LoveTruyen.Me

Van Tham Khao


Mở bài và phần thân phân tích 4 câu đầu bài "Đồng chí"

Bài làm

Văn chương vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Nhà thơ Chính Hữu rất am hiểu về cuộc đời và tình cảm của người lính. Bài thơ "Đồng chí" là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947). Đến với bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới thấm dẫm tình đồng đội gắn bó keo sơn bằng những hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, cô đọng và giàu sức biểu cảm.

Bao trùm lên cả bài thơ là hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc với tình cảm đồng chí, đồng đợi hết sức cao đẹp. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, lời thơ giản dị, mộc mạc, chân thành. Văn Cao từng cho rằng "Sống đã rồi hãy viết". Đúng là như vậy. Đọc bài thơ "Đồng chí", ta càng cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng đội, những phẩm chất cao quý của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến. Đó dường như là những lời tâm sự mà Chính Hữu muốn gửi gắm đến đồng đội cũ của mình khi ông còn tham gia kháng chiến cứu nước

Đến với bảy câu đầu của bài thơ "Đồng chí", ta nhận ra Chính Hữu đã làm nổi bật cội nguồn và sự hình thành của tình đồng đội.

Mở đầu bài thơ là lời tâm sự rất đỗi chân thành:
"Quê hương anh nước mặn đồng chia
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá.
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau..."

Thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày nên sỏi đá" đã được sử dụng một cách tài tình, cho ta biết được nguồn gốc xuất thân của người lính và cơ sở hình thành tình đồng chí. Họ đều là nông dân, xuất thân từ những miền quê nghèo lam lũ. Người thì ở nơi đồng bằng ven biển "nước mặn đồng chua", đất chua phèn, nghèo khó. Người thì quê ở vùng đồi núi trung du sỏi đá nhiều hơn đất bạc màu "đất cày nên sỏi đá". Vì có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng sống nên họ đã dễ dàng cảm thông và gần gũi. Hình ảnh sóng đôi anh- tôi, giọng thơ tâm tình sâu sắc khiến ta nhận ra nét gắn kết bền chặt đến kì diệu của người lính. Đó là tình cảm nảy sinh của những con người tuy xa lạ nhưng vì có chung ý chí, lí tưởng, mục đích sống cao đẹp nên nó đã ngày càng trở nên sâu sắc. Những người nông dân "chân lấm tay bùn" tuy có quê hương xa cách nghìn trùng nhưng chính sự đồng cảm đã làm họ nhanh chóng trở thành tri kỉ của nhau.
...

Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me