Tan Man 12
"Rốt lại thì Đại Ngọc-Bảo Thoa ai hơn ai kém?" là một trong mười công án lớn của Hồng Lâu Mộng. Thật khó có thể trả lời thoả đáng đến tận cùng, bởi Tào Tuyết Cần đã cố tình cho hai nhân vật này làm đối trọng trong tam giác tình yêu, ắt không cho phép có sự chênh lệch quá xa. So bề tài sắc thì chẳng có ai trội hơn ai, người là chiếc thoa vàng, người là viên ngọc đen (chữ "đại" trong tên Đại Ngọc là chỉ màu huyền của loại đá dùng vẽ lông mày, không phải là to lớn). Càng đi vào tiểu tiết lại càng khó phân định rạch ròi, đơn giản là người thích cô Lâm, người yêu cô Bảo, cũng như anh thích làm toán, tôi thích viết văn, không có ai đúng ai sai. Vậy so sánh Đại Ngọc và Bảo Thoa phải chăng là một việc làm vô ích?
Tiên cô truyền bảo dọn bàn tiệc đi, đưa Bảo Ngọc vào một buồng thêu thơm tho. Trong đó trang hoàng nhiều đồ xưa nay chưa từng thấy. Đáng sợ nhất là có một nàng tiên ngồi đấy, tươi đẹp nhu mì, giống hệt Bảo Thoa, dịu dàng phong lưu lại như Đại Ngọc.
Bộ ba nhân vật Bảo Ngọc-Đại Ngọc-Bảo ThoaĐây là giấc mộng đánh dấu bước đầu sự trưởng thành về tình, tính, và dục của Bảo Ngọc, hay như Tào Tuyết Cần gọi là "phong lưu gây lấy nợ vào thân". Từ giây phút ân tình với nàng tiên đó, Bảo Ngọc không còn là một đứa trẻ chưa biết mùi đời. Về mặt sinh lý là vậy, còn trong tiềm thức, rõ ràng Bảo Ngọc đã hình thành một "ideal type" (mẫu hình lý tưởng). Người phụ nữ hoàn hảo của cậu Bảo (cũng của Tào tiên sinh) không phải ai cụ thể, mà là một nàng Pandora "lắp ghép" từ Bảo Thoa và Đại Ngọc. Sự kết hợp giữa Bảo Thoa và Đại Ngọc là sự vẹn toàn thập toàn thập mỹ, là một thứ "fantasy"... bất khả thi, vì thế mà nàng tiên chỉ xuất hiện trong giấc mơ chứ không thể tồn tại ngoài đời thực. Tuy nhiên, qua chi tiết giấc mơ có thể thấy triết lý của Tào Tuyết Cần về hai nửa cấu thành nữ tính Trung Hoa. Nữ tính huyền bí đó là một mẫu mực lý tưởng xuất hiện trong giấc mơ của Bảo Ngọc – một giấc mộng nhỏ lồng trong giấc mộng lầu hồng, rồi thiên hạ chẳng qua cũng chỉ là một trường đại mộng. Vậy phải chăng Đại Ngọc và Bảo Thoa đơn giản là hai mảnh của trí tưởng tượng mà thôi?Nếu chỉ có vậy thì cuộc tranh luận về Bảo Thoa-Đại Ngọc có thể đi đến hồi kết ở đây rồi. Nhưng trong số mười công án của Hồng học, còn có một câu hỏi lớn:
Hồng lâu mộng có chứa đựng tư tưởng phản Mãn Thanh hay không?Thời Trung Hoa dân quốc, các nhà Hồng học bắt đầu mạnh dạn hơn trong việc phân tích yếu tố chính trị của Hồng Lâu Mộng, kể từ đó nảy sinh ra nhiều học thuyết mới, trong đó có một thuyết cho rằng hai người đẹp của Hồng Lâu Mộng là đại biểu của hai thời Minh, Thanh.Tào Tuyết Cần viết Hồng Lâu Mộng vào thời điểm vận nhà và vận nước đều đang suy. Thời Ung Chính, Càn Long, người Mãn Châu đã chiếm được giang sơn gấm vóc của nhà Hán được một thời gian khá dài. Đất nước thái bình thịnh trị, tuy nhiên không ít người vẫn còn nuối tiếc tiền triều. Những tổ chức nửa tôn giáo nửa chính trị kiểu Thiên Địa hội mang tư tưởng phản Thanh phục Minh có không ít người tham gia. Khởi nghĩa lật đổ triều chính trong nội bộ Hán tộc có đầy rẫy trong lịch sử, nhưng người Hán đặc biệt căm hận việc đất nước bị di địch xâm lược. Người Mãn Châu, cũng như người Hung Nô, Khiết Đan,... đều bị coi là man di. Nhà Nguyên (Mông Cổ) đã một lần công diệt Nam Tống, chiếm lấy Trung Hoa, rồi lại bị Chu Nguyên Chương cướp về, lên làm Minh Thái tổ. Triều Minh là triều đại cuối cùng do người Hán cai trị. Về sau Ngô Tam Quế mở cửa cho người Mãn Châu vào lãnh thổ Trung Hoa, cướp lấy chính quyền, lập ra nhà Thanh. Nỗi nhục bị những kẻ "mọi rợ" chiếm lấy đất nước đã ám ảnh không ít thế hệ văn sĩ người Hán. Hồng Lâu Mộng ra đời không sớm không muộn, đúng lúc kinh tế thịnh vượng nhưng tư tưởng phục quốc vẫn còn dai dẳng. Bởi vậy có nhiều người cho rằng Tào Tuyết Cần đã kín đáo gửi gắm vào hai nhân vật Đại Ngọc-Bảo Thoa xu hướng chính trị của ông, và Hồng Lâu Mộng chưa bao giờ là một tiểu thuyết tình ái đơn thuần.
Đại Ngọc ghé vào tay Bảo Ngọc xem và hỏi:
– Chỉ đưa cho mình tôi thôi, hay các cô khác cũng có cả.Bà Chu nói:
– Các cô đều có, hai cành hoa này là của cô đấy!Đại Ngọc cười nhạt:
– Tôi biết rồi, thừa người mới đến phần tôi.
Xét về hình dáng, Đại Ngọc mong manh sương gió, là nàng Tây Thi đa bệnh, "người yếu như không mang nổi áo, nhưng lại có một vẻ yêu kiều yểu điệu riêng". Bảo Thoa thì ngược lại, "mặt tròn mâm bạc", cơ thể phốp pháp giống như Dương Quý phi, mang vẻ đẹp vượng phu ích tử. Người Mãn Châu vốn xuất thân từ du mục, sống trên lưng ngựa, tự nhiên là hay giễu nhại những văn sĩ người Hán "trói gà không chặt". Nhìn rộng hơn, thể lực kiệt quệ, thường xuyên đau ốm của Đại Ngọc ngụ ý cho vận khí yếu ớt của nhà Minh, trái ngược với nhà Thanh đang đà sung sức. Về cuối truyện Đại Ngọc qua đời là cái kết có thể dự đoán trước, bởi nó ứng hợp với sự rệu rã của nhà Minh. Cái chết của Đại Ngọc cho thấy cái nhìn bi quan của người viết. Thực ra triều đại nào cũng có giai đoạn cường thịnh rồi chuyển sang suy vi. Nhà Thanh đến cuối thế kỷ 19 cũng chỉ còn là một cái bóng của thời Khang Hy, Càn Long.
Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới.
Nếu sự khiêm nhường của Bảo Thoa xuất phát từ tâm lý tự tin của kẻ thắng thì sự tự phụ của Đại Ngọc lại mang nặng màu sắc tự ti, tư thế thua cuộc. Tào Tuyết Cần có thể nói là bậc thầy tâm lý, ông không lạ gì trước những thái độ tiêu cực, oán trách thời cuộc của người Hán, dựa vào đó miêu tả sự dằn vặt, oán trách của Đại Ngọc rất tinh diệu. Trong suốt cả câu chuyện, Đại Ngọc không ngừng ghen tuông, lo sợ Bảo Ngọc yêu Bảo Thoa, chẳng khác nào người Hán cố gắng níu kéo những hồi ức và hào quang của tiền triều. Kết cục thì Đại Ngọc vẫn đánh mất Bảo Ngọc, và dòng chảy của thời cuộc cũng mau chóng chôn vùi nhà Minh dưới cát bụi thời gian, bởi những nỗ lực manh mún giành lại thiên hạ từ tay người Mãn Thanh đều không thành công.
Mọi người níu dây vịn cây đi lên, thấy mặt nước hoa rụng man mác, dòng suối trong vắt rập rờn quanh co; hai hàng liễu rủ bên bờ, những cây đào, cây mận, mọc chen nhau che rợp cả bóng mặt trời. Khắp nơi, không có một chút đất bụi. Trong rặng liễu nhô ra một nhịp cầu, lan can sơn đỏ.Qua cầu, đường thông các ngả; xa xa, có một tòa nhà ngói mát mẻ và một dãy tường hoa. Ở đây mạch núi chính đều xuyên qua tường chia đi các ngả.Giả Chính nói:
– Tòa nhà này ở đây chẳng có nghĩa lý gì! (*)Nơi này về sau chính là Hành Vu uyển, nơi ở của Bảo Thoa.Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Nước đượm mùi thơm. Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có cửa con đi ra sân sau. Có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau, lại có vài gian nhà nhỏ. Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra...Giả Chính cười nói:
– Chỗ này thú đấy. Đêm trăng mà ngồi dưới cửa sổ đọc sách, cũng không uổng một đời.Nơi này về sau chính là Tiêu Tương quán, chỗ ở của Đại Ngọc.
Về điểm này, ông Dư Anh Thời đã nhận xét "đây có thể nói tác giả mượn mồm Giả Chính để biểu hiện thái độ của mình". Nói rõ hơn về vấn đề phân loại người và cảnh trong Đại Quan Viên, ông Du Bình Bá cho rằng lời bình ở đây đã nói rõ ý đồ của chính tác giả tiểu thuyết: "Đây là phép chưa khen (bên kia) hẵng chê (bên này) trước đã. Bảo Thoa với Đại Ngọc chưa so đã thấy hơn kém. Khắc họa cảnh và người trong tiểu thuyết như vậy không phải là dễ". Rốt cuộc thì tình cảm của Tào Tuyết Cần trước sau vẫn nghiêng về Đại Ngọc, chẳng khác nào Bảo Ngọc khi sắp rũ bỏ nợ trần gian vẫn si mộng hình bóng từ kiếp trước của nàng Giáng Châu!-Soi-
Tiên cô truyền bảo dọn bàn tiệc đi, đưa Bảo Ngọc vào một buồng thêu thơm tho. Trong đó trang hoàng nhiều đồ xưa nay chưa từng thấy. Đáng sợ nhất là có một nàng tiên ngồi đấy, tươi đẹp nhu mì, giống hệt Bảo Thoa, dịu dàng phong lưu lại như Đại Ngọc.
Bộ ba nhân vật Bảo Ngọc-Đại Ngọc-Bảo ThoaĐây là giấc mộng đánh dấu bước đầu sự trưởng thành về tình, tính, và dục của Bảo Ngọc, hay như Tào Tuyết Cần gọi là "phong lưu gây lấy nợ vào thân". Từ giây phút ân tình với nàng tiên đó, Bảo Ngọc không còn là một đứa trẻ chưa biết mùi đời. Về mặt sinh lý là vậy, còn trong tiềm thức, rõ ràng Bảo Ngọc đã hình thành một "ideal type" (mẫu hình lý tưởng). Người phụ nữ hoàn hảo của cậu Bảo (cũng của Tào tiên sinh) không phải ai cụ thể, mà là một nàng Pandora "lắp ghép" từ Bảo Thoa và Đại Ngọc. Sự kết hợp giữa Bảo Thoa và Đại Ngọc là sự vẹn toàn thập toàn thập mỹ, là một thứ "fantasy"... bất khả thi, vì thế mà nàng tiên chỉ xuất hiện trong giấc mơ chứ không thể tồn tại ngoài đời thực. Tuy nhiên, qua chi tiết giấc mơ có thể thấy triết lý của Tào Tuyết Cần về hai nửa cấu thành nữ tính Trung Hoa. Nữ tính huyền bí đó là một mẫu mực lý tưởng xuất hiện trong giấc mơ của Bảo Ngọc – một giấc mộng nhỏ lồng trong giấc mộng lầu hồng, rồi thiên hạ chẳng qua cũng chỉ là một trường đại mộng. Vậy phải chăng Đại Ngọc và Bảo Thoa đơn giản là hai mảnh của trí tưởng tượng mà thôi?Nếu chỉ có vậy thì cuộc tranh luận về Bảo Thoa-Đại Ngọc có thể đi đến hồi kết ở đây rồi. Nhưng trong số mười công án của Hồng học, còn có một câu hỏi lớn:
Hồng lâu mộng có chứa đựng tư tưởng phản Mãn Thanh hay không?Thời Trung Hoa dân quốc, các nhà Hồng học bắt đầu mạnh dạn hơn trong việc phân tích yếu tố chính trị của Hồng Lâu Mộng, kể từ đó nảy sinh ra nhiều học thuyết mới, trong đó có một thuyết cho rằng hai người đẹp của Hồng Lâu Mộng là đại biểu của hai thời Minh, Thanh.Tào Tuyết Cần viết Hồng Lâu Mộng vào thời điểm vận nhà và vận nước đều đang suy. Thời Ung Chính, Càn Long, người Mãn Châu đã chiếm được giang sơn gấm vóc của nhà Hán được một thời gian khá dài. Đất nước thái bình thịnh trị, tuy nhiên không ít người vẫn còn nuối tiếc tiền triều. Những tổ chức nửa tôn giáo nửa chính trị kiểu Thiên Địa hội mang tư tưởng phản Thanh phục Minh có không ít người tham gia. Khởi nghĩa lật đổ triều chính trong nội bộ Hán tộc có đầy rẫy trong lịch sử, nhưng người Hán đặc biệt căm hận việc đất nước bị di địch xâm lược. Người Mãn Châu, cũng như người Hung Nô, Khiết Đan,... đều bị coi là man di. Nhà Nguyên (Mông Cổ) đã một lần công diệt Nam Tống, chiếm lấy Trung Hoa, rồi lại bị Chu Nguyên Chương cướp về, lên làm Minh Thái tổ. Triều Minh là triều đại cuối cùng do người Hán cai trị. Về sau Ngô Tam Quế mở cửa cho người Mãn Châu vào lãnh thổ Trung Hoa, cướp lấy chính quyền, lập ra nhà Thanh. Nỗi nhục bị những kẻ "mọi rợ" chiếm lấy đất nước đã ám ảnh không ít thế hệ văn sĩ người Hán. Hồng Lâu Mộng ra đời không sớm không muộn, đúng lúc kinh tế thịnh vượng nhưng tư tưởng phục quốc vẫn còn dai dẳng. Bởi vậy có nhiều người cho rằng Tào Tuyết Cần đã kín đáo gửi gắm vào hai nhân vật Đại Ngọc-Bảo Thoa xu hướng chính trị của ông, và Hồng Lâu Mộng chưa bao giờ là một tiểu thuyết tình ái đơn thuần.
Đại Ngọc ghé vào tay Bảo Ngọc xem và hỏi:
– Chỉ đưa cho mình tôi thôi, hay các cô khác cũng có cả.Bà Chu nói:
– Các cô đều có, hai cành hoa này là của cô đấy!Đại Ngọc cười nhạt:
– Tôi biết rồi, thừa người mới đến phần tôi.
Xét về hình dáng, Đại Ngọc mong manh sương gió, là nàng Tây Thi đa bệnh, "người yếu như không mang nổi áo, nhưng lại có một vẻ yêu kiều yểu điệu riêng". Bảo Thoa thì ngược lại, "mặt tròn mâm bạc", cơ thể phốp pháp giống như Dương Quý phi, mang vẻ đẹp vượng phu ích tử. Người Mãn Châu vốn xuất thân từ du mục, sống trên lưng ngựa, tự nhiên là hay giễu nhại những văn sĩ người Hán "trói gà không chặt". Nhìn rộng hơn, thể lực kiệt quệ, thường xuyên đau ốm của Đại Ngọc ngụ ý cho vận khí yếu ớt của nhà Minh, trái ngược với nhà Thanh đang đà sung sức. Về cuối truyện Đại Ngọc qua đời là cái kết có thể dự đoán trước, bởi nó ứng hợp với sự rệu rã của nhà Minh. Cái chết của Đại Ngọc cho thấy cái nhìn bi quan của người viết. Thực ra triều đại nào cũng có giai đoạn cường thịnh rồi chuyển sang suy vi. Nhà Thanh đến cuối thế kỷ 19 cũng chỉ còn là một cái bóng của thời Khang Hy, Càn Long.
Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới.
Nếu sự khiêm nhường của Bảo Thoa xuất phát từ tâm lý tự tin của kẻ thắng thì sự tự phụ của Đại Ngọc lại mang nặng màu sắc tự ti, tư thế thua cuộc. Tào Tuyết Cần có thể nói là bậc thầy tâm lý, ông không lạ gì trước những thái độ tiêu cực, oán trách thời cuộc của người Hán, dựa vào đó miêu tả sự dằn vặt, oán trách của Đại Ngọc rất tinh diệu. Trong suốt cả câu chuyện, Đại Ngọc không ngừng ghen tuông, lo sợ Bảo Ngọc yêu Bảo Thoa, chẳng khác nào người Hán cố gắng níu kéo những hồi ức và hào quang của tiền triều. Kết cục thì Đại Ngọc vẫn đánh mất Bảo Ngọc, và dòng chảy của thời cuộc cũng mau chóng chôn vùi nhà Minh dưới cát bụi thời gian, bởi những nỗ lực manh mún giành lại thiên hạ từ tay người Mãn Thanh đều không thành công.
Mọi người níu dây vịn cây đi lên, thấy mặt nước hoa rụng man mác, dòng suối trong vắt rập rờn quanh co; hai hàng liễu rủ bên bờ, những cây đào, cây mận, mọc chen nhau che rợp cả bóng mặt trời. Khắp nơi, không có một chút đất bụi. Trong rặng liễu nhô ra một nhịp cầu, lan can sơn đỏ.Qua cầu, đường thông các ngả; xa xa, có một tòa nhà ngói mát mẻ và một dãy tường hoa. Ở đây mạch núi chính đều xuyên qua tường chia đi các ngả.Giả Chính nói:
– Tòa nhà này ở đây chẳng có nghĩa lý gì! (*)Nơi này về sau chính là Hành Vu uyển, nơi ở của Bảo Thoa.Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Nước đượm mùi thơm. Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có cửa con đi ra sân sau. Có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau, lại có vài gian nhà nhỏ. Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra...Giả Chính cười nói:
– Chỗ này thú đấy. Đêm trăng mà ngồi dưới cửa sổ đọc sách, cũng không uổng một đời.Nơi này về sau chính là Tiêu Tương quán, chỗ ở của Đại Ngọc.
Về điểm này, ông Dư Anh Thời đã nhận xét "đây có thể nói tác giả mượn mồm Giả Chính để biểu hiện thái độ của mình". Nói rõ hơn về vấn đề phân loại người và cảnh trong Đại Quan Viên, ông Du Bình Bá cho rằng lời bình ở đây đã nói rõ ý đồ của chính tác giả tiểu thuyết: "Đây là phép chưa khen (bên kia) hẵng chê (bên này) trước đã. Bảo Thoa với Đại Ngọc chưa so đã thấy hơn kém. Khắc họa cảnh và người trong tiểu thuyết như vậy không phải là dễ". Rốt cuộc thì tình cảm của Tào Tuyết Cần trước sau vẫn nghiêng về Đại Ngọc, chẳng khác nào Bảo Ngọc khi sắp rũ bỏ nợ trần gian vẫn si mộng hình bóng từ kiếp trước của nàng Giáng Châu!-Soi-
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me