Triet Hoc
TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
1.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Giải thích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chính là giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học cho nên trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm được đưa ra để giải quyết
vấn đề này như:
+ Trên quan điểm duy tâm: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định
vật chất. Như vậy các nhà triết học quan duy tâm đã giải quyết vấn đề thứ nhất của vật
chất và ý thức.
+ Trên quan điểm duy vật trước Marx: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật
chất quyết định ý thức. Như vậy các nhà triết học quan điểm duy vật khẳng định tính thứ
nhất. Tuy nhiên các nhà duy vật trước Marx khi xem xét mối quan hệ này chưa thấy được
tính độc lập tương đối của vật chất với ý thức.
Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, phê phán, có bãi bỏ các quan điểm
trong lịch sử khi giải quyết mối quan hệ này từ đó đưa ra quyết định của mình như sau:
Một là trên quan điểm duy vật chủ nghĩa Marx – Lenin cũng đã khẳng định rằng vật chất
quyết định ý thức. Sự quyết định đó được thể hiện trên hai nội dung:
+ Vật chất quyết định về mặt nội dung, hình thể, bản chất của ý thức. Có nghĩa là vật chất
như thế nào thì ý thức phản ánh như vậy.
+ Vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức. Khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi.
Hai là trên quan điểm duy vật biện chứng chủ nghĩa Marx – Lenin còn khẳng định rằng
ý thức tác động trở lại vật chất. Sự tác động đó diễn ra trên hai nội dung:
+ Nếu ý thức phản ánh đúng đắn phù hợp với thực tại khách quan thì nó sẽ góp phần
thúc đẩy tự nhiên xã hội và con người phát triển.
+ Nếu ý thức phản ánh sai lệch thực tại khách quan thì nó sẽ kiềm hãm sự phát triển của
tự nhiên và con người.
Ý nghĩa: Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức khi nhận thức, hoạt
động cần chú ý hai vấn đề sau:
+ Do vật chất quyết định ý thức cho nên ta cần ưu tiên nhận thức biến đổi yếu tố vật chất
đầu tiên.
+ Do ý thức tác động trở lại đối với vật chất cho nên khi nhận thức và hành động ta cần có
sự tác động phù hợp vào yếu tố ý thức để làm cho ý thức phản ánh đúng đắn thực tại
khác quan từ đó giúp cho sự vật hiện tượng phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
2. Quy luật lượng – chất
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Từ nội
dung của quy luật này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày phân tích và chỉ rõ cách thức của
sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Nội dung của quy luật đó được thể hiện qua các
vấn đề sau:
Khái niệm:
Chất: Là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng là
một mối liên hệ bên trong của sự vật hiện tượng để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật
hiện tượng khác.
Một sự vật hiện tượng có muôn vàn chất sự vật mới tồn tại thông qua mối quan hệ giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Sự vật hiện tượng đó biểu hiện mình là cái gì.
Lượng: Là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ, cấp độ của sự vật hiện tượng.
Do chất của sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng cho nên lượng của sự vật hiện
tượng vô cùng phong phú và đa dạng. Có những lượng có thể cân đong đo đếm mối quan hệ, có
những lượng chỉ mang tính ước lượng như tình cảm, trình độ phát triển xã hội, tri thức.
Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin: Cách thức của sự vận động phát triển của sự vật, hiện
tượng là sự chuyển hóa, sự tích lũy về lượng trong giới hạn độ đạt đến điểm nút thực hiện bước
nhảy và chất mới ra đời.
Độ: Là một phạm trù dùng để chỉ khoảng mà ở đó sự chuyển hóa, tích lũy chưa làm thay đổi về
chất căn bản của sự vật, hiện tượng.
Điểm nút: Phạm trù dùng để chỉ điểm mà ở đó sự tích lũy, sự chuyển hóa về lượng làm thay đổi
chất căn bản của sự vật hiện tượng. Một sự vật, hiện tượng được giới hạn bởi hai điểm nút, điểm
đầu và điểm cuối.
Bước nhảy: Sự chuyển hóa về chất căn bản của sự vật hiện tượng mà lượng tích lũy trước đó đem
lại. Do chất của sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng cho nên bước nhảy của sự vật
hiện tượng cũng vô cùng phong phú đa dạng nhưng chúng ta có thể phân thành hai nhóm bước
nhảy cơ bản như sau:
Trên quy mô bước nhảy thì có thể phân thành bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ, trong đó
bước nhảy cục bộ thay đổi từng mặt, từng yếu tố chất trong căn bản của sự vật hiện tượng, còn
bước nhảy toàn bộ thay đổi toàn bộ chất căn bản của sự vật hiện tượng.
Xét về mặt thời gian, có bước nhảy dần dần, bước nhảy đột biến trong đó bước nhảy dần dần là
sự tích lũy sự chuyển hóa dần dần về lượng thông qua một thời gian nhất định đạt tới một điểm
nút, thực hiện một bước nhảy tạo thành chất mới.
Bước nhảy đột biến: Sự thay đổi tức khắc chất căn bản của sự vật hiện tượng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin khi chất mới ra đời thì sẽ có lượng mới kèm theo nó là sự vật hiện tượng tiếp tục
bước chuyển, phát triển theo quá trình của nó.
Ý nghĩa: Từ nội dung quy luật lượng – chất, khi nhận thức cũng như khi hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải chú ý hai vấn đề
sau:
+ Tránh thái độ nóng vội chủ quan, duy ý chí khi xem xét cách thức của sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Tránh thái độ bảo thủ trì trệ kìêm hãm của vận động phát triển sự vật hiện tượng.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
3. Quy luật về sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập
(Quy luật mâu thuẫn)
Là một trong ba quy luật cơ bản của được xem là hạt nhân của phép biện chứng duy vật bởi từ
quy luật này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày phân tích và chỉ rõ nguồn gốc của sự vận động
phát triển sự vật, hiện tượng trên thế giới này. Nội dung quy luật ấy được thế hiện như sau:
Khái niệm:
Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những thuộc tính có khuynh
hướng biến đổi ngược chiều nhau.
Nội dung:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên, trong đó:
+ Sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự nương tựa có nhau, cái này đòi hỏi cái kia
làm tiền đề cho sự tồn tại của mình.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bác bỏ sự phủ định, triệt tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Bên trong thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thống nhất là tương đối, đấu tranh là
tuyệt đối.
Các loại mâu thuẫn: Do mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động phát triển trong khi đó sự vật
hiện tượng lại vô cùng phong phú đa dạng cho nên mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng cũng vô
cùng phong phú và đa dạng như: Mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài; cơ bản và không cơ
bản ; chủ yếu hay thứ yếu. Trong đó:
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt bên trong sự vật hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Trong mối quan hệ giữa
mâu thuẫn bên trong và bên ngoài thì mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định đến sự tồn
tại, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực xã hội.
Trong đó mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các nhóm người, về các lợi ích trong xã hội
nhất là về vấn đề kinh tế. Loại mâu thuẫn này chỉ có cách giải quyết bằng phương pháp bạo lực
cách mạng.
Mâu thuẫn không đối kháng cũng diễn ra trong lĩnh vực xã hội, mâu thuẫn này có thể giải
quyết bằng phương pháp hòa giải.
Ý nghĩa:
Từ nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập khi hoạt động thực tiễn cần
chú ý đến hai vấn đề sau:
+ Giải quyết mâu thuẫn để sự vật hiện tượng vận động, phát triển theo đúng quan điểm, ý định
của chúng ta.
+ Tránh quan điểm thủ tiêu mâu thuẫn vì thủ tiêu mâu thuẫn là thủ tiêu nguồn gốc của sự vận
động và phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, từ nội dung của nguyên lý này chủ
nghĩa Marx – Lenin đã trình bày, phân tích và khẳng định mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trên thế
giới này. Nội dung nguyên lý ấy được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau:
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trên thế giới này, một vấn đề lớn đã đặt ra liệu sự vật, hiện tượng trên
thế giới này có mối quan hệ với nhau hay không. Để trả lời cho câu hỏi này trong lịch sử triết học có hai
phương án được đưa ra:
Một là với phương pháp siêu hình các nhà triết học phủ nhận mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng trên thế giới này. Bởi vì người ta xem xét thế giới này như một cỗ máy khổng
lồ, các sự vật hiện tượng chẳng qua là các chi tiết trên cỗ máy. Sự liên kết của các sự vật hiện tượng đó là
sự liên kết giữa bulong và ốc vít.
Hai là đối lập với phương án trả lời trên với phương pháp biện chứng chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng
định rằng mọi sự vật hiện tượng có mối liên hệ, có sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.
Từ phương án trả lời thứ hai khẳng định mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng thì một vấn đề thứ hai
được đặt ra nếu như sự vật hiện tượng có tác động lẫn nhau thì nguồn gốc của mối liên hệ đó là gì. Để trả
lời cho câu hỏi này trong lịch sử triết học cũng có hai phương án được đưa ra:
+ Một là đứng trên thế giới quan duy tâm truy tìm nguồn gốc của mối quan hệ của sự tác động lẫn nhau
từ tính thống nhất của thế giới ở tính ý thức, người ta cho rằng sự vật, hiện tượng có đa dạng, phong phú,
phức tạp đến đâu đi chăng nữa thì nó chẳng qua là sự biểu hiện khác nhau của ý thức mà thôi.
+ Đối lập với phương án trả lời trên, trên thế giới quan duy vật các nhà triết học khẳng định rằng sở dĩ
sự vật hiện tượng có mối liên hệ lẫn nhau là do tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất. Chủ nghĩa
Marx – Lenin trên cơ sở kế thừa tiếp thu có chọn lọc, phong phú các quan điểm trong lịch sử khi nhìn
nhận về vấn đề này từ đó đưa ra quan điểm của mình như sau:
++ Sự vật hiện tượng trên thế giới này tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
và nguồn gốc của mối liên hệ đó là từ tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất.
Tính chất của nguyên lý:
Theo quan điểm biện chứng duy vật các nhà triết học Marx (xít) đã chỉ ra nguyên lý của mối liên hệ phổ
biến có ba tính chất cơ bản:
+ Tính chất khách quan: Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng tồn tại từ nguồn gốc bên trong nguồn gốc
vật chất chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay một đấng siêu nhiên nào đó.
+ Tính chất phổ biến: Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên, xã
hội và tư duy con người và thậm chí các lĩnh vực đó với nhau.
+ Tính chất đa dạng phong phú: Do sự vật hiện tượng trên thế giới này phong phú đa dạng về hình thức
nội dung bản chất cho nên mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng cũng phong phú như vậy nhưng chúng
ta có thể khái quát thành các mối liên hệ cơ bản sau: Mối liên hệ bên trong, bên ngoài, cái chung và cái
riêng, mối liên hệ giữa nguyên nhân kết quả, mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu
nhiên. Trong đó mối liên hệ bên trong là mối liên hệ giữa các yếu tố, thuộc tính bên trong sự vật hiện
tượng. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Mối liên hệ này đóng
vai trò tác động đến sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối liên hệ phổ biến, khi nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cần chú ý đến hai vấn đề:
+ Do sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ cho nên ta cần phải chú ý tính toàn diện khi xem xét sự vật hiện tượng
+ Do mối liên hệ có vai trò khác nhau trong từng tác dụng, trong từng nội dung cho nên chúng ta cần phải chú ý đến tính lịch sử
cụ thể của nó để ưu tiên nhận thức những mối quan hệ đóng vai trò quyết định.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
5. Nguyên lý về mối liên hệ phát triển
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Từ
nội dung của nguyên lý này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày, phân tích chỉ rõ, khẳng định sự
vận động phát triển của sự vật hiện tượng trên thế giới này. Nội dung nguyên lý ấy được thể hiện
qua các vấn đề cơ bản sau:
Một là khi xem xét các sự vật hiện tượng trên thế giới này một vấn đề được đặt ra đó là liệu sự
vật, hiện tượng trên thế giới này có sự phát triển hay không. Để trả lời cho câu hỏi này trong lịch
sử triết học có hai phương án được đưa ra:
+ Với phương pháp siêu hình các nhà triết học phủ nhận sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng. Người ta cho rằng nếu cho chăng đi nữa sự vật hiện tượng phát triển về mặt lượng
mà thôi.
+ Đối lập với quan điểm trên, với phương pháp biện chứng, các nhà triết học khẳng định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ
đơn giản đến phức tạp.
Vấn đề thứ hai được đặt ra là nếu như sự vật hiện tượng có sự phát triển thì nguồn gốc của sự
vận động, phát triển là gì. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai này trong lịch sử triết học có hai phương
án được đưa ra:
+ Thứ nhất là: Đứng trên thế giới quan duy tâm các nhà triết học truy tìm nguồn gốc của sự vận
động phát triển từ yếu tố ý thức, yếu tố phi vật chất hay một đấng siêu nhiên nào đó.
+ Độc lập với quan điểm duy tâm, với thế giới quan duy vật, các nhà triết học đã truy tìm
nguồn gốc của sự vận động phát triển, từ yếu tố vật chất, từ yếu tố bên trong của sự vật hiện
tượng. Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, có phê phán, bác bỏ từ đó đưa ra
quan điểm của mình như sau:
++ Phát triển là một hình thức đặc biệt của sự vận động, đó là vận động trong xu thế đi lên của sự
vật hiện tượng từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, đơn giản đến phức tạp.
Nguồn gốc của sự phát triển là từ sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên. Theo
quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin nguyên lý về sự phát triển có ba tính chất cơ bản sau:
+++ Tính chất khách quan: Sự phát triển của sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan con người cho dù con người có biết về nó, tác động vào nó hay không đi chăng nữa thì
sự vật hiện tượng vẫn vận động và phát triển bởi vì nguồn gốc của sự vận động và phát triển là
nguồn gốc bên trong khách quan, là sự thống nhất và đấu tranh của các mảng đối lập tạo nên.
+++ Tính chất phổ biến: Sự phát triển của sự vật hiện tượng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ tự
nhiên xã hội và tư duy con người.
+++ Tính đa dạng phức tạp: Xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng là tất yếu tuy nhiên
trong một chu trình phát triển của sự vật hiện tượng có những lúc thoái trào, khó khăn song sự
phát triển đi lên là tất yếu.
Ý nghĩa:
Từ nội dung nguyên lý về sự phát triển, trong nhận thức cũng như khi hành động thực tiễn chúng ta cần phải chú ý hai vấn đề sau:
+ Phải xem xét sự vật hiện tượng trong xu thế phát triển của nó Có thái độ lạc quan tin tưởng vào tương lai.
+ Tránh thái độ bi quan buông xuôi khi gặp bi quan trắc trở.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhân loại
Là một trong những nội dung cơ bản quan trọng của triết học nói chung và lý luận nói riêng.
Vì vậy đã có nhiều quan điểm đưa ra trong lịch sử triết học để định nghĩa.
Duy tâm: Thực tiễn là hành động tình cảm, tâm lý, nghệ thuật, cảm xúc của con người.
Duy vật về kinh tế: Thực tiễn là hành động kinh tế, dơ bẩn, phân bua, mua rẻ bán đắt, lừa lọc
nhau.
Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa phê phán các quan điểm trên, từ đó đưa ra khái niệm thực
tiễn của mình như sau:
Thực tiễn: Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người
nhằm cải tạo thế giới tự nhiên, con người và xã hội
Trong quá trình hành động phát triển của con người thì con người có nhiều hành động vật chất
khác nhau nhưng tựu chung chúng ta có thể phân thành ba loại hoạt động thực tiễn sau:
Hoạt động sản xuất vật chất: Hành động đầu tiên quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của con người.
Hoạt động cách mạng xã hội: Giúp cho các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hình thái kinh tế xã hội này đến hình thái kinh tế xã hội
khác.
Thực nghiệm khoa học:
Con người tái hiện lại các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình, để nhận
thức hành động này ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhận thức nhân
loại
Vai trò:
Từ việc xác định nội hàm đúng đắn khái niệm thực tiễn. Chủ nghĩa Marx – Lenin đã chỉ ra vai
trò của nhận thức thực tiễn đối với nhận thức nhân loại như sau:
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực để nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Trong đó
thực tiễn là cơ sở của nhận thức bởi vì thông qua hoạt động phát triển, giới tự nhiên cung cấp
những tư liệu sinh hoạt cho con người tồn tại, cung cấp những nội dung, quy luật, tư liệu cho
con người nhận thức.
Thực tiễn là động lực để nhận thức bởi thông qua hành động thực tiễn nhận thức con người ngày
càng sâu sắc hoàn thiện hơn, vì không phải nhận thức ngày một ngày hai mà phải trải qua một
quá trình lâu dài.
Mục đích của nhận thức: Hành động thực tiễn. Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin khi
hành động thực tiễn con người ngày càng sâu sắc hơn thì nhận thức hành động thực tiễn cũng
ngày càng đúng đắn sâu sắc hơn.
Thực tiễn đạt tiêu chuẩn để nhận ra chân lý.
Theo chủ nghĩa Marx – Lenin thông qua nhận thức cảm tính và lý tính con người đã có tri thức
hiểu biết song để biếtnó đúng hay sai, mức độ nào thì ta cần đưa tri thức đó vào thực tiễn để
kiểm điểm. Nếu những tri thức đó đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì người ta gọi là chân lý.
Chủ nghĩa Marx – Lenin phân chân lý làm hai loại: Tương đối và tuyệt đối
Tương đối: Những tri thức đúng trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
Tuyệt đối: Những tri thức đúng ở mọi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
7. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Khái niệm
Lực lượng sản xuất là phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất.
Trong lực lượng sản xuất gồm con người (Người lao động với khả năng thể lực và trí lực của
mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con
người tồn tại).
Bên cạnh còn có tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động (do con người tạo ra hoặc có sẵn trong
tự nhiên) và tư liệu lao động (công cụ lao động – bàn tay nối dài của con người, làm tăng hiệu suất
lao động của con người trong quá trình sản xuất và phát triển lao động – đây là những yếu tố hỗ
trợ cho quá trình sản xuất của con người).
Trong lực lượng sản xuất, con người đóng vai trò quyết định, tuy nhiên con người không phải
yếu tố biến đổi đầu tiên trong lực lượng sản xuất mà là công cụ lao động.
Quan hệ sản xuất là một phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong
quá trình sản xuất.
Trong quan hệ sản xuất, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có 3 quan hệ cơ bản: Quan hệ sở hữu
tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quy luật sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Trong ba quan hệ này, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin, khi xem xét mối quan hệ này, các nhà Mác xít đã chỉ
ra rằng:
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, sự quyết định được thể hiện ở hai nội dung:
+ Lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như vậy. Điều này có nghĩa là quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo.
Mặt khác theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin, quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối
với lực lượng sản xuất, sự tác động này được thể hiện ở hai nội dung:
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất sẽ góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất sẽ kìêm
hãm sự phát triển của xã hội.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khi nhận thức
cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần chú ý hai vấn đề:
+ Do lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất cho nên chúng ta cần ưu tiên nhận thức tác
động vào các yếu tố trong lực lượng sản xuất, đặc biệt là nhân tố con người. Bởi vì con người
đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất và suy đến cùng, con người đóng vai trò quyết
định trong tác động xã hội của con người.
+ Mặt khác, quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất cho nên chúng ta
cần nhận thức và tác động phù hợp vào các yếu tố trong quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở
hữu tư liệu sản xuất để làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng
sản xuất, từ đó giúp xã hội vận động và phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
8. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính là mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị trong lĩnh vực xã hội.
Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là một phạm trù chung để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành
cơ cấu kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Cơ sở hạ tầng trong một giai đoạn lịch sử nhất định thường có ba quan hệ sản xuất cơ
bản: Quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất thống trị và quan hệ sản xuất cơ bản.
Trong ba quan hệ sản xuất này, quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định và
trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị đóng vai trò quyết định trong quan hệ
sản xuất thống trị. Từ đó đóng vai trò quyết định trong cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng là phạm trù dùng để chỉ toàn bộ những thể chế chính trị và thiện
chế tương ứng được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng có những yếu tố như nhà nước, hiến pháp, pháp luật, nhà tù,
quân đội, công an, báo chí và hệ tư tưởng.
Trong xã hội có giai cấp thì nhà nước đóng vai trò quyết định trong kiến trúc thượng tầng.
Nội dung:
Trên quan điểm duy vật lịch sử: Khi xem xét mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng định rằng:
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, sự quyết định này được thể hiện ở hai
nội dung: Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng được xây dựng như vậy.
Khi cơ sở hạ tầng thay đổi (đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị thay đổi) thì kiến trúc
thượng tầng sẽ thay đổi theo. Mặt khác, trên quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa Marx
– Lenin cũng chỉ ra rằng kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại với cơ sở hạ tầng, sự
tác động này thể hiện trên hai nội dung:
+ Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó sẽ góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển
+ Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó sẽ kìêm hãm sự phát
triển của xã hội
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, khi
nhận thức cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần lưu ý đến hai vấn đề:
+ Do cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cho nên khi nhận thức cũng như khi
hoạt động thực tiễn, chúng ta cần ưu tiên nhận thức tác động vào cơ sở hạ tầng đầu tiên,
đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị vì vai trò quyết định cơ sở hạ tầng.
+ Mặt khắc do kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng, khi nhận thức
cũng như hoạt động thực tiễn, chúng ta cần có sự tác động phù hợp vào các yêu tố trong
kiến trúc thượng tầng và từ đó làm cho kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ
tầngnhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
9. MỐI QUAN HỆ BIẾN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Khái niệm:
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan hệ vật chất ý thức trong lĩnh vực xã hội, trong
đó:
Tồn tại xã hội là một phạm trù dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật chất trong đời
sống xã hội. Trong tồn tại xã hội gồm các yếu tố như ý thức sản xuất, điều kiện tự
nhiên, trình độ dân trí, mức độ dân số, tài nguyên khoáng sản, điều kiện khí hậu.
Trong đó ý thức sản xuất đóng vai trò quyết định trong tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là một phạm trù dùng để chỉ sự phản ánh tồn tại xã hội trong một khoảng
thời gian lịch sử nhất định.
Trong ý thức xã hội gồm có các yếu tố như ý thức thông thường, ý thức lý luận, hệ tư
tưởng, ý thức thẩm định, đạo đức, v...v.
Nội dung:
Trên quan điểm duy vật lịch sử, khi xem xét mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội, chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,
sự quyết định này được thể hiện ở hai nội dung:
+ Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như vậy.
+ Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo.
Mặt khác trên quan điểm duy vật lịch sử, các nhà triết học cũng khẳng định rằng ý
thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội, sự tác động này thể hiện ở hai nội dung:
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn, phù hợp với tồn tại xã hội thì góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển.
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch tồn tại xã hội thì nó sẽ kiềm hãm sự vận động phát
triển của xã hội
Theo quan điểm Mác xít, sở dĩ có sự tác động trở lại này là do ý thức xã hội có tính độc
lập tương đối so với tồn tại xã hội vì ý thức xã hội có thể vượt trước hay lạc hậu so với tồn
tại xã hội.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội khi nhận thức
cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần chú ý tới hai vấn đề:
+ Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên cần ưu tiên nhận thức tác động, biến đổi
tồn tại xã hội đầu tiên, đặc biệt là ý thức xã hội.
+ Do ý thức xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội nên chúng ta cần có sự tác động phù
hợp vào các yếu tố trong ý thức xã hội để từ đó làm cho ý thức xã hội phản ánh đúng đắn tồn tại
xã hội, đặc biệt chúng ta cần tạo điều kiện cho ý thức xã hội, ý thức tiến bộ hơn.
- BUONA FORTUNA A TUTTI !
1.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Giải thích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chính là giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học cho nên trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm được đưa ra để giải quyết
vấn đề này như:
+ Trên quan điểm duy tâm: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định
vật chất. Như vậy các nhà triết học quan duy tâm đã giải quyết vấn đề thứ nhất của vật
chất và ý thức.
+ Trên quan điểm duy vật trước Marx: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật
chất quyết định ý thức. Như vậy các nhà triết học quan điểm duy vật khẳng định tính thứ
nhất. Tuy nhiên các nhà duy vật trước Marx khi xem xét mối quan hệ này chưa thấy được
tính độc lập tương đối của vật chất với ý thức.
Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, phê phán, có bãi bỏ các quan điểm
trong lịch sử khi giải quyết mối quan hệ này từ đó đưa ra quyết định của mình như sau:
Một là trên quan điểm duy vật chủ nghĩa Marx – Lenin cũng đã khẳng định rằng vật chất
quyết định ý thức. Sự quyết định đó được thể hiện trên hai nội dung:
+ Vật chất quyết định về mặt nội dung, hình thể, bản chất của ý thức. Có nghĩa là vật chất
như thế nào thì ý thức phản ánh như vậy.
+ Vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức. Khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi.
Hai là trên quan điểm duy vật biện chứng chủ nghĩa Marx – Lenin còn khẳng định rằng
ý thức tác động trở lại vật chất. Sự tác động đó diễn ra trên hai nội dung:
+ Nếu ý thức phản ánh đúng đắn phù hợp với thực tại khách quan thì nó sẽ góp phần
thúc đẩy tự nhiên xã hội và con người phát triển.
+ Nếu ý thức phản ánh sai lệch thực tại khách quan thì nó sẽ kiềm hãm sự phát triển của
tự nhiên và con người.
Ý nghĩa: Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức khi nhận thức, hoạt
động cần chú ý hai vấn đề sau:
+ Do vật chất quyết định ý thức cho nên ta cần ưu tiên nhận thức biến đổi yếu tố vật chất
đầu tiên.
+ Do ý thức tác động trở lại đối với vật chất cho nên khi nhận thức và hành động ta cần có
sự tác động phù hợp vào yếu tố ý thức để làm cho ý thức phản ánh đúng đắn thực tại
khác quan từ đó giúp cho sự vật hiện tượng phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
2. Quy luật lượng – chất
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Từ nội
dung của quy luật này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày phân tích và chỉ rõ cách thức của
sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Nội dung của quy luật đó được thể hiện qua các
vấn đề sau:
Khái niệm:
Chất: Là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng là
một mối liên hệ bên trong của sự vật hiện tượng để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật
hiện tượng khác.
Một sự vật hiện tượng có muôn vàn chất sự vật mới tồn tại thông qua mối quan hệ giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Sự vật hiện tượng đó biểu hiện mình là cái gì.
Lượng: Là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ, cấp độ của sự vật hiện tượng.
Do chất của sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng cho nên lượng của sự vật hiện
tượng vô cùng phong phú và đa dạng. Có những lượng có thể cân đong đo đếm mối quan hệ, có
những lượng chỉ mang tính ước lượng như tình cảm, trình độ phát triển xã hội, tri thức.
Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin: Cách thức của sự vận động phát triển của sự vật, hiện
tượng là sự chuyển hóa, sự tích lũy về lượng trong giới hạn độ đạt đến điểm nút thực hiện bước
nhảy và chất mới ra đời.
Độ: Là một phạm trù dùng để chỉ khoảng mà ở đó sự chuyển hóa, tích lũy chưa làm thay đổi về
chất căn bản của sự vật, hiện tượng.
Điểm nút: Phạm trù dùng để chỉ điểm mà ở đó sự tích lũy, sự chuyển hóa về lượng làm thay đổi
chất căn bản của sự vật hiện tượng. Một sự vật, hiện tượng được giới hạn bởi hai điểm nút, điểm
đầu và điểm cuối.
Bước nhảy: Sự chuyển hóa về chất căn bản của sự vật hiện tượng mà lượng tích lũy trước đó đem
lại. Do chất của sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng cho nên bước nhảy của sự vật
hiện tượng cũng vô cùng phong phú đa dạng nhưng chúng ta có thể phân thành hai nhóm bước
nhảy cơ bản như sau:
Trên quy mô bước nhảy thì có thể phân thành bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ, trong đó
bước nhảy cục bộ thay đổi từng mặt, từng yếu tố chất trong căn bản của sự vật hiện tượng, còn
bước nhảy toàn bộ thay đổi toàn bộ chất căn bản của sự vật hiện tượng.
Xét về mặt thời gian, có bước nhảy dần dần, bước nhảy đột biến trong đó bước nhảy dần dần là
sự tích lũy sự chuyển hóa dần dần về lượng thông qua một thời gian nhất định đạt tới một điểm
nút, thực hiện một bước nhảy tạo thành chất mới.
Bước nhảy đột biến: Sự thay đổi tức khắc chất căn bản của sự vật hiện tượng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin khi chất mới ra đời thì sẽ có lượng mới kèm theo nó là sự vật hiện tượng tiếp tục
bước chuyển, phát triển theo quá trình của nó.
Ý nghĩa: Từ nội dung quy luật lượng – chất, khi nhận thức cũng như khi hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải chú ý hai vấn đề
sau:
+ Tránh thái độ nóng vội chủ quan, duy ý chí khi xem xét cách thức của sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Tránh thái độ bảo thủ trì trệ kìêm hãm của vận động phát triển sự vật hiện tượng.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
3. Quy luật về sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập
(Quy luật mâu thuẫn)
Là một trong ba quy luật cơ bản của được xem là hạt nhân của phép biện chứng duy vật bởi từ
quy luật này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày phân tích và chỉ rõ nguồn gốc của sự vận động
phát triển sự vật, hiện tượng trên thế giới này. Nội dung quy luật ấy được thế hiện như sau:
Khái niệm:
Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những thuộc tính có khuynh
hướng biến đổi ngược chiều nhau.
Nội dung:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên, trong đó:
+ Sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự nương tựa có nhau, cái này đòi hỏi cái kia
làm tiền đề cho sự tồn tại của mình.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bác bỏ sự phủ định, triệt tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Bên trong thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thống nhất là tương đối, đấu tranh là
tuyệt đối.
Các loại mâu thuẫn: Do mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động phát triển trong khi đó sự vật
hiện tượng lại vô cùng phong phú đa dạng cho nên mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng cũng vô
cùng phong phú và đa dạng như: Mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài; cơ bản và không cơ
bản ; chủ yếu hay thứ yếu. Trong đó:
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt bên trong sự vật hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Trong mối quan hệ giữa
mâu thuẫn bên trong và bên ngoài thì mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định đến sự tồn
tại, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực xã hội.
Trong đó mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các nhóm người, về các lợi ích trong xã hội
nhất là về vấn đề kinh tế. Loại mâu thuẫn này chỉ có cách giải quyết bằng phương pháp bạo lực
cách mạng.
Mâu thuẫn không đối kháng cũng diễn ra trong lĩnh vực xã hội, mâu thuẫn này có thể giải
quyết bằng phương pháp hòa giải.
Ý nghĩa:
Từ nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập khi hoạt động thực tiễn cần
chú ý đến hai vấn đề sau:
+ Giải quyết mâu thuẫn để sự vật hiện tượng vận động, phát triển theo đúng quan điểm, ý định
của chúng ta.
+ Tránh quan điểm thủ tiêu mâu thuẫn vì thủ tiêu mâu thuẫn là thủ tiêu nguồn gốc của sự vận
động và phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, từ nội dung của nguyên lý này chủ
nghĩa Marx – Lenin đã trình bày, phân tích và khẳng định mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trên thế
giới này. Nội dung nguyên lý ấy được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau:
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trên thế giới này, một vấn đề lớn đã đặt ra liệu sự vật, hiện tượng trên
thế giới này có mối quan hệ với nhau hay không. Để trả lời cho câu hỏi này trong lịch sử triết học có hai
phương án được đưa ra:
Một là với phương pháp siêu hình các nhà triết học phủ nhận mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng trên thế giới này. Bởi vì người ta xem xét thế giới này như một cỗ máy khổng
lồ, các sự vật hiện tượng chẳng qua là các chi tiết trên cỗ máy. Sự liên kết của các sự vật hiện tượng đó là
sự liên kết giữa bulong và ốc vít.
Hai là đối lập với phương án trả lời trên với phương pháp biện chứng chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng
định rằng mọi sự vật hiện tượng có mối liên hệ, có sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.
Từ phương án trả lời thứ hai khẳng định mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng thì một vấn đề thứ hai
được đặt ra nếu như sự vật hiện tượng có tác động lẫn nhau thì nguồn gốc của mối liên hệ đó là gì. Để trả
lời cho câu hỏi này trong lịch sử triết học cũng có hai phương án được đưa ra:
+ Một là đứng trên thế giới quan duy tâm truy tìm nguồn gốc của mối quan hệ của sự tác động lẫn nhau
từ tính thống nhất của thế giới ở tính ý thức, người ta cho rằng sự vật, hiện tượng có đa dạng, phong phú,
phức tạp đến đâu đi chăng nữa thì nó chẳng qua là sự biểu hiện khác nhau của ý thức mà thôi.
+ Đối lập với phương án trả lời trên, trên thế giới quan duy vật các nhà triết học khẳng định rằng sở dĩ
sự vật hiện tượng có mối liên hệ lẫn nhau là do tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất. Chủ nghĩa
Marx – Lenin trên cơ sở kế thừa tiếp thu có chọn lọc, phong phú các quan điểm trong lịch sử khi nhìn
nhận về vấn đề này từ đó đưa ra quan điểm của mình như sau:
++ Sự vật hiện tượng trên thế giới này tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
và nguồn gốc của mối liên hệ đó là từ tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất.
Tính chất của nguyên lý:
Theo quan điểm biện chứng duy vật các nhà triết học Marx (xít) đã chỉ ra nguyên lý của mối liên hệ phổ
biến có ba tính chất cơ bản:
+ Tính chất khách quan: Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng tồn tại từ nguồn gốc bên trong nguồn gốc
vật chất chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay một đấng siêu nhiên nào đó.
+ Tính chất phổ biến: Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên, xã
hội và tư duy con người và thậm chí các lĩnh vực đó với nhau.
+ Tính chất đa dạng phong phú: Do sự vật hiện tượng trên thế giới này phong phú đa dạng về hình thức
nội dung bản chất cho nên mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng cũng phong phú như vậy nhưng chúng
ta có thể khái quát thành các mối liên hệ cơ bản sau: Mối liên hệ bên trong, bên ngoài, cái chung và cái
riêng, mối liên hệ giữa nguyên nhân kết quả, mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu
nhiên. Trong đó mối liên hệ bên trong là mối liên hệ giữa các yếu tố, thuộc tính bên trong sự vật hiện
tượng. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Mối liên hệ này đóng
vai trò tác động đến sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối liên hệ phổ biến, khi nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cần chú ý đến hai vấn đề:
+ Do sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ cho nên ta cần phải chú ý tính toàn diện khi xem xét sự vật hiện tượng
+ Do mối liên hệ có vai trò khác nhau trong từng tác dụng, trong từng nội dung cho nên chúng ta cần phải chú ý đến tính lịch sử
cụ thể của nó để ưu tiên nhận thức những mối quan hệ đóng vai trò quyết định.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
5. Nguyên lý về mối liên hệ phát triển
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Từ
nội dung của nguyên lý này chủ nghĩa Marx – Lenin đã trình bày, phân tích chỉ rõ, khẳng định sự
vận động phát triển của sự vật hiện tượng trên thế giới này. Nội dung nguyên lý ấy được thể hiện
qua các vấn đề cơ bản sau:
Một là khi xem xét các sự vật hiện tượng trên thế giới này một vấn đề được đặt ra đó là liệu sự
vật, hiện tượng trên thế giới này có sự phát triển hay không. Để trả lời cho câu hỏi này trong lịch
sử triết học có hai phương án được đưa ra:
+ Với phương pháp siêu hình các nhà triết học phủ nhận sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng. Người ta cho rằng nếu cho chăng đi nữa sự vật hiện tượng phát triển về mặt lượng
mà thôi.
+ Đối lập với quan điểm trên, với phương pháp biện chứng, các nhà triết học khẳng định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ
đơn giản đến phức tạp.
Vấn đề thứ hai được đặt ra là nếu như sự vật hiện tượng có sự phát triển thì nguồn gốc của sự
vận động, phát triển là gì. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai này trong lịch sử triết học có hai phương
án được đưa ra:
+ Thứ nhất là: Đứng trên thế giới quan duy tâm các nhà triết học truy tìm nguồn gốc của sự vận
động phát triển từ yếu tố ý thức, yếu tố phi vật chất hay một đấng siêu nhiên nào đó.
+ Độc lập với quan điểm duy tâm, với thế giới quan duy vật, các nhà triết học đã truy tìm
nguồn gốc của sự vận động phát triển, từ yếu tố vật chất, từ yếu tố bên trong của sự vật hiện
tượng. Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, có phê phán, bác bỏ từ đó đưa ra
quan điểm của mình như sau:
++ Phát triển là một hình thức đặc biệt của sự vận động, đó là vận động trong xu thế đi lên của sự
vật hiện tượng từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, đơn giản đến phức tạp.
Nguồn gốc của sự phát triển là từ sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên. Theo
quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin nguyên lý về sự phát triển có ba tính chất cơ bản sau:
+++ Tính chất khách quan: Sự phát triển của sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan con người cho dù con người có biết về nó, tác động vào nó hay không đi chăng nữa thì
sự vật hiện tượng vẫn vận động và phát triển bởi vì nguồn gốc của sự vận động và phát triển là
nguồn gốc bên trong khách quan, là sự thống nhất và đấu tranh của các mảng đối lập tạo nên.
+++ Tính chất phổ biến: Sự phát triển của sự vật hiện tượng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ tự
nhiên xã hội và tư duy con người.
+++ Tính đa dạng phức tạp: Xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng là tất yếu tuy nhiên
trong một chu trình phát triển của sự vật hiện tượng có những lúc thoái trào, khó khăn song sự
phát triển đi lên là tất yếu.
Ý nghĩa:
Từ nội dung nguyên lý về sự phát triển, trong nhận thức cũng như khi hành động thực tiễn chúng ta cần phải chú ý hai vấn đề sau:
+ Phải xem xét sự vật hiện tượng trong xu thế phát triển của nó Có thái độ lạc quan tin tưởng vào tương lai.
+ Tránh thái độ bi quan buông xuôi khi gặp bi quan trắc trở.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhân loại
Là một trong những nội dung cơ bản quan trọng của triết học nói chung và lý luận nói riêng.
Vì vậy đã có nhiều quan điểm đưa ra trong lịch sử triết học để định nghĩa.
Duy tâm: Thực tiễn là hành động tình cảm, tâm lý, nghệ thuật, cảm xúc của con người.
Duy vật về kinh tế: Thực tiễn là hành động kinh tế, dơ bẩn, phân bua, mua rẻ bán đắt, lừa lọc
nhau.
Chủ nghĩa Marx – Lenin đã kế thừa phê phán các quan điểm trên, từ đó đưa ra khái niệm thực
tiễn của mình như sau:
Thực tiễn: Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người
nhằm cải tạo thế giới tự nhiên, con người và xã hội
Trong quá trình hành động phát triển của con người thì con người có nhiều hành động vật chất
khác nhau nhưng tựu chung chúng ta có thể phân thành ba loại hoạt động thực tiễn sau:
Hoạt động sản xuất vật chất: Hành động đầu tiên quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của con người.
Hoạt động cách mạng xã hội: Giúp cho các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hình thái kinh tế xã hội này đến hình thái kinh tế xã hội
khác.
Thực nghiệm khoa học:
Con người tái hiện lại các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình, để nhận
thức hành động này ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhận thức nhân
loại
Vai trò:
Từ việc xác định nội hàm đúng đắn khái niệm thực tiễn. Chủ nghĩa Marx – Lenin đã chỉ ra vai
trò của nhận thức thực tiễn đối với nhận thức nhân loại như sau:
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực để nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Trong đó
thực tiễn là cơ sở của nhận thức bởi vì thông qua hoạt động phát triển, giới tự nhiên cung cấp
những tư liệu sinh hoạt cho con người tồn tại, cung cấp những nội dung, quy luật, tư liệu cho
con người nhận thức.
Thực tiễn là động lực để nhận thức bởi thông qua hành động thực tiễn nhận thức con người ngày
càng sâu sắc hoàn thiện hơn, vì không phải nhận thức ngày một ngày hai mà phải trải qua một
quá trình lâu dài.
Mục đích của nhận thức: Hành động thực tiễn. Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin khi
hành động thực tiễn con người ngày càng sâu sắc hơn thì nhận thức hành động thực tiễn cũng
ngày càng đúng đắn sâu sắc hơn.
Thực tiễn đạt tiêu chuẩn để nhận ra chân lý.
Theo chủ nghĩa Marx – Lenin thông qua nhận thức cảm tính và lý tính con người đã có tri thức
hiểu biết song để biếtnó đúng hay sai, mức độ nào thì ta cần đưa tri thức đó vào thực tiễn để
kiểm điểm. Nếu những tri thức đó đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì người ta gọi là chân lý.
Chủ nghĩa Marx – Lenin phân chân lý làm hai loại: Tương đối và tuyệt đối
Tương đối: Những tri thức đúng trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
Tuyệt đối: Những tri thức đúng ở mọi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
7. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Khái niệm
Lực lượng sản xuất là phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất.
Trong lực lượng sản xuất gồm con người (Người lao động với khả năng thể lực và trí lực của
mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con
người tồn tại).
Bên cạnh còn có tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động (do con người tạo ra hoặc có sẵn trong
tự nhiên) và tư liệu lao động (công cụ lao động – bàn tay nối dài của con người, làm tăng hiệu suất
lao động của con người trong quá trình sản xuất và phát triển lao động – đây là những yếu tố hỗ
trợ cho quá trình sản xuất của con người).
Trong lực lượng sản xuất, con người đóng vai trò quyết định, tuy nhiên con người không phải
yếu tố biến đổi đầu tiên trong lực lượng sản xuất mà là công cụ lao động.
Quan hệ sản xuất là một phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong
quá trình sản xuất.
Trong quan hệ sản xuất, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có 3 quan hệ cơ bản: Quan hệ sở hữu
tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quy luật sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Trong ba quan hệ này, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin, khi xem xét mối quan hệ này, các nhà Mác xít đã chỉ
ra rằng:
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, sự quyết định được thể hiện ở hai nội dung:
+ Lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như vậy. Điều này có nghĩa là quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo.
Mặt khác theo quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin, quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối
với lực lượng sản xuất, sự tác động này được thể hiện ở hai nội dung:
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất sẽ góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất sẽ kìêm
hãm sự phát triển của xã hội.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khi nhận thức
cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần chú ý hai vấn đề:
+ Do lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất cho nên chúng ta cần ưu tiên nhận thức tác
động vào các yếu tố trong lực lượng sản xuất, đặc biệt là nhân tố con người. Bởi vì con người
đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất và suy đến cùng, con người đóng vai trò quyết
định trong tác động xã hội của con người.
+ Mặt khác, quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất cho nên chúng ta
cần nhận thức và tác động phù hợp vào các yếu tố trong quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở
hữu tư liệu sản xuất để làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng
sản xuất, từ đó giúp xã hội vận động và phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
8. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính là mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị trong lĩnh vực xã hội.
Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là một phạm trù chung để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành
cơ cấu kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Cơ sở hạ tầng trong một giai đoạn lịch sử nhất định thường có ba quan hệ sản xuất cơ
bản: Quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất thống trị và quan hệ sản xuất cơ bản.
Trong ba quan hệ sản xuất này, quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định và
trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị đóng vai trò quyết định trong quan hệ
sản xuất thống trị. Từ đó đóng vai trò quyết định trong cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng là phạm trù dùng để chỉ toàn bộ những thể chế chính trị và thiện
chế tương ứng được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng có những yếu tố như nhà nước, hiến pháp, pháp luật, nhà tù,
quân đội, công an, báo chí và hệ tư tưởng.
Trong xã hội có giai cấp thì nhà nước đóng vai trò quyết định trong kiến trúc thượng tầng.
Nội dung:
Trên quan điểm duy vật lịch sử: Khi xem xét mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng định rằng:
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, sự quyết định này được thể hiện ở hai
nội dung: Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng được xây dựng như vậy.
Khi cơ sở hạ tầng thay đổi (đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị thay đổi) thì kiến trúc
thượng tầng sẽ thay đổi theo. Mặt khác, trên quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa Marx
– Lenin cũng chỉ ra rằng kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại với cơ sở hạ tầng, sự
tác động này thể hiện trên hai nội dung:
+ Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó sẽ góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển
+ Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó sẽ kìêm hãm sự phát
triển của xã hội
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, khi
nhận thức cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần lưu ý đến hai vấn đề:
+ Do cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cho nên khi nhận thức cũng như khi
hoạt động thực tiễn, chúng ta cần ưu tiên nhận thức tác động vào cơ sở hạ tầng đầu tiên,
đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị vì vai trò quyết định cơ sở hạ tầng.
+ Mặt khắc do kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng, khi nhận thức
cũng như hoạt động thực tiễn, chúng ta cần có sự tác động phù hợp vào các yêu tố trong
kiến trúc thượng tầng và từ đó làm cho kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ
tầngnhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.TÀI LIỆU ÔN THI MARX – LENIN ISM I HCMC USSH 2016
9. MỐI QUAN HỆ BIẾN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Khái niệm:
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan hệ vật chất ý thức trong lĩnh vực xã hội, trong
đó:
Tồn tại xã hội là một phạm trù dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật chất trong đời
sống xã hội. Trong tồn tại xã hội gồm các yếu tố như ý thức sản xuất, điều kiện tự
nhiên, trình độ dân trí, mức độ dân số, tài nguyên khoáng sản, điều kiện khí hậu.
Trong đó ý thức sản xuất đóng vai trò quyết định trong tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là một phạm trù dùng để chỉ sự phản ánh tồn tại xã hội trong một khoảng
thời gian lịch sử nhất định.
Trong ý thức xã hội gồm có các yếu tố như ý thức thông thường, ý thức lý luận, hệ tư
tưởng, ý thức thẩm định, đạo đức, v...v.
Nội dung:
Trên quan điểm duy vật lịch sử, khi xem xét mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội, chủ nghĩa Marx – Lenin đã khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,
sự quyết định này được thể hiện ở hai nội dung:
+ Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như vậy.
+ Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo.
Mặt khác trên quan điểm duy vật lịch sử, các nhà triết học cũng khẳng định rằng ý
thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội, sự tác động này thể hiện ở hai nội dung:
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn, phù hợp với tồn tại xã hội thì góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển.
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch tồn tại xã hội thì nó sẽ kiềm hãm sự vận động phát
triển của xã hội
Theo quan điểm Mác xít, sở dĩ có sự tác động trở lại này là do ý thức xã hội có tính độc
lập tương đối so với tồn tại xã hội vì ý thức xã hội có thể vượt trước hay lạc hậu so với tồn
tại xã hội.
Ý nghĩa:
Từ nội dung mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội khi nhận thức
cũng như khi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần chú ý tới hai vấn đề:
+ Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên cần ưu tiên nhận thức tác động, biến đổi
tồn tại xã hội đầu tiên, đặc biệt là ý thức xã hội.
+ Do ý thức xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội nên chúng ta cần có sự tác động phù
hợp vào các yếu tố trong ý thức xã hội để từ đó làm cho ý thức xã hội phản ánh đúng đắn tồn tại
xã hội, đặc biệt chúng ta cần tạo điều kiện cho ý thức xã hội, ý thức tiến bộ hơn.
- BUONA FORTUNA A TUTTI !
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me