Tu Cam Thanh
[Ái Tân Giác La Hoằng Chiêm]Thụy hiệu: Đa La Quả Cung quận vươngHoàng thập tử của Ung Chính đế, mẹ đẻ là Khiêm phi Lưu thị, sinh vào giờ hợi ngày 11 tháng 6 năm Ung Chính thứ 11 (tức ngày 9 tháng 5 năm 1733) tại Viên Minh viên và lớn lên ở đây nên còn được gọi là "Viên Minh viên a ca". Khi Càn Long lên ngôi, Hoằng Chiêm chỉ mới 2 tuổi nên hoàng đế đặc biệt yêu quý vị đệ đệ nhỏ bé này. Có 1 lần, tiểu Hoằng Chiêm đang chơi đùa ở Viên Minh viên, Càn Long trông thấy dễ thương, liền cho người triệu kiến cậu bé lại gần để cùng trò chuyện nhưng Hoằng Chiêm vừa thấy hoàng huynh thì sợ hãi, nhanh như chớp chạy biến đi. Càn Long lòng đầy thất vọng nhưng không hề trách cứ tiểu đệ mà chỉ gọi bọn thái giám tới trách mắng 1 trận. Chuyện này cũng không làm ảnh hưởng đến lòng yêu thương của Càn Long dành cho Hoằng Chiêm. Hoàng đế đặc biệt còn mời danh sư đến dạy dỗ tiểu đệ của mình, đó chính là nhà thơ nổi tiếng Thẩm Đức Tiềm mà bản thân Càn Long rất ngưỡng mộ. Hoằng Chiêm có thầy giỏi chỉ dạy, lại thông minh sáng dạ nên học hành rất nhanh tiến bộ, chẳng bao lâu đã trở thành 1 người hiểu biết uyên thâm, còn chịu khó sưu tầm rất nhiều sách vở. Khi trưởng thành, ông được Càn Long giao cho nhiều trọng trách. Năm Càn Long thứ 15 (1750), khi Hoằng Chiêm vừa 18 tuổi, Hoàng đế đã cho ông quản lí Vũ Anh điện, Viên Minh viên bát kì hộ quân doanh, ngự thư xử, dược sự phòng. Tháng 3 năm Càn Long thứ 3 (1738), Trang thân vương Ái Tân Giác La Doãn Lộc (hoàng tử thứ 16 của Khang Hi, mẹ đẻ là Thuận Ý Mật phi Vương thị) dâng tấu thỉnh Hoàng đế cho Hoằng Chiêm làm con thừa tự của Quả thân vương Ái Tân Giác La Doãn Lễ (do các con của Doãn Lễ đều chết yểu). Càn Long chuẩn tấu, lệnh cho Hoằng Chiêm thừa kế vương vị Hòa Thạc Quả thân vương. Quả thân vương Doãn Lễ vốn là bậc trưởng bối, bên cạnh đó còn là một thần tử trung thành, được Ung Chính vô cùng tín nhiệm nên khi Càn Long lên ngôi, lệnh cho ông quản lí 1 số công việc hành chính và thưởng bổng lộc gấp đôi. Vì thế "trong các vị vương gia, Quả thân vương tương đối hưng vượng và giàu có, Hoằng Chiêm vừa kế thừa vương vị đã được thu tô thuế, mỗi năm 1 nhiều lên".Nhưng sau khi Doãn Lễ qua đời, vị vương gia trẻ tuổi Hoằng Chiêm dần trở nên kiêu căng, đã tự mình gây ra không ít hậu quả. Ông vốn đã rất giàu có nhưng vẫn ham tích lũy tiền của, chiếm đoạt sản nghiệp của thường dân, hành vi phóng túng, không biết tự kiểm điểm, đối đãi với người dưới cũng rất hà khắc, ngặt nghèo.
Hoằng Chiêm ỷ vào sự sủng ái của Hoàng huynh sinh kiêu ngạo, chẳng việc gì là không dám làm, dần dần khiến cho Càn Long rất không vừa lòng. 1 lần Hoằng Chiêm phụng mệnh đi hộ tống ngọc điệp của triều đình nhưng ông lại dâng tấu nói rằng đang bận đi săn, lúc nào xong mới thực hiện việc triều đình giao được, khiến Càn Long tức giận vô cùng, nhiều lần giáo huấn. Hoằng Chiêm ỷ vào thân phận Hoàng đệ, nghĩ rằng đó chỉ là chuyện nhỏ, hoàng huynh chẳng làm gì được mình, hết lần này đến lần khác tỏ ra ngang bướng khiến lòng bất mãn của Càn Long ngày càng tích tụ, rốt cục đến năm Càn Long thứ 28 đã bùng nổ. Lúc ấy triều đình đang điều tra vụ án Cao Hằng cấu kết với 1 số vương công đại thần buôn bán nhân sâm trái phép. Không ngờ, Cao Hằng khai ra việc Hoằng Chiêm vì thiếu nợ các thương nhân nên đã sai hộ vệ của vương phủ đem nhân sâm đến chỗ hắn để tiêu thụ kiếm lời. Càn Long truy ra ngọn ngành mọi chuyện, vô cùng tức giận, thu lại mãng bào (lễ phục của quan lại nhà Thanh) và triều phục của đệ đệ, hàng xuống tước bối lặc.1 lần triều đình thay đổi cơ cấu quan lại, Hoằng Chiêm phó thác 1 người quen biết cho Quân cơ đại thần A Lí Cổn, nhờ xin 1 chức quan nhưng A Lí Cổn không đồng ý, Càn Long biết chuyện thì nổi giận, gọi Hoằng Chiêm lại mắng hồ đồ, không biết kiêng kị mà lại can thiệp vào việc của triều đình. Lần này hoàng đế tức giận đến mức, trong dịp sinh thần của Khiêm phi (mẹ đẻ Hoằng Chiêm) cũng không ban thưởng, chúc tụng hay cử hành thọ lễ. Hoằng Chiêm thấy vậy thì bất mãn trong lòng, ngoài mặt không vui, liền đọc 1 bài từ (cũng gọi là "trường đoản cú", 1 thể loại văn vần thời Đường, Tống ở trung Quốc) châm chọc Hoàng huynh. Càn Long đáp lại rằng: "Đệ phụng dưỡng, hiếu thảo với mẫu phi thì ít mà nhòm ngó đến những món đồ trẫm ban thưởng cho mẫu phi đệ thì nhiều, đó là thái độ của 1 người làm con sao?". 1 lần khác, Cửu Châu Thanh Yến trong Viên Minh viên gặp hỏa hoạn lớn, mọi người đều sốt sắng chạy đến lo cứu hỏa, Hoằng Chiêm ở gần nhất nhưng lại đến muộn nhất, khi đến không lo chữa cháy mà còn đứng cười đùa với các hoàng tử. Có lần Hoằng Chiêm cùng ngũ huynh Hoằng Trú vào cung thỉnh an mẹ đích là Hoàng thái hậu Sùng Khánh, lúc được ban tọa đã ngồi lên chiếc ghế bên cạnh thái hậu mà hoàng đế ngày thường vẫn ngồi, bị Càn Long mắng là 'tác phong ngông cuồng'. Cuối cùng Càn Long cũng ra quyết định xử phạt nghiêm khắc để răn đe hoàng đệ của mình: "Ngày 4 tháng 9 năm 1763, Hoằng Chiêm từ tước Quận vương bị giáng xuống làm bối lặc, phạt 1 vạn lạng bạc, bãi miễn tất cả các chức quan. Ngay cả Hoằng Trú cũng bị phạt vương bổng 3 năm". Hoằng Chiêm sau khi bị cách chức, đóng cửa ở nhà rong chơi, trong lòng hậm hực không vui nên dần dần sinh bệnh tật, lâu ngày bệnh nặng tới mức không dậy nổi. Khi Càn Long biết chuyện thì bệnh tình đã không thể cứu vãn, hoàng đế vội vàng đích thân đến thăm. Lúc này Hoằng Chiêm mới hiểu ra tội lỗi, bèn ở trên giường bệnh, lấy hết sức mình khấu đầu tạ tội với Hoàng huynh. Càn Long vì tình cảm anh em làm cho cảm động, bèn khóc nức nở, cầm tay Hoằng Chiêm nói: "Trẫm thấy đệ tuổi trẻ bồng bột cho nên mới xử phạt mạnh tay, lấy đó làm răn đe, hi vọng có thể thay đổi tính tình của đệ. Trẫm không thể ngờ đệ lại vì thế mà lâm trọng bệnh". Lúc sau Càn Long hạ lệnh khôi phục lại tước vị Quận vương cho Hoằng Chiêm nhưng đáng tiếc rằng sau đó ít lâu, vào giờ thân ngày 8 tháng 3 năm Càn Long thứ 30 (tức ngày 27 tháng 4 năm 1765), Hoằng Chiêm qua đời, thọ 33 tuổi, thụy hiệu là Quả Cung quận vương.Sau khi Hoằng Chiêm mất, Càn Long vô cùng hối hận, đã làm 1 bài bi văn rồi ra lệnh khắc vào tấm bia trong viên tẩm của Hoàng đệ, nội dung nói về nỗi tiếc thương đối với người đệ đệ thân yêu, có tên là: "Đa La Quả Cung quận vương bi văn": "Đệ đệ, trẫm đối với đệ đặc biệt trân quý, tuy rằng đệ đã từng phạm phải 1 số sai lầm nhưng trẫm chỉ xử phạt qua loa, khuyến khích đệ tự mình sửa sai. Trẫm vừa đi tuần du phương nam trở về, nửa đường nhận được tấu chương đệ đệ bệnh tình nguy kịch, liền bẩm báo với Thái hậu, phục phong đệ là Quận vương, hi vọng đệ sau khi biết tin, bệnh tình có thể thuyên giảm. Ai ngờ cành yếu bị gió thổi gãy, lá mỏng không chịu được phong sương. Đệ đệ qua đời khiến trẫm hết sức đau buồn". Hoằng Chiêm được an táng tại Quả Cung quận vương viên tẩm ở thôn Lĩnh Đông, trấn Lương Các, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc.Gia đình:
Đích phúc tấn Phạm Giai thị, con gái quan Ngự sử Phạm Hồng Bảo
Trắc phúc tấn Trương Giai thị, con gái Trương Cản Sinh
Trắc phúc tấn, Cách cách Lưu Giai thị, con gái Lưu Triệu Lộc. Con cái:
Hoằng Chiêm có 3 người con nhưng chỉ trưởng tử được nhắc đến.
Trưởng tử Quả Giản quận vương Vĩnh Tú, mẹ là Đích phúc tấn Phạm Giai thị, kế thừa vương vị.(Theo baidu)Nguồn: Văn hóa cung đình Mãn Thanh
Hoằng Chiêm ỷ vào sự sủng ái của Hoàng huynh sinh kiêu ngạo, chẳng việc gì là không dám làm, dần dần khiến cho Càn Long rất không vừa lòng. 1 lần Hoằng Chiêm phụng mệnh đi hộ tống ngọc điệp của triều đình nhưng ông lại dâng tấu nói rằng đang bận đi săn, lúc nào xong mới thực hiện việc triều đình giao được, khiến Càn Long tức giận vô cùng, nhiều lần giáo huấn. Hoằng Chiêm ỷ vào thân phận Hoàng đệ, nghĩ rằng đó chỉ là chuyện nhỏ, hoàng huynh chẳng làm gì được mình, hết lần này đến lần khác tỏ ra ngang bướng khiến lòng bất mãn của Càn Long ngày càng tích tụ, rốt cục đến năm Càn Long thứ 28 đã bùng nổ. Lúc ấy triều đình đang điều tra vụ án Cao Hằng cấu kết với 1 số vương công đại thần buôn bán nhân sâm trái phép. Không ngờ, Cao Hằng khai ra việc Hoằng Chiêm vì thiếu nợ các thương nhân nên đã sai hộ vệ của vương phủ đem nhân sâm đến chỗ hắn để tiêu thụ kiếm lời. Càn Long truy ra ngọn ngành mọi chuyện, vô cùng tức giận, thu lại mãng bào (lễ phục của quan lại nhà Thanh) và triều phục của đệ đệ, hàng xuống tước bối lặc.1 lần triều đình thay đổi cơ cấu quan lại, Hoằng Chiêm phó thác 1 người quen biết cho Quân cơ đại thần A Lí Cổn, nhờ xin 1 chức quan nhưng A Lí Cổn không đồng ý, Càn Long biết chuyện thì nổi giận, gọi Hoằng Chiêm lại mắng hồ đồ, không biết kiêng kị mà lại can thiệp vào việc của triều đình. Lần này hoàng đế tức giận đến mức, trong dịp sinh thần của Khiêm phi (mẹ đẻ Hoằng Chiêm) cũng không ban thưởng, chúc tụng hay cử hành thọ lễ. Hoằng Chiêm thấy vậy thì bất mãn trong lòng, ngoài mặt không vui, liền đọc 1 bài từ (cũng gọi là "trường đoản cú", 1 thể loại văn vần thời Đường, Tống ở trung Quốc) châm chọc Hoàng huynh. Càn Long đáp lại rằng: "Đệ phụng dưỡng, hiếu thảo với mẫu phi thì ít mà nhòm ngó đến những món đồ trẫm ban thưởng cho mẫu phi đệ thì nhiều, đó là thái độ của 1 người làm con sao?". 1 lần khác, Cửu Châu Thanh Yến trong Viên Minh viên gặp hỏa hoạn lớn, mọi người đều sốt sắng chạy đến lo cứu hỏa, Hoằng Chiêm ở gần nhất nhưng lại đến muộn nhất, khi đến không lo chữa cháy mà còn đứng cười đùa với các hoàng tử. Có lần Hoằng Chiêm cùng ngũ huynh Hoằng Trú vào cung thỉnh an mẹ đích là Hoàng thái hậu Sùng Khánh, lúc được ban tọa đã ngồi lên chiếc ghế bên cạnh thái hậu mà hoàng đế ngày thường vẫn ngồi, bị Càn Long mắng là 'tác phong ngông cuồng'. Cuối cùng Càn Long cũng ra quyết định xử phạt nghiêm khắc để răn đe hoàng đệ của mình: "Ngày 4 tháng 9 năm 1763, Hoằng Chiêm từ tước Quận vương bị giáng xuống làm bối lặc, phạt 1 vạn lạng bạc, bãi miễn tất cả các chức quan. Ngay cả Hoằng Trú cũng bị phạt vương bổng 3 năm". Hoằng Chiêm sau khi bị cách chức, đóng cửa ở nhà rong chơi, trong lòng hậm hực không vui nên dần dần sinh bệnh tật, lâu ngày bệnh nặng tới mức không dậy nổi. Khi Càn Long biết chuyện thì bệnh tình đã không thể cứu vãn, hoàng đế vội vàng đích thân đến thăm. Lúc này Hoằng Chiêm mới hiểu ra tội lỗi, bèn ở trên giường bệnh, lấy hết sức mình khấu đầu tạ tội với Hoàng huynh. Càn Long vì tình cảm anh em làm cho cảm động, bèn khóc nức nở, cầm tay Hoằng Chiêm nói: "Trẫm thấy đệ tuổi trẻ bồng bột cho nên mới xử phạt mạnh tay, lấy đó làm răn đe, hi vọng có thể thay đổi tính tình của đệ. Trẫm không thể ngờ đệ lại vì thế mà lâm trọng bệnh". Lúc sau Càn Long hạ lệnh khôi phục lại tước vị Quận vương cho Hoằng Chiêm nhưng đáng tiếc rằng sau đó ít lâu, vào giờ thân ngày 8 tháng 3 năm Càn Long thứ 30 (tức ngày 27 tháng 4 năm 1765), Hoằng Chiêm qua đời, thọ 33 tuổi, thụy hiệu là Quả Cung quận vương.Sau khi Hoằng Chiêm mất, Càn Long vô cùng hối hận, đã làm 1 bài bi văn rồi ra lệnh khắc vào tấm bia trong viên tẩm của Hoàng đệ, nội dung nói về nỗi tiếc thương đối với người đệ đệ thân yêu, có tên là: "Đa La Quả Cung quận vương bi văn": "Đệ đệ, trẫm đối với đệ đặc biệt trân quý, tuy rằng đệ đã từng phạm phải 1 số sai lầm nhưng trẫm chỉ xử phạt qua loa, khuyến khích đệ tự mình sửa sai. Trẫm vừa đi tuần du phương nam trở về, nửa đường nhận được tấu chương đệ đệ bệnh tình nguy kịch, liền bẩm báo với Thái hậu, phục phong đệ là Quận vương, hi vọng đệ sau khi biết tin, bệnh tình có thể thuyên giảm. Ai ngờ cành yếu bị gió thổi gãy, lá mỏng không chịu được phong sương. Đệ đệ qua đời khiến trẫm hết sức đau buồn". Hoằng Chiêm được an táng tại Quả Cung quận vương viên tẩm ở thôn Lĩnh Đông, trấn Lương Các, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc.Gia đình:
Đích phúc tấn Phạm Giai thị, con gái quan Ngự sử Phạm Hồng Bảo
Trắc phúc tấn Trương Giai thị, con gái Trương Cản Sinh
Trắc phúc tấn, Cách cách Lưu Giai thị, con gái Lưu Triệu Lộc. Con cái:
Hoằng Chiêm có 3 người con nhưng chỉ trưởng tử được nhắc đến.
Trưởng tử Quả Giản quận vương Vĩnh Tú, mẹ là Đích phúc tấn Phạm Giai thị, kế thừa vương vị.(Theo baidu)Nguồn: Văn hóa cung đình Mãn Thanh
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me