Van Hoc 12
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn " Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. "Rừng xà nu" là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.
Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hung vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu truyện. Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy dần dật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnu và Mai học chữ. Khi Tnu trở về đơn vị, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnu bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu, và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để " đống lửa xà nu lớn giữa nhà" soi rõ "xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang". Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Tây Nguyên. Tnu cảm nhận về cụ Mết " ngực cụ căng như cây xà nu lớn". Trong câu truyên vê Tnu, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào: "không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta", cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.
Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnu và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnu và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh.Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế..." Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bon giặc đã giết bà Nhan, anh Xút vầ cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnu và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng dến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có hững thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnu, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng. Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học "chúng nó đã càm súng mình phải cầm giáo".Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hung đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát. Bài số 2:Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hung vĩ. Truyện ngắn "Rừng xà nu" là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.Xuyên suốt tác phẩm "Rừng xà nu" là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dao, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. KHông phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sang, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khan, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện "không có gì mạnh bằng cây xà nu", mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thê gắng gượng và chiến đấu đến cùng.Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no . Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.NGuyễn TRung Thành bằng Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đố với mảnh đất và con người tây nguyên.
Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hung vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu truyện. Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy dần dật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnu và Mai học chữ. Khi Tnu trở về đơn vị, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnu bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu, và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để " đống lửa xà nu lớn giữa nhà" soi rõ "xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang". Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Tây Nguyên. Tnu cảm nhận về cụ Mết " ngực cụ căng như cây xà nu lớn". Trong câu truyên vê Tnu, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào: "không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta", cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.
Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnu và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnu và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh.Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế..." Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bon giặc đã giết bà Nhan, anh Xút vầ cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnu và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng dến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có hững thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnu, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng. Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học "chúng nó đã càm súng mình phải cầm giáo".Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hung đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát. Bài số 2:Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hung vĩ. Truyện ngắn "Rừng xà nu" là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.Xuyên suốt tác phẩm "Rừng xà nu" là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dao, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. KHông phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sang, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khan, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện "không có gì mạnh bằng cây xà nu", mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thê gắng gượng và chiến đấu đến cùng.Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no . Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.NGuyễn TRung Thành bằng Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đố với mảnh đất và con người tây nguyên.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me