơi, tới bao giờ mới có một Điệp-Y Trương Quốc Vinh thứ hai, hay một Cúc-Tiên Củng Lợi, một Tiểu-Lâu Trương Phong Nghị nữa. Mong manh mà khí phách, đanh đá mà trọng tình, từ đường đường trượng phu ra thằng đốn mạt. Họ diễn và dựng tượng đài cho nhân vật của mình, đóng đinh ấn tượng vào lòng khán giả. Xin nói nhỏ chút thôi, xem họ rồi lại xem cô Cao Viên, anh Đình Hựu, chị Hồng Trần...của Caught In The Web thì làm sao mà rung rinh nổi nữa.Phim còn gợi vì dư âm đủ màu của nó. Tôi từng biết có khán giả cảm phục sự dũng cảm thoát ly của Cúc Tiên. Có người bênh Tiểu Lâu. Có người thương Điệp Y. Có khi là tức giận định mệnh khốn nạn của phim. Có khi chỉ lặng im và xót xa. Dù thế nào dư âm vẫn dư và vẫn âm vang. Nói sáo rỗng một chút, nếu không thì làm sao phim thuộc hàng kinh điển được chứ!Tôi hay nhớ những phim nêu ra những bế tắc, khách quan, chủ quan, cho con người và sự giải thoát có khi chỉ là càng bế tắc theo mắt nhìn của người ngoài cuộc. Sự an ủi chỉ đến khi tôi buộc mình "sống" cùng nhân vật, tự trăn trở cùng hoàn cảnh của họ, để rồi sau cùng tìm thấy một (những?) lý do để bào chữa cho kết thúc của họ. Lúc đó là lúc tôi thanh thản, khi thấm thía hơn cái ý vị chủ-khách kia.@ heobeo: cái câu "chúng ta phản bội nhau vì chúng ta là con người" đấy sao mà chua chát chán chường thế, cái chết của Trương Quốc Vinh đã làm tôi một thời gian dài "nghỉ chơi" với phim Tàu đấy!-
Trình Điệp Y mới là tên đúng tiếng Tàu mà, tên rất hay, và rất thơ.Trốn chạy thực tế, đúng là Trình Đắc Di trốn chạy. Nhưng thực tế thì thực tế như thế nào? Đó chính là thực tế mà Đắc Di muộn màng nhận ra cậu đã dệt mộng, để rồi phũ phàng khi nhận ra nguyên nhân phù phiếm là do cậu dệt, do mình mơ nhiều hơn mà đời thì lại "chúng ta phản bội nhau vì chúng ta là con người".Sự kết thúc của Đắc Di là hợp lý, hợp tình. Bởi kết thúc bằng sự thức tỉnh, bằng sự chủ động chứ không phải buông xuôi, thế nên nó đắc địa, thế nên nó chơi vơi. Cậu ấy đã mơ, và cậu ấy đã sống để mơ, để rồi cũng kết thúc bằng sự hư mộng của một vẻ đẹp Ngu Cơ son sắt, mặn nồng gieo buồn vào khán giả bởi "chúng ta là con người"
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me