Van Nghi Luan Xa Hoi
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: "Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất" (Voltaire).Có những thực tại của cuộc sống mà ai cũng chân nhận. Một lời nói vô tình chạm vào nỗi đau của người khác sẽ làm cho họ tổn thương. Một hành động thiếu suy nghĩ có thể làm ta rơi vào đường tội lỗi. Một cử chỉ không đẹp sẽ gieo vào tâm thức người khác một cái nhìn không hay về bản thân. Một việc làm gian dối sẽ làm ta áy náy, băn khoăn. Còn sự thành thật làm cho tương lai rộng mở. Biết thứ tha sẽ làm cho cuộc đời hạnh phúc. Hành động yêu thương làm cho cuộc sống vơi đi những nỗi khổ. Lời nói có suy nghĩ sẽ làm cho người khác thấy mình dễ thương. Trong chiều hướng này văn hào Voltaire đã nói "Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất".
"Xung đột" là sự đối lập giữa cá nhân với ai đó, giữa một tập thể với một tập thể, giữa một tập thể với cá nhân. Nó được xem như một căn bền trầm trọng của nhân loại. Nói khác hơn, ý hướng này giúp ta giải thích những bất ổn trong xã hội, giữa các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức đều do bởi "xung đột". Có thể khẳng định thêm nguyên nhân của những cuộc chiến tranh đều do bởi "xung đột" gây nên. Hiểu trong chiều hướng này thì lịch sử đã chứng minh điều này, hai cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX đều do bởi bất đồng quan điểm của hai khối Liên Minh và Hiệp Ước. Còn "lòng vị tha" là biết sống yêu thương, biết tương thân, tương trợ, giúp đỡ người khác. Lòng vị tha làm cho con người xích lại gần nhau, làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Hiểu theo nghĩa này thì lòng vị tha là một hạt giống tốt được gieo vào lòng mỗi người. Nhưng hạt giống này thu hoạch trái sâu hay quả ngọt đều hệ tại bởi ý chí của mỗi người tạo nên. Do đó, có thể khẳng định, lòng vị tha là nét đẹp không thể tìm thấy nơi vạn vật trong trời đất ngoại trừ con người. Điều này được biểu lộ qua cách sống cũng như ứng xử ra bên ngoài của con người. Tóm lại, câu nói là một lời khẳng định để ta biết tác hại của sự "xung đột" và ích lợi của "lòng vị tha". Sâu xa hơn, câu nói đánh vào tâm thức để giúp ta biết chọn cho riêng mình một lối sống.
Nói đến bệnh người ta sẽ nghĩ đến tình trạng của cơ thể đang bị suy nhược, trong con người không đủ sức đề kháng những loại mầm mống gây bệnh. Hiểu theo nghĩa này thì nguyên nhân của "bệnh" mà nhân loại đang phải gánh chịu mà văn hào Voltaire đề cập trong câu nói đến đều phát xuất từ "xung đột". Ở mức độ nào đó thì nền hòa bình của thế giới đang bị đe dọa bởi những loại "vi rút" là những cuộc "xung đột" lớn cũng như nhỏ tấn công. Ngược dòng thời gian những năm nửa đầu thập niên của thế kỷ XX khi trào lưu triết học đề cao tự do nơi con người của triết gia J. Paul Sartre, cùng với triết thuyết ý chí hùng cường và con người siêu nhân của triết gia F. Nietzsche, thì ở nước Đức dẫy lên phong trào phân biệt chủng tộc, tiêu biểu nhất là chính trị gia Hitler. Người ta nói rằng các cuốn sách viết về những trào lưu này là những chiếc gối đầu giường của các thanh niên cũng như người lính đương thời, nghĩa là trước lúc đi ngủ hay những giờ rảnh rỗi họ đều ghiền gẫm những tư tưởng này. Vì thế, không lấy làm ngạc nhiên khi Hitler dẫy lên phong trào "con người siêu nhân" là nhân dân Đức thì được đông đảo quần chúng ủng hộ. Bởi họ cho rằng dân tộc Đức thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là chủng tộc vĩ đại nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải tiêu diệt những dân tộc nhỏ bé khác. Nạn nhân đầu tiên của cuộc thảm sát này là những người Do Thái. Sự kiện 6 triệu dân Do Thái bị giết hại trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã đã nói lên điều này. Chúng ta không bàn tới những xung đột bên trong con người Hitler cũng như những người lính, nhưng bởi những hành động tỏ lộ ra bên ngoài cũng đủ để nhìn nhận rằng sự kỳ thị chủng tộc ảnh hưởng đến mạng sống của con người. Gần đây hơn, những tay súng thuộc nhóm tự xưng là nhà nước Hồi Giáo, vì có cái nhìn sai lạc trong niềm tin hay những bất ổn trong ngoại giao chính trị nên họ đã thực hiện các cuộc khủng bố khắp nơi trên thế giới, làm cho nền hòa bình thế giới luôn đặt trong tình trạng báo động. Bên cạnh những xung đột có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới thì những xung đột, hay bất đồng quan điểm giữa các phe nhóm cũng gây không ít trở ngại cho đời sống con người trong khu vực, trong các nước, trong các thành phố. Do đó, "xung đột" dù mang tính tầm ảnh hưởng trên thế giới hay địa phương thì nó vẫn là loại "vi rút" có thể tiêm nhiễm làm phát sinh những căn bệnh nơi con người như sợ hãi, chiến tranh, nghèo đói. Nói khác hơn, xung đột sẽ làm cho cuộc sống con người không còn cảm thấy bình an và hạnh phúc.
Tuy nhiên, không có gì là không thể bởi vạn vật trong trời đất tuân theo một quy luật tất yếu nhằm tạo nên thế cân bằng. Sau màn đêm u tối thì có mặt trời ló rạng để phân biệt thời gian. Trong những ngày hè oi bức thì có cơn mưa chợt đến làm cho cảnh vật dịu thêm. Sau những tháng xa cách thì có ngày gặp gỡ để nối dài hạnh phúc. Hiểu theo nghĩa này thì căn bệnh do "xung đột" gây nên sẽ không bao giờ đi vào ngõ cụt, ngược lại cũng có nhiều cách để chữa lành, trong đó phải kể đến lòng "vị tha". Như đã nói, lòng vị tha là nét đẹp của con người, là đức tính mà các sinh vật khác không có. Lòng vị tha sẽ xoa dịu mọi nỗi đau, chữa lành những vết thương còn mưng mủ, biến hận thù thành yêu thương. Nếu trên thế giới có người như Hitler hay những tên khủng bố gây nên những đau thương cho nhân loại thì cũng có những người để xoa dịu những nỗi đau. Nhắc đến mẹ Têrêsa Calcutta thì rất nhiều người biết đến. Sự nổi tiếng của mẹ không bởi sự giàu có hay lắm vũ khí trong tay nhưng do tấm lòng vị tha của mẹ. Đọc lại những tư liệu viết về mẹ ta mới thấy những cử chỉ, hành động, lời nói của mẹ dành cho bệnh nhân hay những người cơ nhỡ đều phát xuất từ tấm lòng chân thành, không vì mưu cầu cho bản thân nhưng toàn tâm, toàn ý muốn cho người khác được hạnh phúc, dù đó là những phút giây ngắn ngủi sau hết của cuộc đời. Điều này cũng có nghĩa lòng vị tha phát xuất từ mẹ không chỉ là liều thuốc để xoa dịu vết thương nơi những người đau khổ mà còn đánh thức cái "Chân - Thiện - Mỹ" nơi những người trẻ và những nhà hảo tâm dấn thân trong việc giúp đỡ người nghèo. Thực tế đã chứng minh cho ta, dù mẹ không còn hiện hữu nơi trần gian nhưng những công việc mẹ đã từng làm, các trung tâm mẹ thành lập vẫn được tiếp tục phát triển, khác xa với những xung đột mà Hitler hay những tay súng giết người không suy nghĩ đang bị mọi người lên án mạnh mẽ. Cùng thời với chúng ta có Đức giáo hoàng Phanxicô, người được xem có tầm ảnh rất lớn trên thế giới. Vậy mà mỗi lần đi tới đâu, hay thăm viếng nước nào ngài luôn dành cho người nghèo, người bị bỏ rơi sự quan tâm và tình cảm tốt đẹp nhất. Vì thế, lòng vị tha là liều thuốc để xoa dịu những nỗi đau và những người có "liều thuốc" này luôn được người khác ngưỡng mộ và mến yêu.
Xuôi ngược dòng đời, đi qua mọi miền trên thế giới. Những hình ảnh, những tàn dư, những vết tích của các cuộc chiến tranh. Đó có thể là những căn bệnh hiểm nghèo, quang cảnh môi sinh bị trơ trọi do bởi những chất độc, chất phóng xạ từ những cuộc chiến tranh gây nên. Nói đúng hơn, xung đột của con người trong quá khứ đã để lại cho thế hệ chúng ta nỗi sợ hãi, bất an trong cuộc sống. Những tin tức, hình ảnh hay phóng sự về việc người dân vùng này đi làm vô tình bị bom nổ cướp đi sinh mạng hay người dân ở vùng kia bị nhiễm chất độc da cam đang phải quằn quại với nỗi đau cứ diễn ra hằng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc xung đột trong quá khứ không chỉ gây nên khổ đau cho người đương thời mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn hưởng thụ trong xã hội ngày nay là nguyên nhân gây nên những cuộc xung đột đang làm con người mất dần đi nhận thức ý nghĩa của lòng vị tha. Vì thế, câu nói hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh và mang những giá trị lớn lao để giúp con người nhìn nhận ra các giá trị tron cuộc sống. Nói khác hơn, đây là bài học để mỗi người trong hành trình dương thế biết sống có lòng vị tha để cho cuộc sống có ý nghĩa, đừng vì những ích lợi của cá nhân mà làm những người xung quanh phải đau khổ.
Cuộc sống cần lắm đích để đi tới. Đích này phải là cội nguồn của Chân - Thiện - Mỹ, nhằm giúp ta ý thức hơn về những giá trị trong kiếp nhân sinh. Những giá trị này phải mưu ích cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân, mong cho người khác được hạnh phúc hơn mang lại chút vinh hoa cho riêng mình. Vì thế, bỏ qua những xung đột cuộc sống sẽ tốt đẹp, trau dồi tính vị tha sẽ thấy hành trình sống có ý nghĩa hơn. Hiểu cho tận cùng hậu quả của xung đột ta sẽ thấy nó xấu xa đến mấy và nhìn thu hoạch hoa trái của lòng vị tha ta mới thấy cuộc đời đáng quý biết bao. (Viết Lan)
Viết Lan
"Xung đột" là sự đối lập giữa cá nhân với ai đó, giữa một tập thể với một tập thể, giữa một tập thể với cá nhân. Nó được xem như một căn bền trầm trọng của nhân loại. Nói khác hơn, ý hướng này giúp ta giải thích những bất ổn trong xã hội, giữa các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức đều do bởi "xung đột". Có thể khẳng định thêm nguyên nhân của những cuộc chiến tranh đều do bởi "xung đột" gây nên. Hiểu trong chiều hướng này thì lịch sử đã chứng minh điều này, hai cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX đều do bởi bất đồng quan điểm của hai khối Liên Minh và Hiệp Ước. Còn "lòng vị tha" là biết sống yêu thương, biết tương thân, tương trợ, giúp đỡ người khác. Lòng vị tha làm cho con người xích lại gần nhau, làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Hiểu theo nghĩa này thì lòng vị tha là một hạt giống tốt được gieo vào lòng mỗi người. Nhưng hạt giống này thu hoạch trái sâu hay quả ngọt đều hệ tại bởi ý chí của mỗi người tạo nên. Do đó, có thể khẳng định, lòng vị tha là nét đẹp không thể tìm thấy nơi vạn vật trong trời đất ngoại trừ con người. Điều này được biểu lộ qua cách sống cũng như ứng xử ra bên ngoài của con người. Tóm lại, câu nói là một lời khẳng định để ta biết tác hại của sự "xung đột" và ích lợi của "lòng vị tha". Sâu xa hơn, câu nói đánh vào tâm thức để giúp ta biết chọn cho riêng mình một lối sống.
Nói đến bệnh người ta sẽ nghĩ đến tình trạng của cơ thể đang bị suy nhược, trong con người không đủ sức đề kháng những loại mầm mống gây bệnh. Hiểu theo nghĩa này thì nguyên nhân của "bệnh" mà nhân loại đang phải gánh chịu mà văn hào Voltaire đề cập trong câu nói đến đều phát xuất từ "xung đột". Ở mức độ nào đó thì nền hòa bình của thế giới đang bị đe dọa bởi những loại "vi rút" là những cuộc "xung đột" lớn cũng như nhỏ tấn công. Ngược dòng thời gian những năm nửa đầu thập niên của thế kỷ XX khi trào lưu triết học đề cao tự do nơi con người của triết gia J. Paul Sartre, cùng với triết thuyết ý chí hùng cường và con người siêu nhân của triết gia F. Nietzsche, thì ở nước Đức dẫy lên phong trào phân biệt chủng tộc, tiêu biểu nhất là chính trị gia Hitler. Người ta nói rằng các cuốn sách viết về những trào lưu này là những chiếc gối đầu giường của các thanh niên cũng như người lính đương thời, nghĩa là trước lúc đi ngủ hay những giờ rảnh rỗi họ đều ghiền gẫm những tư tưởng này. Vì thế, không lấy làm ngạc nhiên khi Hitler dẫy lên phong trào "con người siêu nhân" là nhân dân Đức thì được đông đảo quần chúng ủng hộ. Bởi họ cho rằng dân tộc Đức thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là chủng tộc vĩ đại nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải tiêu diệt những dân tộc nhỏ bé khác. Nạn nhân đầu tiên của cuộc thảm sát này là những người Do Thái. Sự kiện 6 triệu dân Do Thái bị giết hại trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã đã nói lên điều này. Chúng ta không bàn tới những xung đột bên trong con người Hitler cũng như những người lính, nhưng bởi những hành động tỏ lộ ra bên ngoài cũng đủ để nhìn nhận rằng sự kỳ thị chủng tộc ảnh hưởng đến mạng sống của con người. Gần đây hơn, những tay súng thuộc nhóm tự xưng là nhà nước Hồi Giáo, vì có cái nhìn sai lạc trong niềm tin hay những bất ổn trong ngoại giao chính trị nên họ đã thực hiện các cuộc khủng bố khắp nơi trên thế giới, làm cho nền hòa bình thế giới luôn đặt trong tình trạng báo động. Bên cạnh những xung đột có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới thì những xung đột, hay bất đồng quan điểm giữa các phe nhóm cũng gây không ít trở ngại cho đời sống con người trong khu vực, trong các nước, trong các thành phố. Do đó, "xung đột" dù mang tính tầm ảnh hưởng trên thế giới hay địa phương thì nó vẫn là loại "vi rút" có thể tiêm nhiễm làm phát sinh những căn bệnh nơi con người như sợ hãi, chiến tranh, nghèo đói. Nói khác hơn, xung đột sẽ làm cho cuộc sống con người không còn cảm thấy bình an và hạnh phúc.
Tuy nhiên, không có gì là không thể bởi vạn vật trong trời đất tuân theo một quy luật tất yếu nhằm tạo nên thế cân bằng. Sau màn đêm u tối thì có mặt trời ló rạng để phân biệt thời gian. Trong những ngày hè oi bức thì có cơn mưa chợt đến làm cho cảnh vật dịu thêm. Sau những tháng xa cách thì có ngày gặp gỡ để nối dài hạnh phúc. Hiểu theo nghĩa này thì căn bệnh do "xung đột" gây nên sẽ không bao giờ đi vào ngõ cụt, ngược lại cũng có nhiều cách để chữa lành, trong đó phải kể đến lòng "vị tha". Như đã nói, lòng vị tha là nét đẹp của con người, là đức tính mà các sinh vật khác không có. Lòng vị tha sẽ xoa dịu mọi nỗi đau, chữa lành những vết thương còn mưng mủ, biến hận thù thành yêu thương. Nếu trên thế giới có người như Hitler hay những tên khủng bố gây nên những đau thương cho nhân loại thì cũng có những người để xoa dịu những nỗi đau. Nhắc đến mẹ Têrêsa Calcutta thì rất nhiều người biết đến. Sự nổi tiếng của mẹ không bởi sự giàu có hay lắm vũ khí trong tay nhưng do tấm lòng vị tha của mẹ. Đọc lại những tư liệu viết về mẹ ta mới thấy những cử chỉ, hành động, lời nói của mẹ dành cho bệnh nhân hay những người cơ nhỡ đều phát xuất từ tấm lòng chân thành, không vì mưu cầu cho bản thân nhưng toàn tâm, toàn ý muốn cho người khác được hạnh phúc, dù đó là những phút giây ngắn ngủi sau hết của cuộc đời. Điều này cũng có nghĩa lòng vị tha phát xuất từ mẹ không chỉ là liều thuốc để xoa dịu vết thương nơi những người đau khổ mà còn đánh thức cái "Chân - Thiện - Mỹ" nơi những người trẻ và những nhà hảo tâm dấn thân trong việc giúp đỡ người nghèo. Thực tế đã chứng minh cho ta, dù mẹ không còn hiện hữu nơi trần gian nhưng những công việc mẹ đã từng làm, các trung tâm mẹ thành lập vẫn được tiếp tục phát triển, khác xa với những xung đột mà Hitler hay những tay súng giết người không suy nghĩ đang bị mọi người lên án mạnh mẽ. Cùng thời với chúng ta có Đức giáo hoàng Phanxicô, người được xem có tầm ảnh rất lớn trên thế giới. Vậy mà mỗi lần đi tới đâu, hay thăm viếng nước nào ngài luôn dành cho người nghèo, người bị bỏ rơi sự quan tâm và tình cảm tốt đẹp nhất. Vì thế, lòng vị tha là liều thuốc để xoa dịu những nỗi đau và những người có "liều thuốc" này luôn được người khác ngưỡng mộ và mến yêu.
Xuôi ngược dòng đời, đi qua mọi miền trên thế giới. Những hình ảnh, những tàn dư, những vết tích của các cuộc chiến tranh. Đó có thể là những căn bệnh hiểm nghèo, quang cảnh môi sinh bị trơ trọi do bởi những chất độc, chất phóng xạ từ những cuộc chiến tranh gây nên. Nói đúng hơn, xung đột của con người trong quá khứ đã để lại cho thế hệ chúng ta nỗi sợ hãi, bất an trong cuộc sống. Những tin tức, hình ảnh hay phóng sự về việc người dân vùng này đi làm vô tình bị bom nổ cướp đi sinh mạng hay người dân ở vùng kia bị nhiễm chất độc da cam đang phải quằn quại với nỗi đau cứ diễn ra hằng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc xung đột trong quá khứ không chỉ gây nên khổ đau cho người đương thời mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn hưởng thụ trong xã hội ngày nay là nguyên nhân gây nên những cuộc xung đột đang làm con người mất dần đi nhận thức ý nghĩa của lòng vị tha. Vì thế, câu nói hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh và mang những giá trị lớn lao để giúp con người nhìn nhận ra các giá trị tron cuộc sống. Nói khác hơn, đây là bài học để mỗi người trong hành trình dương thế biết sống có lòng vị tha để cho cuộc sống có ý nghĩa, đừng vì những ích lợi của cá nhân mà làm những người xung quanh phải đau khổ.
Cuộc sống cần lắm đích để đi tới. Đích này phải là cội nguồn của Chân - Thiện - Mỹ, nhằm giúp ta ý thức hơn về những giá trị trong kiếp nhân sinh. Những giá trị này phải mưu ích cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân, mong cho người khác được hạnh phúc hơn mang lại chút vinh hoa cho riêng mình. Vì thế, bỏ qua những xung đột cuộc sống sẽ tốt đẹp, trau dồi tính vị tha sẽ thấy hành trình sống có ý nghĩa hơn. Hiểu cho tận cùng hậu quả của xung đột ta sẽ thấy nó xấu xa đến mấy và nhìn thu hoạch hoa trái của lòng vị tha ta mới thấy cuộc đời đáng quý biết bao. (Viết Lan)
Viết Lan
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me