Thap Nguyet
Note:
– OC người Việt, truyện tự sáng tác.
– Bối cảnh thời kháng chiến, dựa trên một phần nội dung của phim Đào, Phở và Piano.
– Ảnh: Phim Đào, Phở và Piano.---Thịnh và Phùng tìm thấy một cành đào. Hai đứa thích lắm, nhưng rồi cũng phải chặt nó ra mà lấy củi.Ngọn lửa như có mùi hoa đào, tàn lửa nổ lép bép dưới nền trời đêm đen thăm thẳm. Thịnh và Phùng ngồi bên đống lửa, tưởng tượng về một cái Tết độc lập.Không có Tây, không có bom đạn, chỉ có đào, bánh mứt và gia đình quây quần bên nhau. Nhà Phùng ở Phú Thọ, xa nơi này lắm. Nhà Thịnh ở Hải Phòng này, nhưng cả nhà nó đã đi tản cư hết cả, nên nhắc đến Tết làm hai đứa cùng bùi ngùi.Len lén dụi mắt, Phùng bảo:"Ước gì Tây tự nhiên biến mất nhỉ? Cứ biến đi như khi nó đột nhiên tấn công bán đảo Sơn Trà thì hay biết mấy."Thịnh bảo:"Đừng có khùng! Tụi nó có biến mất thì cũng là do ta bắn hạ tụi nó mà thôi."Thịnh nóng nảy và thực tế, Phùng mộng mơ kỳ lạ, cả đơn vị đều biết thế. Nhưng chẳng anh em nào biết tại sao hai đứa khùng ấy chơi được với nhau từ khi nhập ngũ đến giờ. Nhìn tình hình có vẻ lại sắp cãi nhau to, mọi người rủ nhau đi hết, bỏ lại đôi bạn đũa lệch bên đống lửa. Thà lạnh một chút, còn hơn phải nghe tụi nó cãi ồn cả đêm.Nhắc Tào Tháo Tào Tháo tới liền, mọi người vừa lánh đi, Phùng đã chỉ trỏ vào cột khói, nói với Thịnh:"Nhìn kìa, là tụi mình!"Thịnh đang vùi mặt vào hai đầu gối, làu bàu:"Hôm nay không trăng, sao cậu ngắm mây hay quá thế? Cậu đừng đùa nữa, tớ buồn ngủ lắm rồi. Cậu cũng mau ngủ đi.""Nào có?" Phùng phản pháo, chộp lấy cánh tay bạn, "Cậu phải nhìn đi, nhìn cho rõ vào, đó là chúng-ta!"Sau một ngày địch bắn phá ác liệt, Thịnh đã mệt tới nỗi mí mắt cũng không nâng lên nổi, đành để mặc đồng đội lôi xềnh xệch lại gần đống lửa, miễn cưỡng hé mắt nhìn. Ô kìa, vẫn là cành đào sắp cháy thành than và cột khói đen ấy thôi? Có gì mà......phải phấn khích đến thế?Cơn buồn ngủ bị xua tan ngay lập tức, Thịnh chồm ngay dậy, ngỡ đâu mình hoa mắt, chớp lia lịa. Thế mà, y như đang trong một rạp chiếu bóng, cái cảnh tượng kỳ lạ nó vẫn cứ hiện diện trong cột khói.Phùng hếch mũi lên trời:"Đấy, thấy chưa, tớ nói cấm-có-sai! Đó chính là tụi mình chứ ai?"Quả thực, hình ảnh quái gở nọ chính là ảnh của đôi bạn. Thịnh nhớ cả hai đã chụp bức ảnh đó, để lỡ một đi không trở về, người nhà còn có cái để thờ.Nhưng ảnh mới chụp cỡ năm trước, năm trước nữa, cớ sao lại ố vàng, cũ kỹ tới mức ấy? Chưa kể, có vết bóng như thể họ đang nhìn xuyên qua lớp kính khung ảnh.Bức ảnh chợt thu nhỏ lại. Khung gỗ xuất hiện, bao quanh bức ảnh, xác nhận thắc mắc của đôi bạn trẻ. Máy quay, ừ, cứ tạm gọi như thế đi, cứ xa dần, tiết lộ một bức tường treo đầy những ảnh, dường như là một nhà giàu nào đó. Bởi vì, ngoại trừ bức ảnh của hai người bạn là đen trắng, những ảnh còn lại đều là ảnh màu cực kỳ hiếm, chụp một tấm cũng đắt xắt ra miếng.Chụp nhiều như thế này, lại còn có vẻ tùy tiện – phần lớn người trong ảnh đều là trẻ con, lại đang vui vẻ nói cười không chú ý tới máy ảnh – không có tiền cũng phải có vàng. Đôi bạn áng chừng nhà này phải tầm cỡ mấy tên quan bù nhìn.Thế nhưng, cành đào nọ cho họ thấy cảnh nhà giàu làm gì? Chẳng lẽ nó muốn nói, ấy là nhà chủ nó trước khi đi sơ tán?Đột nhiên, có người xuất hiện trong màn khói. Thịnh và Phùng nheo mắt nhìn, để ý thấy đó là một ông cụ khoảng ngoài bảy mươi tuổi, tóc bạc phơ, đeo kính lão. Ông mặc bộ đồ lính màu xanh nhạt, niềm tự hào sáng lên trong đôi mắt già nua khi nhìn bức ảnh đen trắng duy nhất treo trên tường.Chợt, có giọng nói vang lên:"Cháu chào ông ạ."Giọng của thanh niên, trong trẻo hơn bọn Thịnh một chút, như của tụi công tử bột chỉ biết cắm mặt vào sách vậy.Người mới lên tiếng kia bước đến bên ông cụ. Tóc y cột đuôi ngựa thấp, lại đen nhánh thướt tha, khiến hai cậu lính trẻ không khỏi thắc mắc. Đàn ông đàn ang gì mà tóc tai thế kia? Bù lại, là con gái thì sao giọng lại trầm đến thế, còn mặc com lê bảnh bao nữa?Thịnh nhướn mày, cố gắng không nghĩ đến mẹ mình trong bộ com lê của bố. Trời ạ, nếu mà mẹ mặc thật, chắc cậu cười đau bụng mất.Bên kia, Phùng đã không kìm được mà cười ra tiếng. Tưởng tượng tiểu đội trưởng đội họ bắt gặp mái tóc kia đi, hẳn ổng sẽ cạo trọc bôi vôi lên đầu người ta mất.Ông cụ kia quay lại, niềm tự hào trong mắt cụ càng sáng hơn khi trông thấy đối phương."Thanh đấy à? Lại đây đi cháu."Hai ông cháu hình như không phát hiện mình bị người ta theo dõi, chỉ tiếp tục việc của mình một cách hết sức tự nhiên. Tuy vậy, khi nhìn khuôn mặt ông cụ, Phùng lại thấy có chút gì đó quen thuộc, giống như đã gặp ở đâu rồi.Thịnh nhướn mày:"Dân đen bọn mình thì gặp thế nào được?""Tớ không biết," Phùng xoa cằm, chau mày. "Nhưng tớ chắc chắn tớ từng gặp ông ấy, chỉ là không nhớ gặp ở đâu thôi.""Thế à?"Mặc dù tính cách hơi kỳ lạ, nhưng Phùng chưa bao giờ nói sai điều gì, nên Thịnh cũng nghiêm túc suy nghĩ. Một người bọn họ từng thấy lại có liên hệ với cành đào cháy nằm chỏng chơ trên đường? Ái chà, nghe bí ẩn như truyện của TchyA vậy.Ông cụ nói:"Chúc mừng cháu xin được việc trong nhà nước. Giờ mình là anh cán bộ rồi, oách ra phết đấy, cháu nhỉ?"Thanh ngượng nghịu:"Dạ đâu có đâu ông, cháu chỉ là chân chạy vặt ấy mà."Khuôn mặt cậu ta chiếm lấy toàn bộ màn khói, khiến hai cậu lính trẻ sặc nước bọt.Thịnh lắp bắp:"Kh... Khuôn mặt đó..."Phùng hít một hơi thật sâu, giọng run run, hoàn toàn mất đi vẻ mơ màng thường trực:"Trông giống hệt cậu.""Nhưng tớ làm gì có thằng em nào tên Thanh?" Chàng trai người Hải Phòng sửng sốt. "Sau bao nhiêu chuyện xảy ra nhà chỉ còn có mình tớ, lấy đâu ra đứa giống hệt thế này?"Phùng nheo mắt:"Không, không hẳn là giống hệt đâu, vẫn có điểm khác."Quả thực, Thanh và Thịnh trông rất giống nhau, từ dáng người hơi gầy, vầng trán cao đến nụ cười ngượng, nhưng đôi mắt hai người lại khác nhau. Thoạt nhìn không có gì đặc biệt, nhưng mắt Thịnh tròn hơn, mang lại cảm giác là chân thành, thật thà. Mắt đối phương lại dài và sắc, toát lên vẻ bí hiểm."Nhưng chắc chắn không phải Việt gian!" Thịnh nhảy ngay đến kết luận. "Mặc dù trông cứ điêu điêu, nhưng thân thiết với người của ta như vậy, chắc chắn là đồng minh!""Cậu nói vậy vì người ta trông giống cậu chứ gì?"Thịnh xù lông lên ngay:"Tớ đây công tư phân minh, quan sát kỹ lắm mới kết luận đó nhé. Tớ bảo người tốt thì là người tốt!"Phùng lắc đầu, ngao ngán."Thôi, anh không phải ngại, làm cho Bộ Ngoại Giao lại chẳng oai quá," Ông cụ vỗ vai cháu, đôi mắt kèm nhèm nheo lại. "Ít nhất là oai hơn ông rồi, hồi đấy ông đi bộ đội, toàn chỉ đâu đánh đấy chứ có biết cái gì đâu."Bộ Ngoại Giao?Cả Thịnh và Phùng đều chú ý chi tiết này. Hiện tại đánh nhau ì xèo, từ Bắc vào Nam đều loạn như vỡ chợ, lập Bộ Ngoại Giao làm gì? Chưa kể, nếu người kia làm cho địch, người mặc đồ quân ta sao lại đi khen ngợi tên Thanh đó?Đối phương mỉm cười:"Theo cháu, mọi công việc đều đáng được tôn trọng và cực kỳ oai ạ. Ông đã góp phần đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập tự do, sao không oai cho được?"Ông cụ cười to:"Cha bố nhà anh, thằng Thắng phúc đức lắm mới có đứa con như anh đấy.""Bố cháu cũng hay nói thế đấy ạ," Thanh hùa theo. "Là nhờ ông nội và đồng đội nên mới có hoà bình ngày hôm nay, mấy đứa phải ráng học hành cho nên hồn nghe chưa?"Cả hai cười đùa vui vẻ, không màng đến hai thanh niên đờ ra, không tin nổi mình vừa nghe thấy gì nữa. Hoà bình ngày hôm nay ư? Phải chăng trong lòng họ đang nảy nòi những cảm xúc đớn hèn nhất – tuyệt vọng, đau khổ, và bất lực – tới nỗi mơ thấy chuyện kỳ dị này?Đôi bạn không biết nữa. Mắt họ nóng muốn ứa lệ. Sao họ dám yếu đuối như thế chứ? Biết bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống, phải chờ tới kiếp sau mới có thể chứng kiến đất nước độc lập, tự do, cả hai còn ở kiếp này, còn chiến đấu còn tiếp tục, sao dám thiếu tin tưởng vào Đảng như thế chứ?Ông cụ chợt hỏi, tông giọng ông khiến hai cậu thanh niên ngừng tay dập lửa. Hình như, ấy là điều họ nên nghe."Cháu biết đây là ảnh ai chứ?""Vâng," Thanh đáp đều đều. "Là ảnh của ông và bạn ông ạ. Ông Phùng, đúng không ông?"Ông cụ gật gù:"Phải, là ông ấy. Cái thằng vay tiền ông hoài mà không trả." Ông cụ nghiêm giọng, lại vỗ vai cậu cháu trai. "Thanh, dùng kĩ năng ngoại giao của cháu đòi tiền giúp ông đi, không bà mắng ông cháu cả ngày đấy."Thanh cười toe:"Không được đâu ạ, tại bà biết rồi đó ông. Bà vừa gọi cho cháu, bảo tình cờ gặp ông Phùng ngoài chợ, nên cháu đành chịu thôi."Mặc dù giọng điệu rất lễ phép, nhưng Thanh có vẻ sẵn sàng giao cả ông nội lẫn bạn ông cho bà nội, còn cẩn thận báo cáo bà cũng đã biết hai ông rủ nhau đi Phú Thọ dịp nghỉ lễ Quốc Khánh này, nên mua rất nhiều lương khô. Chuyện người già khiến hai thanh niên nhìn nhau chằm chằm, cố nhớ xem có ai nợ ai gì không, sau đó Thịnh gào lên như phải bỏng:"Cái thằng này về già cũng không thèm đổi nết, lương khô cậu mượn của tớ đâu?""Ơ kìa cậu tin cái này hả, chỉ là ảo giác, ảo giác thôi mà.""Không, đây chắc chắn là đào thần nhắc tớ đi đòi nợ đấy! Mau trả đây, đơn vị mới phát lương khô mà!"Không ai để ý lửa đã tắt ngúm. Khói cũng biến mất, chỉ còn ký ức về một tương lai tươi sáng là vẫn còn đó. Chắc chắn, họ sẽ giành được thắng lợi, bảo vệ đất nước, dân tộc mình khỏi thực dân Pháp!---Ảnh: Phim "Đào, Phở và Piano".
– OC người Việt, truyện tự sáng tác.
– Bối cảnh thời kháng chiến, dựa trên một phần nội dung của phim Đào, Phở và Piano.
– Ảnh: Phim Đào, Phở và Piano.---Thịnh và Phùng tìm thấy một cành đào. Hai đứa thích lắm, nhưng rồi cũng phải chặt nó ra mà lấy củi.Ngọn lửa như có mùi hoa đào, tàn lửa nổ lép bép dưới nền trời đêm đen thăm thẳm. Thịnh và Phùng ngồi bên đống lửa, tưởng tượng về một cái Tết độc lập.Không có Tây, không có bom đạn, chỉ có đào, bánh mứt và gia đình quây quần bên nhau. Nhà Phùng ở Phú Thọ, xa nơi này lắm. Nhà Thịnh ở Hải Phòng này, nhưng cả nhà nó đã đi tản cư hết cả, nên nhắc đến Tết làm hai đứa cùng bùi ngùi.Len lén dụi mắt, Phùng bảo:"Ước gì Tây tự nhiên biến mất nhỉ? Cứ biến đi như khi nó đột nhiên tấn công bán đảo Sơn Trà thì hay biết mấy."Thịnh bảo:"Đừng có khùng! Tụi nó có biến mất thì cũng là do ta bắn hạ tụi nó mà thôi."Thịnh nóng nảy và thực tế, Phùng mộng mơ kỳ lạ, cả đơn vị đều biết thế. Nhưng chẳng anh em nào biết tại sao hai đứa khùng ấy chơi được với nhau từ khi nhập ngũ đến giờ. Nhìn tình hình có vẻ lại sắp cãi nhau to, mọi người rủ nhau đi hết, bỏ lại đôi bạn đũa lệch bên đống lửa. Thà lạnh một chút, còn hơn phải nghe tụi nó cãi ồn cả đêm.Nhắc Tào Tháo Tào Tháo tới liền, mọi người vừa lánh đi, Phùng đã chỉ trỏ vào cột khói, nói với Thịnh:"Nhìn kìa, là tụi mình!"Thịnh đang vùi mặt vào hai đầu gối, làu bàu:"Hôm nay không trăng, sao cậu ngắm mây hay quá thế? Cậu đừng đùa nữa, tớ buồn ngủ lắm rồi. Cậu cũng mau ngủ đi.""Nào có?" Phùng phản pháo, chộp lấy cánh tay bạn, "Cậu phải nhìn đi, nhìn cho rõ vào, đó là chúng-ta!"Sau một ngày địch bắn phá ác liệt, Thịnh đã mệt tới nỗi mí mắt cũng không nâng lên nổi, đành để mặc đồng đội lôi xềnh xệch lại gần đống lửa, miễn cưỡng hé mắt nhìn. Ô kìa, vẫn là cành đào sắp cháy thành than và cột khói đen ấy thôi? Có gì mà......phải phấn khích đến thế?Cơn buồn ngủ bị xua tan ngay lập tức, Thịnh chồm ngay dậy, ngỡ đâu mình hoa mắt, chớp lia lịa. Thế mà, y như đang trong một rạp chiếu bóng, cái cảnh tượng kỳ lạ nó vẫn cứ hiện diện trong cột khói.Phùng hếch mũi lên trời:"Đấy, thấy chưa, tớ nói cấm-có-sai! Đó chính là tụi mình chứ ai?"Quả thực, hình ảnh quái gở nọ chính là ảnh của đôi bạn. Thịnh nhớ cả hai đã chụp bức ảnh đó, để lỡ một đi không trở về, người nhà còn có cái để thờ.Nhưng ảnh mới chụp cỡ năm trước, năm trước nữa, cớ sao lại ố vàng, cũ kỹ tới mức ấy? Chưa kể, có vết bóng như thể họ đang nhìn xuyên qua lớp kính khung ảnh.Bức ảnh chợt thu nhỏ lại. Khung gỗ xuất hiện, bao quanh bức ảnh, xác nhận thắc mắc của đôi bạn trẻ. Máy quay, ừ, cứ tạm gọi như thế đi, cứ xa dần, tiết lộ một bức tường treo đầy những ảnh, dường như là một nhà giàu nào đó. Bởi vì, ngoại trừ bức ảnh của hai người bạn là đen trắng, những ảnh còn lại đều là ảnh màu cực kỳ hiếm, chụp một tấm cũng đắt xắt ra miếng.Chụp nhiều như thế này, lại còn có vẻ tùy tiện – phần lớn người trong ảnh đều là trẻ con, lại đang vui vẻ nói cười không chú ý tới máy ảnh – không có tiền cũng phải có vàng. Đôi bạn áng chừng nhà này phải tầm cỡ mấy tên quan bù nhìn.Thế nhưng, cành đào nọ cho họ thấy cảnh nhà giàu làm gì? Chẳng lẽ nó muốn nói, ấy là nhà chủ nó trước khi đi sơ tán?Đột nhiên, có người xuất hiện trong màn khói. Thịnh và Phùng nheo mắt nhìn, để ý thấy đó là một ông cụ khoảng ngoài bảy mươi tuổi, tóc bạc phơ, đeo kính lão. Ông mặc bộ đồ lính màu xanh nhạt, niềm tự hào sáng lên trong đôi mắt già nua khi nhìn bức ảnh đen trắng duy nhất treo trên tường.Chợt, có giọng nói vang lên:"Cháu chào ông ạ."Giọng của thanh niên, trong trẻo hơn bọn Thịnh một chút, như của tụi công tử bột chỉ biết cắm mặt vào sách vậy.Người mới lên tiếng kia bước đến bên ông cụ. Tóc y cột đuôi ngựa thấp, lại đen nhánh thướt tha, khiến hai cậu lính trẻ không khỏi thắc mắc. Đàn ông đàn ang gì mà tóc tai thế kia? Bù lại, là con gái thì sao giọng lại trầm đến thế, còn mặc com lê bảnh bao nữa?Thịnh nhướn mày, cố gắng không nghĩ đến mẹ mình trong bộ com lê của bố. Trời ạ, nếu mà mẹ mặc thật, chắc cậu cười đau bụng mất.Bên kia, Phùng đã không kìm được mà cười ra tiếng. Tưởng tượng tiểu đội trưởng đội họ bắt gặp mái tóc kia đi, hẳn ổng sẽ cạo trọc bôi vôi lên đầu người ta mất.Ông cụ kia quay lại, niềm tự hào trong mắt cụ càng sáng hơn khi trông thấy đối phương."Thanh đấy à? Lại đây đi cháu."Hai ông cháu hình như không phát hiện mình bị người ta theo dõi, chỉ tiếp tục việc của mình một cách hết sức tự nhiên. Tuy vậy, khi nhìn khuôn mặt ông cụ, Phùng lại thấy có chút gì đó quen thuộc, giống như đã gặp ở đâu rồi.Thịnh nhướn mày:"Dân đen bọn mình thì gặp thế nào được?""Tớ không biết," Phùng xoa cằm, chau mày. "Nhưng tớ chắc chắn tớ từng gặp ông ấy, chỉ là không nhớ gặp ở đâu thôi.""Thế à?"Mặc dù tính cách hơi kỳ lạ, nhưng Phùng chưa bao giờ nói sai điều gì, nên Thịnh cũng nghiêm túc suy nghĩ. Một người bọn họ từng thấy lại có liên hệ với cành đào cháy nằm chỏng chơ trên đường? Ái chà, nghe bí ẩn như truyện của TchyA vậy.Ông cụ nói:"Chúc mừng cháu xin được việc trong nhà nước. Giờ mình là anh cán bộ rồi, oách ra phết đấy, cháu nhỉ?"Thanh ngượng nghịu:"Dạ đâu có đâu ông, cháu chỉ là chân chạy vặt ấy mà."Khuôn mặt cậu ta chiếm lấy toàn bộ màn khói, khiến hai cậu lính trẻ sặc nước bọt.Thịnh lắp bắp:"Kh... Khuôn mặt đó..."Phùng hít một hơi thật sâu, giọng run run, hoàn toàn mất đi vẻ mơ màng thường trực:"Trông giống hệt cậu.""Nhưng tớ làm gì có thằng em nào tên Thanh?" Chàng trai người Hải Phòng sửng sốt. "Sau bao nhiêu chuyện xảy ra nhà chỉ còn có mình tớ, lấy đâu ra đứa giống hệt thế này?"Phùng nheo mắt:"Không, không hẳn là giống hệt đâu, vẫn có điểm khác."Quả thực, Thanh và Thịnh trông rất giống nhau, từ dáng người hơi gầy, vầng trán cao đến nụ cười ngượng, nhưng đôi mắt hai người lại khác nhau. Thoạt nhìn không có gì đặc biệt, nhưng mắt Thịnh tròn hơn, mang lại cảm giác là chân thành, thật thà. Mắt đối phương lại dài và sắc, toát lên vẻ bí hiểm."Nhưng chắc chắn không phải Việt gian!" Thịnh nhảy ngay đến kết luận. "Mặc dù trông cứ điêu điêu, nhưng thân thiết với người của ta như vậy, chắc chắn là đồng minh!""Cậu nói vậy vì người ta trông giống cậu chứ gì?"Thịnh xù lông lên ngay:"Tớ đây công tư phân minh, quan sát kỹ lắm mới kết luận đó nhé. Tớ bảo người tốt thì là người tốt!"Phùng lắc đầu, ngao ngán."Thôi, anh không phải ngại, làm cho Bộ Ngoại Giao lại chẳng oai quá," Ông cụ vỗ vai cháu, đôi mắt kèm nhèm nheo lại. "Ít nhất là oai hơn ông rồi, hồi đấy ông đi bộ đội, toàn chỉ đâu đánh đấy chứ có biết cái gì đâu."Bộ Ngoại Giao?Cả Thịnh và Phùng đều chú ý chi tiết này. Hiện tại đánh nhau ì xèo, từ Bắc vào Nam đều loạn như vỡ chợ, lập Bộ Ngoại Giao làm gì? Chưa kể, nếu người kia làm cho địch, người mặc đồ quân ta sao lại đi khen ngợi tên Thanh đó?Đối phương mỉm cười:"Theo cháu, mọi công việc đều đáng được tôn trọng và cực kỳ oai ạ. Ông đã góp phần đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập tự do, sao không oai cho được?"Ông cụ cười to:"Cha bố nhà anh, thằng Thắng phúc đức lắm mới có đứa con như anh đấy.""Bố cháu cũng hay nói thế đấy ạ," Thanh hùa theo. "Là nhờ ông nội và đồng đội nên mới có hoà bình ngày hôm nay, mấy đứa phải ráng học hành cho nên hồn nghe chưa?"Cả hai cười đùa vui vẻ, không màng đến hai thanh niên đờ ra, không tin nổi mình vừa nghe thấy gì nữa. Hoà bình ngày hôm nay ư? Phải chăng trong lòng họ đang nảy nòi những cảm xúc đớn hèn nhất – tuyệt vọng, đau khổ, và bất lực – tới nỗi mơ thấy chuyện kỳ dị này?Đôi bạn không biết nữa. Mắt họ nóng muốn ứa lệ. Sao họ dám yếu đuối như thế chứ? Biết bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống, phải chờ tới kiếp sau mới có thể chứng kiến đất nước độc lập, tự do, cả hai còn ở kiếp này, còn chiến đấu còn tiếp tục, sao dám thiếu tin tưởng vào Đảng như thế chứ?Ông cụ chợt hỏi, tông giọng ông khiến hai cậu thanh niên ngừng tay dập lửa. Hình như, ấy là điều họ nên nghe."Cháu biết đây là ảnh ai chứ?""Vâng," Thanh đáp đều đều. "Là ảnh của ông và bạn ông ạ. Ông Phùng, đúng không ông?"Ông cụ gật gù:"Phải, là ông ấy. Cái thằng vay tiền ông hoài mà không trả." Ông cụ nghiêm giọng, lại vỗ vai cậu cháu trai. "Thanh, dùng kĩ năng ngoại giao của cháu đòi tiền giúp ông đi, không bà mắng ông cháu cả ngày đấy."Thanh cười toe:"Không được đâu ạ, tại bà biết rồi đó ông. Bà vừa gọi cho cháu, bảo tình cờ gặp ông Phùng ngoài chợ, nên cháu đành chịu thôi."Mặc dù giọng điệu rất lễ phép, nhưng Thanh có vẻ sẵn sàng giao cả ông nội lẫn bạn ông cho bà nội, còn cẩn thận báo cáo bà cũng đã biết hai ông rủ nhau đi Phú Thọ dịp nghỉ lễ Quốc Khánh này, nên mua rất nhiều lương khô. Chuyện người già khiến hai thanh niên nhìn nhau chằm chằm, cố nhớ xem có ai nợ ai gì không, sau đó Thịnh gào lên như phải bỏng:"Cái thằng này về già cũng không thèm đổi nết, lương khô cậu mượn của tớ đâu?""Ơ kìa cậu tin cái này hả, chỉ là ảo giác, ảo giác thôi mà.""Không, đây chắc chắn là đào thần nhắc tớ đi đòi nợ đấy! Mau trả đây, đơn vị mới phát lương khô mà!"Không ai để ý lửa đã tắt ngúm. Khói cũng biến mất, chỉ còn ký ức về một tương lai tươi sáng là vẫn còn đó. Chắc chắn, họ sẽ giành được thắng lợi, bảo vệ đất nước, dân tộc mình khỏi thực dân Pháp!---Ảnh: Phim "Đào, Phở và Piano".
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me