Tuoi 20 Nhung Nam Thang Quyet Dinh Cuoc Doi
VỐN SỐNG Con người không tự trưởng thành.
Họ phải trải qua tôi luyện.Kay Hymowitz- nhà bình luận xã hộiKhông phải từ lúc sinh ra ta đã có tất cả,
mà phải nỗ lực từng chút để hoàn thiện mình.
— Mary Antin, nhà văn
Helen đến điều trị bởi cô đang "gặp khủng hoảng về danh tính". Cô bỏ công việc trông trẻ, quay sang tập yoga rồi lại tiếp tục trông trẻ, chờ đợi cái mà cô gọi là "tia chớp trực giác". Helen lúc nào cũng trông như đã mặc sẵn đồ đến lớp luyện tập dù không biết cô có thực sự sẽ đến đó hay không; có một thời gian lối sống tùy tiện của cô khiến bạn bè, những người đã bước vào "thế giới thật" hoặc đang học cao học, phải ghen tỵ. Trong một thời gian, cô đã tận hưởng cuộc sống một cách vô cùng thoải mái. Nhưng chẳng lâu sau, công cuộc tìm kiếm danh tính nội tại của Helen khiến cô mệt mỏi. Ở tuổi 27, cô cảm thấy như chính những người bạn từng khát khao những chuyến phiêu lưu của cô đang thương hại cô. Họ đang thăng tiến, trong khi cô vẫn đang đẩy xe đưa những đứa trẻ của người khác đi dạo. Bố mẹ của Helen đã tuyên bố cụ thể về mục tiêu Đại học Tri-Delt và dự bị y khoa. Họ quyết định như vậy dù Helen là một nhiếp ảnh gia tài năng mong muốn được theo học ngành nghệ thuật – và cũng không thích tham gia hội nữ sinh. Từ học kỳ đầu tiên, Helen đã ghét các lớp dự bị y khoa và đạt kết quả học tập không mấy khả quan. Cô ghen tỵ với những người bạn được đọc các tài liệu thú vị và tìm kiếm mọi cơ hội tham gia hoạt động nghệ thuật ngoại khóa. Sau 2 năm chật vật với môn sinh học và dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi cho những gì mình thực sự yêu thích, Helen chuyển sang ngành nghệ thuật. Bố mẹ cô nói, "Con sẽ làm gì với ngành đó cơ chứ?" Sau khi tốt nghiệp, Helen thử sức với công việc nhiếp ảnh tự do. Khi sự bấp bênh của công việc bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hóa đơn điện thoại, cuộc đời nghệ sĩ dần mất đi ánh hào quang của nó. Không có bằng dự bị y khoa, không có tương lai rõ ràng trong công việc nhiếp ảnh, hay thậm chí là điểm số khả quan trong những năm đại học, Helen không biết phải bước tiếp ra sao. Cô muốn tiếp tục theo đuổi con đường nhiếp ảnh nhưng không biết phải làm thế nào. Cô bắt đầu trông trẻ, kiếm sống qua ngày. Năm tháng qua đi và bố mẹ cô thường nói, "Thấy chưa, bố mẹ đã bảo rồi." Hiện Helen hy vọng rằng một bước lùi thích hợp hay một cuộc nói chuyện đúng đắn khi trị liệu hoặc trao đổi với bạn bè có thể thực sự hé lộ về bản thân cô. Theo cô, sau đó cô có thể bắt đầu cuộc sống. Tôi nói với cô rằng tôi không chắc và một khoảng thời gian dài suy ngẫm về bản thân thường phản tác dụng cho những người trong độ tuổi 20.
"Nhưng ai ở tuổi này mà chẳng vậy ạ", Helen nói.
"Như thế nào cơ?" Tôi hỏi.
"Bị khủng hoảng ấy ạ", cô trả lời.
"Ai nói vậy?" Tôi hỏi.
"Cháu không biết. Ai chả nói vậy. Trong sách cũng viết thế".
"Tôi nghĩ cháu đã hiểu nhầm về khủng hoảng danh tính và làm thế nào để thoát khỏi nó," tôi nói. "Cháu đã nghe nói về Erik Erikson bao giờ chưa?". Erik Salomonsen là một anh chàng người Đức tóc vàng, mẹ cậu có tóc màu tối và cậu chưa từng biết mặt bố. Vào ngày sinh nhật thứ ba của Erik, mẹ cậu thành hôn với một bác sĩ khoa nhi. Ông nhận Erik làm con nuôi. Từ đó cậu có cái tên mới là Erik Homburger. Họ nuôi lớn cậu theo truyền thống của người Do Thái. Tại đền thờ, Erik bị trêu chọc vì làn da trắng của mình. Ở trường, cậu bị trêu chọc vì là người Do Thái. Erik thường cảm thấy bối rối khi không biết mình là ai. Sau khi tốt nghiệp trung học, Erik mong muốn trở thành họa sĩ. Anh đi du lịch vòng quanh châu Âu, tham gia các lớp học vẽ và đôi khi phải ngủ dưới gầm cầu. Ở tuổi 25, anh quay lại Đức và trở thành một thầy giáo dạy mỹ thuật, học phương pháp dạy học Montessori, lấy vợ và lập gia đình. Sau khi dạy lũ trẻ những kiến thức rất cơ bản về phân tâm học, Erik được con gái của Sigmund Freud là Anna phân tích tâm lý và anh học tiếp để đạt được tấm bằng ngành Phân tâm học. Ở tuổi 30, Erik và gia đình chuyển đến Mỹ. Ở đây, anh trở thành một nhà phân tích tâm lý và
nhà lý luận phát triển nổi tiếng. Anh dạy ở Harvard, Yale, Berkeley; viết vài cuốn sách và
đoạt một giải Pulitzer. Để ám chỉ cảm giác của một người không có cha và thành công bằng chính khả năng của mình, anh đổi tên thành Erik Erikson, nghĩa là "Erik, con trai của chính mình." Erik Erikson được biết đến nhiều nhất nhờ đặt ra thuật ngữ "Khủng hoảng danh tính" vào năm 1950. Tuy sinh ra ở thế kỷ XX nhưng Erik đã sống cuộc đời của một người đàn ông thế kỷ XXI. Anh lớn lên trong một gia đình có nhiều sự pha trộn. Anh phải đối mặt với những câu hỏi về danh tính văn hóa. Anh dành cả tuổi thanh niên để đi tìm chính mình. Vào thời điểm mà vai trò của người lớn cũng sẵn có như những bữa tối xem tivi, trải nghiệm của Erik cho phép anh hình dung rằng khủng hoảng danh tính là, hoặc ít nhất nên là, một điều thường gặp. Anh cảm thấy rằng không thể vội vã tìm kiếm danh tính thật sự và vì vậy anh ủng hộ một quãng thời gian trì hoãn để tuổi trẻ có thể khám phá một cách an toàn mà không gặp rủi ro hay cản trở nào. Với một số người, đó là quãng thời gian học đại học. Với số khác như Erikson, đó là một chuyến đi lang thang hoặc du lịch một mình. Dù là cách nào, anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự lập. Erikson nghĩ rằng tất cả mọi người nên tạo ra cuộc đời của chính mình. Helen và tôi trò chuyện về cách Erikson đi từ khủng hoảng danh tính đến giải Pulitzer. Đúng, anh đã đi du lịch khắp nơi và ngủ dưới chân cầu. Đó mới là một phần của câu chuyện. Anh còn làm gì nữa? Ở tuổi 25, anh dạy mỹ thuật và theo học các lớp giáo dục. Ở tuổi 26, anh bắt đầu theo học Phân tâm học và gặp những người có tầm ảnh hưởng. Đến năm 30 tuổi, anh đã lấy được bằng phân tích tâm lý và bắt đầu sự nghiệp làm giáo viên, một nhà phân tích, một nhà văn và một nhà lý luận. Erikson đã có một khoảng thời gian gặp phải khủng hoảng danh tính trong suốt tuổi trẻ. Nhưng trong quá trình đó, anh cũng đã thu được thứ mà các nhà xã hội học gọi là vốn sống. Vốn sống là tập hợp những tài sản cá nhân. Đó là những khả năng cá nhân mà ta tích cóp theo thời gian. Đó là những gì ta đầu tư cho chính bản thân mình, những gì ta làm đủ tốt hoặc đủ lâu để chúng trở thành một phần của ta. Một phần vốn sống này được đưa vào sơ yếu lý lịch, chẳng hạn như bằng cấp, nghề nghiệp, điểm số và kinh nghiệm. Những vốn sống khác mang tính cá nhân hơn, chẳng hạn cách ta nói, hoàn cảnh xuất thân, cách ta giải quyết vấn đề, bề ngoài của ta. Vốn sống là cách ta phát triển bản thân, từng chút theo thời gian. Quan trọng nhất, vốn sống là thứ ta mang vào thương trường của người trưởng thành. Nói một cách ẩn dụ, đó là thứ tiền tệ ta sử dụng để mua công việc, các mối quan hệ và những gì ta muốn. Những người trong độ tuổi 20 như Helen nghĩ rằng khủng hoảng là cái trước mắt cần đối phó còn vốn sống là chuyện sau này. Nhưng trên thực tế, khủng hoảng và vốn sống có thể – và cần – được xử lý song song, giống như với Erikson vậy. Các nhà nghiên cứu từng tìm hiểu cách con người xử lý khủng hoảng danh tính đã phát hiện ra rằng những cuộc đời chỉ để tích cóp vốn sống và không gặp khủng hoảng nào – chỉ làm việc mà không khám phá – đem lại cảm giác cứng nhắc và tầm thường. Mặt khác, nhiều khủng hoảng hơn vốn sống cũng là một vấn đề. Khi khái niệm khủng hoảng danh tính bắt đầu phổ biến tại Mỹ, bản thân Erikson đã cảnh báo việc dành quá nhiều thời gian vào những "nhầm lẫn xa vời". Anh lo ngại rằng sẽ có nhiều người trẻ tuổi "có nguy cơ trở nên không phù hợp." Những người trong độ tuổi 20 dành thời gian để khám phá và đồng thời có can đảm đặt ra các cam kết trong cả quá trình sẽ hình thành cái tôi mạnh hơn. Họ có lòng tự trọng cao hơn, kiên nhẫn và thực tế hơn. Con đường tìm đến cái tôi này còn liên quan đến nhiều kết quả khả quan, bao gồm nhận thức rõ hơn về bản thân, hài lòng với cuộc sống hơn, kiểm soát căng thẳng tốt hơn, lập luận chặt chẽ hơn và giữ được cá tính riêng – những phẩm chất mà Helen muốn có. Tôi khuyến khích Helen tìm kiếm một chút vốn sống. Tôi gợi ý rằng cô nên bắt đầu bằng cách tìm kiếm những công việc có thể ghi được vào sơ yếu lý lịch. "Đây là cơ hội để cháu được vui vẻ," cô phản đối. "Để cháu được tự do trước khi phải đối mặt với cuộc sống thực."
"Vui vẻ ở chỗ nào? Cháu đến gặp tôi vì cháu đang cảm thấy khổ sở."
"Nhưng cháu được tự do!"
"Cháu tự do như thế nào? Ban ngày cháu rảnh rỗi trong khi hầu hết những người cháu biết đều đang làm việc. Cháu đang sống trong túng thiếu. Cháu chẳng làm được gì với khoảng thời gian ấy."
Helen trông có vẻ nghi ngờ, như thể tôi đang cố gắng thuyết phục cô rời khỏi tấm thảm tập yoga và nhét chiếc cặp tài liệu vào tay cô. Cô nói: "Chắc cô là một trong những người học xong đại học là lên thẳng cao học."
"Không phải. Thực ra, tôi đã vào được một trường cao học tốt hơn rất nhiều nhờ những gì
tôi từng làm sau khi học xong đại học."
Helen cau mày.
Tôi suy nghĩ chốc lát rồi nói. "Cháu có muốn biết tôi đã làm gì sau khi học xong đại học
không?"
"Có, cháu muốn biết," cô nghi ngờ.
Helen đã sẵn sàng lắng nghe.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc cho Outward Bound. Đó là một công việc hậu cần
nhàm chán. Tôi sống ở một khu căn cứ trên dãy núi Blue Ridge và dành hơn nửa năm lái xe tải tới những vùng xa xôi hẻo lánh, mang theo món yến mạch trộn và nhiên liệu cho những nhóm sinh viên lấm lem, hốc hác trong những chuyến đi phượt. Tôi có những kỷ niệm cực kỳ vui vẻ khi lái những chiếc xe 15 chỗ dọc các đoạn đường đất gồ ghề với tiếng nhạc phát ra xập xình từ radio. Thường tôi là người ngoài duy nhất mà những nhóm này gặp trên đường trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Các sinh viên luôn tỏ ra vui vẻ khi thấy tôi vì tôi nhắc họ nhớ rằng cuộc sống vẫn đang tiếp diễn đâu đó ngoài kia.
Khi cơ hội được làm trợ giáo xuất hiện, tôi lập tức nắm lấy nó. Tôi đã đi qua khắp các ngọn núi ở Bắc Carolina, Maine và Colorado, khi cùng các cựu chiến binh, lúc cùng các CEO ở Phố Wall. Tôi đã dành cả một mùa hè dài nóng nực ở cảng Boston trên một chiếc thuyền buồm không mui dài hơn 9m với một nhóm nữ sinh trung học. Chuyến đi yêu thích của tôi – chuyến đi tôi đã dẫn đầu hơn chục lần – là một chuyến thám hiểm bằng xuồng trong 28 ngày chạy dọc sông Suwannee, cách vùng nước đen và rừng cây bụt mọc ở đầm lầy Okefenokee ở Georgia hơn 560km, qua vùng phía Bắc Florida, tới bãi biển đầy cát ở Vịnh Mexico. Các sinh viên trong những chuyến đi xuồng này là những thanh niên phạm tội. Đó là cụm từ chính thức dành cho những đứa trẻ hay được gọi một cách không chức thức là "lưu manh". Đây là những thanh thiếu niên hoặc ở thành thị hoặc ở các vùng nông thôn xa xôi đã từng phạm tội: trộm cướp, hành hung, quấy rối và buôn bán ma túy – tất cả chỉ trừ giết người. Họ đang thi hành án trên dòng sông này cùng với tôi. Công việc này không những có ý nghĩa mà còn rất thú vị. Tôi đã học được cách chơi bài gian lận từ những đứa trẻ thường xuyên ra vào các trại giam. Mỗi tối, sau khi chúng đã chui vào túi ngủ, tôi ngồi bên ngoài lều và đọc to những câu chuyện kể lúc nửa đêm từ những cuốn
sách nhiều chương, chẳng hạn như Đảo giấu vàng. Tôi thường được thấy những đứa trẻ này sống đúng với lứa tuổi của mình, nhảy xuống sông vui đùa, những phiền não trước đây dường như tan biến. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống cũng chẳng bao giờ rời xa. Khi chỉ mới khoảng 24 tuổi, tôi đã phải nói với một cô bé từng phạm tội – một bà mẹ 2 con mới 15 tuổi – rằng mẹ của cô bé đã mất vì AIDS trong khi cô bé đang chèo thuyền dọc sông Suwannee. Tôi nghĩ rằng công việc của mình tại Outward Bound sẽ chỉ kéo dài một hoặc hai năm. Trước khi kịp nhận ra, tôi đã đánh mất gần 4 năm. Một lần, trong thời gian nghỉ, tôi đến thăm thành phố nơi có trường đại học của tôi trước đây và thấy cô giáo hướng dẫn của mình. Tôi vẫn nhớ cô đã nói, "Thế còn trường cao học thì sao?" Đó là liều thuốc thực tế cho chính tôi. Tôi thật sự muốn học cao học và đang dần chán cuộc sống ở Outward Bound. Cô giáo của tôi nói rằng nếu tôi muốn thì tôi phải làm điều đó. "Em đang chờ đợi gì kia chứ?" Cô hỏi. Có vẻ như tôi đang chờ ai đó thúc giục tôi phải tiến bước. Và tôi đã làm vậy. Quang cảnh buổi phỏng vấn tâm lý học lâm sàng thường đầy những sinh viên sáng láng mới tốt nghiệp với những cặp tài liệu bằng da mới toanh và những bộ đồ thùng thình. Khi đến đó, tôi cũng mặc một bộ đồ như vậy và mang theo cặp tài liệu. Cảm thấy có phần lạc lõng do đã dành nhiều năm trong rừng, tôi nhét đầy trong cặp tài liệu những bài viết học thuật của khoa có thể sẽ phỏng vấn tôi. Tôi đã sẵn sàng để nói chuyện một cách đầy thông thái về những thử nghiệm lâm sàng của họ và giả vờ tỏ vẻ đam mê những nghiên cứu mà có thể tôi sẽ chẳng bao giờ làm. Nhưng chẳng ai muốn nói về những điều ấy cả. Hầu như lúc nào cũng vậy, những người phỏng vấn sẽ liếc qua lý lịch của tôi và bắt đầu một cách hào hứng "Hãy kể cho tôi nghe về Outward Bound!" Mọi người trong khoa sẽ giới thiệu bản thân với tôi bằng cách nói, "Vậy bạn là cô gái đến từ Outward Bound!" Những năm sau này, dù là trong những lần phỏng vấn tình trạng cư trú, tôi cũng dành phần lớn thời gian trả lời câu hỏi về những gì xảy ra khi những đứa trẻ chạy trốn ở nơi hoang dã, hoặc liệu có an toàn không khi bơi trong một dòng sông có cá sấu. Thật sự là phải đến khi lấy được bằng tiến sĩ từ trường Berkeley, tôi mới bắt đầu được biết đến vì một điều gì đó khác. Tôi kể cho Helen vài câu chuyện về tôi. Tôi nói rằng những năm tháng tuổi 20 có tiềm lực khác với đại học. Với một số người, cuộc sống là chăm chỉ cố gắng vào nhóm sinh viên xuất sắc Phi Beta Kappa hoặc đạt được bằng Ivy League. Thông thường hơn thì cái tôi và sự nghiệp không được gây dựng từ ngành học đại học và điểm tổng kết, mà từ những mảnh ghép vốn sống – và tôi lo ngại rằng Helen không có được gì cả. Sẽ chẳng có ai bắt đầu buổi phỏng vấn Helen cho công việc tiếp theo của cô bằng cách nói, "Hãy kể cho tôi nghe về việc làm bảo mẫu!" Điều này khiến tôi ngập ngừng. Nếu Helen
không nhanh chóng kiếm chút vốn sống thì tôi biết rằng cô có thể sẽ có một cuộc sống
không hạnh phúc và bán thất nghiệp.
Sau khi nghe tôi thuyết phục về việc tìm kiếm một công việc nghiêm chỉnh, Helen nói rằng
chỉ vài ngày nữa cô sẽ bắt đầu làm việc ở một quán cà phê. Helen cũng nói rằng cô được mời
phỏng vấn làm "nhân viên thời vụ" ở một xưởng làm phim hoạt hình công nghệ số và cô
không có ý định tham gia buổi phỏng vấn đó. Làm việc ở một quán cà phê có vẻ "sành điệu
và không bó buộc". Bên cạnh đó, cô nói rằng cô không chắc chắn về việc "chỉ đi làm vì bắt
buộc phải đi làm" và "về cơ bản là làm ở phòng văn thư" trong xưởng làm phim.
Khi Helen nói về kế hoạch làm việc tại quán cà phê, tôi cố không tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi đã từng chứng kiến cái mà một khách hàng khác của tôi gọi là "giai đoạn Starbucks" xuất hiện nhiều lần. Những gì tôi biết về tình trạng bán thất nghiệp của những người trong độ tuổi 20 và về vốn sống cho tôi biết rằng Helen chuẩn bị đưa ra một quyết định sai lầm.
Không lúc này thì lúc khác, hầu hết những người trong tuổi 20, bao gồm cả tôi hồi lái xe tải, cũng từng bán thất nghiệp. Họ làm những công việc quá đơn giản so với trình độ của mình hoặc chỉ làm bán thời gian. Một số những công việc này là sự thay thế hữu ích. Chúng giúp ta thanh toán hóa đơn khi ta đang học lấy bằng GMAT hoặc đang cố gắng học xong cao học. Giống như Outward Bound, một số trường hợp bán thất nghiệp có thể tạo ra vốn sống còn đáng quý hơn mọi thứ khác. Nhưng bán thất nghiệp không phải phương tiện cứu cánh. Đôi khi nó chỉ là cách để ngụy tạo rằng ta đang không làm việc, chẳng hạn như điều khiển thang trượt tuyết hoặc chạy việc vặt cho một giám đốc. Mặc dù những công việc kiểu này có thể đem lại niềm vui nhưng chúng cũng là dấu hiệu để các nhà tuyển dụng tương lai nhận ra giai đoạn mất phương hướng của bạn. Mặc dù có bằng cấp đại học nhưng theo sau đó là quá nhiều những công việc tạm thời, khó giải thích được, tại các cửa hàng bán lẻ và quán cà phê. Tất cả khiến bạn có vẻ đang bước lùi. Những công việc như vậy có thể ảnh hưởng đến lý lịch của ta, thậm chí là cuộc đời
của ta. Càng mất nhiều thời gian để đặt chân vào một công việc chính thức, ta càng có nhiều khả năng trở nên "khác biệt và mất giá trị", như một nhà báo từng viết. Nghiên cứu về thanh niên trong độ tuổi 20 bán thất nghiệp cho thấy những người bán thất nghiệp ít nhất trong vòng 9 tháng thường trở nên chán nản và mất động lực hơn so với bạn đồng trang lứa – thậm chí là so với những bạn đồng lứa thất nghiệp. Nhưng trước khi chúng ta quyết định liệu thất nghiệp có phải là lựa chọn thay thế tốt hơn so với bán thất nghiệp hay không, hãy xem xét điều này: Thất nghiệp trong độ tuổi 20 có liên quan đến nghiện rượu và chán nản ở tuổi trung niên, thậm chí ngay cả sau khi đã có việc làm đều đặn. Tôi đã chứng kiến điều này xảy ra. Tôi đã thấy những người trong độ tuổi 20 thông minh và
thú vị né tránh những công việc ở thế giới thực chỉ để vật vờ qua những năm tháng bán thất nghiệp. Trong suốt thời gian đó, họ trở nên quá mệt mỏi đồng thời xa lánh tất cả để tìm được thứ gì đó thực sự khiến họ hạnh phúc. Những ước mơ của họ ngày càng xa vời khi người khác bắt đầu đối xử với họ như với cái bảng tên họ đang đeo. Các nhà kinh tế học và xã hội học tán thành rằng công việc trong độ tuổi 20 có ảnh hưởng lớn đến thành công trong sự nghiệp lâu dài của chúng ta. Khoảng 2/3 tăng trưởng tiền lương trong cuộc đời ta diễn ra trong 10 năm đầu tiên của sự nghiệp. Sau đó, gia đình và tài sản thế chấp cản đường ta đến với những bằng cấp cao hơn, quyết định chuyển nhà và lương sẽ tăng chậm hơn. Ở trong độ tuổi 20, ta cảm thấy còn nhiều thời gian phía trước để kiếm nhiều tiền hơn. Những dữ liệu mới nhất từ Cục Điều tra Dân số Mỹ cho thấy, tính trung bình, tiền lương đạt cao nhất – và sau đó ổn định – ở độ tuổi 40. Trong khi thời gian trôi qua rất nhanh, những người trong độ tuổi 20 với suy nghĩ rằng họvẫn còn thời gian để từ từ chấm dứt tình trạng thất nghiệp hay bán thất nghiệp đã bỏ lỡ cơ
hội tiến lên. Dù tình hình có thuận lợi đến đâu, có lẽ những người thành đạt muộn vẫn sẽ
không bao giờ có thể lấp đầy được khoảng trống giữa họ và những người bắt đầu sớm hơn. Điều này khiến nhiều người ở tuổi 30 và 40 cảm thấy như thể cuối cùng họ đã phải trả một cái giá khá đắt đến không ngờ cho chuỗi công việc tùy tiện ở độ tuổi 20. Trung niên là khi ta nhận ra rằng không thể thay đổi những lựa chọn ở tuổi 20 nữa. Rượu chè và trầm cảm có thể bắt đầu ở giai đoạn sau này. Trong nền kinh tế hiện nay, rất ít người đến tuổi 30 mà chưa từng bị bán thất nghiệp. Vậy người trong độ tuổi 20 phải làm gì? May mắn là không phải tình trạng bán thất nghiệp nào cũng như nhau. Tôi luôn khuyên những người trong độ tuổi 20 hãy chọn công việc mang lại nhiều vốn sống nhất. Tôi lắng nghe Helen từ đầu đến cuối. Sau đó, tôi bảo cô rằng làm việc ở một quán cà phê có thể có vài lợi ích, chẳng hạn như đồng nghiệp thoải mái hay được giảm giá đồ uống. Thậm chí công việc này còn có thể cho mức lương cao hơn nhân viên thời vụ. Nhưng nó chẳng đem lại cho cô chút vốn sống nào. Trên những quan điểm về vốn sống mà Helen cần, rõ ràng
xưởng phim có lợi thế hơn cả. Tôi khuyến khích Helen đến buổi phỏng vấn và nghĩ công
việc thời vụ này không phải là một công việc nhàm chán, mà là sự đầu tư cho giấc mơ của cô. Bằng cách học hỏi về thế giới nghệ thuật số và tạo các mối quan hệ trong ngành, cô có thể đầu tư vốn sống cho mình theo nhiều cách khác nhau.
"Có lẽ cháu nên chờ đợi một cơ hội tốt hơn xuất hiện?" Helen hỏi.
"Nhưng cơ hội tốt hơn không tự nhiên xuất hiện. Có vốn sống tốt là cách để cháu đạt được cơ hội tốt hơn," tôi nói.
Chúng tôi dành những buổi tiếp theo để giúp Helen chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Điểm số không quá xuất sắc khi học dự bị y khoa, cùng với phản ứng gay gắt của cha mẹ đối với ngành nghệ thuật khiến cô cảm thấy bất an về sự nghiệp. Nhưng có một điều tôi vẫn chưa đề cập về Helen, đó là cô là một trong những khách hàng dễ mến nhất của tôi. Quá trình học đại học của cô không hoàn hảo, nhưng Helen có tất cả những ưu điểm không thể hiện được trên sơ yếu lý lịch. Cô rất hòa đồng. Cô giỏi truyền đạt và nhanh trí. Cô làm việc chăm chỉ. Tôi dám chắc rằng nếu Helen đến buổi phỏng vấn thì tính cách của cô có thể giúp cô tiến xa hơn. Helen và giám đốc tuyển dụng đã có một buổi nói chuyện thoải mái về trường dự bị y khoa, nhiếp ảnh tự do và về việc vợ ông cũng theo học ngành nghệ thuật ở trường của Helen. Hai tuần sau, Helen bắt đầu làm việc tại xưởng phim. Sáu tháng sau, cô chuyển từ công việc làm thời vụ sang công việc bàn giấy. Sau đó, một đạo diễn đã dành vài tuần ở văn phòng của Helen, để quyết định rằng Helen sẽ là một trợ lý quay phim lý tưởng. Cô được cử đến Los Angeles, nơi cô đang làm phim điện ảnh. Đây là những điều cô kể về năm tháng tuổi 20 của mình, về những vốn sống hiện đang giúp đỡ cô: Tôi sẽ chẳng bao giờ tin được và có lẽ đây không phải là điều hay nhất nên nói cho những người vẫn đang đi học. Nhưng thật sự là từ khi tốt nghiệp, chưa một ai hỏi về điểm trung bình của tôi cả. Trừ khi bạn đang muốn đi học cao học. Họ cũng không quan tâm bạn có chọn "nhầm" ngành học hay không. Tôi đã suy nghĩ về câu hỏi của cha mẹ mình: "Con định làm gì với ngành nghệ thuật chứ?"
Giờ đây, tôi thấy câu hỏi đó thật vô nghĩa. Trong số những người tôi quen biết, không ai
thực sự biết họ muốn làm gì khi tốt nghiệp cả. Những gì mọi người đang làm hiện tại, thậm chí họ còn không biết đến khi còn học đại học. Một người bạn của tôi, một nhà nghiên cứu sinh học biển, đang làm việc tại một viện hải dương. Một người khác đang học cao học khoa nghiên cứu bệnh dịch. Còn tôi theo ngành kỹ thuật điện ảnh. Thậm chí, chúng tôi còn không biết đến sự tồn tại của những công việc này khi tốt nghiệp. Tôi ước mình đã làm nhiều hơn trong những năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi ước mình đã nhảy việc hoặc tìm nhiều việc đa dạng hơn. Tôi ước mình đã thử nghiệm – với
công việc – theo cách mà tôi cảm thấy giờ đây ở tuổi gần 30, tôi không thể làm được nữa.
Tôi cảm thấy có nhiều áp lực bên trong muốn tôi phải tìm ra một cách nào đó, nhưng suy
nghĩ về việc này khiến tôi mệt mỏi và chẳng đem lại kết quả gì. Điều tôi học được là bạn
không thể lên kế hoạch cho cả cuộc đời. Cách duy nhất để tìm hiểu xem mình phải làm gì là phải làm – một điều gì đó. Bất cứ khi nào nhận được tin tức về Helen, tôi lại băn khoăn không hiểu cuộc đời của cô hiện giờ sẽ khác đến thế nào nếu cô quyết định làm việc tại quán cà phê. Quãng thời gian bán thất nghiệp vui vẻ và vô lo của cô có lẽ sẽ nhanh chóng trở thành một trải nghiệm đáng buồn và xa lạ. Nó có thể sẽ kéo dài hơn cô nghĩ, khi những người trong độ tuổi 20 khác bắt đầu đi làm, tại một xưởng phim chẳng hạn.
Dĩ nhiên, cô sẽ không làm việc ở quán cà phê mãi mãi. Nhưng cô cũng sẽ không được một đạo diễn để mắt đến, vì bất kỳ đạo diễn nào đến uống cà phê cũng sẽ chỉ coi cô là một người bán hàng, chứ không phải là một người có liên quan đến ngành điện ảnh. Mọi thứ đều bắt đầu từ đó. 5 hay 10 năm sau, sự khác biệt giữa Helen tại quán cà phê và Helen trong ngành điện ảnh số sẽ trở nên rất rõ rệt. Rõ rệt một cách đáng buồn. Cuộc đời của Helen tiến triển khi cô sử dụng vốn sống mình đã có để đạt được vốn sống tiếp theo mà cô muốn – và chẳng hại gì khi cô và vợ của giám đốc tuyển dụng học cùng trường cả.
Đó gần như là cách mọi việc diễn ra. Những mối quen sơ
Những người gắn chặt trong một nhóm gắn bó khăng khít có thể sẽ không bao giờ ý thức
được sự thật rằng cuộc đời của họ thực sự không phụ thuộc vào những gì xảy ra bên trong nhóm, mà vào những yếu tố nằm ngoài nhận thức của họ.
— Rose Coser, nhà xã hội học
"Đồng ý" là cách bạn có được công việc đầu tiên, công việc tiếp theo, bạn đời và thậm chí là con cái của bạn. Dù có chút lo lắng, dù có nằm ngoài vùng an toàn của bạn, nói đồng ý có nghĩa là bạn sẽ làm điều gì đó mới, gặp những người mới và tạo ra khác biệt.----Eric Schmidt, giám đốc diều hành GoogleCách đây vài mùa hè, một chiếc thùng lớn xuất hiện trước nhà tôi. Địa chỉ trả lại ghi trên
thùng là một nhà xuất bản lớn ở New York. Chiếc thùng được gửi đến cho tôi.
Tôi đang chuẩn bị cho hai khóa học mùa thu và đã đặt mua một số sách giáo khoa để xem
qua. Nhưng khi mở cái thùng ra, thay vì sách giáo khoa tôi thấy có khoảng 100 cuốn sách
bìa mềm – truyện hư cấu, phi hư cấu, sách học thuật, sách bán chạy. Hóa đơn bên trong đề tên một biên tập viên. Tôi đặt thùng sách ở giữa bàn ăn và những người bạn đến nhà tôi đều hỏi về nó: Làm sao tôi có thời gian đọc nhiều thế? Tôi mất trí rồi à? Chẳng ai thỏa mãn với lời giải thích của tôi "Nó được gửi đến qua đường bưu điện và tôi không hiểu tại sao".
Một thời gian sau, tôi thử tìm cách liên lạc. Tôi gửi e-mail cho biên tập viên trên hóa đơn,
thông báo cho cô biết rằng tôi đang giữ thùng sách mà đáng ra phải được gửi cho cô. Cô
phát hiện ra rằng những cuốn sách đó đã được gửi nhầm cho tôi, nhưng lại bảo tôi hãy cứ
giữ chúng. Tôi cảm ơn cô và chúng tôi e-mail qua lại về việc chọn sách giáo khoa. Vài tháng sau, cô hỏi tôi có muốn viết lời mở đầu cho một cuốn sách cô đang biên tập hay không. Tôi nhận lời ngay. Trong buổi tiệc thịt nướng sau đó ở nhà tôi, thùng sách lớn vẫn ở trên bàn ăn. Tôi bảo bạn bè hãy mang về nhà bất cứ tựa sách nào mà họ thấy thú vị. Đây là một câu chuyện khá thú vị. Khoảng một năm sau khi thùng sách xuất hiện, tôi bắt đầu muốn tự mình viết một cuốn sách. Công việc và các lớp học của tôi đầy những người trong độ tuổi 20 thực sự muốn và cần được giúp đỡ để tiến lên phía trước. Tôi hình dung ra một cuốn sách chứa mọi thứ tôi biết về độ tuổi 20, từ kinh nghiệm dạy học, nghiên cứu và điều trị, một cuốn sách mà những người trong độ tuổi 20 ở mọi nơi đều có thể đọc.
Tôi mượn mẫu đề xuất in sách từ một đồng nghiệp, rồi bắt đầu thực hiện dự án này trong
thời gian rảnh. Khi hoàn thành đề xuất, tôi đề nghị biên tập viên nọ đưa ra ý kiến của cô. Cô đọc rồi nhanh chóng giới thiệu tôi với những người có quan tâm. Không lâu sau, cuốn sách đã tìm được nhà xuất bản. Tôi chưa từng gặp biên tập viên với thùng sách gửi nhầm hay nhà xuất bản tiếp nhận sách của mình. Tôi chỉ mới gặp người đồng nghiệp đã cho tôi mượn bản đề xuất làm mẫu đúng một lần. Không ai có lý do gì để thiên vị tôi và công việc là công việc nên chẳng ai làm vậy cả. Cuốn sách này, cũng như hầu hết những gì xảy ra khi bạn trưởng thành, hình thành nhờ cái gọi là sức mạnh của những mối quen sơ.
Sức mạnh của những mối quen sơ
Khoảng 10 năm qua, đã có nhiều bàn luận về nhóm thành thị, hay gia đình tạm thời, trở nên quan trọng khi những người trong độ tuổi 20 dành nhiều thời gian tự lập hơn. Các bộ phim và hài kịch tình thế ca ngợi giá trị của những nhóm bạn này, niềm vui khi có một nơi mà ta có thể chia sẻ bánh bí ngô mua ở cửa hàng khi ta không thể về nhà trong ngày Lễ Tạ ơn, cảm giác tuyệt vời khi có một nhóm bạn thuộc về mình. Không thể phủ định rằng những người bạn này đóng vai trò ủng hộ quan trọng đối với nhiều người trong độ tuổi 20 và họ mang lại những khoảng thời gian vui vẻ. Về cơ bản, bạn thân thời đại học của những người trong độ tuổi 20, nhóm bạn thành thị, là những người ta gặp mặt vào cuối tuần. Ta trút bầu tâm sự về những buổi hẹn hò tồi tệ hay những lần chia
tay khi cùng đi ăn và uống bia. Tuy nhiên, khi tập trung tất cả sự chú ý vào nhóm bạn của mình, nhiều người trong độ tuổi 20 đã tự hạn chế bản thân khi chỉ tụ tập với bạn bè có tính cách giống mình. Một số gần như chỉ luôn liên hệ với đúng một vài người. Dù nhóm bạn này giúp ta tồn tại, nhưng họ không giúp ta phát triển. Nhóm bạn quen thuộc có thể mang súp đến cho ta khi ta ốm, nhưng chính những người ta không quen thân – những người chưa từng gia nhập nhóm bạn với ta – mới nhanh chóng và mạnh mẽ thay đổi cuộc đời ta theo hướng tốt đẹp hơn. Trong một công trình nghiên cứu có trước Facebook hơn 25 năm, nhà xã hội học kiêm giáo sư trường Stanford, Mark Granovetter, đã thực hiện một trong những nghiên cứu đầu tiên và nổi tiếng nhất về mạng xã hội. Granovetter tò mò về cách các mạng lưới thúc đẩy dịch chuyển xã hội, về cách mà những người trong cuộc đời đưa ta đến với các cơ hội mới. Khi khảo sát những công nhân ở ngoại ô Boston mới thay đổi công việc, Granovetter phát hiện ra rằng bạn thân và gia đình – được cho là những người sẵn sàng giúp đỡ ta nhất – không phải là những người có vai trò quan trọng nhất khi ta tìm việc. Thay vào đó, hơn 3/4 số công việc mới đến từ mối liên hệ với những người mà ta chỉ "thỉnh thoảng" hay "hiếm khi" gặp. Phát hiện này đưa Granovetter đến chỗ viết một nghiên cứu mang tính đột phá với tựa đề Sức mạnh của những mối quen sơ, liên quan đến giá trị đặc biệt của những người không thân quen. Theo Granovetter, không phải mọi mối quan hệ – hay liên hệ – đều được tạo ra như nhau. Một số chỉ ở mức quen sơ,một số thân thiết và sức mạnh của mối liên hệ sẽ tăng theo thời gian và trảinghiệm. Ta ở bên ai đó càng lâu thì mối liên hệ càng mạnh, vì nhiều khả năng tasẽ có những trải nghiệm và bí mật chung. Thuở nhỏ, các mối liên hệ mạnh mẽ làgia đình và bạn thân. Ở độ tuổi 20, các mối liên hệ mạnh mẽ phát triển bao gồmcả những nhóm bạn thành thị, bạn cùng phòng, người yêu và những người bạn thânkhác.
Những mối quen sơ là những người ta từng gặp, hoặc cóchút liên hệ, nhưng hiện tại đang
không thân quen. Có thể họ là những đồng nghiệp ta ít nói chuyện cùng hay nhữngngười
hàng xóm ta mới chỉ chào hỏi qua. Chúng ta đều có những người quen mà ta vốnđịnh đi
chơi cùng nhưng chưa bao giờ làm vậy; những người bạn chúng ta đã mất liên lạctừ nhiều năm trước. Các mối quen sơ cũng có thể là sếp cũ hoặc giáo sư dạy tatrước đây và bất kỳ ai chưa được ta coi là bạn thân. Nhưng tại sao một số ngườiđược ta coi là bạn thân, còn số khác thì không? Một thế kỷ nghiên cứu về xã hộihọc – và hàng nghìn năm tư duy phương Tây – cho thấy rằng "sự tương đồng sinhra mối liên hệ." Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã cũng do sự giống nhau, "yêu thíchnhững gì giống mình." Từ sân trường cho đến phòng họp, con người có xu hướngtạo quan hệ thân thiết với những người giống mình nhất. Vì vậy, những mối liênhệ vững chắc – như nhóm bạn thành thị hay thậm chí là mạng xã hội trực tuyến –là tiêu biểu cho một nhóm gắn bó chặt chẽ. Một nhóm người với những điểm tươngđồng. Bây giờ ta hãy bàn đến cái mà một nhà xã hội học khác, Rose Coser, gọi là"nhược điểm của những mối liên hệ gắn bó," hay những người bạn thân hạn chế bảnthân chúng ta như thế nào. Những mối liên hệ gắn bó cho chúng ta cảm giác thoảimái và quen thuộc, nhưng ngoài việc ủng hộ, chúng không cho ta được gì nhiều.Thường những người bạn này lại quá tương đồng với ta – thậm chí là cũng đangmắc kẹt quá giống ta – nên không thể mang lại cho ta bất cứ điều gì ngoài sựcảm thông. Thường họ cũng không biết gì nhiều hơn ta về công việc hay các mốiquan hệ.
Các mối quen sơ đem lại cảm giác khác biệt, hoặc trong vài trường hợp, theođúng nghĩa
đen, họ quá xa lạ để có thể trở thành bạn thân của ta. Nhưng đó chính là điểmmấu chốt. Bởi không thuộc một nhóm người ta đã biết từ trước nên những mối quensơ giúp ta tiếp cận những thứ mới mẻ. Họ biết những người và những điều mà takhông biết. Thông tin và cơ hội lan tỏa nhanh hơn, xa hơn qua các mối quen sơhơn là qua bạn thân, bởi các mối liên hệ không sâu sẽ ít bị trùng mối quan hệvới ta hơn. Những mối quen sơ giống như những cây cầu bạn không thể thấy hết từđầu này sang đầu kia, vì vậy bạn cũng không biết chúng sẽ dẫn tới đâu. Điềuquan trọng không chỉ ở chỗ những người mà chúng ta quen biết những ai và biết nhữnggì. Cách chúng ta giao tiếp với họ cũng quan trọng. Bởi những nhóm gắn bó khăngkhít thường sẽ quá giống nhau nên họ có xu hướng sử dụng lối giao tiếp đơn giảnmã hóa, được gọi là lối nói hạn chế. Lối nói hạn chế ngắn gọn nhưng không đầyđủ, phụ thuộc vào những câu nói thông tục, nói tắt, lời ít ý nhiều trong nhóm.Những người thích nhắn tin đều biết FTW (For the win) nghĩa là "tuyệt vời",cũng như các doanh nhân đều biết JIT (Just in time) là viết tắt của "vừa kịplúc." Nhưng các thành viên trong nhóm không chỉ có chung từ lóng hay vốn từvựng. Họ còn có
chung giả định về nhau và về thế giới. Có thể họ từng học cùng trường hay cóchung quan điểm về tình yêu. Dù điểm chung là gì thì việc dành nhiều thời gianvới họ có thể hạn chế những người, những điều chúng ta biết, cách ta nói chuyệnvà cuối cùng là cách ta suy nghĩ. Mặt khác, những mối quen sơ buộc chúng taphải giao tiếp khác đi, sử dụng cái được gọi là lối nói chi tiết. Không như lốinói hạn chế giả định sự tương đồng giữa người nói và người nghe. Lối nói chitiết không giả định rằng người nghe cùng có lối suy nghĩ đó hoặc có cùng thôngtin đó. Chúng ta cần phải cẩn thận hơn khi nói với những người ta chỉ quen sơ.Điều này đòi hỏi suy nghĩ và sắp xếp lời nói tốt hơn. Sẽ ít có những cụm từnhấn mạnh chẳng hạn như "cậu biết đấy" hơn và câu nói thường sẽ hoàn chỉnh hơn.Dù đang nói về quan điểm về công việc hay tình yêu, ta cũng phải nói đầy đủ.Bằng cách này, những mối quen sơ sẽ thúc đẩy và thậm chí đôi khi bắt buộc chúngta phải lớn lên và thay đổi.
Hãy lắng nghe câu chuyện về Cole và Betsy.
Cole rời trường đại học và tiến vào những năm tháng tuổi 20 một cách háo hức vàhối hả.
Theo học chuyên ngành kỹ thuật, anh dành những năm học đại học để giải các phéptính
trong khi mọi người khác dường như đều đang tận hưởng cuộc sống. Những năm thángtuổi 20 là cơ hội để Cole vui vẻ tận hưởng. Anh chọn một công việc không quánổi bật trong một công ty toàn những giám định viên, anh thích đến và rời khỏichỗ làm mà không phải nghĩ quá nhiều về công việc. Anh dọn đến một căn hộ vớimột đám bạn nam mà anh từng gặp, một vài người trong số đó chưa từng học đạihọc. Sau vài năm, họ trở thành nhóm bạn thành thị của Cole: Chúng tôi cùngngồi, uống bia và nói về việc chúng tôi ghét làm việc đến thế nào hay thị trườngnghề nghiệp tệ ra sao. Chúng tôi chẳng muốn làm gì. Chúng tôi nói những gì màcả nhóm đều biết rõ và tán đồng. Không ai trong số họ nghĩ về một nghề nghiệpthực sự, vì vậy tôi cũng chẳng buồn để tâm tới nó. Tôi đoán bạn có thể nói rằngtôi là một phần của một nhóm sành điệu. Tôi chẳng suy nghĩ gì ngoài trận bóngrổ tiếp theo hay bất kỳ điều linh tinh gì khác. Tôi nghĩ ai cũng như vậy bởi đólà điều mà tất cả những người tôi quen biết đang làm. Đôi khi tôi cũng nghe kểvề ai đó mà tôi biết từ thời đại học đang kiếm được rất nhiều tiền, bắt đầukhởi nghiệp hoặc có công việc tuyệt vời tại Google hay một nơi tương tự nhưvậy. Và tôi nghĩ, "Tên đó ư? Thật không công bằng. Tôi phải học hành chăm chỉvào những năm đại học trong khi hắn học ngành nhân chủng học." Cứ như thể việccậu ta đang làm nên gì đó ở tuổi 20 trong khi tôi đang vất vưởng một cách vônghĩa. Tôi không muốn thừa nhận điều này, nhưng sau một thời gian, tôi lại muốntrở thành một người giống vậy, đang làm một điều gì đó cho cuộc đời mình. Chỉlà tôi không biết phải làm như thế nào. Chị gái của Cole kéo anh đến bữa tiệcsinh nhật lần thứ 30 của bạn cùng phòng với cô. Không thoải mái khi xung quanhtoàn những người lớn tuổi hơn và thành đạt hơn mình, Cole giết thời gian bằngcách nói chuyện với một nhà điêu khắc trẻ, một khách hàng của tôi
tên là Betsy.
Betsy đã chán việc hẹn hò với cùng một kiểu người. Dường như khi cô vừa chiatay một
người bạn trai "chẳng có gì tốt đẹp," cô bắt đầu hẹn hò với một anh chàng kháccũng y như
vậy. Cuối cùng, Betsy đến trị liệu để kiểm tra xem tại sao cô lại bị thu hútbởi kiểu đàn ông
này hết lần này tới lần khác. Nhưng hiểu rõ hơn về điều này cũng chẳng thay đổiđược sự
thật rằng cô tiếp tục gặp gỡ những anh chàng vui tínhvà chẳng có tham vọng gì. "Tôi chẳng
thể có được một buổi hẹn tử tế," cô nói.
Betsy cũng như Cole, không muốn ở lại bữa tiệc nữa. Cô đã gặp chủ nhân bữa tiệcở một lớp
đạp xe trong nhà vài năm trước mà từ đó đến nay đã từ chối thư mời điện tử củacô ấy. Với
mong muốn làm quen với những người mới, lần này Betsy đã đồng ý. Cô bắt taxiđến bữa
tiệc và tự hỏi điều gì khiến cô phải chịu đựng điều này.
Khi gặp Cole, Betsy thấy thật ấn tượng, nhưng cũng thật bối rối. Cole rõ ràngthông minh và
có học, nhưng dường như anh đang bỏ phí những điều đó. Họ đã hẹn hò ăn tối vớinhau vài
lần. Sau khi ngủ lại một đêm, thấy Cole thức dậy lúc 11 giờ sáng và vớ lấy vántrượt, Betsy
cảm thấy bớt lạc quan hơn.
Điều cô không nhận ra là từ khi ở bên nhau, Cole đã lấy lại chút động lực cũ.Anh thấy được
cách cô muốn hoàn thiện các tác phẩm điêu khắc của mình thậm chí là vào cuốituần, cách
cô và bạn bè hào hứng tụ tập với nhau để nói về các dự án và kế hoạch của mình.Anh nhắm
đến một thông báo trên Craigslist về một công việc kỹ thuật đầy thử thách tạimột công ty
mới khá tên tuổi, nhưng anh cảm thấy lý lịch của mình quá kém cỏi để đi xinviệc.
Cole nhớ ra rằng một người bạn thời trung học của anh, người anh gặp gỡ mỗi nămkhoảng
một lần, làm việc tại công ty này. Anh liên hệ với người này để hy vọng nhậnđược lời giới
thiệu tốt. Sau vài buổi phỏng vấn với nhiều người trong công ty, anh được traovị trí đó.
Giám đốc tuyển dụng cho biết Cole được chọn vì ba lý do: bằng kỹ thuật cho thấyanh biết
cách làm việc chăm chỉ cho các dự án kỹ thuật, tính cách của anh có vẻ phù hợpvới nhóm và
người bạn đồng lứa đảm bảo về khả năng của Cole được nhiều người trong công tyyêu
mến. Theo giám đốc, phần còn lại, anh có thể học thêm từ công việc.
Điều này đã tác động lớn đến con đường sự nghiệp của Cole. Anh học về pháttriển phần
mềm tại một công ty cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu. Vài năm sau, Cole trởthành giám
đốc phát triển tại một công ty mới khác ở vào thời điểm này, vốn sống anh thunhận được
tại công ty trước đã có thể có giá trị.
Khoảng 10 năm sau, Cole và Betsy kết hôn. Betsy điều hành một phòng tranh hợptác. Cole
trở thành giám đốc công nghệ thông tin. Họ sống hạnh phúc và rất biết ơn ngườibạn thời
trung học của Cole và người bạn đã gửi lời mời điện tử. Những mối quen sơ đãthay đổi
cuộc sống của họ.
Khi tôi khuyến khích những người trong độ tuổi 20 khai thác sức mạnh của nhữngmối
quen sơ, thường có rất nhiều lời phản đối: "Tôi ghét giao thiệp" hoặc "Tôi muốntự tìm việc"
hay "Đó không phải phong cách của tôi" là phản ứng thường thấy. Tôi hiểu, nhưngđiều đó
không thay đổi sự thực rằng khi chúng ta tìm việc, những mối quan hệ hay các cơhội,
những người chúng ta ít biết rõ nhất sẽ là những người có ảnh hưởng nhất. Nhữngđiều mới
mẻ dường như luôn đến từ bên ngoài vòng tròn của bạn. Và những người trong độtuổi 20
không biết sử dụng những mối quen sơ của mình sẽ tụt lại so với những ngườikhác như
câu chuyện dưới đây:
Giao thiệp, sử dụng các mối quan hệ hay là gì đi nữa,đều không phải điều xấu. Tôi chưa
từng quá lo lắng về điều này, nhưng tôi có vài người bạn luôn tỏ ra căng thẳngvề việc làm ở
vị trí được họ hàng quen biết giúp. Tôi làm việc cho một trong ba công ty hàngđầu trong
ngành và tôi chỉ biết đúng một người thật sự tìm được việc ở đây mà không dựavào ai cả.
Tất cả đều vào đây nhờ sự quen biết.
Tôi vô cùng ghét việc phải gọi điện cho những người mình không biết. Nhưng bốtôi gặp
một người tại một bữa tiệc, người này từng làm tại công ty tôi đang làm bây giờvà ông đã
nói rằng tôi rất quan tâm đến ngành thời trang. Cuối cùng tôi gọi cho người nàyđể lấy
thông tin và ông ta đã giúp gửi lý lịch của tôi đi. Đó là cách tôi có được buổiphỏng vấn.
Tôi muốn làm việc tại một bệnh viện và luôn chờ họ thông báo tuyển người, nhưngchẳng
bao giờ thấy. Cuối cùng, tôi gọi cho một người bạn làm ở đó. Tôi đã chần chừ vìkhông biết
liệu điều này có sai trái không và liệu tôi có làm phiền cô ấy không. Nhưngngay lập tức, cô
ấy cho tôi tên của một người tại bệnh viện để liên hệ. Khi tôi gọi tới, họ đangchuẩn bị thông
báo tìm người. Tôi đã nhận được công việc ấy trước khi họ kịp đưa ra thông báo.Mọi thứ có
thể thay đổi chỉ trong một ngày. Đặc biệt là khi bạn sẵn sàng nỗ lực.
Có thể đôi khi mọi người nghĩ, "Tôi không biết ai cả, trong khi người ta có đủcác mối quan
hệ," nhưng họ sẽ ngạc nhiên về những mối quan hệ chưa khai phá mà họ có. Mạnglưới bạn
bè từ thời đại học và trung học có thể rất hữu ích và nếu không có mạng lướichính thức thì
hãy tìm đến nhóm Facebook hay LinkedIn của trường bạn. Hãy nhìn qua xem mọingười
đang làm ở đâu. Nếu có ai đang làm công việc bạn muốn, hãy gọi điện hoặc e-mailcho họ để
xin một buổi "phỏng vấn lấy thông tin." Đó là điều mà mọi người cuối cùng đềusẽ làm.
Phần lớn những người trong độ tuổi 20 đều mong có cảm giác cộng đồng. Họ bámvào
những mối quan hệ chặt chẽ mà họ có để cảm thấy kết nối hơn. Đáng tiếc là chỉquan hệ với
một nhóm người thực ra có thể làm tăng cảm giác xa cách, bởi chúng ta – và nhómbạn của
ta – sẽ trở nên thiển cận và tách biệt. Một thời gian sau, cảm giác ban đầurằng mình là một
phần của nhóm sẽ biến thành cảm giác tách rời với thế giới lớn hơn.
Tính liên kết thực sự không nằm ở việc nhắn tin cho bạn thân vào lúc một giờsáng, mà là
tìm đến những mối quen sơ có thể tạo ra khác biệt trong cuộc đời ta, dù chúngkhông nhất
thiết sẽ làm điều đó. Khi những mối quen sơ có ích cho bạn, những cộng đồngquanh ta –
thậm chí là cộng đồng người trưởng thành mà những người trong độ tuổi 20 đangtrong
quá trình thận trọng tiến tới – sẽ giảm bớt độ khó dò và nhàm chán. Đột nhiên,thế giới có
vẻ nhỏ lại và dễ định hướng hơn. Càng hiểu về cách mọi thứ hoạt động, ta càngcảm thấy
mình trở thành một phần của nó.
Giúp đỡ, hỗ trợ nhau là cách mọi việc bắt đầu. Hãy lấy Benjamin Franklin làm vídụ. Hiệu ứng Ben Franklin
Cuối những năm 1700, Benjamin Franklin là một chính trị gia cấp quốc gia tại Pennsylvania.
Ông muốn lôi kéo một nhà lập pháp về phía mình và đã viết những điều sau đây trong cuốn
tự truyện:
Tôi không... định tranh thủ sự giúp đỡ của ông ấy qua việc thể hiện sự kính trọng một cách
hèn kém, nhưng sau một thời gian, tôi đã làm theo cách này. Khi biết ông ấy có một cuốn
sách hiếm và thú vị, tôi đã viết thư thể hiện mong muốn được đọc qua cuốn sách đó và hy
vọng ông ấy đồng ý cho tôi mượn vài ngày. Ông ấy gửi cho tôi ngay lập tức và sau khoảng
một tuần tôi trả lại cuốn sách với một lá thư khác thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình.
Khi chúng tôi gặp nhau lần tiếp theo ở Nghị viện, ông ấy đã nói chuyện với tôi (trước đây
ông chưa từng làm vậy) với thái độ vô cùng lịch sự. Sau khi ông tỏ ra sẵn sàng giúp tôi,
chúng tôi đã trở thành bạn tốt và duy trì tình bạn cho đến khi ông ấy qua đời. Đây là một ví
dụ khác về tính xác thực của một câu châm ngôn cổ tôi từng được biết, "Những người từng
giúp đỡ bạn sẽ sẵn sàng giúp bạn một lần nữa, hơn là những người mà chính bạn đã từng
giúp đỡ."
Chúng ta nghĩ rằng nếu người ta thích mình thì họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bởi đây là cơ chế của
các nhóm bạn thành thị. Nhưng hiệu ứng Ben Franklin và những nghiên cứu thực tiễn sau
đó đã cho thấy điều này là ngược lại khi áp dụng với những người ta không biết rõ.
Khi những người quen sơ giúp đỡ chúng ta đồng nghĩa với việc họ đã bắt đầu thích chúng
ta. Sau đó, nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục giúp đỡ ta trong tương lai. Franklin quyết định
rằng nếu ông muốn thuyết phục ai đó đứng về phía mình thì ông cần phải xin họ giúp đỡ. Và
ông đã làm như vậy.
Hiệu ứng Ben Franklin cho thấy, mặc dù thái độ ảnh hưởng đến hành vi nhưng hành vi cũng
có thể hình thành thái độ. Nếu giúp đỡ ai đó, ta dần tin rằng mình thích người đó thì ta sẽ
giúp đỡ nhiều hơn nữa và tiếp tục như vậy. Là một biến thể khá sát với cái gọi là kỹ thuật
đặt chân lên bậc cửa, hay chiến lược đề ra những yêu cầu nhỏ trước khi đưa ra những đòi
hỏi lớn hơn, hiệu ứng Ben Franklin cho thấy một lần giúp đỡ tạo nên nhiều lần giúp đỡ và
qua thời gian, những lần giúp đỡ nhỏ sinh ra những ân huệ lớn hơn.
Điều thường không được thảo luận về hiệu ứng Ben Franklin là câu hỏi mà những người
trong độ tuổi 20 thường tự hỏi: Tại sao một người – đặc biệt có thể là lớn tuổi hoặc thành
đạt hơn – ban đầu lại chấp nhận giúp đỡ? Làm thế nào Franklin đặt được chân lên bậc cửa
với lần giúp đỡ đầu tiên ấy?
Rất đơn giản. Thật tuyệt khi làm người tốt. Có một "sự phấn khích của người giúp đỡ" khi
họ thể hiện lòng tốt. Trong nhiều nghiên cứu, chủ nghĩa vị tha có liên hệ với niềm hạnh
phúc, sức khỏe và tuổi thọ – miễn là nghĩa cử của chúng ta không đem lại gánh nặng. Phần
lớn mọi người đều nhớ lại lúc khởi nghiệp, khi được những người xa lạ giúp đỡ. Do vậy, họ
duy trì thiện ý hướng đến những người trong độ tuổi 20. Một phần của quá trình lớn lên và
già đi một cách có ích là giúp đỡ người khác. Được những người trong độ tuổi 20 cậy nhờ sẽ
là cơ hội để họ làm việc tốt và cảm thấy vui vẻ – trừ khi những gì được yêu cầu là quá sức
đối với họ.
Đôi khi những người trong độ tuổi 20 sẽ tìm đến những mối quen sơ với nguyện vọng công
việc không thực sự rõ ràng, với hy vọng là các chuyên gia có thể định hướng giúp họ nên
làm gì với cuộc đời mình. Kiểu giúp đỡ này có thể không quá sức so với khả năng của những
người thành đạt khác, nhưng lại là gánh nặng với lịch làm việc hay vai trò của họ. Điều này
đơn giản sẽ tốn nhiều thời gian để viết một e-mail dài trả lời câu hỏi nên theo đuổi bằng cao
học gì. Và một mối quen sơ không hẳn là người nên đưa ra lời khuyên liệu bạn nên làm công
việc xã hội hay trở thành ca sĩ nhạc đồng quê.
Như một cán bộ nhân sự từng nói với tôi, "Có những người hẹn gặp tôi để tìm hiểu về
những vị trí sẽ cần tuyển người trong tương lai ở công ty tôi. Khi đến, họ làm thế này..." Cô
dựa lưng vào ghế và khoanh tay. Sau đó cô nói tiếp, "Lúc đó tôi nghĩ, 'Bạn là người đề nghị
buổi gặp mặt này. Hãy đưa ra những câu hỏi thông minh. Đừng chỉ hỏi tôi đã làm ở công ty
được bao lâu để có chuyện mà nói, chờ đến khi tôi khuyên bạn nên làm gì với cuộc đời
mình'."
Hãy xem xét kỹ hơn lời yêu cầu giúp đỡ của Franklin. Ông không cử một người đưa thư
mang đến cho nhà hành pháp kia một cuộn giấy da có ghi "Đi ăn súp đậu phộng ở quán
rượu không?" – có lẽ lá thư này ở thế kỷ XVIII tương đương với e-mail có tiêu đề "Cà phê
không?" hay "Gặp nhau nói chuyện chút đi?" Franklin biết rằng đề nghị kiểu này có vẻ mơ
hồ một cách nguy hiểm đối với một giáo sư bận rộn. Ông có chủ tâm – và có chiến lược –
hơn thế nhiều.
Franklin đã nghiên cứu mục tiêu của mình và phát hiện ra lĩnh vực chuyên môn của nhà
hành pháp. Ông thể hiện mình là một người nghiêm túc với nhu cầu thích hợp. Ông khiến
bản thân mình trở nên thú vị và biến mình thành người có liên quan. Ông đưa ra đề nghị
muốn được giúp đỡ rất rõ ràng: mượn một cuốn sách.
Ngày nay, tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này khi muốn đề nghị những người
bạn chỉ quen sơ viết thư giới thiệu, đề xuất hay giới thiệu bạn với ai đó, hoặc một cuộc
phỏng vấn lấy thông tin đã lên kế hoạch kỹ: Hãy làm mình trở nên thú vị. Hãy biến mình
thành người liên quan. Nghiên cứu kỹ để biết chính xác mình cần hay muốn gì. Sau đó, hãy
đề nghị điều đó một cách lễ phép. Một số mối quen sơ của bạn sẽ từ chối, nhưng sẽ nhiều
người đồng ý hơn bạn nghĩ. Con đường nhanh nhất để đạt được một điều mới mẻ là một
cuộc điện thoại, e-mail, một thùng sách, một ân huệ, một bữa tiệc sinh nhật 30 tuổi.
Tôi từng nhận được một chiếc bánh quy may mắn có câu NGƯỜI THÔNG MINH TỰ TẠO
NÊN MAY MẮN CHO MÌNH. Có lẽ điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể làm để tạo ra may mắn
ở độ tuổi 20 là nói đồng ý với những mối quen sơ hoặc cho họ lý do để đồng ý với ta. Nghiên
cứu cho thấy mạng lưới xã hội của chúng ta thu hẹp ở tuổi trưởng thành, do công việc và gia
đình trở nên bận rộn và rõ ràng hơn. Thậm chí và đặc biệt là khi chúng ta nhảy việc, chuyển
nhà, đổi bạn cùng phòng và dành cuối tuần lang thang quanh thành phố – thì đây là thời
gian để bạn tìm các mối quan hệ, không chỉ với những người cũ, nói những câu chuyện cũ
như công việc dở đến thế nào hay thời nay chẳng thể tìm đâu ra đàn ông tốt, mà hãy tìm
những người có quan điểm khác biệt một chút. Những mối quen sơ là những người sẽ làm
cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn ngay lúc này – và sẽ tiếp tục như vậy trong
những năm tiếp theo – nếu bạn có can đảm nhận ra mình muốn gì. Những nhận thức thiếu suy xét
Tính bất định sẽ luôn là một phần của quá trình chịu trách nhiệm.
— Harold Geneen, doanh nhân
Tuổi trẻ không phải để tìm kiếm sự thừa nhận của người khác mà là để tìm kiếm những cách thức mới nhằm trực tiếp đối mặt với những gì thực sự quan trọng.
— Erik Erikson, nhà phân tâm học
Ian nói với tôi rằng những năm tháng tuổi 20 của cậu giống như ở giữa đại dương, giữa một
vùng nước lớn không xác định. Cậu không thấy đất liền, nên không biết cần đi về hướng
nào. Cậu cảm thấy choáng ngợp trước viễn cảnh mình có thể bơi đến bất kỳ đâu hoặc làm
bất kỳ điều gì. Cậu cũng đồng thời cảm thấy tê liệt trước sự thực rằng cậu không biết điều
nào trong số những điều bất kỳ được coi là lựa chọn đúng đắn. Mệt mỏi và vô vọng ở tuổi
25, cậu nói rằng cậu đang đạp nước tại chỗ để có thể sống sót.
Khi nghe Ian nói, tôi cũng bắt đầu cảm thấy có chút vô vọng.
Như các nhà tâm lý học nói, tôi cố gắng "nắm bắt được rằng khách hàng của mình đang ở
đâu", nhưng so sánh ẩn dụ của Ian là một vấn đề thực sự. Khi tôi tưởng tượng cảnh mình
cũng ở ngoài đại dương cùng với cậu, với quá nhiều phương hướng có vẻ rất giống nhau, tôi
cũng không thể tìm ra giải pháp.
"Người ta thoát khỏi đại dương như thế nào?" Tôi hỏi Ian, để xem cậu có biết cách ngừng
đạp nước hay không.
"Tôi không biết," cậu nói, quay đầu khi đang suy nghĩ chăm chú. "Tôi nghĩ là cần chọn một
hướng và bắt đầu bơi. Nhưng tôi lại thấy vô định và chẳng biết nên đi hướng nào. Tôi thậm
chí còn không biết liệu mình có đang hướng về một cái gì đó không. Vậy tại sao lại sử dụng
hết năng lượng để đi sai đường? Tôi đoán tất cả những gì tôi có thể làm là hy vọng ai đó sẽ
đến trên một con thuyền hay một thứ đại loại như vậy," Ian nói, gần như đã nhẹ lòng.
Có một nỗi khiếp sợ nhất định đi cùng với câu nói "Cuộc đời của tôi phụ thuộc vào tôi". Thật
đáng sợ khi nhận ra rằng không có phép màu nào cả, bạn không thể chỉ chờ đợi, không ai có
thể thực sự cứu thoát bạn và tự bạn phải làm một điều gì đó. Không biết mình muốn làm gì
với cuộc đời mình – hoặc ít nhất là không có chút khái niệm nào về việc cần làm tiếp theo –
là cách bảo vệ mình khỏi nỗi sợ ấy. Đó là sự kháng cự vì không muốn thừa nhận rằng các
khả năng không phải là vô tận. Đó là một cách giả vờ rằng hiện tại chẳng hề quan trọng. Bối
rối trước các lựa chọn chẳng khác gì hy vọng rằng sẽ có cách để sống mà không cần chịu
trách nhiệm.
Thay vì chịu trách nhiệm, Ian hy vọng ai đó sẽ đến, vực cậu dậy và đưa cậu đến một hướng
đã xác định. Điều này vẫn luôn xảy ra. Có lẽ Ian sẽ nhảy lên thuyền với một nhóm bạn hoặc
cô bạn gái nào đó. Cậu sẽ đi theo họ một thời gian và lơ đãng khỏi cuộc đời của mình thêm
một thời gian nữa. Nhưng tôi biết điều này sẽ kết thúc như thế nào. Một ngày cậu sẽ thức
dậy ở một mảnh đất xa lạ, làm một công việc hoặc ở một nơi không hề liên quan đến Ian.
Cậu sẽ ở cách xa cuộc sống mà cậu đột nhiên nhận ra là mình thèm muốn.
Với ẩn dụ về đại dương, Ian đang tự lừa mình rằng chẳng có cuộc đời nào mà cậu muốn
sống cả. Điều đó giống như cậu không có quá khứ hay tương lai và chẳng có lý do gì để đi
hướng này hay hướng khác. Cậu không suy nghĩ về những năm tháng mình từng sống từ
trước tới giờ và cũng chẳng nghĩ về những năm tháng trước mắt. Như cậu nói, điều này
khiến cậu không thể hành động. Bởi Ian không biết rằng những người trong độ tuổi 20 tự
đưa ra quyết định của mình đều hạnh phúc hơn những người còn đang đạp nước, cậu tự
làm mình bối rối. Điều này rất dễ mắc phải.
Ian dành thời gian bên những người không quyết đoán. Tại cửa hàng xe đạp mà cậu làm
việc, bạn bè cậu quả quyết rằng cậu chưa cần ra quyết định vội – "Chúng tôi cũng vậy mà!"
họ hào hứng. Trong giờ làm, họ bàn bạc rất nhiều về việc không bao giờ ổn định và phản bội
bản thân, nhưng họ lại ổn định với tình trạng bán thất nghiệp và phản bội tương lai của
chính mình. Tôi ngờ rằng Ian đang ở văn phòng của tôi vì bằng cách nào đó cậu biết rằng
những cuộc trò chuyện kia đầy những lời dối trá không chủ đích.
Khi Ian tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên về cuộc đời mất phương hướng của mình, cậu lại
phải nghe những lời nói dối khác. Cha mẹ cậu nói, "Con là tuyệt nhất! Không có điều gì là
không thể!" Họ nhắc cho cậu nhớ rằng cậu có thể làm mọi thứ một khi đã quyết tâm. Họ
không hiểu rằng sự khuyến khích thiếu rõ ràng này chẳng có ích gì. Nó không mang đến sự
can đảm mà là sự bối rối.
Những người trong độ tuổi 20 như Ian được nuôi lớn bằng những mệnh lệnh mơ hồ – "Hãy
theo đuổi những giấc mơ của mình!", "Hãy vươn đến những vì sao!" – nhưng thường họ
không biết làm thế nào để làm được những điều đó. Họ không biết làm thế nào để đạt được
những gì mình muốn, hoặc thậm chí họ cũng chẳng biết mình muốn gì. Như Ian nói, gần như
tuyệt vọng, "Mẹ tôi nói với tôi và tất cả mọi người nghĩ rằng tôi tuyệt vời đến thế nào và bà
tự hào về tôi ra sao. Tôi chỉ muốn nói: ' Vì cái gì cơ chứ? Chính xác thì điểm mạnh của con là
gì?'"
Thay vì mù quáng tin vào lời khen của mẹ, từ lâu Ian đã cảm thấy những lời của bà quá
chung chung và không có nhiều ý nghĩa. Cậu cảm thấy bị lừa – và có lý do để chứng minh
cho suy nghĩ đó. Cuộc sống không phải là vô hạn và Ian cũng vậy. Những người ở độ tuổi 20
thường nói họ ước mình có ít lựa chọn hơn, nhưng tại thời điểm này, Ian không có nhiều
lựa chọn như mọi người nói. Và cậu càng chờ đợi để bắt đầu thì lựa chọn của cậu sẽ càng ít
đi.
"Tôi muốn cậu quay lại vào tuần sau," tôi nói. "Khi cậu quay lại đây, chúng ta sẽ thoát khỏi
đại dương ấy. Đó không phải là một phép ẩn dụ đúng. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi mua mứt".
Có một nghiên cứu kinh điển trong ngành tâm lý học mang tên thí nghiệm mứt. Thí nghiệm
này được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Sheena Iyengar tại Đại học Stanford, người đã nảy
ra ý tưởng rằng cửa hàng tạp hóa sẽ là nơi lý tưởng để tìm hiểu cách con người đưa ra các
lựa chọn. Những trợ lý nghiên cứu của Iyengar giả làm người bán mứt và đặt các mẫu mứt
trên bàn ăn thử tại một cửa hàng có nhiều thực khách sành ăn. Trong một điều kiện thí
nghiệm, 6 vị mứt sẽ được bày để khách hàng nếm thử: đào, anh đào đen, nho Hy Lạp đỏ,
cam, kiwi và sữa đông vị chanh. Một điều kiện thí nghiệm khác là trong 24 vị mứt được đưa
ra có 6 vị nêu được trên và 18 vị khác. Ở cả hai trường hợp, khách hàng nếm thử mứt có thể
dùng phiếu mua hàng để mua một hộp mứt với giá thấp hơn.
Phát hiện quan trọng của nghiên cứu là trên bàn có 24 mẫu thử thu hút nhiều sự chú ý hơn
nhưng kết quả lại ít người mua hơn. Khách hàng kéo đến rất đông, nhưng phần lớn trở nên
choáng ngợp và không hề mua loại mứt nào. Chỉ 3% số khách hàng đến bàn bày 24 mẫu thử
thực sự mua mứt. Ngược lại, những khách hàng đến bàn có 6 vị mứt dễ dàng quyết định nên
mua lọ mứt nào và khoảng 30% trong số họ đã mua mứt.
Tuần tiếp theo, tôi kể cho Ian về thí nghiệm mứt và nói ra băn khoăn của mình rằng liệu cậu
có cảm thấy bị choáng ngợp trước những khả năng lựa chọn đầy tham vọng của cuộc đời
hay không.
"Tôi có cảm thấy bị ngợp trước suy nghĩ rằng tôi có thể làm mọi thứ với cuộc đời mình," cậu
nói.
"Vậy thì hãy cụ thể nhé. Hãy nói về việc chọn mứt," tôi đề nghị.
"Tôi đang ở bàn bày 6 mẫu mứt hay là 24 mẫu đây?" cậu hỏi.
"Đó là một câu hỏi xuất sắc. Tôi nghĩ rằng một phần của việc ra quyết định ở độ tuổi 20 là
nhận ra rằng chẳng hề có cái bàn bày 24 vị mứt nào cả. Đó là chuyện hoang đường."
"Tại sao đó lại là chuyện hoang đường?"
"Những người trong độ tuổi 20 nghe mọi người nói rằng họ đang đứng trước một chuỗi
những lựa chọn vô tận. Nghe mọi người nói rằng cậu có thể làm bất cứ điều gì hay đi bất cứ
đâu cũng giống như đang ở trong đại dương mà cậu miêu tả. Nó giống như đang đứng trước
cái bàn bày 24 mẫu mứt. Nhưng tôi chưa từng gặp người nào trong độ tuổi 20 mà có trong
tay 24 lựa chọn thực sự khả thi. Mỗi người chỉ có một chiếc bàn bày nhiều nhất là 6 mẫu."
Ian ngây người nhìn tôi, vì vậy tôi tiếp tục.
"Cậu đã dành hơn hai thập kỷ để định hình bản thân. Cậu đã có kinh nghiệm, sở thích, điểm
mạnh, điểm yếu, bằng cấp, cản trở và cả ưu tiên. Cậu không phải vừa mới bước chân vào
cuộc đời, hay như cậu nói, là vào đại dương. 25 năm qua đều có ý nghĩa. Cậu đang đứng
trước 6 vị mứt và cậu biết mình thích vị kiwi hay anh đào đen hơn."
"Tôi chỉ muốn mọi chuyện tốt đẹp," Ian nói. "Tôi chỉ muốn mọi việc thuận lợi."
"Cậu đang làm mọi thứ mơ hồ," tôi thách thức. "Cậu đang trốn tránh không muốn biết
những gì mình đã biết."
"Vậy cô nghĩ rằng tôi đã biết mình nên làm gì?"
"Tôi nghĩ là cậu biết điều gì đó. Tôi nghĩ rằng có những hiện thực. Hãy bắt đầu từ đó."
"Vậy đây giống như câu hỏi xổ số."
"Câu hỏi xổ số là gì vậy?" Tôi hỏi.
"Cô biết đấy," Ian tiếp lời, "đó là khi ta tự hỏi ta sẽ làm gì với cuộc đời mình nếu ta thắng xổ
số. Khi đó ta sẽ biết mình thực sự muốn làm gì."
"Đó không phải câu hỏi đúng," tôi phản đối. "Đó không phải là hiện thực. Câu hỏi xổ số có
thể khiến cậu suy nghĩ về những gì cậu sẽ làm gì khi tài năng và tiền bạc không còn quan
trọng nữa. Nhưng thực tế là chúng quan trọng. Câu hỏi mà những người ở tuổi cậu cần hỏi
bản thân là họ sẽ làm gì với cuộc sống nếu không trúng xổ số. Cậu có thể làm tốt điều gì để
trang trải cho cuộc sống mà cậu mong muốn? Và cậu sẽ yêu thích điều gì đủ để không ngại
làm việc đó dù ở hình thức nào trong vài năm tới?"
"Tôi không biết gì về những điều ấy cả."
"Không thể như vậy được."
Trong vòng vài tháng sau, Ian kể cho tôi về những trải nghiệm của cậu ở chỗ làm và ở
trường. Trong một khoảng thời gian dài, tôi chỉ lắng nghe. Ian nói và chúng tôi cùng nghe
những gì cậu nói. Sau một thời gian, tôi suy ngẫm về những thông tin cụ thể tôi nghe và
quan sát được. Thuở nhỏ, cậu thích vẽ. Tuổi thơ cậu thích chơi LEGO và xây dựng. Cậu bắt
đầu với chuyên ngành kiến trúc, nhưng không hoàn thành vì nó cho cậu cảm giác quá xưa
cũ. Cậu lấy bằng chuyên ngành khoa học nhận thức vì thích công nghệ và tri giác. Tôi thấy
Ian nói rất dễ dàng về mơ ước tạo nên một vài sản phẩm nào đó.
Cuối cùng, Ian suy nghĩ về mọi lựa chọn có vẻ khả dĩ với cậu. Cậu sắp xếp 6 vị mứt rõ ràng, 6
điều cậu có thể sẽ làm tiếp theo.
"Tôi có thể tiếp tục làm ở cửa hàng xe đạp, nhưng công việc này đang giày vò tôi. Tôi biết đó
không phải là việc đúng đắn để làm. Quản lý của tôi đang ở tuổi 40 và điều này khiến tôi rất
băn khoăn..."
"Tôi có thể đi học luật. Bố mẹ tôi luôn nói rằng tôi nên làm vậy. Nhưng tôi không muốn làm
bài thi nhập học trường luật và tôi ghét phải đọc sách hay viết lách. Tôi đoán nếu học
trường luật thì tôi sẽ phải đọc và viết rất nhiều..."
"Hiện giờ rất nhiều công việc thiết kế đang được thực hiện trên mạng, điều này khiến tôi
thấy thú vị. Đó là điểm chung giữa thiết kế và công nghệ khiến tôi thấy hứng thú. Tôi đã gửi
hồ sơ theo một chương trình thực tập thiết kế kỹ thuật số ở D.C. vài năm trước. Đó là một
công ty thu nhận nhiều nghiên cứu sinh, phát triển và giới thiệu họ. Tôi muốn tham gia
nhưng không được nhận..."
"Tôi có thể theo học tiếng Ả Rập và làm gì đó trong ngành quan hệ quốc tế chẳng hạn và có
thể được cử đi nước ngoài làm việc. Nhưng đó mới chỉ là một ý tưởng. Hồi trước tôi có đăng
ký một lớp nhưng chưa bao giờ đến học..."
"Tôi có thể đi thăm bạn thân ở Campuchia để kéo dài thời gian, nhưng bố mẹ tôi đã ngán
đến tận cổ trò đó của tôi rồi..."
"Tôi có thể đến St. Louis và dành thời gian bên bạn gái cũ. Lúc nào cô ấy cũng xem Grey's
Anatomy 4 và nói rằng chúng tôi nên học khóa học sau cử nhân. Nhưng tôi chỉ học có hai
lớp khoa học cấp độ khó khi học đại học và cũng không đạt điểm cao lắm. Dù sao điều này
nghe có vẻ rất tệ, nhưng tôi thậm chí còn không thể giải quyết vấn đề với cô ấy cho đến khi
tôi xử lý xong chuyện công việc này."
(Đặt công việc lên trên tình yêu. Tôi đã từng nghe điều này từ những người trong độ tuổi 20
– đặc biệt là đàn ông trong độ tuổi 20 – nhiều lần trước đây)
Bằng cách suy nghĩ về những lựa chọn thực sự của mình, Ian gặp phải phiên bản tuổi 20 của
thứ mà nhà phân tâm học Christopher Bollas gọi là hiểu biết thiếu suy xét. Những hiểu biết
thiếu suy xét là những điều chúng ta đã biết về mình nhưng bằng cách nào đó đã quên đi.
Chúng là những giấc mơ chúng ta bỏ quên, hay những sự thật chúng ta nhận biết được
nhưng không nói ra. Chúng ta có thể sợ phải thừa nhận với người khác những hiểu biết
thiếu suy xét này bởi chúng ta sợ những gì họ sẽ nghĩ. Thậm chí còn thường xuyên hơn là
chúng ta sợ hãi về ý nghĩa của những hiểu biết thiếu suy xét này đối với bản thân và cuộc
đời của chúng ta.
Ian lấy cớ rằng không biết phải làm gì là điều khó khăn nhất, nhưng thật ra trong thâm tâm,
tôi nghĩ cậu hiểu rằng đưa ra quyết định về điều gì đó là lúc sự bất an thực sự bắt đầu. Sự
bất an còn đáng sợ hơn chính là mong muốn một điều gì đó nhưng không biết làm thế nào
để có được nó. Đó là làm việc vì một điều gì đó dù chẳng có gì là chắc chắn. Khi đưa ra lựa
chọn, chúng ta phải đối mặt với công việc vất vả, thất bại và đau khổ. Đôi khi ta thấy mọi
chuyện dễ dàng hơn khi không biết, không phải lựa chọn và không phải làm gì.
Nhưng sự thực không phải vậy.
"Ian, ngày đầu tiên gặp tôi, cậu nói mình đang ở giữa đại dương. Tôi có ấn tượng rằng cậu
không muốn làm gì cụ thể cả, giống như cậu chẳng biết mình muốn gì. Cậu không để bản
thân mình biết được những suy nghĩ của chính mình. Cậu có muốn một điều. Cậu muốn thử
sức trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật số."
"Tôi không biết..." Ian thoái thác.
Sau đây là những câu hỏi mà khả năng không nhận thức của Ian đã đưa ra. "Nhưng tôi không biết làm thế nào để có một công việc trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật số..."
"Tôi biết," tôi nói.
"Vậy nếu tôi bắt đầu và rồi thay đổi quyết định thì sao?"
"Vậy cậu sẽ làm một công việc khác. Đây không phải lọ mứt duy nhất mà cậu được mua."
"Nhưng nếu thử sức và thất bại thì tôi sẽ mất cơ hội đó. Lựa chọn đó sẽ biến mất."
"Nó sẽ không biến mất. Cậu sẽ biết rõ về nó hơn. Nhưng quan trọng là: Cậu có thể kiếm sống
không? Cậu sẽ thích công việc chứ? Đó là những điều cậu cần phải tìm hiểu."
"Tôi thấy lo lắng khi nghĩ rằng mình cần biết điều này liệu có thành công hay không nếu tôi
thử. Tôi cảm thấy an toàn hơn khi không đưa ra lựa chọn nào cả."
"Không lựa chọn không hề an toàn. Hậu quả là cậu chỉ bị đẩy thêm xa hơn trong tương lai,
khi cậu đến tuổi 30 hay 40."
"Tôi luôn nghĩ rằng bố mẹ sẽ nói tôi nên làm việc gì danh giá hơn, như ngành luật chẳng
hạn. Hoặc tôi nghĩ mình nên làm gì đó thú vị hơn ví như tiếng Ả Rập. Tôi không muốn cuộc
đời mình là một lọ mứt. Như vậy thật nhàm chán."
"Đó cũng là điều cản trở cậu nhận ra mình biết những gì và hành động ra sao," tôi nói. "Nó
được gọi là tính chuyên chế của những lời khuyên."
Tôi sẽ trở lại với Ian sau. Trên Facebook, cuộc đời tôi phải trông tốt đẹp hơn!
Cái tốt nhất chính là kẻ thù của cái tốt.
— Voltaire, nhà văn kiêm triết gia
Nếu chúng ta chỉ muốn được hạnh phúc thì rất đơn giản; nhưng nếu chúng ta muốn được
hạnh phúc hơn người khác thì điều đó gần như luôn khó khăn, vì thực sự họ không hạnh phúc như chúng ta nghĩ.---- Charles de Montesquieu, nhà văn kiêm triết gia"Tôi nghĩ tôi đang bị suy nhược thần kinh," Talia nói rồi òa khóc.
"Suy nhược thần kinh," tôi nói. Thậm chí tôi còn chưa từng gặp mặt cô. "Cô có thể cho tôi
biết nó trông như thế nào không?"
Talia ngắt lời tôi bằng một chuỗi từ ngữ và tiếng nức nở.
"Tôi tốt nghiệp đại học gần hai năm trước. Vì một lý do ngớ ngẩn, tôi ra trường và nghĩ rằng
tôi đang chuẩn bị bắt đầu cuộc đời mình. Trong gần 15 năm, tôi đã khiến mình phát điên với
chủ nghĩa hoàn hảo và tôi coi cuộc sống chưa định hình sau đại học là lối thoát khỏi những
khổ sở này. Đáng buồn là những đêm tiệc tùng liên miên và sự tự do được làm bất cứ điều
gì mình muốn lại không tuyệt vời như tôi tưởng."
"Sau vài tháng, tôi sống cuộc đời cô đơn và buồn thảm ở San Francisco. Phần lớn bạn bè tôi
đã chuyển đến nhiều vùng trong cả nước và người bạn thân mà tôi đang sống cùng đột
nhiên thay đổi. Tôi cảm thấy mình đang suy sụp. Tôi không ngủ được. Lúc nào tôi cũng
khóc. Mẹ tôi nghĩ rằng tôi cần uống thuốc."
Tôi nghe cô nói thêm.
"Và đáng ra đó phải là những năm tháng tuyệt nhất đời tôi!" Talia than thở.
"Vậy sao?" Tôi hỏi.
"Vâng," cô nói, lần này có vẻ không chắc chắn lắm.
"Theo kinh nghiệm của tôi, đó là quãng thời gian bất an nhất và là một trong những năm
tháng khó khăn nhất cuộc đời."
"Tại sao chẳng có ai nói với tôi như vậy?!"
"Có lẽ cũng không mấy ích lợi, nhưng giờ tôi đang nói với bạn đấy thôi," tôi nói.
"Tôi cảm thấy như mình là một thất bại tồi tệ," Talia tiếp tục. "Khi còn đi học, tôi luôn có
một công thức. Thật dễ dàng để tìm ra mình cần phải làm gì, vì thế tôi biết mình đang đứng
ở đâu. Tôi biết là mình đang làm đúng khả năng. Đôi khi, tôi nghĩ rằng mình nên học cao học
bởi như vậy nghe có vẻ tốt hơn. Chắc hẳn, tôi lại có thể tiếp tục đạt những điểm A. Tôi
không biết làm thế nào để đạt điểm A trong những năm tuổi 20. Tôi cảm thấy tôi đang thất
bại lần đầu tiên."
"Điểm A trong những năm tuổi 20 nghĩa là gì chứ?" Tôi hỏi.
"Tôi không biết. Đó chính là vấn đề. Tôi cảm thấy mình không nên trở nên kém cỏi hơn."
"Kém cỏi hơn cái gì?"
"Tôi đã nghĩ rằng cuộc đời phải thật rộng lớn, tùy cô định nghĩa rộng lớn là gì. Rộng lớn là
những điểm A khi tôi còn đang đi học. Sau đó, tôi nghĩ có lẽ là tìm được một công việc hoặc
một chàng trai tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng cuộc đời của mình phải thật HOÀNH TRÁNG! Tình
yêu của tôi phải tràn đầy những điều tuyệt vời. Công việc của tôi khiến người ta trầm trồ.
Nhưng không. Không hề. Không có điều nào trong số đó trở thành hiện thực."
"Dĩ nhiên là không," tôi nói.
"Nhưng hãy nhìn vào Facebook mà xem! Đó đáng ra phải là những ngày tháng huy hoàng
của tôi!"
Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết số giờ hàng tuần mà tôi dành để nghe mọi người nói về
Facebook. Rất nhiều khách hàng của tôi cảm thấy rằng cuộc sống của họ trên Facebook bị
đánh giá, thậm chí bị xét nét từng ngày từng giờ. Họ miễn cưỡng thừa nhận rằng họ dành
nhiều giờ để đưa ảnh lên mạng và bình luận, ghé thăm Facebook hàng ngày. Họ hình dung
xem các bạn gái cũ của mình sẽ phản ứng thế nào với diện mạo hiện tại của họ. Họ tự hỏi
liệu những cô gái xấu tính họ từng biết có nghĩ là giờ họ có những người bạn sáng láng hay
không. Một trong những khách hàng của tôi tự cười vào cách mà cậu gọi Facebook của mình
là một phương tiện "quảng bá bản thân." Khi khách hàng thổ lộ về thói quen dùng
Facebook, họ cảm thấy như họ là những người duy nhất làm vậy.
Facebook và các trang mạng xã hội khác có khả năng giúp con người cảm thấy mình được
kết nối và bớt cô đơn hơn. Khoảng 90% số người sử dụng nói rằng họ dùng Facebook để
giữ liên lạc với những người quen biết đã lâu và 50% đã tìm ra những thông tin quan trọng
về bạn bè theo cách này. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong những năm tháng tuổi 20
bởi như Talia nhấn mạnh, đó là những năm tháng bao la nhất cuộc đời. Facebook có thể
giúp cuộc sống của những người trong độ tuổi 20 cảm thấy liên kết hơn và bớt tùy tiện đi.
Vậy tại sao lại có nhiều người bí mật và công khai ghét Facebook như vậy?
Với nhiều người, Facebook được dùng để quan sát bạn bè hơn là tìm kiếm . Nghiên cứu cho
thấy, trung bình người sử dụng Facebook dành nhiều thời gian kiểm tra Facebook của bạn
bè hơn là thêm thông tin vào trang của mình. Những người ghé thăm Facebook nhiều nhất –
thường là nữ giới gửi, chia sẻ ảnh và xem các cập nhật trạng thái – sử dụng trang này với
mục đích "giám sát xã hội". Các giám sát viên này thường không liên lạc hay giữ liên lạc với
bạn bè nhiều bằng việc theo dõi họ. Và các khách hàng của tôi nói đúng: Có sự đánh giá và
xét nét. Trong một nghiên cứu, gần 400 người tham gia đã kiểm tra các trang Facebook
được dựng lên và đánh giá các chủ sở hữu trang web về mức độ thu hút, chỉ để quyết định
rằng những người có vẻ ngoài đẹp nhất là những người có bạn bè sáng láng nhất.
Bất chấp những hứa hẹn mang tính cách mạng của mình, Facebook có thể biến cuộc sống
hàng ngày của chúng ta thành đám cưới mà chúng ta đều đã từng nghe nói đến: đám cưới
mà cô dâu chọn những người bạn xinh đẹp nhất, chứ không phải những người bạn thân
nhất, làm phù dâu. Nó giống như một cuộc thi về mức độ nổi tiếng, nơi mà được Thích mới
là điều quan trọng, là tuyệt nhất. Bạn đời của ta trông như thế nào quan trọng hơn là cách
họ cư xử. Cuộc chạy đua kết hôn đã bắt đầu và chúng ta phải luôn thông thái. Đó có thể là
nơi không phải để là chính mình, mà là để ra vẻ .
Thay vì là một phương tiện để giữ liên lạc, Facebook giống như một phương tiện để theo
kịp hơn. Tệ hơn là giờ chúng ta lại thấy cần phải theo kịp không chỉ bạn thân và hàng xóm,
mà với cả hàng trăm những người khác với những cập nhật máy móc luôn nhắc nhở ta rằng
cuộc đời nên huy hoàng như thế nào.
Gần đây, một khách hàng 26 tuổi nói với tôi, " Tất cả bạn bè tôi đều đã có con. Điều này
khiến tôi thấy tụt hậu." Về mặt thống kê điều này có vẻ là không thể. Vì vậy tôi: "Trong số
những người cô đã từng đề cập đến ở các buổi trị liệu trước đây, những ai đang sắp có con?"
Cô nói: "À, không phải những người bạn ấy. Chỉ là một số trong 900 người khác mà tôi sẽ
chẳng bao giờ nghe nói đến nếu không cập nhật trên Facebook." Hoặc một khách hàng nam
đã nói với tôi, "Tôi cảm thấy khá hài lòng về con đường sự nghiệp của mình cho đến khi
nhìn lên Facebook và thấy mọi người đang làm những gì."
Phần lớn những người trong độ tuổi 20 đều biết thật vô bổ khi so sánh cuộc đời họ với
những trang web cập nhật của người nổi tiếng, nhưng họ lại coi những hình ảnh và cập nhật
trên Facebook bạn bè là thật. Chúng ta không nhận ra rằng phần lớn mọi người đều đang
che giấu các vấn đề của mình. Việc đánh giá thấp những gì mà những người trong độ tuổi 20
khác đang phải trải qua cũng giống như so sánh xã hội theo chiều đi lên, khi mà cuộc đời
không quá hoàn hảo của ta trở nên thấp kém khi so sánh với cuộc đời "hạng sang" mà có vẻ
mọi người đang có. Điều này khiến những người trong độ tuổi 20 như Talia không cảm thấy
được tiếp sức và kết nối, mà là vô dụng và đơn độc.
Khi Talia lên mạng, những công việc cô thấy trên Craigslist không ăn nhập gì với những bữa
tiệc và cuộc sống cô thấy trên Facebook. "Nó khiến tôi thấy chán nản và bế tắc vì tôi không
đi giúp đỡ trẻ mồ côi như mọi người khác," cô nói.
"Cô có muốn giúp đỡ trẻ mồ côi không?" Tôi hỏi.
"Tôi muốn phát huy tiềm năng của mình."
"Giúp đỡ trẻ mồ côi liên quan gì đến tiềm năng của cô ? Cô có hứng thú hay có kinh nghiệm
trở thành nhà hoạt động nhân đạo không?"
"Cũng không hẳn." Tìm kiếm danh vọng và tính chuyên chế của những lời khuyên
Mỗi người lại có một mong muốn cố hữu để được phát huy tiềm năng của mình, cũng như
cách mà một hạt đấu trở thành cây cao. Vì ta không phải quả đấu và sẽ không trở thành cây
sồi nên ta sẽ băn khoăn không biết chính xác phát huy tiềm năng nghĩa là gì. Một số người
trong độ tuổi 20 có những ước mơ quá nhỏ bé, không hiểu rằng những lựa chọn ở tuổi này
rất quan trọng và trên thực tế sẽ tạo hình những năm tháng về sau. Những người khác lại
mơ quá cao, được tiếp thêm sức mạnh bởi những ảo tưởng về khả năng vô hạn hơn là bởi
kinh nghiệm. Một phần của việc nhận ra tiềm năng của mình là nhận thấy những khả năng
và hạn chế nhất định của bản thân để phù hợp với thế giới xung quanh như thế nào. Chúng
ta cần nhận ra tiềm năng thực tế của mình nằm ở đâu.
Phát triển theo hướng tiềm năng của bản thân là điều mà nhà lý luận phát triển Karen
Horney gọi là cuộc tìm kiếm danh vọng. Bằng cách nào đó ta tìm hiểu thế nào là lý tưởng,
thay vì thế nào là thực tế. Có thể ta sẽ cảm thấy sức ép phải trở thành kỹ sư trước khi ta
hiểu được chính xác điều này đòi hỏi những gì. Hoặc cha mẹ nói nhiều hơn về việc ta nên
trở thành người như thế nào, hơn là chúng ta thực sự là người như thế nào. Hoặc Facebook
chỉ ra rằng cuộc đời của ta trong những năm tháng tuổi 20 đáng ra phải tuyệt vời hơn. Theo
đuổi những lý tưởng đó khiến ta trở nên xa lạ với sự thực về bản thân và thế giới.
Đôi lúc khách hàng của tôi không rõ họ đang phát triển theo hướng tiềm năng của mình hay
đang trong quá trình tìm kiếm danh vọng. Nhưng thường quá trình tìm kiếm danh vọng rất
dễ xác định. Bất kỳ cuộc tìm kiếm danh vọng nào cũng đều bắt nguồn từ cái mà Horney gọi
là tính chuyên chế của những lời khuyên. Khi lắng nghe những gì Talia nói, khó mà không
nhận ra những từ "nên" và "đáng ra" xuất hiện rải rác trong những câu nói của cô: Công việc
đáng ra phải thật tuyệt vời! Đáng ra cô phải học cao học. Cuộc đời cô đáng ra phải tuyệt vời
hơn.
Những lời khuyên có thể giống như những tiêu chuẩn cao hoặc mục tiêu khó với, nhưng
chúng không phải là một. Các mục tiêu dẫn dắt ta từ bên trong, nhưng lời khuyên là những
đánh giá khiến ta tê liệt từ bên ngoài. Mục tiêu mang lại cảm giác của những giấc mơ có
thực, trong khi lời khuyên đem đến bổn phận mang tính áp bức. Lời khuyên tạo ra sự phân
chia sai lầm giữa hoặc đạt được lý tưởng hoặc thất bại, giữa hoàn hảo hay ổn định. Tính
chuyên chế của những lời khuyên thậm chí còn đẩy ta đến chỗ mâu thuẫn với lợi ích của
chính mình.
Trái ngược với những gì ta thấy và nghe được, phát huy tiềm năng thường không diễn ra ở
độ tuổi 20 – nó diễn ra ở độ tuổi 30, 40 hay 50. Và bắt đầu quá trình ấy thường có nghĩa là
làm những gì trông có vẻ không ổn lắm, chẳng hạn như lái xe tải giao món yến mạch trộn
hay chọn một công việc khởi đầu. Như một khách hàng trong độ tuổi 20 đang kinh doanh
ngoại tệ nói, "Đây là những năm mà tôi phải chăm chỉ hết sức, đúng không?" Hay như một
khách hàng khác làm báo chí hỏi rằng: "Chắc là tôi sẽ phải pha cà phê cho những người
chức cao hơn mình ở văn phòng, ít nhất là đến khi tôi 30 tuổi, phải không?"
Đúng vậy.
Talia và tôi dành thời gian nói về cái gì là thực . Tỷ lệ thất nghiệp gần 10%. Lương khởi
điểm trung bình cho sinh viên tốt nghiệp đại học vào khoảng 30.000 đô-la và mức nợ học
phí trung bình của sinh viên cũng vào khoảng đó. Chỉ khoảng một nửa số sinh viên mới tốt
nghiệp đang làm những công việc yêu cầu bằng đại học. Mối nguy hiểm của việc thất nghiệp
quá lâu. Cuộc sống thật sự của bạn bè cô như thế nào.
Với những món nợ học phí và các vấn đề tài chính từ thuở nhỏ, Talia cần một công việc – dù
có hoành tráng hay không đi chăng nữa – và cô hiểu điều đó. Cô cũng cần tìm cách thỏa mãn
với bản thân mà không cần những điểm A, vì thật may và cũng không may rằng, những ngày
tháng ấy đã qua.
Công sức của Talia khi học đại học không phải là công cốc. Vào thời điểm khi nhiều người
gặp khó khăn khi tìm việc thì cô nhanh chóng được thuê làm phân tích marketing. Công việc
của cô vất vả, nhưng cô cảm thấy những va chạm giữa bản thân và công việc giúp cô bộc lộ
tiềm năng thật sự của mình. Ở trường, Talia rất giỏi làm theo hướng dẫn, nhưng trong công
việc, cô trở thành người hướng dẫn của chính bản thân. Sự thoải mái trong giao tiếp phát
triển qua những buổi họp, những cuộc nói chuyện qua điện thoại và cô thấy mình thật sự có
khiếu điều phối nhóm và các dự án. Nằm vật ra ghế sau một ngày dài ở công ty không phải
là những gì cô mong đợi trong những năm tháng tuổi 20, nhưng cô thấy hạnh phúc hơn và
thành công hơn bao giờ hết.
Đây là cách mà cô giải thích sự thay đổi đó:
Trong một thời gian dài, tôi lo lắng rằng mình đang bán rẻ bản thân hoặc không phát huy
tiềm năng của mình vì đã không theo học Fulbright hay cao học, dù tôi biết rằng những điều
đó sẽ chẳng làm tôi hạnh phúc. Tôi biết tôi không thực sự muốn làm những điều đó. Nhưng
tôi cảm thấy rằng những điều mình đang làm chẳng là gì vì nó không phải là những điều
tuyệt vời mà tôi thấy người khác đang làm. Tôi biết tôi cần ngừng việc lo lắng về chuyện
đáng ra cuộc sống phải trông như thế nào, bởi nó chẳng hề đẹp đẽ.
Tôi ngừng suy nghĩ về việc liệu những gì tôi đang làm có thấp kém so với tôi hay không. Tôi
học cách không lo lắng về việc làm thế nào để tiến lên mức cao hơn và chỉ tập trung vào
công việc hiện tại. Nếu họ sẵn sàng để tôi làm việc, tôi sẽ sẵn sàng thử. Tôi nghĩ rằng chính
việc tôi chưa từng cảm thấy mình giỏi hơn những người xung quanh và chỉ tập trung học
hỏi rồi nhận kết quả là những gì giúp tôi đạt đến những điều tốt hơn ở công ty.
Tôi nghĩ bạn có thể nói rằng tôi đã học được cách khiêm tốn. Tôi thấy rằng sự vĩ đại đến từ
việc đầu tư vào những gì tôi có, từ việc tham gia vào những gì ở trước mắt. Tôi đã khám phá
được một lĩnh vực công việc mà tôi chưa từng nghĩ đến và tôi đã học được cách trân trọng
khả năng của mình. Tôi can đảm, tự tin và kiên nhẫn hơn nhiều. Cho đến lúc này, những
năm tháng tuổi 20 của tôi là một sự thức tỉnh tuyệt vời. Tôi thậm chí còn thấy biết ơn về sự
thay đổi nội tại mà tôi đã trải qua.
Cuộc tìm kiếm danh vọng của Talia có thể đã chấm dứt ở trường và ở nơi làm việc, nhưng
gần hai năm sau, tính chuyên chế của những lời khuyên lại tiếp tục diễn ra sau giờ làm việc.
Mỗi tối, cô thường ngồi ở nhà và nhấn chuột xem hình những bữa tiệc mà cô bỏ lỡ. Cô xin
lỗi bạn bè vì không thể đi chơi nhiều hơn, dù cô ngày càng chán việc phải dành các buổi cuối
tuần nói chuyện với những người bạn say xỉn. Một buổi chiều, cô đến gặp tôi và khóc, trông
khá giống lần đầu tôi gặp cô với gương mặt đầy nước mắt.
"Đáng ra tôi phải đang du lịch ở Pháp hay đâu đó, trong ba năm chẳng hạn?" cô hỏi, vừa giận
dữ vừa bối rối.
"Có thể... nhưng có thể là không ," tôi nói chậm rãi, cố gắng lý giải xem điều gì có thể gây ra
chuyện này. Với chiếc áo may đo và túi xách nhỏ xíu, trông Talia không giống như cô sẽ tận
hưởng du lịch trong vòng ba năm. Và cô lấy đâu ra tiền chứ?
"Đến Pháp ba năm có phải điều cô muốn mình đang làm không ?" Tôi hỏi.
"Không," cô sụt sịt, "nhưng đáng ra tôi phải có cuốn Ăn, Cầu nguyện và Yêu 5 của riêng mình
chứ?"
Vì đã từng nghe cụm từ "đáng ra" này trước đây nên tôi trả lời như mọi khi: "Bạn biết đấy,
Elizabeth Gilbert đã là một nhà văn nhiều năm trước khi phát hành cuốn sách dựa trên
những chuyến du lịch sau vụ ly dị của mình. Du lịch và viết lách cho cuốn Ăn, Cầu nguyện và
Yêu bao gồm cả quá trình khám phá bản thân, nhưng đó là nghề của cô ấy. Khi nào có ai đó
cho bạn vài trăm nghìn đô-la để nhìn ngắm thế giới thì chúng ta hãy nói tiếp."
"Đúng vậy," cô vừa cười vừa khóc. "Điều này có viết trong cuốn sách. Tôi quên mất."
"Tại sao giờ cô lại hỏi về điều này? Cô có muốn đi nghỉ ở Pháp không?"
Talia khóc lớn hơn. "Không, sự thật là... tôi chỉ muốn về nhà."
"Ồ. Vậy hãy nói về điều đó ."
Khi tôi hỏi về từ "chỉ" trong "chỉ muốn về nhà," Talia nói rằng cô cảm thấy về nhà có nghĩa là
"từ bỏ" hoặc "chọn cách giải quyết nhẹ nhàng." Bạn bè cô không hiểu nổi tại sao cô lại muốn
rời khu cảng và quay lại Tennessee. Bố cô, người đã tìm được bản thân mình sau những
chuyến đi, nói rằng đây là cơ hội phiêu lưu của cô. Bất kỳ khi nào cô tỏ ra muốn về nhà, ông
sẽ hỏi, "Tại sao con lại muốn làm vậy chứ?"
Bố của Talia đã chuyển đi xa khỏi quê hương, vì vậy Talia lớn lên ở Nashville mà không ở
cùng ông bà. Vào các dịp nghỉ lễ, bạn bè thuở nhỏ của cô trình diễn tài năng với anh chị em
của họ ở sân sau và được bà thưởng tiền. Cô và các chị em chỉ có những ngày im lặng ở nhà.
"Thật buồn," cô nói. "Tôi muốn con mình biết mặt ông bà chúng."
Lần này, chúng tôi trò chuyện về những gì thực tế, không phải về tỷ lệ thất nghiệp và những
công việc khởi đầu, mà về điều gì là chân thực đối với Talia. Tôi nói với cô rằng cuộc sống
trưởng thành được xây dựng không phải từ ăn, cầu nguyện và yêu, mà từ bản thân mỗi
người, địa điểm và sự việc: chúng ta ở cùng ai, chúng ta sống ở đâu và chúng ta làm gì để
kiếm sống. Chúng ta bắt đầu cuộc sống với bất cứ điều gì trong số đó mà chúng ta biết.
Talia đang tận hưởng công việc phát triển trong mảng marketing và giờ đây cô đã có cái
nhìn rõ ràng về vị trí của mình. Điều này rất đáng khích lệ. Vào thời điểm mà nhiều người
trong độ tuổi 20 mong muốn có một nơi để gọi là nhà và không biết trong 10 năm tới họ sẽ
ở đâu, việc chọn được một vị trí đã là vô cùng hữu ích. Dù chuyển về sống gần gia đình hay
xây dựng cuộc sống ở thành phố mình yêu mến, chúng ta nên coi trọng việc mình đang ở
đâu.
"Một vài người bạn của tôi xuất thân từ đây," Talia nói một cách đầy ghen tỵ. "Họ có thể lái
xe về nhà và ăn tối với bố mẹ bất kỳ khi nào họ muốn. Tôi nhớ các em của tôi. Tôi ước gì
mình cũng có thể làm vậy. Nghe thật tuyệt."
"Tại sao các em gái của cô lại được ở Nashville?"
"Ồ, chúng là chị em song sinh. Thật ra chúng đã tốt nghiệp đại học rồi. Nhưng chúng không
quan tâm ai nghĩ gì cả."
"Vậy chúng được quyền nổi loạn và được ở nhà."
"Đúng vậy. Cô thấy buồn cười không?" Talia cười pha lẫn sự buồn bã. Sau đó, cô cúi người
về phía trước và nói với giọng trầm thấp hơn, nói cho tôi điều có vẻ như là bí mật của cô.
"Hôm trước, tôi ngồi trên xe buýt và tự nhủ: Có khi mình đã làm điều đó rồi. Có lẽ đây chính
là cuộc phiêu lưu vĩ đại của mình. Có lẽ chính là nó đây rồi ."
"Điều đó có đáng sợ không?" Tôi hỏi và không hiểu ý của cô. "Nếu đây là cuộc phiêu lưu lớn
nhất trong đời cô?"
Cô thở dài và gần như hét lên, " Không ! Điều đó có nghĩa là tôi có thể về nhà."
Tôi ngồi im khi Talia tiếp tục khóc. Tôi nghĩ về những gì mình thấy khi nhìn cô. Tôi thấy một
cô gái trẻ đã khám phá được một chút, làm việc chăm chỉ và thu nhận được một vài vốn
sống quý giá. Giờ cô cảm thấy mình không được phép mang chúng về nhà.
Bạn bè của Talia đã vô hiệu hóa những sự thực về cô bằng cách cho rằng tìm kiếm vẫn tốt
hơn là tìm được, bạn bè tốt hơn gia đình và những cuộc phiêu lưu tốt hơn là trở về nhà. Tôi
không thể nghĩ ra một nguyên nhân hợp lý giải thích tại sao Talia không thể quay lại
Nashville. Tôi hỏi xem ý nghĩ này đến từ đâu.
"Bố tôi. Và bạn bè tôi ở đây."
"Bạn bè cô không muốn có một nơi để gọi là nhà ư?"
"Có. Nhưng họ nói tôi quá trẻ để nói vậy. Họ nghĩ là quá sớm."
"Quá sớm?" Tôi hỏi.
"Họ nói, 'Ôi, cậu dễ thương thật.' Với họ, ổn định nghĩa là chấp nhận . Nhưng tôi đến căn hộ
của họ và hàng xóm của tôi, chỉ ngồi và phân loại những anh chàng mà cô ấy từng hẹn hò. Cô
ấy vẫn đang suy nghĩ xem cần phải làm gì cho sự nghiệp. Cô ấy vẫn đang quyết định liệu có
nên thi lấy điểm GRE 6 hay không. Tôi nhìn và xung quanh chỉ là một đống đồ nội thất
chẳng mấy ăn nhập. Và cô ấy đã ở tuổi 30 rồi! Tôi biết nói thế này thật xấu tính, nhưng tôi
nghĩ là... cô ấy chẳng hạnh phúc chút nào... tôi hy vọng mình sẽ không trở thành như vậy."
"Cô muốn cuộc đời của mình như thế nào ở những năm 30 tuổi?"
"Tôi muốn sống ở Nashville, có thể là làm về marketing, có thể là quản lý nhãn hàng. Hy
vọng là tôi đã gặp được ai đó và có một gia đình. Tôi thấy mình thuộc về Nashville dù có thế
nào đi nữa."
"Vậy cô ở đây làm gì?" Tôi hỏi.
"Ai cũng nói rằng tôi nên khám phá thế giới ngoài kia. Nhưng tôi đã làm vậy rồi. Giờ tôi chỉ
muốn về nhà" Talia than thở.
"Vậy là cô thấy bị bắt buộc phải kéo dài điều này."
Talia bắt đầu tự hỏi liệu quay lại Nashville có phải là cách giải quyết nhẹ nhàng hay ở thời
điểm này, cô đang chọn cách khó khăn hơn. "Tại sao tôi phải tốn biết bao nhiêu tiền của để
sống ở đây? Tại sao tôi lại cố gắng gặp được ai đó cách xa nơi tôi muốn ở?" cô hỏi.
"Những câu hỏi rất hay," tôi nói.
Talia bắt đầu lên mạng tìm việc ở Nashville. Cô vừa bỏ lỡ một tin đăng tuyển ở một công ty
marketing. "Hẳn công việc sẽ tuyệt lắm," cô nói. "Tôi sẽ rất thích nhưng vị trí ấy hết hạn
tuyển rồi."
"Hãy cứ gọi đi," tôi nói. "Có thể hết hạn vì họ đang ngồi xử lý một chồng đầy những lý lịch
không có gì nổi bật. Hãy xem cô có biết ai có người quen ở công ty ấy không."
Cuối tuần đó, Talia gọi đến hủy buổi gặp của chúng tôi, nói rằng cô đang trên đường đến
Nashville cho một buổi phỏng vấn. Tuần tiếp đó, cô đi vào văn phòng của tôi và nói, "Tôi có
tin tốt."
Talia tận hưởng vài tuần cuối cùng trong thành phố và thậm chí còn thấy luyến tiếc trường
đại học và những năm tháng sau đại học ở California. Nhưng khi cô sang thông báo cho cô
hàng xóm 30 tuổi về công việc mới ở Tennessee, cô này đã chế nhạo rằng chẳng mấy chốc
Talia cũng sẽ phải lập gia đình và sinh con thôi. Sau đó, cô ta đóng sầm cửa trước mặt Talia
và khóc òa sau cánh cửa.
Talia rón rén quay về căn hộ của mình. Cô đã sẵn sàng tiếp tục cuộc sống của mình. Cuộc sống tùy chỉnh
Chấp nhận cuộc sống với những mảnh rời rạc là một trải nghiệm về sự tự do của người
trưởng thành, tuy nhiên những mảnh rời rạc này cần phải dính chặt ở đâu đó, hy vọng là ở
một nơi có thể cho phép chúng phát triển và tồn tại.
— Richard Sennett, nhà xã hội học
Danh tính của một người không nằm ở hành vi của người đó... mà là ở khả năng kéo dài một
câu chuyện nhất định.
— Anthony Giddens, nhà xã hội học
Các buổi gặp với Ian không tiến triển suôn sẻ. Giống như những người trong độ tuổi 20
khác khi hứa làm bất kỳ điều gì, Ian lưỡng lự khi đối mặt với hiện tại. Một cuộc sống đầy
những khả năng vô tận khiến cậu cảm thấy như một gánh nặng choáng ngợp và khó định
hướng, nhưng cũng là một ảo tưởng tự do. Khái niệm "bất kỳ điều gì" nghe có vẻ vô tận và
thú vị, trong khi trái lại, thiết kế kỹ thuật số nghe có vẻ hạn chế và nhàm chán. Khi chúng tôi
bàn về việc hướng đến nghề thiết kế kỹ thuật số, Ian ngần ngại. Cậu không muốn "nhận một
công việc văn phòng và làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày như tất cả mọi
người."
Ian đang âm thầm tìm kiếm danh vọng. Cậu không chịu nhiều áp lực từ tính chuyên chế của
những lời khuyên nên làm gì bằng những lời khuyên không nên làm gì. Cuộc đời của cậu
không dành để đạt các điểm A hay thậm chí là nhu cầu nhận ra tiềm năng của mình, ít nhất
không phải theo lối thông thường. Tính rập khuôn không phù hợp với cậu. Cuộc tìm kiếm
của Ian là cám dỗ của sự khác biệt, vì vậy cậu cho thấy cái được gọi là triệu chứng chung của
tuổi trẻ: "sợ hãi phải rập khuôn." Nếu chọn một công việc, cậu sẽ không muốn đó là một
công việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Cuộc đời của cậu cần phải độc nhất vô nhị.
Tôi không hoàn toàn phản đối.
Sự khác biệt là một phần căn bản của cái tôi. Ta phát triển nhận thức rõ hơn về bản thân
bằng cách gia cố những ranh giới giữa bản thân và người khác. Tôi là tôi vì tôi khác biệt với
những người xung quanh. Cuộc đời của tôi có ý nghĩa vì nó không diễn ra y hệt như cuộc
đời người khác. Sự khác biệt góp phần hình thành nên con người. Nó tạo ra ý nghĩa cho
cuộc đời chúng ta.
Nhưng khác biệt thường đơn giản. Giống như cách dễ nhất để giải thích về màu đen là nói
rằng nó ngược với màu trắng, thông thường, điều đầu tiên ta biết về bản thân không phải là
bản chất của chúng ta – mà là cái không phải là bản chất của ta. Ta định nghĩa mình không
phải thế này, không phải thế kia, như cách Ian nhanh chóng nói rằng anh không muốn ngồi
bàn giấy cả ngày. Nhưng tự xác định bản chất của mình không thể dừng ở đó. Danh tính hay
sự nghiệp không thể xây dựng được từ những gì bạn không muốn. Ta phải chuyển từ một
cái tôi tiêu cực, hay cảm nhận về những gì không phải là mình, thành cái tôi tích cực, cảm
nhận về bản chất của chính mình. Điều này cần có sự can đảm.
Để dũng cảm hơn trong việc xác định bản chất của mình, cần đến sự quả quyết. Ian cần thay
đổi từ việc nói về những điều cậu sẽ không làm sang những gì cậu sẽ làm. "Chống lại điều gì
đó thường đơn giản," tôi nói. "Nhưng cậu tán thành điều gì?"
Với Ian, khẳng định tức là tuân theo. Với việc bắt đầu một sự nghiệp, cậu hình dung rằng
mình sẽ chấp nhận nhiều thập kỷ luôn giữ nguyên trạng. Đồng ý với một thứ cụ thể cũng
giống như từ chối một cuộc sống thú vị và không giới hạn. Thực tế thì ngược lại. Nếu Ian
không đồng ý với bất kỳ thứ gì thì cuộc đời của cậu sẽ trở nên nhạt nhòa và hạn chế.
Khi ngồi cùng Ian, đôi khi tôi nghĩ tới một phụ nữ 31 tuổi làm cùng tôi. Cô kể với tôi rằng
trong những năm tháng tuổi 20, cô đổi màu tóc thường xuyên như đổi việc: tím nhạt khi
trực điện thoại ở trung tâm chăm sóc sắc đẹp, vàng nhạt khi làm thư ký thời vụ, đỏ đậm khi
làm ở Mystery Shopping, nâu hạt dẻ khi làm ở trường mẫu giáo. Khi đính hôn, cô chia sẻ
rằng cô định bỏ công việc gần đây nhất. Cô nói, "Tôi không thể chịu được sếp của tôi. Tôi
phải lên kế hoạch cho đám cưới, tuần trăng mật, thời gian sinh con và nhiều thứ khác." Khi
tôi hỏi hôn phu của cô, một giáo viên tiểu học, nghĩ gì về việc trở thành lao động chính duy
nhất cho một gia đình đang lớn dần, cô nhún vai một cách lo lắng.
Và khách hàng này lại khiến tôi nghĩ về một phụ nữ 39 tuổi từng nói với tôi, "Vào thời điểm
này trong đời, nếu muốn đi làm, trả tiền cho người trông trẻ và cả ngày không ở bên con cái,
tôi cần một công việc thật thú vị và lương cao. Nhưng tôi chẳng thể tìm được công việc nào
như vậy. Trong những năm tháng 20 tuổi, tôi không thật sự giải quyết được vấn đề tôi sẽ
làm công việc gì. Trong những năm tuổi 30, tôi sinh con. Chúng tôi cần tiền và tôi phải làm
việc. Nhưng cô sẽ chẳng tin là tôi đã bị từ chối những công việc như thế nào đâu. Tôi đi tìm
việc và người ta nhìn tôi như thể, 'Tại sao đến giờ cô vẫn chưa làm gì cả?' Tôi ước ai đó đã
khuyên tôi suy nghĩ về lý lịch của mình nhiều năm về trước."
Hay tôi nghĩ về khách hàng nam 44 tuổi của mình với đứa con mới chào đời, anh nói với tôi,
"Cô biết đấy, nếu tôi có một chuyên gia tâm lý hẳn hoi hồi tôi còn trong những năm 20 tuổi
thì có lẽ tôi đã bắt đầu sự nghiệp trước tuổi 35 và lập gia đình trước tuổi 40. Nếu cô vẫn làm
công việc này trong vòng 20 năm nữa thì tôi sẽ gửi con trai của mình đến chỗ cô." Khi tôi
hỏi anh ta muốn tôi nói gì với con trai mình, anh ta trả lời, "Hãy nói rằng chẳng ai có thể dễ
dàng có được một sự nghiệp tuyệt vời ở tuổi 30. Hãy bắt đầu ở tuổi 20."
Với suy nghĩ về những khách hàng này, trong vòng nhiều tháng sau, những buổi nói chuyện
của tôi với Ian ít nhiều đi theo hướng:
Tôi nói, "Cậu cần khẳng định một điều gì đó."
Và Ian nói, "Nhưng khẳng định một điều cũng giống như mất mọi thứ khác."
Hoặc Ian nói, "Tôi không muốn chấp nhận một thứ bình thường."
Và tôi sẽ nói, "Tôi không nói về việc ổn định. Tôi nói về việc bắt đầu. Những người trong độ
tuổi 20 chưa bắt đầu sẽ chỉ có những lý lịch trống trơn và không có mối quan hệ nào. Họ sẽ
phải chấp nhận ổn định ở những mức thấp hơn mà thôi. Điều này có gì khác biệt cơ chứ?"
Sau những cuộc đối thoại này, Ian liếc xéo tôi. Sau đó, cậu xắn gấu quần và tiến ra cửa về
phía xe đạp của mình.
Ian và tôi phải có được sự thống nhất tương đồng. Đại dương chẳng có hiệu quả với tôi. Lọ
mứt không có tác dụng gì với cậu. Chúng tôi cần một phép ẩn dụ mà cả hai cùng tán đồng.
Sau nhiều buổi nói chuyện miễn cưỡng một cách thân thiện, Ian chạy vội đến từ bến xe
buýt, kêu ca về việc phải chờ đợi một bộ phận xe đạp mà bưu điện chưa gửi đến. Với mong
muốn ngừng gây áp lực cho cậu, tôi nói chuyện vô thưởng vô phạt với Ian. Tôi hỏi tại sao
cậu không lấy bộ phận mà cậu cần từ cửa hàng cậu làm việc. Đó là khi Ian bảo tôi rằng xe
đạp của cậu được đặt làm và bộ phận mà cậu cần phải được đặt hàng riêng.
Tôi tò mò. Tôi biết chiếc xe là phương tiện đi lại chính của Ian, nhưng tôi cũng biết cậu
không đi xe đường dài hay xe địa hình. Tôi hỏi tại sao cậu lại muốn một chiếc xe đặt làm.
Cậu giải thích rằng cậu cũng không nhất thiết cần một chiếc xe như vậy, nhưng cậu cảm
thấy một chiếc xe như thế này sẽ phản ánh những gì cậu muốn thể hiện cho thế giới.
Giờ thì chúng tôi đã tìm ra thông tin quan trọng.
Tôi hỏi Ian chiếc xe đạp đặt làm cho biết gì về cậu, so với một chiếc sản xuất đại trà có thể
mua ở bất cứ đâu và thậm chí còn dễ bảo dưỡng hơn. Cậu nói rằng chiếc xe thể hiện cảm
xúc của cậu rằng cậu muốn trở thành một sản phẩm với những bộ phận khác nhau, một thứ
không thể xác định được chỉ bằng một nhãn hiệu. Mong muốn có một chiếc xe đặt làm của
Ian phản ánh chân thực những gì cậu muốn cho bản thân mình. Cậu muốn cuộc sống của
mình khác lạ và phức tạp – và tuyệt vời. Nhưng việc cậu đang tìm kiếm giải pháp ở một cửa
hàng cho thấy nhiều điều về việc những năm tháng tuổi 20 của cậu sẽ đi về đâu. Ian có quan
điểm đúng đắn nhưng lại thấy dễ dàng tùy chỉnh một chiếc xe đạp hơn là cuộc đời mình.
Trong kinh doanh và văn hóa, chúng ta đã chuyển từ sản xuất đại trà sang tùy chỉnh đại trà.
Trước đây, tiến bộ có nghĩa là tạo ra những thiết bị giống nhau nhất với chi phí thấp nhất để
đạt lợi nhuận cao nhất. Giờ thì chúng ta mong đợi có thể biến đổi hàng hóa và dịch vụ phù
hợp với nhu cầu của mình. Máy tính cá nhân là do cá nhân định rõ và thực sự mang tính cá
nhân. Các ứng dụng và vỏ di động thông minh được thiết kế riêng khiến điện thoại của mỗi
người trở nên độc đáo. Một công ty sản xuất áo phông theo đơn đặt hàng khuyến khích
khách hàng khẳng định thương hiệu của chính mình. Với thương mại điện tử và marketing
ngang hàng, chúng ta đã bỏ qua kích cỡ dành cho tất cả mọi người để dành ưu ái cho "thị
trường đồ độc." Các công ty và nhân viên marketing tận dụng khái niệm cuộc sống sáng tạo
mà nhiều người như Ian muốn nhưng lại không rõ làm thế nào để đạt được nó: "Hãy để họ
tận hưởng phong cách sống!"
Ian cần phải áp dụng những gì mình biết về lắp ráp xe đạp để biết cách sắp xếp các mảnh
cuộc đời. Tôi hỏi Ian cách lắp ráp một chiếc xe đạp hàng đặt. Cậu nói rằng cậu đến cửa hàng
xe đạp để chọn khung và bánh xe. Khung xe được làm theo số đo và nhu cầu đạp xe của cậu.
Sau đó, cậu trình bày cụ thể những gì mình thích với từng bộ phận và nhận được chiếc xe
theo đúng ý. Khi cậu dần trang bị xong cho chiếc xe, nó có nhiều chức năng và đặc biệt hơn.
Điều này khiến cậu tốn thời gian và tiền bạc, nhưng Ian đã tận hưởng quá trình đó. Chiếc xe
đại diện cho một điều quan trọng: Đó là sáng tạo của riêng cậu.
"Vậy là xe đạp tùy chỉnh hợp với cậu," tôi nói.
"Vâng."
"Và nó đặc biệt," tôi nói.
"Đúng vậy!"
"Nó cho cảm giác chân thực và khác biệt. Thậm chí là cảm giác không hạn chế theo một khía
cạnh nào đó bởi cậu có thể tiếp tục thay đổi nó sau này."
"Vâng, chính xác."
"Nhưng cậu bắt đầu với một vài bộ phận tiêu chuẩn. Cậu không thực sự sáng tạo lại bánh
xe."
"Không," cậu nói và cười. "Tôi không làm thế."
Tôi đề nghị Ian xem xét rằng có lẽ đó chính là một cuộc sống chân thực và độc đáo. Ở thế kỷ
XXI, sự nghiệp và cuộc sống không thể được tạo ra từ dây chuyền sản xuất. Ta phải tự mình
sắp xếp các mảnh ghép lại. Cuộc sống của Ian có thể cá nhân hóa và thay đổi, nhưng sẽ cần
thời gian và nỗ lực – và cậu có thể phải bắt đầu bằng một vài bộ phận phổ thông. Tạo dựng
một cuộc sống đặc biệt không có nghĩa là chối bỏ những lựa chọn này, mà nó xuất phát từ
việc đưa ra những lựa chọn. Cũng như chiếc xe đạp vậy.
Ian có thể hình dung việc xây dựng một cuộc đời bằng từng công việc hoặc từng mảnh vốn
sống. Điều này có vẻ bớt cứng nhắc – và bớt đáng sợ – hơn là cảm thấy như bước tiếp theo
của cậu sẽ quyết định vĩnh viễn cuộc đời của cậu về sau.
"Vậy cậu sẽ xây dựng trên nền móng nào?" Tôi hỏi.
"Ý cô là với công việc ấy ạ?" Ian hỏi.
"Cậu cần phải làm việc. Cuộc đời cần công việc."
"Mỗi phần khác nhau trong con người tôi muốn làm những việc khác nhau."
"Đúng, tôi hiểu," tôi nói. "Vậy cậu sẽ bắt đầu với phần nào?"
Ian thở dài. "Tôi không biết."
"Cậu không biết?" tôi hỏi. "Thiết kế kỹ thuật số thì sao?"
"Thực ra gần đây tôi đã gửi đơn xin một vài công việc tương tự," cậu ngượng ngùng nói.
"Nhưng tôi thậm chí còn không được mời phỏng vấn. Tôi nghĩ rằng tôi có thể dễ dàng tiến
bước một khi đã quyết định muốn làm gì. Một công việc văn phòng có vẻ không tệ, đặc biệt
là khi tôi nhận ra mình còn không kiếm được một việc như thế."
Tôi lắng nghe trong khi Ian nói.
"Tôi vẫn nghĩ về công ty ở D.C.," cuối cùng cậu nói. "Cô biết đấy, công ty mà tôi nói có
chương trình thực tập thiết kế kỹ thuật số. Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ được nhận. Rõ ràng
là vậy."
"Tôi không thấy điều này có gì rõ ràng. Hãy nói về hồ sơ của cậu," tôi nói.
Sau vài lần tham gia hội đồng tuyển dụng, tôi cũng biết khá nhiều về việc tại sao một người
ở độ tuổi 20 lại được chọn cho một vị trí mà nhiều người thèm muốn. Tôi đã đọc qua hàng
trăm hồ sơ xin việc và thấy những con số trên đó không được quan tâm, trong khi những lá
thư tìm việc và những bài luận màu sắc lại dễ dàng nổi bật. Tôi đã thấy một ứng viên được
nhận vào cao học chỉ bởi buổi phỏng vấn kéo dài 15 phút trong khi những người khác thì
không.
Một điều mà tôi học được từ đó là một câu chuyện thú vị ở độ tuổi 20 sẽ tiến xa hơn so với
bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời. Kết thúc đại học và lý lịch còn thiếu kinh nghiệm, vì vậy
cách kể câu chuyện cuộc đời là một trong số ít những điều hiện đang nằm trong tầm kiểm
soát của chúng ta. Là một người trong độ tuổi 20, cuộc đời họ có nhiều tiềm năng hơn là
kinh nghiệm. Những người có thể kể một câu chuyện thú vị về bản thân họ và những gì họ
muốn sẽ gây ấn tượng hơn những người không làm được điều này.
Hãy nghĩ về số hồ sơ xin việc mà Giám đốc tuyển dụng và các chương trình cao học nhận
được. Vô số giấy tờ với những dòng in hoa chẳng hạn như Chuyên ngành Sinh học; 3,9; Đại
học Tennessee; Cao đẳng Cộng đồng Piedmont; điểm GMAT 7 720; Đội bóng rổ; 2,9; Hướng
dẫn viên trong trường; Chuyên ngành tiếng Pháp; Chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật; Đại
học Washington; Sinh viên Xuất sắc; điểm GRE 650. Giữa những thông tin này cần xuất hiện
một vai chính. Một câu chuyện thú vị cần được hình thành. Nếu lý lịch chỉ là những dòng liệt
kê thì nó không thuyết phục.
Nhưng một câu chuyện thú vị là như thế nào?
Nếu bước đầu trong việc tạo lập một danh tính chuyên nghiệp là khẳng định những mối
quan tâm và khả năng của mình thì bước tiếp theo là xác nhận một câu chuyện về những
mối quan tâm và khả năng đó. Lối kể chuyện mà ta có thể đem tới buổi phỏng vấn hay
những buổi hẹn hò. Dù bạn là nhà trị liệu hay là người phỏng vấn thì một câu chuyện cân
bằng giữa tính phức tạp và chặt chẽ sẽ mang lại dấu ấn riêng. Những câu chuyện quá đơn
giản đem lại cảm giác thiếu kinh nghiệm và không đầy đủ. Nhưng những câu chuyện có vẻ
quá phức tạp lại ám chỉ sự thiếu tổ chức bên trong, điều mà nhà tuyển dụng không muốn.
Tôi hỏi Ian xem cậu đã nói gì về bản thân vào lần gần đây nhất cậu gửi hồ sơ ngành thiết kế
cho chương trình trực tiếp. Cậu nói rằng đã viết gì đó về việc thức cả đêm hồi trung học để
thiết kế cuốn kỷ yếu của lớp. Ian nói rằng bài luận của cậu là "Chống chủ nghĩa hiện đại và
thể hiện sự thông thái" nhưng cậu gặp khó khăn khi giải thích cho tôi. Tôi đề nghị cậu thử
lại một thứ gì đó mạch lạc và thông minh, một câu chuyện có bố cục rõ ràng hơn. Ian phản
đối ý tưởng này, hình dung ra một bài luận nhàm chán rập khuôn theo lý lịch của cậu. Vấn
đề là bởi dù các trường học và công ty cần tính độc đáo và sáng tạo, nhưng họ còn cần
phương thức giao tiếp và lý lẽ của ta hơn.
Dù bạn nộp đơn vào công ty hay trường học nào, cũng sẽ có một cuộc đấu trí diễn ra. Nhà
tuyển dụng muốn nghe một câu chuyện hợp lý về quá khứ, hiện tại và tương lai. Những gì
bạn từng làm có liên quan như thế nào đến những gì mà hiện bạn đang muốn làm và làm
thế nào để điều đó đưa bạn đến với ước mơ của mình? Mọi người đều nhận ra rằng phần
lớn ứng viên không thật sự biết sự nghiệp của mình sẽ như thế nào. Thậm chí, những người
cho rằng họ biết cũng thường thay đổi suy nghĩ của mình.
Như một giám đốc nhân sự từng nói với tôi, "Tôi không mong đợi người ta nói rằng ước mơ
của họ là làm việc ở đây mãi mãi. Tôi nghi ngờ điều đó. Không ai biết được 5 năm sau họ sẽ
ở đâu. Tuy nhiên, gánh nặng của các ứng viên cho thấy rằng làm việc ở đây có ý nghĩa nhiều
hơn việc họ chỉ muốn có một công việc, hay tòa nhà này cách nơi họ sống có hai tòa nhà."
Cuộc sống không cần phải theo một đường thẳng, nhưng như giám đốc này nói, nó cần phải
có ý nghĩa.
"Ian, cậu lại như vậy rồi," tôi nói. "Cậu đang làm rối câu chuyện của mình vì cậu không muốn
gắn bó với bất kỳ điều gì, chứ chẳng nói đến việc điều ấy có ý nghĩa hay không. Điều này
khiến cậu trở nên khó gần và lộn xộn. Không ai muốn thuê cậu với một câu chuyện như thế
cả."
"Nhưng tôi không muốn đóng đinh bản thân mình," cậu nói.
"Đóng đinh vào cái gì cơ chứ? Câu chuyện cuộc đời cậu không phải là hợp đồng. Cậu sẽ
không bị buộc phải ký nó bằng máu. Đó là một lời mở đầu."
Một cách miễn cưỡng, Ian tạo ra một câu chuyện sắc sảo hơn, câu chuyện bắt đầu với sở
thích vẽ tranh hồi nhỏ của cậu. Cậu thêm vào những kinh nghiệm có liên quan trong lĩnh
vực kiến trúc, lớp khoa học nhận thức cũng như một chút về công việc của mình. Trong câu
mở đầu bài luận, Ian nhắc lại khoảng thời gian hồi nhỏ khi cậu luôn mang theo mình một
cuốn sổ gáy xoắn để vẽ những bức tranh trừu tượng nhỏ cho bố mẹ và anh chị. Gia đình gọi
cậu là Ngài Logo.
Với cùng vốn sống đó và một câu chuyện thú vị hơn, Ian đến làm tại công ty ở D.C. Vài năm
sau, khi cậu đứng trước một thời điểm khác phải đưa ra lựa chọn trong đời, cậu đã viết
những dòng sau:
Khi quyết định đến D.C, tôi lo rằng với lựa chọn này, tôi đang đóng lại mọi cánh cửa khác
mở ra cho mình ở thời điểm đó. Nhưng thật nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng đưa ra lựa chọn
về một điều gì đó. Và không như nghi ngờ của tôi, công việc này đã mở ra thêm nhiều cánh
cửa mới. Giờ tôi cảm thấy thật sự tự tin rằng mình sẽ có nhiều bước lặp trong sự nghiệp –
hoặc ít nhất là có thời gian lặp lại vài lần – và tôi sẽ có thể làm được những điều khác trong
cuộc sống.
Trong một khoảng thời gian dài, tôi thấy nhẹ nhõm khi có công việc này – tôi cảm thấy mình
có thể tiếp tục sống mà không phải lo về phương hướng – những nỗi lo khiến tôi không dám
di chuyển trong nhiều năm sau khi tốt nghiệp. Giờ đây tôi đang ở một thời điểm mà tôi
không muốn tiếp tục vị trí hiện tại – và tôi cảm thấy thật khó chịu! Thật khó khăn khi phải
suy nghĩ lại từ đầu về bước tiếp theo. Nhưng giờ mọi chuyện đã dễ dàng hơn. Từ những
kinh nghiệm đã có, tôi biết rằng mình phải hành động, rằng tiếp tục cân nhắc sẽ chẳng đi
đến đâu cả.
Đôi khi đưa ra lựa chọn đem lại cảm giác như ta phải lên kế hoạch cho cuộc đời mình theo
lối nhàm chán. Đôi khi đưa ra lựa chọn theo đuổi một điều gì đó mà ta thấy phù hợp, hay
giống với mối quan tâm của mình, sẽ trở nên nhàm chán đơn giản vì chúng có ý nghĩa. Tôi
thấy mình muốn đi bừa theo một hướng chẳng ai ngờ đến – tiếng Ả Rập! Campuchia! Tôi
biết đây là quyết định bốc đồng, điên rồ. Tôi biết rằng để sống tốt, ta phải theo đuổi những
điều không chỉ thú vị mà còn có ý nghĩa.
Trong cuộc đời mình, trên hết, tôi sợ nhất việc trở nên tầm thường. Giờ tôi nghĩ bạn có thể
nói rằng tôi đã tự khám phá ra về cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng tôi cũng hiểu rằng mọi
người trên thế giới sống theo cách này – hoặc ít nhất là bắt đầu theo cách này – là có lý do,
vì đây là cách mà mọi việc diễn ra.
Ian đã đúng. Đó là cách mọi việc diễn ra. Đó là cách mọi việc bắt đầu. Khẳng định sự nghiệp
mình muốn theo đuổi hay nhận được công việc tốt không phải là kết thúc; đó chính là sự
khởi đầu. Sau đó, vẫn còn rất nhiều điều cần phải tìm hiểu và nhiều việc cần phải làm.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me