Sevenau Sketchbook Scene
-Một ngoại truyện ngắn từ góc nhìn khác của chương "Bite the Bullet", tuy không phải từ nhà Rashied nhưng vấn đề trọng tâm vẫn thuộc về tụi nó.
-Nhân vật chính sẽ là biệt đội F-7 "Boycotter". Trong First Book mô tả F-7 của Tổ Chức như sau: "Một vài người thuộc nhóm này có thể là thành viên trực tiếp từ bộ máy nhà nước của nội bộ hoặc ngoại bang. Lĩnh vực chủ yếu thường xoay quanh chính trị và giáo dục. Có liên kết với các trường Đại học lớn."
-Tóm tắt: đây là câu chuyện của một cán bộ ra đề thi Tuyển sinh, người vừa làm trong Bộ Giáo dục của Chính quốc, vừa làm trong F-7 tại Đảo quốc. Nhiệm vụ của người đó là phải cùng hợp tác để cho ra một bộ đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, và cho cả nhà Rashied nữa...
*
Nhưng nói thật, Zackary tôi không ưa mấy đứa Rashied tại dòng họ phía Nam xíu nào. Sao tôi phải khiến mọi chuyện dễ dàng hơn với tụi nó nhỉ?
Tôi là họ hàng gần với nhà Rashied, nhưng do mẹ tôi không có xuất thân hợp pháp và hôn nhân không được thông qua, tôi đã không được công nhận bởi các trưởng lão của nhà phía Đông. Tôi buộc phải gọi người thân gần gũi nhất của mình trong Tổ Chức, hay Đầu não Soizic Rashied, là bất kì cái danh hiệu gì, trừ "chị họ".
Thế nên, tôi mới có hiềm khích với nhà Rashied phía Nam. Chẳng hiểu từ đâu, gia tộc lại thu nhận một đám nhóc "vật thí nghiệm" ất ơ của F-2A về rồi ban cho chúng cái danh hiệu Rashied dễ dàng như thế.
Dòng máu chảy trong người tôi là huyết mạch chính thống, thế mà cũng không bằng một đám Avatar giả người, sinh ra để phục vụ cho lợi ích nhỏ nhen của khoa học.
"Khoa học không bao giờ giải quyết được một vấn đề mà không tạo ra thêm mười vấn đề nữa." Với tôi, tiêu chí này đã ghim thẳng vào đầu. Những gì mà các tiến sĩ của F-2 đã chi trả để EVA tạo ra Avatar thật kinh khủng, họ đã tạo ra những con quái vật khủng khiếp.
Trời ạ, nếu những đứa trẻ đó không phải là người nhân tạo thì tôi sẽ trông giống như một kẻ giết người hàng loạt, một tên độc tài phân biệt sắc tộc hay gì đó nhỉ?
Dù muốn hay không, số phận đưa đẩy tôi trở thành một thành viên trong nhóm ra đề thi Tuyển sinh.
Giữa tháng 6, khi thí sinh cả nước đang chạy nước rút ôn luyện cho kỳ thi, tôi — khi đó cũng đang làm việc tại khối Đại học Quốc gia — nhận được một cuộc điện thoại, nói rằng tôi cùng một số khác sẽ là người ra đề năm nay. Đầu dây bên kia còn dặn dò thêm, "Đây là chuyện bí mật quốc gia. Anh không được nói với bất kỳ ai là mình sẽ tham gia ra đề trong năm nay nhé."
Mấy người ra đề cũng cực lắm, làm tốt, đề hay, được đánh giá cao, mọi chuyện suôn sẻ thì không nói làm gì. Nhưng có sự cố một chút thì sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh.
Về nhà, tôi bảo với gia đình là mình sẽ đi "công tác" một tháng, vợ con gặng hỏi. Thật ra tôi cũng không biết sẽ được đi đâu để mà trả lời. Chỉ xác định là... cắt liên lạc với gia đình, cơ quan trong ba mươi ngày tiếp theo.
Ba ngày sau cuộc gọi từ Bộ, tôi có mặt tại trụ sở ở Thủ đô. Lúc này giáo viên tham gia ra đề thi các môn khác cũng đã tập trung tại đây. Để bảo mật, Bộ gọi điện cho từng người mời, thông báo ngày tập trung. Mọi người tự mua vé máy bay tự đi chứ chẳng ai biết.
Ở cùng trường với nhau nhưng ra đến đây tôi mới biết có mấy người quen cũng được mời chung. Trong đó, bao gồm cả một nhân vật mà tôi rất ngưỡng mộ, cực có tiếng trong giới học thuật: tiến sĩ Alberto Lastrange.
Khi các giáo viên đã có mặt đông đủ, xe chở đoàn đến một khu nghỉ dưỡng biệt lập ở gần biển Bắc. Khu vực này trở nên "nội bất xuất, ngoại bất nhập" bằng những sợi dây giới hạn. Xuống xe, việc đầu tiên của các cán bộ an ninh có sẵn ở đó thực hiện là thu hết điện thoại của giáo viên ra đề, bao gồm cả tôi.
Mỗi điện thoại được tắt nguồn, bỏ vào một túi và ghi tên cẩn thận của từng người. Tới cổng khách sạn phải qua máy soi an ninh như ở phi trường. Nhìn khắp nơi, chỗ nào cũng gắn lưới kẽm mắt cáo để ngăn sóng điện từ.
Tôi mang theo máy tính Casio xài bao nhiêu năm nay, nhưng vẫn bị giữ lại vì sợ gắn chip. Họ nói đã chuẩn bị đầy đủ máy tính cho các cán bộ và tôi chỉ được phép sử dụng số đó.
Chà, tình hình đúng là tình hình rồi.
"Có yêu cầu gì, mọi người có thể nói với các chiến sĩ cảnh sát. Từ việc đề xuất khẩu phần ăn đến việc người đưa khăn tắm, xà phòng cho mỗi người." Quy trình rất chặt chẽ. Đảm bảo tuyệt đối không lọt thông tin ra ngoài.
Mọi người có bao giờ biết một đề thi tầm cỡ như thi THPT Quốc gia sẽ được làm như thế nào không? Đề thi phải đảm bảo phân loại được thí sinh, không sai sót về chuyên môn, chính tả. Ngôn ngữ trong đề thi phải làm sao cho thí sinh tất cả bốn miền, thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc ít người đều hiểu được.
Tôi đã bị sẵn sách giáo khoa của từng môn theo chương trình chuẩn, chương trình nâng cao, sách giáo viên, phần giảm tải (để không ra trúng vào phần này) và cả đề thi đại học những năm trước (để tránh trùng đề).
Tôi làm ở tổ Vật lý, nói chung cũng nặng việc như bao đồng nghiệp.
Sau một vài ngày, tôi thử đề xuất đề thi và nộp lên tổ trưởng, là giáo sư Alberto. Tổ trưởng thẩm định chung với mọi người và yêu cầu bổ sung giả thuyết cho câu hỏi.
Tôi bực bội, "Không, em nghĩ mình đã điền mọi thứ đúng hết rồi. Em sẽ không bổ sung đâu."
Mọi người thay nhau vào khuyên. Tôi vẫn cứ bướng, "Sửa gì chứ? Mất công."
Ngay lập tức, Alberto gắt với tôi, "Đây là nhiệm vụ quốc gia. Anh phải nghe ý kiến của tập thể! Bài toán anh ra thiếu dữ kiện như vậy, đưa ra ngoài thì làm sao thí sinh giải được hả?"
Giọng hung hãn của ông ấy khiến mọi người im lặng trong thoáng chốc.
Cảm thấy mình tự mãn quá đáng, tôi cũng ngẫm nghĩ một lúc rồi xin lỗi tất cả cán bộ khác.
"Hỏi thì dễ, trả lời câu ấy thế nào mới khó". Phải giữ vững tinh thần này để tiếp tục cố gắng.
Một buổi tối, sau khi hút xong vài điếu thuốc, Alberto thấy tôi đang ngồi ngoài mái hiên hóng mát một chút, thì cũng dịu giọng tới hỏi thăm.
Ông thoải mái tâm sự trước, "Tôi... ừm, tôi có chăm sóc đặc cách cho một đứa trẻ."
"Đứa trẻ? Con của tổ trưởng ạ?"
"Không phải con, nhưng tôi cũng xem như con ruột. Tôi chăm sóc nó suốt mười ba năm. Năm nay nó cũng thi Đại học. Thật tình tôi cũng lo cho nó. Nó vốn chưa bao giờ thích học, tự nhiên vào mấy tháng cuối cùng lại chăm chỉ xuất thần. Tôi chỉ sợ, nó chăm chỉ vậy rồi mà kết quả lại không như ý nguyện thì thật đau lòng. Cuộc đời này," của Tổ Chức, của F-2A, của tất cả các 'vật thí nghiệm' khác, "đã trù dập nó quá nhiều."
Tôi không biết phải trả lời thế nào. Sao đột nhiên Alberto lại kể cho tôi nghe những điều này?
"Thế nhưng, nó vẫn là một thằng bé ngang bướng, y hệt như anh vậy, Zackary." Alberto châm điếu thuốc mới, rít một hơi thật dài, "Nó không bỏ cuộc, nó trung thành với duy nhất một lựa chọn, một nguyện vọng. Nó làm tôi thấy mình cũng nên cố gắng tin vào nó, vì nếu không tin, thì tôi sẽ mang tội phản bội niềm tự hào của nó. Đứa trẻ đã luôn tự lo một mình mọi thứ."
Ngay lúc ấy, tôi chợt hiểu vì sao Alberto lại cẩn mẩn chi tiết với từng lỗi trong đề thi như vậy. Nếu đứa trẻ đấy cũng cố gắng trên con đường của nó, Alberto Lastrange - với tư cách là người chăm sóc vĩ đại - cũng phải làm tròn trách nhiệm: cố gắng đặt ra một thử thách đúng đắn cho cậu bé.
Không cố ý gây khó áp lực, nhưng cũng không cố tình dễ dãi nâng đỡ; những gì Alberto làm là phải phát huy hết tiềm năng của cậu bé.
Đứa trẻ không có tên, đại diện cho vô số thí sinh sẽ tham gia kỳ thi này.
...
Hôm sau, thành viên "tổ phản biện" đã có mặt.
Đề thi môn Vật lý thi theo hình thức trắc nghiệm trong 90 phút thì giáo viên phản biện sẽ bấm giờ để giải trong... 60 phút. Lúc này, tổ phản biện vẫn chưa được gặp gỡ, tiếp xúc và cũng chưa biết những người ra đề là ai.
"Nhưng nếu không mời được trò vào làm thử, thì thầy sẽ... biến thành trò. Cứ ngồi làm bài như học sinh luôn. Phải giải thực tế mới biết được đề có hoàn chỉnh hay không, có sai sót không, có khó quá hay dễ quá với thí sinh không."
Rất nhiều thành viên của F-2A cũng được mời tới để tham gia đề thi thử (dĩ nhiên không phải ai biết họ là F-2A). Một cựu giáo viên phổ thông dày dạn kinh nghiệm, tiến sĩ Sirius Malaury được mời phản biện môn Vật lý.
Sau khi bấm giờ làm thử, rồi hết giờ mang bài thi này ra chấm, ông chỉ đạt điểm... dưới trung bình.
Tiến sĩ Norman đứng bên cạnh cười rất đắc ý, giống như muốn trêu chọc ông bạn già của mình, rồi đứng ra lý giải, "Thứ nhất là do đề thi được ra quá khó. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận là mấy người lớn tuổi như bọn tôi đôi khi bấm máy tính lâu, có khi tính không ra luôn. Thông thường, giáo viên chỉ hướng dẫn cho học trò thì rất tốt nhưng bắt tay vào làm sẽ chưa quen, giải chậm hơn học sinh là bình thường."
Học sinh có nhiều em giải giỏi hơn thầy vì suốt ngày chỉ luyện có chừng ấy; phản xạ nhanh, động lực thi cử cũng lớn nên giải tốt hơn. Cũng giống như người dạy thanh nhạc, dạy đúng nhạc lý nhưng hát lại... chưa chắc hay bằng "ca sĩ" học trò của mình.
"Cái đề này, mà đưa cho thiên tài toán học mắt vàng ấy," Tiến sĩ Norman lẩm bẩm, "Xem chừng chưa tới nửa tiếng. Chậc, thế lại dễ cho bọn nhỏ quá rồi."
Ở những môn tự nhiên, làm đề thi khó nhất là đề bắt buộc chỉ có một đáp án duy nhất. Ra đề là một chuyện; còn làm đáp án, barem điểm cho hợp lý lại là chuyện khác.
Nguyên mấy ngày qua, tổ ra đề "cãi" nhau hai ngày mới ra được barem nhìn "chấp nhận được".
Sau mấy ngày chọn ra "Đề chính thức", "Đề dự bị 1" và "Đề dự bị 2", các bộ đề sẽ chuyển đi các địa phương để in sao.
Cũng như làm đề, hai tuần ở nơi in sao đề thi là những ngày "không điện thoại, không thư từ nhắn gửi gì với bên ngoài", ngay cả mảnh giấy vụn cũng không được lọt ra.
Địa chứa dữ liệu đề thi, mà nhóm của tôi góp phần chọn, phải có phần mềm chuyên dụng mới mở được. Một người giữ đĩa và một người giữ mật khẩu của đĩa. Người giữ đĩa muốn mở thì không có mật khẩu và người biết mật khẩu thì không có đĩa để mở.
Bên trong, các máy photocopy siêu tốc được chuyển đến, với một nửa số máy làm việc, nửa còn lại để dự phòng.
"Dù bất kỳ lý do gì cũng không cho phép máy in bị hỏng!" Rất hân hạnh, nghe bảo trụ sở nguỵ trang của F-2A tại Đảo cũng là tiệm photocopy nè, tiện quá rồi.
Buổi sáng trước buổi thi, khi thí sinh được giám thị gọi tên vào phòng thi, hồi hộp chờ nhận đề... thì ở bên trong trại ra đề, tôi cùng các cán bộ đều tập trung trước chiếc điện thoại để nhận thông tin phản hồi từ bên ngoài.
Và cứ mỗi lần điện thoại "reng, reng, reng!" là bọn tôi lại giật thót vì không biết có chuyện gì liên quan đến đề thi hay không. Sau bốn tuần dồn tâm sức làm ra đề, tôi cũng hồi hộp không kém thí sinh sắp cầm trên tay chính thành quả của chúng tôi.
"Đề thi có khó quá, dễ quá với thí sinh hay không, có sai sót nào mình không lường trước được không, xã hội và phóng viên nhận xét bình phẩm đề thi như thế nào."
Hàng ngàn câu hỏi cứ thế ập đến.
Nhưng từ từ, chuyện đó thì sẽ có Bộ đứng ra xác nhận.
Môn thi cuối cùng kết thúc, tôi mới được "xả trại" để về nhà. Làm việc muốn cật lực thế mà chỉ chỉ có tổ trưởng Alberto được nhận giấy khen vì đã hoàn thành tốt công việc thôi.Haha.Ai da, nhưng thôi, giờ tôi thở được rồi~
Hơn nữa, nếu năm nay nhà Rashied thi Đại học, thì sắp tới tụi nó sẽ rời Đảo, và con đường giao nhau của Tổ Chức với các Avatar sẽ sớm kết thúc.
Tôi đã nói chuyện với một đồng nghiệp của tổ Ngữ văn. Tôi nhờ người đó hãy dùng sức thuyết phục truyền cảm của cô ấy để đưa vào đề thi môn đó, phần Nghị luận xã hội, điều tôi muốn nhắn nhủ với "đứa trẻ không tên".
Hãy cảm nhận về câu nói sau:
"Đừng từ bỏ. [...]
[...] Phía sau không có ai chống lưng, sao ta dám để mình sa ngã [...]."
Người sắp đi xa như Rashied, tôi cũng không có ý định làm khó nữa rồi.
Chẳng biết tụi nó kết thúc suôn sẻ không đây?
*End*
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me