LoveTruyen.Me

Thap Nien 60 Ga Cho Dau Bep Cong Tu Gia


Ngày vào đông, nói khô khan thì đúng là khô khan thật, tuyết rơi mãi không hết, không biết có phải do địa thế của đại đội bảy nằm tựa vào chân núi hay không, mà tuyết chỉ rơi mới một ngày, đã cao ngang ngửa người rồi.

Sáng hôm sau Vương Anh thức dậy, thấy trước mắt là cảnh tuyết rơi trắng xoá mới cảm nhận được cái gì gọi là tuyết bao phủ khắp núi, nói tuyết đọng khắp nơi cao hơn đầu người khiến người ta bị mắc kẹt giữa đống tuyết thì có hơi quá, nhưng đường xá trên núi ngoằn ngoèo, ai mà biết được nơi nào tuyết dày, nơi nào tuyết sâu.

Biết đâu hụt chân một cái là lún sâu vào hố tuyết, sau đó một cơn gió lớn thổi qua đã có thể chôn vùi người ta xuống dưới đáy hố.

Về việc này, bà Từ có nói qua, tình hình mấy năm nay cũng đỡ hơn nhiều: "Ngày trước ở đây đất hoang đồng cỏ làm gì có đường, sau này mới tập hợp người lại khai khẩn mở một con đường nhỏ thông sang thị trấn ở xã bên cạnh, bằng không mấy năm nay tuyết rơi như thế này thì có muốn đi đâu cũng không đi được."

Lỡ như giờ mà gặp phải chuyện cấp bách, thì đành chọn ngày tuyết không rơi để lên trấn, chỉ là vẫn có chút khó khăn.

Bà Từ đã từng tuổi này rồi, chứng kiến biết bao sự thay đổi của thời thế, cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn, bà vẫn có lòng tin với tương lai mai này: "Sau này, nói không chừng là còn mở rộng đường lớn nữa, tới lúc ấy có lẽ không cần phong tỏa mất cả một mùa đông nữa rồi."

Có phong toả hay không thì cũng thế thôi, vẫn trì hoãn Từ Sương đi làm, dù có đường đi trong mùa đông thì người trong đại đội cũng không ra ngoài.

Vì trời lạnh quá mà.

Mùa đông đến, việc đồng áng tạm thời gác lại, không có việc gấp phải ra đường, chi bằng ở nhà làm tổ cho ấm người.

Trận tuyết đầu mùa không dài, nhưng gió rất to, chẳng đến mấy hôm là cả đại đội như được bao phủ dưới lớp chăn dày, tuyết trắng xoá đến mức mắt người có thể nhìn rõ trong đêm.

Nhân lúc tuyết chưa đọng thành lớp dày, đại đội nhanh chóng huy động gọi người.

Bởi vì năm nay Từ Sương không đi làm, nên là Điền Hữu Phúc sắp xếp nhiệm vụ chia việc cho anh.

Bà Từ ngược lại rất hiểu lòng người: "Hữu Phúc là người phúc hậu."

Chuyện của Từ Minh mặc dù đã bị lờ đi, nhưng suy cho cùng đó không phải là chuyện dễ nghe gì. Thêm chuyện tranh cãi ì xèo lúc kết hôn cùng Vương Anh, có một số người bàn tán xì xầm rằng Từ Sương chỉ được cái mã bề ngoài.

Đại đội phân cho anh đất nền, có công việc ổn định trên trấn, còn cưới được một cô vợ giỏi giang.

Thế quái nào mà chuyện tốt gì cũng đều xoay quanh Từ Sương?

Thời buổi này, cuộc sống trải qua tốt cũng không phải là chuyện tốt*.

(*) Ý là sẽ rước lấy sự ghen tỵ, soi mói rồi dễ bị người khác tố cáo.

Sẵn tiện mùa đông này Từ Sương có ở nhà, Điền Hữu Phúc cố ý kêu Từ Sương đi cùng làm công việc trong đội, tránh cho người khác rỗi hơi tìm chuyện soi mói.

Vả lại, Từ Sương vừa tốt nghiệp đã theo sư phụ học nghề rồi về tiệm cơm làm việc, nên mối quan hệ đối với các nhà khác trong đại đội không tính là thân quen. Điền Hữu Phúc muốn nhân cơ hội này để Từ Sương tạo mối quan hệ tốt với bà con láng giềng, miễn lại có thêm người ghen ăn tức ở.

Công việc mùa đông chia làm hai nhóm, một nhóm đảm nhận xúc tuyết, tuy người bên ngoài đại đội không vào được, nhưng người bên trong phải xúc tuyết qua một bên để mọi người có chỗ đi lại thông thoáng. Chưa kể xúc hết tuyết xong, ít nhất phải chừa ra một con đường nhỏ ở bên cạnh, phương tiện cho mọi người chạy qua chạy lại.

Nhóm còn lại đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra, trước kia dã thú trên núi đã sớm bị săn bắt gần hết, nhưng hễ tới mùa đông đều nghe phong thanh gần đại đội có người đụng phải thú hoang.

Đa số là lợn rừng, thi thoảng có vài con thỏ hoang, vài năm trước, thời điểm vụ thu hoạch gần qua, nghe nói còn có sói mò xuống núi nữa cơ.

Dưới tình hình đó, Điền Hữu Phúc đương nhiên phải cảnh giác cao độ, bố trí người cầm súng đi quanh đại đội tuần tra.

Công việc của những người còn lại là không đi ra ngoài nhưng vẫn cần lao động, đúng vậy, kể cả là mùa đông, không thể để thời gian phí phạm vào việc nhàn rỗi ru rú trong nhà.

Điền Hữu Phúc sẽ thu xếp cho từng nhóm dân cư đến văn phòng đại đội học tư tưởng, sẵn tiện tẽ hạt ngô cho đại đội.

Trong lúc học tập vừa khéo có thời gian để lao động, tai nghe thì tay làm, không bỏ lỡ việc nào.

Mọi người không có ai phản đối cả, một phần là vì phòng họp có đốt lò sưởi, tất nhiên do đại đội chi tiền túi. Tẽ hạt ngô và nghe giảng bài cũng được tính vào thêm công điểm.

Một vài người đi học nhưng không tẽ hạt, ngồi đan đế giày cả buổi cũng chẳng ai đi quản.

Mục đích mà Điền Hữu Phúc sắp xếp hoạt động này cốt là để tập hợp mọi người lại.

Thế nên, ai làm việc riêng trong giờ ông ấy cũng mắt nhắm mắt mở lờ đi.

Điều duy nhất khiến Điền Hữu Phúc khó chịu là tiếng nói chuyện riêng luyên thuyên không dứt, vốn dĩ nên để bí thư chi bộ Tống Đại Quý quản lý chuyện này nhưng vì ông ấy lớn tuổi rồi, có giúp cũng không được gì.

Trong hai năm liền đảm nhận nhiệm vụ này, bản thân Điền Hữu Phúc thấy mà chán, nhắc mãi nhắc mãi xong cuối cùng chẳng buồn nhắc nhở nữa.

Ngày trước khi chủ nhiệm hội phụ nữ vẫn còn công tác thì có thể thay thế ông ấy truyền đạt một vài nội dung về tinh thần của hiệp hội phụ nữ, để ông ấy có thời gian nghỉ giải lao.

Đến mùa tuyết rơi năm nay còn mỗi mình ông ấy, Điền Hữu Phúc sầu không biết để đâu cho hết.

Mới sáng sớm tinh mơ, đám thanh niên trai tráng trong đại đội đã bị gọi dậy, từ lúc bắt đầu quét tuyết đến giờ Điền Hữu Phúc vẫn còn chìm đắm trong nỗi sầu của ông ấy.

Từ Sương thành thành thật thật ăn xong bữa sáng rồi ra ngoài đi dọn tuyết, anh quét ở khu vực cạnh bức tường của sân nhà mình, quét cho tới khi nào chừa ra đường đi nhỏ ở bên cạnh.

Điền Hữu Phúc không đội mũ, lạnh đến run cầm cập, hỏi Từ Sương: "Bên tiệm cơm các cậu làm những việc gì lúc này?"

Bây giờ mỗi tập thể đơn vị đều ngang ngang nhau, tuyên truyền mở rộng đường lối chính sách của bên trên đưa xuống, trường học cũng thế, một nửa thời gian dành để đọc bài xã luận, dành nửa còn lại để hồi tưởng lại những điều đắng ngọt đan xen của việc làm nông.

Công việc trong tay Từ Sương vẫn không ngừng, nghiêm túc xúc tuyết: "Chúng cháu tụ tập một chỗ, cháu giảng giải về công việc nấu nướng làm bếp."

Điền Hữu Phúc: "Giảng nấu ăn mà cũng tính à?"

Từ Sương: "Sao lại không tính? Chỗ chúng cháu là tiệm cơm, chúng cháu kiến thiết xã hội, phương thức của chủ nghĩa là làm ra cái ăn, nấu ngon ăn no chính là một cách kiến thiết."

Điền Hữu Phút trong phút chốc như được khai sáng, cũng đúng, ông ấy đâu nhất thiết phải giảng đi giảng lại mấy bài lý thuyết sáo rỗng kia một cách rập khuôn.

Từ Sương: "Chú có thể phổ cập cho bà con về cách trồng trọt cây ăn quả, tìm vài bác nông dân thâm niên giải thích những việc cần chú ý khi làm ruộng, đại đội chúng ta không phải có thanh niên trí thức đấy sao? Bảo bọn họ ghi chép lại cho chú."

Điền Hữu Phúc: "!!!"

Điền Hữu Phúc chưa từng nghĩ tới, hoá ra còn có cách thức như vậy!

Có lý, vừa đến mùa đông, thanh niên tri thức cũng khá rảnh rỗi. Thời gian này gọi đám thanh niên tới làm thư ký, trở về ghi chép lại rồi nộp sau, thế là đỡ được kha khá việc rồi nhỉ?

Điền Hữu Phúc thấy đây là một ý kiến hay, chẳng những giải cứu ông ấy thoát khỏi những buổi họp tẻ nhạt, mà còn giải quyết cái khó trước mắt một cách hiệu quả.

Nói sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô biên quả không sai.

Điền Hữu Phúc xoa xoa tay định quay về tìm Tống Đại Quý thương lượng, ý tưởng này rất hay, cán bộ bọn ông phải mau chóng bắt tay vào hoàn thiện mới được.

Không chỉ phổ cập về nông nghiệp, các thanh niên tri thức khắp nơi về đây, có thể nhờ họ kể chuyện về thành thị. Cũng gọi Vương Anh tới luôn, giảng giải cho bà con về thói quen giữ vệ sinh và những thứ khác nữa.

Điền Hữu Phúc đi rồi, Từ Sương quét thêm hai tiếng nữa mới hoàn thành khu vực được giao, đứng ngoài cổng rũ hết tuyết trên người xuống, vừa vào nhà thì Vương Anh đã bê một ly trà nóng đến.

Vương Anh: "Chiều nay anh có cần đi nữa không?"

Từ Sương lắc đầu: "Buổi chiều chỉ đi tuần vài vòng, đủ hai tiếng là được."

Vào đông nhà nhà ai cũng rảnh rang, hầu như mỗi người được xếp ca làm khoảng tầm 4 tiếng, không nhiều hơn.

Từ Sương uống một ngụm trà: "Em bỏ thêm đường sao?"

Rõ ràng nước lã đun sôi thôi, sao mà lại ngọt ngay thế.

Tim Vương Anh hẫng một nhịp, vị giác của Từ Sương cũng quá nhạy đi, ly trà này không pha thêm nước khác, dùng hoàn toàn nước linh tuyền. Xem ra lần sau dùng, vẫn nên pha thêm nước vào bình mới ổn.

"Không có, đường trong nhà còn lại một ít thôi."

Đúng là dù có chuẩn bị kỹ đến cỡ nào cũng có lúc quên lên quên xuống, hai người mua đủ thứ đồ, thế mà lại quên mua thêm bịch đường.

Hiện tại trong nhà có kẹo sữa, kẹo ngũ cốc, kẹo cứng, đường trắng thì chỉ còn dư một bịch.

Vương Anh vẫn đang nhớ nhung các món có vị chua ngọt, đương nhiên là là phải để lại một ít để dùng.

Bữa trưa, Từ Sương hầm một nồi canh cá lớn, canh cá được hầm liên tục cho đến khi nước canh trắng bong đặc lại, hầm chung với một ít đậu phụ được chiên qua và cải thảo, canh cá hầm xong dùng làm nước lèo, tiếp đến nhào bột rồi cán ra để làm mì sợi.

Vương Anh thì cống hiến thêm cẩu kỷ tử, rắc lên canh điểm vào chút sắc đỏ, nhìn thôi cũng khiến người ra phải ứa nước miếng rồi.

Canh cá thơm ngon, thịt cá tươi mềm, ăn hết một bát mì canh cá đầy mỹ vị đã thấy ấm cả người.

Trong lúc Vương Anh húp canh cá sùm sụp, thì Lý Xuân Quyên ở cách vách đang hít lấy hít để muốn chảy nước miếng.

Vương Diệu Tông càng không vui, nhà bên cạnh cơm trưa nấu món gì mà thơm lừng thế không biết?

Nhìn lại bữa cơm nhà mình. Cải thảo hầm khoai tây, ngay cả chút xíu xiu váng dầu cũng không có! Trước mặt cậu ta là cái bát nhỏ đựng tóp mỡ xào củ cải, chỉ có một tí tẹo vậy thôi đó, đủ cho ai ăn!

Lý Xuân Quyên vội vàng dỗ dành con trai: "Đợi qua hai hôm nữa, xem thử nhà ai làm thịt gà, mẹ đi đổi cho con cái đùi gà!"

Không dễ dàng gì mới dỗ được con trai, Lý Xuân Quyên nhổ một ngụm nước bọt xuống tường nhà cách vách.

Ăn ăn ăn, ăn cho nghẹn chết mấy người đi!

Rồi lại nhìn xung quanh nhà của bà ta, Lý Xuân Quyên lại thấy rầu thêm.

Mấy ngày trước bà ta ở trên viện chăm sóc con trai, đồ ăn đồ uống trong nhà mua sắm không được đầy đủ.

Trong nhà giờ có một ít cải thảo, khoai tây, thịt còn bị mèo hoang tha mất hai cân, nhìn lại cái gì cũng thiếu thốn.

Ngoài ra, cửa sổ bằng kính cũng vỡ, sau khi Vương Anh làm vỡ vẫn để nguyên hiện trạng chưa sửa lại. Đành tạm vá lại bằng tấm gỗ để chắn gió, ban ngày ở trong phòng mà như ban đêm, nhìn kiểu gì cũng khó chịu bức bối.

Vương Vĩnh Thuận lặng thinh, trong nhà có than, nhưng mà củi sắp hết!

Chút rơm rạ củi khô này căn bản không đủ dùng cho tới lúc trời sang xuân.

Vương Vĩnh Thuận lấy tẩu thuốc hút hai hơi rồi nói với Lý Xuân Quyên: "Nhà mình tiết kiệm một chút đi, ban ngày bà đi qua bên phòng họp đại đội, còn tôi ban ngày ở phòng Diệu Tông. Tối đến đi ngủ sớm."

Nhà ông ta có hai phòng, buổi tối chỉ cần đốt giường lò bên phòng con trai là được. May là chăn nhà họ không quá mỏng, bằng không tới mùa này chỉ có thể chịu rét.

Nói đến chăn, Lý Xuân Quyên nhớ tới cái chăn mới bằng bông bà ta làm cho con trai, thế mà đã bị Vương Anh cầm đi mất. Cái chăn đó rất dày, bởi bà ta nhồi kín bông vào chăn luôn mà.

Lý Xuân Xuyên nghiến răng ken két, nói với Vương Vĩnh Thuận: "Sang xuân chúng ta tìm người đến sửa lại, ông nói thử xem có phải Vương Anh gặp phải thứ quỷ tà ma gì không, nhìn lại nhà chúng ta hai tháng qua, không có giây phút nào là bình yên hết."

Vương Vĩnh Thuận cũng cảm thấy quỷ quái, chuyện Vương Anh làm ầm lên khi trước, nguyên nhân tạm thời tính lên đầu Lý Xuân Quyên, dù gì cũng là do bà ta ức hiếp người quá đáng, nhưng những chuyện xui xẻo sau này mới đáng nói hơn, Vương Linh Linh dứt áo ra đi làm vợ sau của người ta, Vương Diệu Tông muốn mua đồng hồ thì lại bị người đánh, ngay cả thịt cất trong nhà mà còn bị mèo cắp đi mất!

Ngẫm nghĩ mọi chuyện trước sau đều có liên hệ với Vương Anh, nhưng cũng không hẳn là do Vương Anh, đã thế thì tại sao còn xui xẻo kéo tới tận bây giờ vẫn chưa ngưng?

"Cũng đúng, hôm khác bà đi hỏi người ta thử xem, tìm người nào linh nghiệm đấy."

Mấy năm nay mặc dù không cho phép đụng vào những thứ mê tín, nhưng vẫn có không ít người lén lút đi coi thầy.

Chẳng hạn như vợ của Điền Đại Thụ, sinh liên tiếp hai đứa con gái, ai cũng nói từng tuổi này rồi không có khả năng sinh nữa đâu, nhưng người ta vẫn cứ mang thai kìa.

Lý Xuân Quyên còn nghe nói là Tiền Cúc Hoa bí mật hỏi người ta xin nước tiểu của bé trai, xin về không bao lâu thì có mang rồi.

Vậy mới nói vẫn phải nên tin vào mấy thứ thần thần quỷ quỷ.

Lý Xuân Quyên hạ quyết tâm, Vương Anh ở bên kia hiện tại không tốt hơn bên này là bao, sau này hai nhà kết thù triệt để rồi. Nếu Vương Anh càng ngày càng phất lên thì nhà mình còn tới lượt được ăn trái ngọt à?

Cho nên Lý Xuân Quyên suy đi nghĩ lại, dù cho may mắn không truyền sang nhà bà ta, thì cũng phải hỏi xem có cách nào làm cho nhà Vương Anh càng ngày càng tệ hơn hay không.

Vương Anh không hề hay biết toan tính quỷ kế của nhà cách vách, mà có biết rồi thì cô cũng chẳng thèm để tâm.

Thay vì tốn thời gian đi tính kế với người như vậy, còn không bằng tranh thủ tận hưởng mỹ vị nhân gian nhiều nhiều chút.

Ăn xong bát mì canh cá, Từ Sương gắp xương cá, đầu cá, bóng cá còn sót lại để qua một bên, xắn tay áo lên chuẩn bị rửa bát. Trời vừa chuyển lạnh, độ khó của công việc rửa bát cũng tăng theo, ban sáng đổ đầy vò nước trong sân, nửa ngày sau đã đóng một lớp băng mỏng. Phải gõ vỡ băng, rồi dùng nước đó để rửa bát.

Vương Anh cũng hơi ngại: "Để em rửa cho."

Nào có ai để đối phương làm hết công hết chuyện còn mình ngồi thảnh thơi xơi nước chứ.

Từ Sương ngăn cản: "Em đừng nhúng tay vào, có nước nóng, cũng không mất công."

Cái bếp chỗ giường lò trong nhà lúc nào cũng thủ sẵn nước nóng, không lo thiếu nước.

Rửa bát đũa xong, Từ Sương hỏi Vương Anh: "Có phải cảm thấy có chút hay không?"

Hai người ở chung một chỗ, bình thường đỡ được rất nhiều chuyện phiền phức, khá là hoà hợp, cũng hiếm khi sôi nổi.

Vương Anh lắc đầu: "Không đâu."

Từ Sương ở bên ngoài khá là trầm tính, nhưng lúc ở nhà nói cũng không ít, mọi phương diện trong cuộc sống hai người phối hợp với nhau rất ăn ý, những lúc ai bận việc nấy không nói chuyện thì vẫn giữ được sự thoải mái khi ở chung.

Từ Sương chuẩn bị đi tuần tra, anh hỏi ý kiến Vương Anh: "Em có muốn sang phòng họp đại đội dạo một lát không?"

Vương Anh đúng lúc không có chuyện gì làm, nhanh chóng đồng ý: "Em với mẹ cùng đi."

Bà Từ trông có vẻ là người thích náo nhiệt, chắc chắn bà cũng muốn đi.

Buổi chiều đến phòng họp, lần đầu tiên Vương Anh gặp nhiều người đến thế, bàn trong phòng họp được đẩy hết ra ngoài, mấy chục con người ngồi chen chúc nhau trong căn phòng trống.

Một nhóm bảy bám người phụ nữ vây lại thành một vòng ngồi tẽ hạt ngô, có cả các cụ bà tụm năm tụm ba cùng đan đế giày, may quần áo, người trong phòng đông nên mỗi góc đặt một cái lò sưởi, rất ấm áp, nhưng tác dụng của lò sưởi cũng có hạn thôi, chủ yếu là do người đông, cửa vừa đóng, người người chen chúc nhau nên không cảm giác lạnh nữa.

Người đến để sưởi ấm giống Lý Xuân Quyên không ít, người mang theo ghế xếp, người thì ngồi trực tiếp xuống sàn nhà, trẻ con đùa giỡn chạy loạn khắp phòng.

Vương Anh cùng bà Từ tìm một chỗ ngồi xuống, trong tay bà Từ cầm cuộn vải, vừa ngồi xuống đã có người đến chào hỏi.

"Ôi~, bà định may cho ai vậy, vải đẹp đấy."

Công nhận, mặc dù không phải màu đỏ, nhưng trên nền trắng có điểm xuyết hoa nhí, nhìn có vẻ tây.

Bà Từ trò chuyện với người quen, không cần giữ lễ, trực tiếp trợn mắt trả lời: "Nhà tôi còn ai có thể mặc được kiểu này, chẳng lẽ là tôi mặc? Tôi mặc đồ sáng màu như thế này, người không biết còn tưởng tôi muốn tìm mối khác?"

Các bà lão khác cười rộ lên, Vương Anh có chút ngượng ngùng.

"Trời ạ, tôi phải đi đâu để tìm được mẹ chồng biết thương con dâu như thế này chứ."

Bà Từ không phục, lại khoe tiếp: "Hai hôm trước Anh nha đầu bảo thằng út nấu cho tôi cái món gì gì đó. À, Thiên ma chưng óc lợn! Các bà có biết cái gì gọi là thiên ma không?"

"Nghe giống tên một loại thuốc nhỉ?"

Từ lão thái vô cùng đắc chí: "Là thuốc Đông y đấy! Rất khó tìm đấy, sau khi tôi ăn thì mấy nay hết đau đầu rồi, một bữa cơm ăn tận hai bát!"

"Thuốc gì mà hiệu quả dữ vậy, Anh nha đầu kê cho bác ít thuốc luôn."

Vương Anh không dám kê thuốc tùy tiện, khước từ một cách khéo léo: "Đó là do mẹ cháu uống đúng thuốc, trị đúng bệnh, người khoẻ mạnh như chúng ta cần gì uống thuốc, uống bậy bạ lỡ có chuyện thì sao ạ."

Các lão bà thấy cũng có lý: "Đúng đấy, nhưng mà Anh nha đầu này, cháu biết khám bệnh thật à?"

Gần đây, người đến tìm Vương Anh đa số là bị cảm nhẹ, chưa biết kinh nghiệm của thầy lang này ra sao, các lão thái đều hơi e dè.

Vương Anh không phải là người thích ôm việc vào người: "Bệnh nghiêm trọng hơn tốt nhất nên lên huyện, bệnh viện ở đó họ có thiết bị kiểm tra, có một số bệnh bắt mạch sẽ không chuẩn, ở huyện có máy chụp X quang, có thời gian nên chụp thử xem xem vấn đề nằm ở đâu."

"Chỉ chụp thôi à?"

Vương Anh: "......Vâng, cơ bản không khác nhau mấy, nhưng chụp X quang có thể soi được bên trong cơ thể. Thấy được lục phủ ngũ tạng của người khác."

"Ai ya, nghe sao mà đáng sợ thế?"

"Vậy không ốm đau có cần đi chụp không? Chụp một lần cũng như vậy, tốn mấy đồng?"

Vương Anh: "Cái đó không nên đi nhiều lần, chụp nhiều cũng không tốt, nếu gặp một số bệnh mà chúng ta không tìm ra được gốc bệnh, hay là bệnh khởi phát đột ngột thì phải đi chụp. Sau khi chụp xong bác sĩ xem qua mới có thể kê thuốc đúng bệnh."

"Thế cháu biết chụp không? Cái này cũng giống như chiếu phim, phải học lâu ơi là lâu đúng không?"

.....

Các lão thái bà đặt ra rất nhiều câu hỏi, nhưng Vương Anh vẫn rất kiên nhẫn trả lời từng người một, luôn giữ nụ cười trên môi, từ tốn giải đáp các thắc mắc.

Bà Từ càng nhìn càng thấy ưng ý cô con dâu nhà mình, bà lão bên cạnh đụng bà một cái, hâm mộ nói: "Cô con dâu này của bà giỏi giang thật đó."

Ngày trước nhút nhát thôi rồi, nay ngược lại tự tin mạnh dạn hơn, tính cách cũng chân thật hòa đồng, vừa nhìn đã khiến người ta yêu mến không thôi.

Bà Từ nghe lời khen này xong cũng không quên hãnh diện: "Nhờ thằng út nhà tôi có mắt nhìn người đấy chứ."

Bà Từ không biết Vương Anh nhìn trúng Từ Sương ở điểm nào, đứa con út này mặc dù không có tật xấu gì, nhưng lại ít nói, khó thân cận với người khác. Nếu không cũng không khiến Từ lão thái lo lắng ngày đêm, mong ngóng tìm được con dâu tốt tính, chỉ sợ bảo Từ Sảng tự thân đi làm quen, với tính cách lầm lì của con trai út chắc chắn là dọa cô nương nhà người ta bỏ chạy mất dạng rồi.

Đến khi Vương Anh gả cho Từ Sương, bà Từ trằn trọc trăn trở ngày qua ngày, cuối cùng còn cho rằng, có lẽ là vì Vương Anh nhìn trúng gương mặt của Từ Sương.

Bà Từ vuốt ngực thở dài, may mắn là bà sinh ra đứa con út này tướng tá đoan chính khiến Vương Anh để ý.

Lúc trước bà nghĩ đàn ông con trai ưa nhìn thôi chưa đủ, phải biết lo làm lo ăn, bây giờ ngẫm lại thấy đẹp trai cũng tốt, xem đi, còn không phải dựa vào cái mặt này mới kiếm được vợ hay sao?

Vương Anh được nhóm người lớn tuổi vây quanh như diều gặp gió, cô vốn là bác sĩ, nhiều năm làm việc đã mài giũa nên tính cách ôn hoà, đối xử với ai cũng hết sức nhẫn nại, chẳng mấy chốc đã có người tặng cho cô bột đậu nành rang tự làm.

Lý Xuân Quyên cùng mấy người bà tám tụ lại một nhóm, tay thì tẽ hạt ngô, miệng thì soi mói chuyện nhà người khác.

"Xem cái bộ dạng nịnh hót của nó kìa!"

"Không biết ngượng là gì!"

"Đồ làm biếng, chỉ biết ngồi một bên nhìn mà không phụ tẽ hạt."

Lý Xuân Quyên: "Mấy bà không biết đâu, con nhỏ đấy lười biếng tới thối thây, suốt ngày chỉ đạo cho Từ Sương làm việc, đã vậy thì thôi đi, nó nằm không ở nhà suốt ngày, hở tí là ăn với chả uống"

Lý Xuân Quyên nhớ lại thôi mà muốn chảy nước miếng, hai ngày gần đây lúc bà ta về đến nhà, chuẩn bị ăn cơm là đã nghe mùi đồ ăn thơm nức bên nhà Vương Anh lan tới.

"Chỉ có biết ăn, tôi thấy á, sớm muộn gì Từ Sương cũng bị nó ăn tới nghèo rớt mồng tơi thôi!"

Nhóm bà tám tụ lại một chỗ buồn bực không vui, họ cứ tưởng Vương Anh mới từ cô gái trẻ trở thành nàng dâu, sẽ hướng về phía nhóm bên này trò chuyện, Vương Anh còn nhỏ tuổi, chèn ép cô một chút cô cũng sẽ không nói gì. May ra còn kiếm được một số đồ tốt từ chỗ cô.

Ai mà ngờ được Vương Anh thế mà không đi về hướng này!

Vương Anh chẳng thể hiện ra một chút tâm tư muốn giao tiếp với mấy người họ, mà ngồi bên này cùng với các bà lão nói cười vui vẻ.

"Khi nào đại đội trưởng qua đây, chúng ta mách với ông ấy, chúng ta tới đây là để tẻ hạt, không thể để người khác ngồi không không làm việc được!"

Mấy phụ nữ nhìn Vương Anh nhàn rỗi ngồi bên kia mà thấy chướng cả mắt.

Đều là phụ nữ có gia đình như nhau, dựa vào đâu mà nó ngồi không?

Trao đổi xong xuôi, mấy bà ấy đợi Điền Hữu Phúc tới bắt đầu cuộc họp.

Kết quả chờ cả buổi trời, chả thấy bóng dáng Điền Hữu Phúc đâu.

Có người sai con nít nhà mình: "Con đi hỏi thử, khi nào bắt đầu họp."

Đợi thêm một chốc nữa, Điền Hữu Phúc không đến, mà là Tống Đại Quý đến.

Tống Đại Quý: "Hôm nay chúng ta không họp, chỉ tính vào công điểm thôi, mọi người khoan hẵng về, chờ thêm một tí nữa Hữu Phúc đến sẽ thông báo cho mọi người vài chuyện."

Vừa nghe vẫn được tính công điểm, mọi người nấn ná lại tiếp tục chờ.

Có người hỏi: "Thông báo việc gì mà phải chờ đại đội trưởng đến, để bí thư chi bộ thông báo không được hả?"

Tống Đại Quý xua tay: "Bảo mọi người chờ thì cứ chờ đi, lát nữa nhóm đàn ông cũng đến sau."

Trong giây lát, mọi người đều tự hiểu là chuyện đại sự.

Lại thêm một tiếng nữa trôi qua, cuối cùng Điền Hữu Phúc quay lại rồi.

Chiều nay tuyết tiếp tục rơi, vai Điền Hữu Phúc bị thấm ướt một mảng, cái mũ trùm đầu cũng đọng vài bông tuyết.

Sắc mặt Điền Hữu Phúc không tốt lắm, gọi mọi người đứng dậy: "Bảo bọn nhỏ ra ngoài hò hét, một nhà đi là được rồi."

Vương Anh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, đứng đằng sau đám đông.

Chờ mọi người tập trung đông đủ, trong phòng họp vang lên tiếng xì xà xì xầm.

"Bảo chúng ta đến đây làm gì chứ? Đứng mỏi chân quá đi!"

"Định thông báo gì vậy, mau nói lẹ lẹ cho chúng tôi về nhà sưởi ấm, lạnh chết mất."

"Ngoài trời tuyết rơi rồi còn nói chuyện đại sự gì thế?"

Điền Hữu Phúc bảo mọi người im lặng, sau đó Tống Đại Quý và mấy cậu dân quân dẫn theo hai người đi vào.

Hai người đó đều là nữ giới, trông giống mẹ con, người phụ nữ trung niên khoảng chừng bốn mươi, dung mạo xinh đẹp, dáng người cao ráo, nhưng lại ốm nhôm không khác gì da bọc xương, tóc tai bị dính tuyết nên ướt mèm, sương tuyết vướng lại trên tóc và lông mày. Trời lạnh thế này, bà ấy chỉ mặc một độ đồ mỏng manh, đứng đó run cầm cập tưởng chừng như sắp ngã đến nơi.

Sở dĩ bà ấy không ngã xuống, cũng bởi vì đứng bên cạnh bà ấy là một cô bé con, thoạt nhìn chỉ mới mười ba tuổi, cũng rất gầy, nhưng có đôi mắt sáng ngời, quần áo trên người con bé dày hơn của mẹ. Con bé gồng người dìu mẹ, hai mẹ con đứng ngay cửa ra vào.

Từ Sương không biết khi nào đã lách qua đám đông chen tới chỗ Vương Anh đứng, lặng lẽ nắm lấy tay cô, hai người nhìn nhau cười, chuẩn bị nghe Điền Hữu Phúc thông báo.

Điền Hữu Phúc hắng giọng, trước tiên ông ấy đọc đoạn văn công văn dài dòng rồi mới nói đến hai người này.

"Trình Thục Phân, cựu nhân viên nhà hát kịch thủ đô..."

Vương Anh nghe xong, mới nhận ra danh tính của hai người này, người phụ nữ trung niên là nghệ sĩ hát kịch, bởi vì việc đốt trang phục mà nãy sinh xung đột với người khác, bị coi là phần tử xấu trục xuất khỏi thủ đô. Bị đưa đến nơi đây.

Cô bé kia không phải con gái của bà ấy, nói đúng ra hai người là cô trò, nhất quyết đi theo bà ấy, vì thế hai người bị đưa đến đại đội bảy này.

Lần đầu tiên đại đội gặp phải trường hợp như thế này, ngày trước nghe nói cũng có người chuyển tới, nhưng thường bị đưa đến Tây Bắc hoặc đến nông trường, nhiều người bị đưa đến công xã Thắng Lợi đa số đều bị phân bổ về các đại đội khác, vậy nên đây là lần đầu Điền Hữu Phúc tiếp nhận phần tử cải tạo.

Điền Hữu Phúc triển khai một cách dài dòng, sau đó mới chốt lại vấn đề cần giải quyết, phần tử cải tạo phải có một chỗ ở ổn định và hoạch định vấn đề sinh nhai sau này.

Đầu tiên nói về chỗ ở, kỳ thực có người ý kiến phân đến chuồng bò, nhưng như vậy không hay lắm, trâu bò trong đại đội là tài sản chung quý giá, có người trông coi chăm nom, mùa đông tuyết rơi lớn, Điền Hữu Phúc còn dặn người đi dựng lại chuồng trại cho kiên cố, phòng hờ bò sinh bệnh."

Để phần tử cải tạo ở cùng chỗ với bò, không chỉ mình Điền Hữu Phúc mà mọi người cũng không yên tâm. Lỡ như người này sơ hở làm chết bò thì ai chịu trách nhiệm đây?

Lúc này chuyện khiến Điền Hữu Phúc nhức đầu nhất là không biết sắp xếp cho người ta ở đâu.

Nơi ở mới phải cách xa bà con một chút, tránh mang rắc rối cho người trong đại đội. Nhưng nếu đưa tới chỗ quá xa xôi, vậy thì vượt qua phạm vi đi tuần tra rồi.

Điền Hữu Phúc đề xuất ý kiến: "Sắp xếp chỗ ở phía sau núi đi, không phải ngày trước nhà của ai đó sắp sập hay sao? Cho người vào đó ở tạm. Sẵn tiện phân phát một ít lương thực, đến mùa xuân năm sau sẽ phải đi nhặt phân."

Mặc dù không nên chăm chước đối xử với phần tử cải tạo, như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc trục xuất họ về nông thôn.

Nhưng Điền Hữu Phúc không phải là người thấy khó khăn không giúp đỡ, mà hai người phân tới còn là nữ giới nữa.

Trong đó có cả trẻ con, nếu sắp xếp quá tệ, sợ là hai người họ không trụ nổi qua mùa đông.

Lý Xuân Quyên là người đầu tiên lên tiếng thể hiện sự bất mãn: "Sao phải phân phát lương thực cho họ? Đó là lương thực của đại đội ta, hai người kia lại không lao động, sắp xếp như vậy thì quá thiệt thòi cho chúng tôi rồi?"

Điền Hữu Phúc sầm mặt: "Vậy cô nói xem còn cách gì?"

Lý Xuân Quyên nhanh nhảu đáp: "Đại đội khác xử lý như thế nào thì chúng ta cũng làm y vậy."

Đại đội khác thì trực tiếp đi tìm một ngôi nhà lụp xụp rồi đưa người đến đó, treo bắp ngô lên cái cột, phần còn lại mặc kệ.

Đến lúc họp, lôi người ta ra phê bình một lượt, phân cho công việc mệt nhọc nhất rồi chia có chút lương thực.

Mặt Điền Hữu Phúc thoắt cái xám xịt: "Vậy mọi người giơ tay biểu quyết đi."

Chuyện này ông ấy không thể một mình làm chủ được, bởi vì người được xã chuyển xuống là muốn họ tham gia vào cuộc sống của quần chúng.

May mắn không có nhiều người giống Lý Xuân Quyên, ngoại trừ một số cánh tay giơ lên phản đối, thì những người khác đều đồng tình với cách làm của Điền Hữu Phúc.

Điền Hữu Phúc thở phào một hơi nhẹ nhõm: "Vậy chúng ta làm theo quyết định của số đông, bây giờ tiếp tục chọn người, đại đội chúng ta phải có một người thôi thúc phần tử cải tạo mau chóng tiến bộ."

Nói thẳng ra là tìm người trông chừng.

Điền Hữu Phúc bỏ qua nam giới: "Cần tìm một đồng chí nữ, đại đội chúng ta ai tự nguyện thì hãy giơ tay."

Bên dưới lặng ngắt như tờ.

Hai người đứng ngoài cửa sắp trụ không nổi nữa rồi, ánh mắt Trình Thục Phân chứa đầy sự khẩn cầu, ôm chặt cô bé bên người vào lòng.

Điền Hữu Phúc: "Nếu không có ai tự nguyện, vậy đành phải bốc thăm..."

Lý Xuân Quyên đảo mắt một cái, vội vàng gào lên: "Loại phần tử xấu như họ, thì phải tìm người có tính giác ngộ cao để quản lý. Tôi muốn đề xuất một người nhân phẩm tốt."

Điền Hữu Phúc bị bà ta ngắt lời hai lần liên tiếp, có chút bực bội: "Người có nhân phẩm tốt mà bà nói là ai?"

Không ngoài dự đoán của Lý Xuân Quyên: "Là Vương Anh đó!"

"Con bé là con liệt sĩ, có tinh thần giác ngộ cao, nhờ Vương Anh đến quản lí hai người họ chắc chắn có thể giúp bọn họ "cải tà quy chính"."

Lý Xuân Quyên lần đầu tiên có cơ hội thốt ra thành ngữ "cải tà quy chính" này, vẻ mặt đắc ý như muốn ngửa lên trời.

"Mọi người nói có đúng không? Với lại, đại đội chúng ta dù nhà ai thiếu lương thực đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu phần của Vương Anh, sao con bé lại không quản cho được."

Cái bộ dạng càn quấy của Lý Xuân Quyên, quả thực khiến mọi người trợn mắt khinh bỉ.

Nhưng trong số người này xác thực có một số kẻ ghen ghét Từ Sương với Vương Anh, lên tiếng a dua theo: "Đúng đó, điều kiện nhà Vương Anh trong đại đội ta đứng thứ hai thì không ai dám đứng nhất, nhà cô ấy cũng chỉ có hai miệng ăn, nên để cô ấy làm quản lý."

Vương Anh vẫn im lặng, Từ Sương bước lên một bước: "Người, chúng tôi có thể lo liệu, nhưng mà nói năng phải cẩn trọng, cái gì gọi là "nên"? Nếu điều kiện tốt một chút thì "nên" chịu thiệt? Vậy thôi mọi người đừng làm việc nữa, từ nay về sau ai làm nhiều hơn thì người đó càng ít điểm lao động. Đội trưởng, chú nói xem có đúng không?"

Điền Hữu Phúc cũng bị lời nói khó nghe của Lý Xuân Quyên làm cho bực mình, nhưng bỗng dưng Từ Sương lên tiếng khiến ông ấy giật mình ngạc nhiên.

Phải biết là trước giờ con người Từ Sương trầm tĩnh không thích nói nhiều, nhưng chưa từng nặng lời với ai.

Từ Sương vừa dứt lời, ai nấy đều im thin thít.

Đúng đó, nếu nói điều kiện Vương Anh tốt nên phải quản hết luôn, vậy về sau mọi người cũng đâu cần làm việc nữa? Cứ có việc đến tay là đều núp hết qua một bên để càng nghèo càng tốt.

Lý Xuân Quyên còn định nói thêm gì đó, nhưng Điền Hữu Phúc không muốn nghe nữa: "Bà làm đội trưởng hay tôi làm đội trưởng? Không thì bà tới đảm nhận luôn đi?"

Ban nãy Lý Xuân Xuân Quyên tác oai tác quái trước mặt khiến Điền Hữu Phúc nổi cáu, giờ có rắm bà ta cũng không dám thả.

Điền Hữu Phúc suy nghĩ không nên để bà con trong đại đội mình bị thiệt thòi, đành thăm dò thêm: "Công việc này cũng tính vào điểm lao động, một ngày tính 4 điểm."

Bốn điểm tính ra nói nhiều không nhiều, mà nói ít cũng không ít, làm việc vất vả nửa ngày trời cũng coi như xứng đáng.

"Chỉ cần quan tâm thăm hỏi thôi, ít nhất qua hết mùa đông không xảy ra chuyện là được."

Tuy Điền Hữu Phúc chưa từng thu nhận phần tử cải tạo, nhưng cũng có nghe đại đội kế bên kể qua. Trong số những người này, có người có liên hệ ở hải ngoại, có người làm nghề giáo, người cao tuổi tự mãn cũng không ít. Có trường hợp không chăm lo chu đáo, chưa được hai năm đã trụ không nổi.

Điền Hữu Phúc nhìn hai cô trò này gầy trơ xương, nhìn thôi đã thấy xót xa.

Vương Anh là một bác sĩ, có cảnh sinh ly tử biệt nào mà chưa từng gặp, nhưng thấy cảnh ấy cô vẫn không cầm lòng nổi.

"Có thể."

Cô đồng ý rồi, bên cạnh vẫn có người không hài lòng, sớm nói có cộng điểm lao động thì có phải hay hơn không, chỉ định bất kỳ ai ở đây thì người ta cũng sẵn lòng nhận việc.

Không phải chỉ cần trông nom đừng để hai người đấy không xảy ra chuyện sao?

Mỗi ngày vòng tới vòng lui, ngó nghiêng phải trái là xong chuyện rồi.

Lý Xuân Quyên có chút hối hận, bà ta là muốn cho Vương Anh ăn một vố đau, nhà Vương Anh nhiều lương thực, giờ thêm hai miệng ăn, để coi nó còn có thịt có cá để ăn mỗi ngày không.

Kết quả Điền Hữu Phúc bổ sung điểm lao động, Lý Xuân Quyên liền thấy đau như mất tiền.

Nhưng giờ có nói gì nữa thì cũng vô dụng, Vương Anh người ta đã chấp nhận rồi.

Thấy sắc mặt hai cô trò không được tốt lắm, Vương Anh liền nhờ dân quân đưa họ về chỗ trú chân trước.

Còn cô về nhà lấy đồ, mang theo một ít dược liệu, cầm thêm một ấm nước nóng và chút rượu vàng.

Tư Sương muốn đi theo, Vương Anh không cho anh đi cùng: "Anh đi không hợp lẽ."

Cô đi là để xem xem hai người họ có bị bệnh gì không, Từ Sương đi theo cũng không giúp được gì.

Vương Anh dặn dò: "Anh nấu chút cháo bột mì, loãng thôi, lát nữa em quay về lấy."

Vương Anh mang theo đồ đạc rồi vội chạy đi, nhóm trưởng nhóm dân quân là người quen cũ, Điền Đại Trụ đưa người đến nơi vẫn chưa rời đi, chờ Vương Anh đến.

Thấy Vương Anh mang một đống đồ, Điền Đại Trụ kéo Vương Anh qua một bên thì thầm to nhỏ: "Hai người này đều là phần tử xấu, cô chu đáo như thế làm gì. Đừng để người khác nhìn thấy, lúc ấy cô có nói lý cũng cãi lại không được."

Vương Anh: "Họ vừa mới đến, tôi bắt mạch xem họ có bị bệnh gì không thôi. Họ đến đây để cải tạo, muốn lao động cải tạo thì sức khoẻ phải tốt mới thực hiện được chứ, đúng không?"

Điền Đại Trụ gãi đầu: "Được rồi, thế cô nhớ chú ý nhé. Nhất là bác gái cô đó."

Vương Anh cảm ơn Điền Đại Trụ lần nữa: "Quay về tôi bảo Từ Sương tặng anh ít kẹo cưới, hôm chúng tôi kết hôn anh không có ở đại đội, mãi vẫn chưa có dịp tặng."

Cô vẫn ghi nhớ chuyện lần trước Điền Đại Trụ giúp cô cãi lý với Lý Xuân Quyên, đáng lẽ nên đến nhà người ta cảm ơn đàng hoàng.

Điền Đại Trụ gọi hai dân quân khác chuẩn bị đi về: "Chuyện còn lại giao cho cô nhé, chúng tôi đi trước đây."

Vương Anh tiễn người đi, rồi mới quay lại nhìn xung quanh nơi này.

Căn nhà dột nát này là của năm hộ ngày trước được đảm bảo di dời đi nơi khác, mấy năm nay không có người ở nên trông lụp xụp tồi tàn, hai gian phòng, một nửa mái nhà sắp sập. Nửa còn lại cũng không khá hơn bao nhiêu, ẩm ướt mốc meo.

Đồ dùng hầu như không còn thứ gì sót lại, chỉ còn được mỗi cái giường lò. Cái khoá ở cửa ra vào không biết đã rớt đi đâu mất.

Trình Thục Phân người run như cầy sấy nhìn Vương Anh, giọng nói khản đặc phát ra từ trong cổ họng: "Cảm ơn cô."

Vương Anh sửng sốt: "Cổ họng cô bị sao thế?"

Không phải cô ấy làm nghề hát kịch hả?

Trình Thục Phân cười khổ: "Tôi vốn khàn giọng sẵn rồi, trên đường tới đây mệt nhọc lại không nghỉ ngơi đàng hoàng, lúc trước tôi có hút thuốc nữa."

Vương Anh im lặng trong chốc lát, rồi bắt đầu làm kiểm tra cho hai người họ, loại chuyện này hỏi kỹ càng thì cũng đâu có ý nghĩa gì? Làm thế chẳng khác nào rạch vết thương của người ta ra rồi xát muối vào.

Cô bé kia tầm mười ba mười bốn tuổi, đôi mắt sáng y như mèo, thấy người lạ liền cảnh giác, Vương Anh kéo tay con bé liền bị nó hất tay ra.

Trình Thục Phân vội giải thích: "Nó bị người ta doạ sợ thôi, bình thường không như vậy."

Vương Anh xua tay: "Không nói chuyện này, hai người có thấy khó chịu ở đâu không? Hoặc là có vết thương ngoài da?"

Trình Thục Phân nói mình không sao, còn chân Tiểu Ngọc có lẽ bị đụng chảy máu.

Vương Anh xắn ống quần cô bé lên, xem xét một lúc rồi chau mày: "Chảy máu rồi, lại không được xử lý kịp thời. Lại ngồi gần đống lửa hơ ấm chân trước, để máu lưu thông thì khử trùng"

Tiếp tục bắt mạch cho hai cô trò, ngoài bị nhiễm lạnh ra thì vấn về khác không đáng lo.

Cô rót cho mỗi người một bát nước nóng, lại uống thêm chút rượu vàng để người nhanh ấm lên.

Đi quanh phòng tìm được một cái chậu vỡ, Vương Anh chạy về nhà ôm than củi đến bỏ vào chậu than.

Lo xong công việc khám bệnh, Vương Anh lại nhìn trái nhìn phải, mái nhà phòng bên cạnh đã hỏng từ trước, làm nhiệt độ trong phòng bị tản đi.

Cô trầm tư một lát, đi qua hạ cánh cửa phòng bên kia xuống, trực tiếp chặn giữa hai gian phòng.

"Sau này đến buổi tối hai người cứ lấy cửa chặn lại, ban ngày thì lấy ra."

Nhìn cái mái nhà thế kia, tồi tàn dột nát không đủ để che mưa che gió.

Vương Anh đang bận rộn công việc trong tay, bỗng nhiên nghe bên ngoài có tiếng ai đó, thì ra là Từ Sương gọi cô.

"Đội trưởng đưa lương thực đến nhà mình, đồ của em đây, là cháo bột mì với hai cái màn thầu."

Vương Anh bối rối: "Đưa đến nhà chúng ta?"

Giọng Từ Sương mang theo vẻ bực bội: "Lý Xuân Quyên bắt tay với đám bà tám kia đi ý kiến ý cò, nói là để ở nhà chúng ta, nếu giao lương thực cho phần tử xấu sợ bọn họ sài phung phí."

Nói thế thôi, chứ lương thực đưa tới cũng chả có bao nhiêu, đa số là khoai sọ từ công xã phân xuống.

Mắt Vương Anh sáng lên: "Khoai sọ!"

_________________

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me