Toi La
Lúc mình 11 tuổi đã xảy ra một biến động khá lớn trong cuộc đời mình. Đó là bước chân đầu tiên hay là dấu ấn đầu tiên trên hành trình tìm lại chính mình.Cũng lúc ấy mình đã luôn tự hỏi mình là ai? Tại sao mình không bao giờ có cảm giác nơi mình đang ở, nơi mình về mỗi tối không phải là nhà? Và một câu hỏi mà tới tận bây giờ mình mới có câu trả lời: Tại sao khi việc gì đó xảy ra mà không đúng ý với người nuôi dưỡng mình, thì đó được xem là sai? Tại sao khi mình làm họ hài lòng thì đó là đúng? Tại sao khi mình làm gì sai thì họ sẽ hỏi "tại sao mình làm việc đó?" mà họ lại không đem cái việc mà cho là sai ấy đi "đánh giá hoặc bình phẩm hoặc phân tích" xem là đúng ở đâu và sai ở đâu? Tại sao mình phải luôn làm theo cái mà họ cho là đúng?Bây giờ, thay vì hỏi tại sao, mình đã hỏi việc đó đã xảy ra với mình như thế nào. Và mình biết rằng mỗi người, ai cũng có những tổn thương riêng của họ là cho cái tôi, cái bản ngã, cái shadowself của họ ngày một lớn và khi nó quá lớn, cũng như thùng rác tiêu cực đã quá đầy mà họ không biết cách bỏ rác hoặc không biết cách ngưng sản xuất rác thì họ sẽ phải vay mượn thùng rác của người khác để bỏ vào. Như vậy, do vô tình nhiều hơn cố ý, các bậc cha mẹ đã làm đầy thùng rác tiêu cực của con cái họ trước khi những đứa trẻ ấy bắt đầu sử dụng thùng rác của nó.Phát xét là một trạng thái có ý nghĩa tiêu cực hơn đánh giá.
Vấn đề luôn có hai mặt của nó, không có gì là tuyệt đối, không có gì là hoàn toàn đúng, không có gì là hoàn toàn sai, không có gì là hoàn toàn tích cực và cũng không có gì hoàn toàn tiêu cực. Mọi đánh giá đều mang tính chất tham khảo, nó tùy thuộc vào độ trưởng thành và nhận thức của mỗi người. Chỉ có thẩm phán, người dựa trên sự thỏa thuận chung của xã hội, để đưa mọi thứ vào một tiêu chuẩn nào đó, mới có quyền đưa ra phán xét. Nhưng thật ra nó cũng mang tính tương đối, vì bên cạnh thẩm phán còn có bồi thẩm đoàn và trước khi đưa ra phán xét, thẩm phán còn phải nghe các biện luận, các đánh giá từ các bên.Quay lại câu chuyện của mình. Trước năm 11 tuổi, nhà mình thuộc dạng khó khăn nếu không muốn nói là nghèo và chủ nợ nhiều hơn các thành viên trong gia đình. Nhưng ở đó, mình làm sai mình sẽ bị đánh đòn, mình làm đúng thì được khen. Mình là con gái nhưng rất hay đánh nhau với bọn con trai trong xóm, làm trò khùng điên, đi học thì không quan tâm giỏi dở vì đơn giản với mình đi học là một dạng hạnh phúc. Xưa đi bán bánh chuối chiên năm 6 tuổi, bán từ nhà đến trường và đến trường thì y như ế vì mình chỉ ngồi trước cửa lớp để nghe giảng mà không đi tiếp. Về ăn đòn là có nhưng mình không buồn vì mình biết mình làm sai.Mọi việc cứ vậy trôi qua đến khi mình học xong lớp 5 thì nhà mình vỡ nợ vì mẹ bị người ra giật hụi. Vậy là chị mình thì về nội ở, em mình thì theo mẹ đi làm, mình thì ở lại nhà một mình để "lo" mọi thứ dưới sự giúp đỡ của hàng xóm. Rồi gì tới nó tới, nhà nội thấy mình sống "gian hồ, chợ búa" quá nên rước mình về ở chung. Ông nội có thương tụi mình không? Câu trả lời là có, nhưng ông nội không chỉ có 1 đứa cháu và cách yêu thương cũng khác nhau.Nhà nội là một gia đình có ăn học, có văn hóa, có uy tín và có tiếng trong xã. Con cháu thì ai cũng học giỏi, có việc làm ổn định và cũng có một vị trí nào đó trong xã hội. Và tất nhiên một đứa như mình cũng phải cố gắng để hòa nhập. Mình học ngày học đêm chỉ để được học lực giỏi, tự hào về bản thân lắm, nhưng vẫn chưa đủ vì các anh, các chỉ sơ yếu lý lịch tốt hơn.Nếu mình loại giỏi thì sẽ hỏi tại sao chỉ là loại giỏi mà không phải nằm trong top. Khi được nằm trong top thì sẽ hỏi tại sao không là hạng 1? Rồi nếu mình chơi thân với con trai thì bảo tại sao không lo học mà lo yêu đương không ra thể thông gì. Nếu mình chơi thân với con gái thì lại cấm vì cho rằng mình đồng tính. Rồi khi mình lớn, thì mọi người muốn mình đi bên y, nhưng ai cũng biết y ở VN không phải muốn học là học. Để có cái danh hiệu học sinh giỏi, mình đã dùng gần như 500% công lực, mình biết mình không thể, nhưng nó không được lắng nghe. Sau đó mình xin được đi bên Đông y, tại mình thích các loại thảo dược, bấm huyệt châm cứu, thích chữa bệnh từ các phương pháp tự nhiên. Không để mình giải thích, mọi người cho rằng ước mơ của mình là phù phiếm, là ảo mộng, không mang lại giá trị vật chất, không mang lại sự thịnh vượng. Và đó là lần đầu tiên mình bắt đầu chống đối với phán xét ước mơ đó. Mình thất vọng và tổn thương một cách sâu sắc. Nhưng mình cũng đã đi qua.Năm 12, thời khắc quan trọng đã đến, mình xin được học bên tâm lý học vì chỉ đơn giản mình muốn tìm hiểu sâu hơn về những thứ bên tưởng tảng băng trôi đó và đồng thời để trả lời cho mình câu hỏi "tại sao người ta lại luôn thích phán xét người khác thay vì tự phán xét bản thân?". Tất nhiên câu trả lời vẫn là không vì đó là cái nghề chỉ giành cho những người thần kinh có vấn đề và cũng chỉ làm việc với những người thần kinh có vấn đề. Rồi tất nhiên mình cũng sẽ có vấn đề. Mọi người muốn mình đi bên kinh tế, nhưng phải là kinh tế đối ngoại thuộc khoa kinh tế đại học quốc gia vì danh tiếng của gia đình.Tất nhiên là mình thi rớt ạ. Mình chọn học một ngành trong khoa cơ khí, nơi không giành cho nữ. Và mình được cho đi học nhưng phải ráng ôn thi để năm sau khi lại lần 2. Đó cũng là lúc mình bắt đầu nổi loạn. Bạn trai đầu của mình nhận toàn phán xét tiêu cực. Mọi người tự định nghĩa bạn ấy là người như thế nào thông qua quê quán, vẻ bề ngoài và học lực. Nhưng mình bắt đầu chống đối vì đơn giản là mình cảm thấy đã đến lúc sẽ là người tự đánh giá và phán xét cuộc sống của mình.
Nếu bạn hỏi, tại sao mình lại để cho mọi người phán xét, cho mọi người đặt quan điểm cá nhân của họ lên cuộc đời mình? Tại sao mình không nói tiếng nói của riêng mình? Thì bạn cũng đang phát xét mình. Mỗi người có một tính cách, một cách thể hiện khác nhau. Do mình không được yêu thương, nếu muốn được yêu thương thì mình phải nhận sự phán xét.Thật ra phán xét là một phản xạ rất đổi bình thường. Nếu phía mình phán xét bạn trai cũ hay cả chồng của mình, thì gia đình của họ cũng đưa ra những phán xét tương tự giành cho mình. Câu hỏi được đặt ra là, ai sẽ để ngoài tai những phán xét tiêu cực ấy? Bạn trai đầu của mình đã không vượt qua được vì bạn ấy là người mang những tổn thương khác liên quan gia đình, đến truyền thống, đến môi trường bạn ấy lớn lên.Kể ra nó nhẹ nhàng vậy thôi, chứ lúc mình nhận những lời phán xét rất cá nhân ấy, mình bị tổn thương ghê lắm. Nhưng bây giờ thì mình không còn bị tổn thương nữa. Không phải là vì không ai phán xét mình hay mình lên núi ở để không gặp ai. Ví dụ như mình chia sẻ bất kì nội dung gì mẹ mình sẽ bảo mình bị khùng, bị một ai đó đang chiếm giữ thân xác của mình. Mình xem bài tarot thì bảo mình đồng bóng, mình mang một thế lực đen tối, tự cho mình là thay trời hành đạo, phản động, coi thường mọi người. Mình nhận chia sẻ của mẹ, lắng nghe lý do sao mẹ lại nói vậy. Mình đã không phản ứng, không cự cãi lại, mình chỉ xin được chia sẻ quan điểm cá nhân và hi vọng mẹ sẽ tôn trọng quan điểm và cách mình trải nghiệm cuộc sống này theo cách hiểu của mình. Nếu mình vấp ngã, mình sẽ học được cách đứng lên và sẽ chú ý hơn để không vấp ngã lần nữa. Mẹ không thể cứ bao bọc mình mãi được. Và mẹ cũng chấp nhận là người quan sát cuộc sống của mình chứ không phải là người đạo diễn hay biên kịch cho cuộc sống của mình.Đó là cách mình tiếp nhận phán xét đúng sai trong thời điểm hiện tại. Mình quan sát lúc nào mình nên lắng nghe và lúc nào nên phản ứng. Luôn hỏi việc đó xảy ra như thế nào, phân tích ý kiến đó và tiếp thu có chọn lọc.
Đối với con của mình của vậy, mình chưa bao giờ nghe ý kiến một chiều của con mình hay của một ai đó. Mình không vội la mắng, qui định đúng sai. Mình cảm thấy bản thân may mắn vì mình biết cách làm sạch thùng rác của mình và đã không cư xử như mọi người đã làm đối với mình.
Khi mình bắt đầu có dấu hiệu bắt chồng hay con mình làm theo ý mình một cách vô lý, thì mình biết mình đang rơi vào trạng thái tiêu cực, mình lại bắt đầu phán xét cách họ sống. Lúc đó mình sẽ nghe cách họ phản kháng, họ sẽ hỏi lại mình tại sao họ phải làm như vậy. Đó là dấu hiệu để mình biết mình nên hít thở 5 phút trước khi mình trả lời họ.
Nếu bạn muốn người khác không phát xét bạn thì bạn cũng nên dừng việc phán xét người khác. Hãy thay thế việc phán xét bằng việc đánh giá như bạn đang phân tích và đánh giá một câu nói, một tác phẩm văn chương, nghệ thuật nào đó.Hãy học cách tôn trọng người khác vì cho đi là nhận lại.
Vấn đề luôn có hai mặt của nó, không có gì là tuyệt đối, không có gì là hoàn toàn đúng, không có gì là hoàn toàn sai, không có gì là hoàn toàn tích cực và cũng không có gì hoàn toàn tiêu cực. Mọi đánh giá đều mang tính chất tham khảo, nó tùy thuộc vào độ trưởng thành và nhận thức của mỗi người. Chỉ có thẩm phán, người dựa trên sự thỏa thuận chung của xã hội, để đưa mọi thứ vào một tiêu chuẩn nào đó, mới có quyền đưa ra phán xét. Nhưng thật ra nó cũng mang tính tương đối, vì bên cạnh thẩm phán còn có bồi thẩm đoàn và trước khi đưa ra phán xét, thẩm phán còn phải nghe các biện luận, các đánh giá từ các bên.Quay lại câu chuyện của mình. Trước năm 11 tuổi, nhà mình thuộc dạng khó khăn nếu không muốn nói là nghèo và chủ nợ nhiều hơn các thành viên trong gia đình. Nhưng ở đó, mình làm sai mình sẽ bị đánh đòn, mình làm đúng thì được khen. Mình là con gái nhưng rất hay đánh nhau với bọn con trai trong xóm, làm trò khùng điên, đi học thì không quan tâm giỏi dở vì đơn giản với mình đi học là một dạng hạnh phúc. Xưa đi bán bánh chuối chiên năm 6 tuổi, bán từ nhà đến trường và đến trường thì y như ế vì mình chỉ ngồi trước cửa lớp để nghe giảng mà không đi tiếp. Về ăn đòn là có nhưng mình không buồn vì mình biết mình làm sai.Mọi việc cứ vậy trôi qua đến khi mình học xong lớp 5 thì nhà mình vỡ nợ vì mẹ bị người ra giật hụi. Vậy là chị mình thì về nội ở, em mình thì theo mẹ đi làm, mình thì ở lại nhà một mình để "lo" mọi thứ dưới sự giúp đỡ của hàng xóm. Rồi gì tới nó tới, nhà nội thấy mình sống "gian hồ, chợ búa" quá nên rước mình về ở chung. Ông nội có thương tụi mình không? Câu trả lời là có, nhưng ông nội không chỉ có 1 đứa cháu và cách yêu thương cũng khác nhau.Nhà nội là một gia đình có ăn học, có văn hóa, có uy tín và có tiếng trong xã. Con cháu thì ai cũng học giỏi, có việc làm ổn định và cũng có một vị trí nào đó trong xã hội. Và tất nhiên một đứa như mình cũng phải cố gắng để hòa nhập. Mình học ngày học đêm chỉ để được học lực giỏi, tự hào về bản thân lắm, nhưng vẫn chưa đủ vì các anh, các chỉ sơ yếu lý lịch tốt hơn.Nếu mình loại giỏi thì sẽ hỏi tại sao chỉ là loại giỏi mà không phải nằm trong top. Khi được nằm trong top thì sẽ hỏi tại sao không là hạng 1? Rồi nếu mình chơi thân với con trai thì bảo tại sao không lo học mà lo yêu đương không ra thể thông gì. Nếu mình chơi thân với con gái thì lại cấm vì cho rằng mình đồng tính. Rồi khi mình lớn, thì mọi người muốn mình đi bên y, nhưng ai cũng biết y ở VN không phải muốn học là học. Để có cái danh hiệu học sinh giỏi, mình đã dùng gần như 500% công lực, mình biết mình không thể, nhưng nó không được lắng nghe. Sau đó mình xin được đi bên Đông y, tại mình thích các loại thảo dược, bấm huyệt châm cứu, thích chữa bệnh từ các phương pháp tự nhiên. Không để mình giải thích, mọi người cho rằng ước mơ của mình là phù phiếm, là ảo mộng, không mang lại giá trị vật chất, không mang lại sự thịnh vượng. Và đó là lần đầu tiên mình bắt đầu chống đối với phán xét ước mơ đó. Mình thất vọng và tổn thương một cách sâu sắc. Nhưng mình cũng đã đi qua.Năm 12, thời khắc quan trọng đã đến, mình xin được học bên tâm lý học vì chỉ đơn giản mình muốn tìm hiểu sâu hơn về những thứ bên tưởng tảng băng trôi đó và đồng thời để trả lời cho mình câu hỏi "tại sao người ta lại luôn thích phán xét người khác thay vì tự phán xét bản thân?". Tất nhiên câu trả lời vẫn là không vì đó là cái nghề chỉ giành cho những người thần kinh có vấn đề và cũng chỉ làm việc với những người thần kinh có vấn đề. Rồi tất nhiên mình cũng sẽ có vấn đề. Mọi người muốn mình đi bên kinh tế, nhưng phải là kinh tế đối ngoại thuộc khoa kinh tế đại học quốc gia vì danh tiếng của gia đình.Tất nhiên là mình thi rớt ạ. Mình chọn học một ngành trong khoa cơ khí, nơi không giành cho nữ. Và mình được cho đi học nhưng phải ráng ôn thi để năm sau khi lại lần 2. Đó cũng là lúc mình bắt đầu nổi loạn. Bạn trai đầu của mình nhận toàn phán xét tiêu cực. Mọi người tự định nghĩa bạn ấy là người như thế nào thông qua quê quán, vẻ bề ngoài và học lực. Nhưng mình bắt đầu chống đối vì đơn giản là mình cảm thấy đã đến lúc sẽ là người tự đánh giá và phán xét cuộc sống của mình.
Nếu bạn hỏi, tại sao mình lại để cho mọi người phán xét, cho mọi người đặt quan điểm cá nhân của họ lên cuộc đời mình? Tại sao mình không nói tiếng nói của riêng mình? Thì bạn cũng đang phát xét mình. Mỗi người có một tính cách, một cách thể hiện khác nhau. Do mình không được yêu thương, nếu muốn được yêu thương thì mình phải nhận sự phán xét.Thật ra phán xét là một phản xạ rất đổi bình thường. Nếu phía mình phán xét bạn trai cũ hay cả chồng của mình, thì gia đình của họ cũng đưa ra những phán xét tương tự giành cho mình. Câu hỏi được đặt ra là, ai sẽ để ngoài tai những phán xét tiêu cực ấy? Bạn trai đầu của mình đã không vượt qua được vì bạn ấy là người mang những tổn thương khác liên quan gia đình, đến truyền thống, đến môi trường bạn ấy lớn lên.Kể ra nó nhẹ nhàng vậy thôi, chứ lúc mình nhận những lời phán xét rất cá nhân ấy, mình bị tổn thương ghê lắm. Nhưng bây giờ thì mình không còn bị tổn thương nữa. Không phải là vì không ai phán xét mình hay mình lên núi ở để không gặp ai. Ví dụ như mình chia sẻ bất kì nội dung gì mẹ mình sẽ bảo mình bị khùng, bị một ai đó đang chiếm giữ thân xác của mình. Mình xem bài tarot thì bảo mình đồng bóng, mình mang một thế lực đen tối, tự cho mình là thay trời hành đạo, phản động, coi thường mọi người. Mình nhận chia sẻ của mẹ, lắng nghe lý do sao mẹ lại nói vậy. Mình đã không phản ứng, không cự cãi lại, mình chỉ xin được chia sẻ quan điểm cá nhân và hi vọng mẹ sẽ tôn trọng quan điểm và cách mình trải nghiệm cuộc sống này theo cách hiểu của mình. Nếu mình vấp ngã, mình sẽ học được cách đứng lên và sẽ chú ý hơn để không vấp ngã lần nữa. Mẹ không thể cứ bao bọc mình mãi được. Và mẹ cũng chấp nhận là người quan sát cuộc sống của mình chứ không phải là người đạo diễn hay biên kịch cho cuộc sống của mình.Đó là cách mình tiếp nhận phán xét đúng sai trong thời điểm hiện tại. Mình quan sát lúc nào mình nên lắng nghe và lúc nào nên phản ứng. Luôn hỏi việc đó xảy ra như thế nào, phân tích ý kiến đó và tiếp thu có chọn lọc.
Đối với con của mình của vậy, mình chưa bao giờ nghe ý kiến một chiều của con mình hay của một ai đó. Mình không vội la mắng, qui định đúng sai. Mình cảm thấy bản thân may mắn vì mình biết cách làm sạch thùng rác của mình và đã không cư xử như mọi người đã làm đối với mình.
Khi mình bắt đầu có dấu hiệu bắt chồng hay con mình làm theo ý mình một cách vô lý, thì mình biết mình đang rơi vào trạng thái tiêu cực, mình lại bắt đầu phán xét cách họ sống. Lúc đó mình sẽ nghe cách họ phản kháng, họ sẽ hỏi lại mình tại sao họ phải làm như vậy. Đó là dấu hiệu để mình biết mình nên hít thở 5 phút trước khi mình trả lời họ.
Nếu bạn muốn người khác không phát xét bạn thì bạn cũng nên dừng việc phán xét người khác. Hãy thay thế việc phán xét bằng việc đánh giá như bạn đang phân tích và đánh giá một câu nói, một tác phẩm văn chương, nghệ thuật nào đó.Hãy học cách tôn trọng người khác vì cho đi là nhận lại.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me