LoveTruyen.Me

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Số phận của người phụ nữ

Yang1403

tweet

5 (100%) 1 đánh giá

Đề bài: Nghị luận xã hội về số phận người phụ nữ

Bài làm

ĐÀN ÔNG = PHỤ NỮ

Là phụ nữ đến tuổi dựng vợ gả chồng thì việc khao khát một tấm chồng như ý hay một gia đình nhỏ ấm cúng là một vấn đề rất bình thường và xứng đáng, bởi thế người đời đã từng nói “ Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng “. Có lẽ vậy!

Tôi may mắn vì là người phụ nữ của xã hội hiện đại, tôi hạnh phúc vì được xã hội coi trọng, nâng niu, được ưu tiên với những lời chúc tốt đẹp, được nhận lấy những bó hoa tươi ngào ngạt vào những ngày đặt biệt dành cho phái nữ như 20/10 và 8/3.

Nhưng khi càng sung sướng cho cuộc đời mình thì tôi lại càng khóc thương, cồn cào trong tâm khảm cho những cuộc đời, số phận những người phụ nữ của xã hội phong kiến. Có lẽ khi đọc đến đây ai đó lại cho rằng tôi đang láo toét vì chỉ toàn bịa đặt, vâng đồng ý rằng tôi dầu không sống trong xã hội lúc bấy giờ nhưng sự tàn nhẫn, độc ác của xã hội thời ấy đã đủ để giấy bút tạc lại và khắc khoải trong ánh mắt tôi khi lật từng trang sách, tôi đã sướt mướt và lắng lại vài nhịp trong từng câu chữ dở dang, chỉ có thể nói sự suy thoái, khốn nạn, đồi bại cũa xã hội cũ sao mà đến nỗi thê lương, tê tái quá! Nếu không có những trang sách tôi làm sao biết được cuộc đời cô Kiều đã 15 năm lưu lạc rồi trôi nổi gần như tan nát cả thanh xuân. Rồi tại sao người đàn bà một lòng một dạ còng lưng mang nặng đả đau đơn độc đợi chồng chinh chiến, chăm sóc mẹ chồng rồi chỉ ao ước cảnh đoàn tụ lại bỗng chốc biến thành cảnh li tan, phải mượn cái chết để minh oan giống như Vũ Nương vậy! Thật nực cười. Không có những cây bút mạnh mẽ chống lại cái ác làm sao tôi biết về cô Tiểu Thanh đã chôn vùi cuộc đời ở cái tuổi 16 và vĩnh viễn rời xa nhân thế ở cái tuổi xuân vừa 20. Cho dù đó là những câu chuyện có hư cấu đi chăng nữa thì chúng ta phải tin một điều rằng, cái tàn độc của xã hội phong kiến ắc hẳn phải ghê tỏm ra sao thì tính sát thương của câu chuyện mới rùng rợn đến nỗi thế.

Trong xã hội lúc bấy giờ, tôi cứ tự hỏi công bằng ở đâu cho những số phận hồng nhan bạc mệnh ấy? Cũng là một sinh mạng, một con người thì tại sao đàn ông lại được trân trọng đến vậy trong khi phụ nữ chỉ như một món đồ chơi, thích thì mua không vừa thì vứt. Tại sao đàn ông lại được nắm hết tất cả mọi quyền hành quyết định trong gia đình – xã hội? Tôi đã nghe đâu đó một điều chắc chắn rằng phong kiến là nơi “ người đàn ông không được phép yếu đuối và người phụ nữ không có quyền mạnh mẽ”. Phụ nữ càng học thức, càng tài giỏi thì được gì, chỗ ở của họ suốt cuộc đời chỉ là cái xó bếp, là chén cơm manh áo. Họ càng tri thức chỉ càng đụng chạm tới sự “tôn nghiêm” của người đàn ông, mà lúc bấy giờ “sự tôn nghiêm” là sỉ diện, là lòng tự tôn, tự ái bất cứ ai cũng không được phép đụng vào.

Nhưng càng trách móc, càng chỉ trích người đàn ông trong xã hội cũ thì tôi lại càng thấy họ đáng thương. Họ và cả người phụ nữ đều là nạn nhân của xã hội, họ là những con cờ bị điều khiển tự do, là những tâm hồn bị giáo dục tư tưởng, hình thành nhân cách xấu, hư thối mà không có quyền cưỡng lại và chống cự. Vì vậy nếu chúng ta trách cứ những người đàn ông ấy thì tại sao chúng ta không thấy buồn vì cách đối xử của những người đàn ông hiện đại. Đáng lẽ bài học của xã hội cũ phải làm họ ray rứt lương tâm và bù đắp lại cho những người mẹ, người vợ của mình nhưng thực chất đã không như vậy. Vẫn định kiến “trọng nam khinh nữ” cách đây vài hôm tôi có đọc một câu chuyện về người chồng chỉ vì tha thiết vợ sinh con trai để nối dõi mà đã nhẫn tâm ép buộc vợ phá thai khi đang mang trong bụng cô con gái vài tháng tuổi. Có những người đàn ông sẵn sàng đem vợ, đem con gái bán cho người khác để đổi lấy đồng tiền hôi tanh, dơ bẩn mà tiêu xài. Lúc trước tôi có đọc một câu chuyện qua mạng rằng một người cha đã nhẫn tâm cưỡng hiếp con gái rồi để lại lời nhắn cám ơn, xin lỗi, xin tha thứ. Đúng thật chẳng còn lời gì xứng đáng hơn 2 tiếng “súc vật”.

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me