VIII. Rung Động
Mồ hôi đóng giọt trên trán nhễ nhại thấm vào hốc mắt đã cợn khô. Tôi kèm nhèm ngồi thỏm xuống đất. Sân bóng đã vãn đi nhiều, chỉ còn vài đội quyết ở lại đến cùng vì tinh thần thể thao. Tiếng kèn trọng tài kéo dài mấy giây rồi dừng hẳn. Trận đấu kết thúc với tỉ số 2-1 nghiêng về phía cựu học sinh. *yeah!*Cả đám cụng tay ăn mừng. Dù chỉ mong được giao lưu nhưng năm nay lớp mười hai đấu rất cừ; tuy chưa phát huy được nhiều kĩ năng nhưng có lẽ sau này tiền đồ của bọn trẻ sẽ xán lạn lắm. Ít nhất câu lạc bộ bóng rổ này không làm tôi thất vọng, chỉ tiếc rằng nó thành lập muộn quá thôi.- Và giờ mời đội cựu học sinh tiến lên bục để nhận giải giao lưu. - Thầy thể dục nói vào micro.Tôi bối rối hỏi xung quanh : - Gì!? Có giải à? Thằng bạn tôi liếc mắt đảo sang phải, nó chỉ hướng nhóm nữ sinh đang chen nhau ngoài khán đài chụp hình tôi liên tục:
- Kìa, lên đi! Người ta mở đường cho mày rồi đó. - Giọng nó khẽ khàn bên tai làm tôi nổi cả da gà.Chẳng biết cớ sự là gì nhưng tôi được chọn làm người đại diện cầm phong bì, đứng cạnh đội đạt giải cấp trường ở giữa đội hình. Tôi cười tươi, trong đầu vẫn chưa thôi thắc mắc. Vì là cựu học sinh nên tôi được chú ý hơn hẳn, đến giáo viên còn chăm chăm nhìn. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, về chiếc cổ lấp ló những nếp da chùn. Cảm giác khó chịu cứ chạy quanh người, tôi buộc phải cười, tôi cảm thấy mặt mình ran ấm, không lẽ đang thấy xấu hổ?Đứng ở vị trí mà khuyết điểm dễ lộ, tôi cố cong môi đầy gượng gạo, ráng thêm chút nữa rồi nhanh chóng kéo tụi bạn ra phía khán đài.- Cái này chắc tối nay cả đám phải đi ăn một chầu mới được. Tôi mở phong bì ra, cầm tờ tiền màu xanh lá còn thơm mùi polime giơ lên cao. - Ồ, tính làm mấy bịch đậu phộng rang hay bánh nui chiên? - Bạn tôi hỏi xoáy- Thì phải đi đủ mới biết chứ. - Tôi bẽn lẽn nhét tiền vào balo.Cả bọn đưa mắt nhìn nhau rồi xúm vào "trấn lột". Cảnh đùa giỡn náo loạn lọt vào mắt thầy thể dục. Thầy đứng sau lưng. Lúc thầy gọi tên tôi thật to, tôi bỗng nhớ về kí ức từng bon bon mấy vòng sân vì đi học muộn; cổ họng nuốt ực ngụm nước bọt dè chừng.- Thầy gọi em? - Tôi đi lại hướng thầy.- Em dạo này sao rồi? Đã lâu mới thấy em thi đấu.Tôi vui vẻ đáp : - Vẫn khỏe ạ! - Bạn em thì sao? Có chung trường với nhau không?- Dạ có, tụi em học khác ngành nhưng chung trường.Thầy gật gù : - Cũng mười chín hai mươi rồi, đã có dự tính gì chưa?Tôi suy nghĩ một thoáng trong đầu rồi mới trả lời lại : - Em nghĩ mình sẽ quay lại công ty của ba để tiếp quản một vị trí rồi sau đó lập nghiệp tại đây luôn.Lúc này, thầy không hỏi gì thêm mà chỉ nhìn chăm chăm vào cổ tôi, nhìn đúng nghĩa là quan sát từ trên xuống, thầy bảo: - Bộ đồ mạnh mẽ đấy.Ý thầy đang nói đến chiếc áo hồng tôi đang mặc, cũng là áo mà đội tôi mặc. Trong đội chỉ có tôi mặc thêm lớp áo lót dài tay màu đen, khác biệt nhất đám. Tôi nghĩ thầy sẽ hỏi thêm, đến khi tôi phải kể lại chuyện bị bỏng lần nữa, nhưng mặt thầy có vẻ gì đấy sâu sắc hơn. Thầy đặt tay lên vai tôi và khích lệ:- Em thi đấu tốt lắm! Gửi lời hỏi thăm của thầy tới tụi nó luôn nhé. Tôi nín thinh, nhưng rồi chợt hiểu ý, nói lời cảm ơn rồi vội chạy theo lũ bạn. Thầy vẫn đứng trân đấy, mắt dõi theo tôi. Thân ảnh thầy nhỏ dần nhưng đôi mắt thầy sâu thẳm, thật khiến cho người ta có cảm giác day dứt. Giống như thầy biết tôi đang cố che giấu điều gì nhưng lại không nói ra, càng không để tôi nói ra.- Thầy vừa nói gì với mày thế? - Cả đám tò mò.- Hỏi thăm tí. Thầy nói là nhớ tụi mày lắm, khi nào rãnh nhớ về thăm trường đấy. - Tôi vỗ bạch bạch lên vai từng thằng trong đám.Thực ra tôi cũng không biết phải nói gì về việc tôi mặc cảm với những vết sẹo trên cổ cho tụi nó. Tôi quyết định không nói.Đi qua dãy ghế đá cách sân bóng không xa, tôi nghe thấy tiếng nhạc; một giai điệu balad trùm lên không gian rãi đầy nắng mỏng. Một nhóm học sinh mặc đồ hóa trang, tay uốn lượn, người lắc lư.Gió thổi lá dưới sân cuộn thành vòng. Được trời tô thêm lớp phấn vàng ẩn hiện dưới tán phượng chỉ còn những chiếc lá nhẹ, mặt ai cũng trông rất duyên, hòa cùng mùa thu chín rộ. Thoạt nhìn là biết đây là đội văn nghệ của trường.Tiếng nhạc xoa dịu tâm hồn, làm nên một chiều tàn bình lặng. Tôi thu ngắn bước chân, dòm vào khe hở giữa dòng người khin khít. Hình như tôi đang tìm kiếm, tôi cũng không biết mình đang tìm cái gì nữa. Tiếc là không gặp được.
- Một trăm ngàn lớn quá cơ.
- Hẳn hai chục gói bim bim.Tiếng nói cười rôm rã cả con đường đông đúc. Tụi tôi vọt xe chạy về hướng Mặt Trời đang chìm xuống biển. Khi tia nắng xuyên qua tầm nhìn. Một tiếng gọi lớn vọng đến từ đằng xa bị gió làm cho méo mó:- Anh Ninh! Cổ tay co thắt thất thường, tôi theo quán tính xoay mình, thấy một cậu bé đang băng qua đường thật nhanh nhưng tôi chẳng kịp để bắt giữ khoảnh khắc ấy. Tôi mất phương hướng, lạc tầm nhìn trong hàng tá người ở đây. Tôi nghĩ mình nghe lầm. Sợi dây đỏ dài ra, lóe lên những hạt sáng bé tí rồi tan mất. "Dương giờ này chắc chưa về đâu."***Hạ Long những ngày gần đông cũng là lúc đón vài trận mưa râm se lạnh. Buổi tối đi ngang qua cầu Bãi Cháy sẽ thấy có mấy thanh dây ánh đỏ lập lòe xếp thành hàng; bên dưới là sông Cửa Lục nối ra Vịnh. Tôi cùng tụi bạn dạo một vòng quê nhà rồi đáo* lại Hòn Gai, mạnh ai nấy về. Cả chiều ăn chơi no nê, sức cũng đã cạn, bụng dạ đâu mà đi thêm.Vừa lên phòng, điện thoại rung liên hồi. Tôi mở máy, khắp thanh thông báo hiện toàn tin nhắn của Dương. "Tiếc nhỉ. Em vừa về là thấy anh đi mất"
"Em có kêu anh đấy, anh có nghe không"
"Thấy anh còn quay lại nhìn cơ"Tôi cười ngốc, loay hoay cởi áo ra khỏi người, quên cả việc đi tắm trước khi nằm lên giường. Hóa ra tiếng gọi ban chiều là của Dương thật, tôi không nghe lầm. "Anh có nghe, nhưng nhanh quá nên không thấy em đâu"Dương chỉ vài giây đã nhận tin rồi soạn thảo ngay. Em ấy nhanh còn hơn cả tôi ngày xưa khi trả lời tin nhắn cho mấy đứa con gái tình cũ nữa. Giới trẻ bây giờ nghiện mạng xã hội thật."Lúc đó em vừa diễn xong, chạy về để xem anh còn thi đấu không nhưng đã muộn rồi""Hình anh chắc đã bị chụp đầy trong máy của mấy thiếu nữ chung khối với em á"
"Tiếc thì xin người ta cho vài con ảnh mà ngắm cho đỡ nhớ."
*sticker mặt gian*"Em muốn xem người thật, trên mạng thì ai chẳng xem được""Anh còn ở lại đây được vài ngày nữa"
...
Tôi đắn đo, nhưng rồi lại nhắn thêm một dòng:
"Vậy mai anh sẽ sang gặp em"Dấu ba chấm hiện lên tức khắc, tôi nhắm mắt bỏ điện thoại xuống nệm, cố định tâm trạng, giữ cho hơi thở được ổn định. "Tại sao mình lại nói vậy?" - Tôi nghĩ thầmLê tấm thân nặng nề vào nhà tắm, tay mở vòi sen thuận theo thói quen rồi mặc cho nó tự xả. Những giọt nước rơi lộp bộp bên tai kêu thành tiếng vẫn không giúp tôi khá hơn. Nhìn mình phản chiếu trong gương, tôi tự ti làm sao.Những mảnh thịt đã chảy ra rồi lành lại, tạo thành những vết sẹo đông cứng không phai được nữa. Nhìn lại nó, tôi chẳng tài nào quên được hình dáng ngọn lửa vàng rực năm xưa từng nuốt chửng cơ thể mình trông như thế nào.Hai năm sống gần như khép kín, đây là lần đầu tôi muốn hẹn một ai đó gặp mình. Không biết khi chạm mặt trực tiếp ngoài đời, Dương sẽ phản ứng làm sao? Liệu em ấy có thật sự thông cảm cho tôi không?Hai mắt tôi đứng yên, chưa bao giờ tôi có cảm giác chênh vênh như thế. Lo về chuyện vốn chưa xảy ra lại chính là việc thường tình đối với những ai từng bị vết xước tâm lý. Dù có mạnh mẽ đến đâu, nói thật đi có mấy ai là hoàn toàn đủ tự tin để tái hòa nhập với xã hội... khi bản thân còn mang một điểm khác người? Trong lòng tôi vẫn giấu một chút ích kỉ nhỏ nhen."Em ở Bãi Cháy, có xa chỗ anh quá không?"***
Tôi đánh một giấc thẳng đến trưa, hiếm khi được ngủ ngon. Hôm qua nói chuyện với Dương cả đêm, giờ mắt vẫn còn nhòe. Đúng theo lịch hẹn thì giờ này cũng sắp đến giờ tụi tôi đi ăn với nhau rồi. Tôi vội mặc một chiếc áo thun mỏng, bên ngoài không quên kèm theo áo khoác. Ăn qua loa vội bát cơm nong hạt rồi mượn xe hàng xóm chạy thẳng đến Bãi Cháy thân quen. Trên đường đi, xe tải ở đâu chui ra lắm . Bụi xe cứ phà vào mặt, chốc đã thành lọ nồi đen kịt bám đầy đầu. May tôi phát hiện nên vừa hay lau đi kịp. Nghĩ cảnh để mặt mũi thế này đi gặp người ta thì nhục không thể tả. Mọi khi đường vãng thì khác, hôm nay cuối tuần xe đông hơn. Tôi cẩn thận lách qua mấy hàng rồi mới tìm được đích đến.- Dương?Tôi mở tròn mắt, nhìn thân ảnh gầy nhom đang đứng dưới hàng cây bóng râm cạnh trạm xe buýt. Một dáng người cao cao, mặt sáng lạng đang vẫy tay chào. Với chiếc áo polo màu hồng cá tính, em ấy nổi bật hẳn giữa bụi cây xanh mướt sau lưng. Tôi đạp chân chống nhưng chân tôi hụt khiến xe loạng choạng. Em ấy cười. Tôi cũng mất hai năm để cười thật lòng như thế. Vậy là người mà tôi muốn gặp nhất chỉ còn cách tôi vài bước chân. Cảm xúc gì thế này? Tôi vịn vào lồng ngực đang đập thình thịch. Thứ cảm giác kì cục chưa từng có tiền lệ ấy đã xâm chiếm khoang tim ấm nóng... của tôi.Tôi nhìn Dương, em ấy cũng nhìn tôi. Chúng tôi nhìn nhau mà không biết nói gì. Mấy câu chào hỏi xã giao tự dưng tiêu biến đi đâu mất.Buổi trưa hôm ấy ấm áp lạ thường.
- Kìa, lên đi! Người ta mở đường cho mày rồi đó. - Giọng nó khẽ khàn bên tai làm tôi nổi cả da gà.Chẳng biết cớ sự là gì nhưng tôi được chọn làm người đại diện cầm phong bì, đứng cạnh đội đạt giải cấp trường ở giữa đội hình. Tôi cười tươi, trong đầu vẫn chưa thôi thắc mắc. Vì là cựu học sinh nên tôi được chú ý hơn hẳn, đến giáo viên còn chăm chăm nhìn. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, về chiếc cổ lấp ló những nếp da chùn. Cảm giác khó chịu cứ chạy quanh người, tôi buộc phải cười, tôi cảm thấy mặt mình ran ấm, không lẽ đang thấy xấu hổ?Đứng ở vị trí mà khuyết điểm dễ lộ, tôi cố cong môi đầy gượng gạo, ráng thêm chút nữa rồi nhanh chóng kéo tụi bạn ra phía khán đài.- Cái này chắc tối nay cả đám phải đi ăn một chầu mới được. Tôi mở phong bì ra, cầm tờ tiền màu xanh lá còn thơm mùi polime giơ lên cao. - Ồ, tính làm mấy bịch đậu phộng rang hay bánh nui chiên? - Bạn tôi hỏi xoáy- Thì phải đi đủ mới biết chứ. - Tôi bẽn lẽn nhét tiền vào balo.Cả bọn đưa mắt nhìn nhau rồi xúm vào "trấn lột". Cảnh đùa giỡn náo loạn lọt vào mắt thầy thể dục. Thầy đứng sau lưng. Lúc thầy gọi tên tôi thật to, tôi bỗng nhớ về kí ức từng bon bon mấy vòng sân vì đi học muộn; cổ họng nuốt ực ngụm nước bọt dè chừng.- Thầy gọi em? - Tôi đi lại hướng thầy.- Em dạo này sao rồi? Đã lâu mới thấy em thi đấu.Tôi vui vẻ đáp : - Vẫn khỏe ạ! - Bạn em thì sao? Có chung trường với nhau không?- Dạ có, tụi em học khác ngành nhưng chung trường.Thầy gật gù : - Cũng mười chín hai mươi rồi, đã có dự tính gì chưa?Tôi suy nghĩ một thoáng trong đầu rồi mới trả lời lại : - Em nghĩ mình sẽ quay lại công ty của ba để tiếp quản một vị trí rồi sau đó lập nghiệp tại đây luôn.Lúc này, thầy không hỏi gì thêm mà chỉ nhìn chăm chăm vào cổ tôi, nhìn đúng nghĩa là quan sát từ trên xuống, thầy bảo: - Bộ đồ mạnh mẽ đấy.Ý thầy đang nói đến chiếc áo hồng tôi đang mặc, cũng là áo mà đội tôi mặc. Trong đội chỉ có tôi mặc thêm lớp áo lót dài tay màu đen, khác biệt nhất đám. Tôi nghĩ thầy sẽ hỏi thêm, đến khi tôi phải kể lại chuyện bị bỏng lần nữa, nhưng mặt thầy có vẻ gì đấy sâu sắc hơn. Thầy đặt tay lên vai tôi và khích lệ:- Em thi đấu tốt lắm! Gửi lời hỏi thăm của thầy tới tụi nó luôn nhé. Tôi nín thinh, nhưng rồi chợt hiểu ý, nói lời cảm ơn rồi vội chạy theo lũ bạn. Thầy vẫn đứng trân đấy, mắt dõi theo tôi. Thân ảnh thầy nhỏ dần nhưng đôi mắt thầy sâu thẳm, thật khiến cho người ta có cảm giác day dứt. Giống như thầy biết tôi đang cố che giấu điều gì nhưng lại không nói ra, càng không để tôi nói ra.- Thầy vừa nói gì với mày thế? - Cả đám tò mò.- Hỏi thăm tí. Thầy nói là nhớ tụi mày lắm, khi nào rãnh nhớ về thăm trường đấy. - Tôi vỗ bạch bạch lên vai từng thằng trong đám.Thực ra tôi cũng không biết phải nói gì về việc tôi mặc cảm với những vết sẹo trên cổ cho tụi nó. Tôi quyết định không nói.Đi qua dãy ghế đá cách sân bóng không xa, tôi nghe thấy tiếng nhạc; một giai điệu balad trùm lên không gian rãi đầy nắng mỏng. Một nhóm học sinh mặc đồ hóa trang, tay uốn lượn, người lắc lư.Gió thổi lá dưới sân cuộn thành vòng. Được trời tô thêm lớp phấn vàng ẩn hiện dưới tán phượng chỉ còn những chiếc lá nhẹ, mặt ai cũng trông rất duyên, hòa cùng mùa thu chín rộ. Thoạt nhìn là biết đây là đội văn nghệ của trường.Tiếng nhạc xoa dịu tâm hồn, làm nên một chiều tàn bình lặng. Tôi thu ngắn bước chân, dòm vào khe hở giữa dòng người khin khít. Hình như tôi đang tìm kiếm, tôi cũng không biết mình đang tìm cái gì nữa. Tiếc là không gặp được.
***
Khi lưng và cổng trường thành hai phía đối diện, tiếng nhạc vang ra ngoài đường xập xình dội vào kí ức tôi từng cơn bồi hồi. Ngày ấy, ngày tôi nghe giai điệu này; ngày mùa hạ bỏ quên những dòng tiểu thuyết tôi đọc tại hàng ghế đá kia. Mọi thứ như được chiếu lại. Không dài đâu nhỉ? Nhưng nhớ thật đấy. - Thích thì ở lại nghe tiếp đi. - Bạn tôi vỗ lên đầu. Nó thấy tôi cứ thẫn thờ nhoài người nghiêng ra sau.Tôi cũng không chịu thua liền đánh trả: - Một trăm ngàn đang nằm trong tay tao đấy.- Vậy cơ? Xem ai đang làm vẻ kìa tụi mày.- Một trăm ngàn lớn quá cơ.
- Hẳn hai chục gói bim bim.Tiếng nói cười rôm rã cả con đường đông đúc. Tụi tôi vọt xe chạy về hướng Mặt Trời đang chìm xuống biển. Khi tia nắng xuyên qua tầm nhìn. Một tiếng gọi lớn vọng đến từ đằng xa bị gió làm cho méo mó:- Anh Ninh! Cổ tay co thắt thất thường, tôi theo quán tính xoay mình, thấy một cậu bé đang băng qua đường thật nhanh nhưng tôi chẳng kịp để bắt giữ khoảnh khắc ấy. Tôi mất phương hướng, lạc tầm nhìn trong hàng tá người ở đây. Tôi nghĩ mình nghe lầm. Sợi dây đỏ dài ra, lóe lên những hạt sáng bé tí rồi tan mất. "Dương giờ này chắc chưa về đâu."***Hạ Long những ngày gần đông cũng là lúc đón vài trận mưa râm se lạnh. Buổi tối đi ngang qua cầu Bãi Cháy sẽ thấy có mấy thanh dây ánh đỏ lập lòe xếp thành hàng; bên dưới là sông Cửa Lục nối ra Vịnh. Tôi cùng tụi bạn dạo một vòng quê nhà rồi đáo* lại Hòn Gai, mạnh ai nấy về. Cả chiều ăn chơi no nê, sức cũng đã cạn, bụng dạ đâu mà đi thêm.Vừa lên phòng, điện thoại rung liên hồi. Tôi mở máy, khắp thanh thông báo hiện toàn tin nhắn của Dương. "Tiếc nhỉ. Em vừa về là thấy anh đi mất"
"Em có kêu anh đấy, anh có nghe không"
"Thấy anh còn quay lại nhìn cơ"Tôi cười ngốc, loay hoay cởi áo ra khỏi người, quên cả việc đi tắm trước khi nằm lên giường. Hóa ra tiếng gọi ban chiều là của Dương thật, tôi không nghe lầm. "Anh có nghe, nhưng nhanh quá nên không thấy em đâu"Dương chỉ vài giây đã nhận tin rồi soạn thảo ngay. Em ấy nhanh còn hơn cả tôi ngày xưa khi trả lời tin nhắn cho mấy đứa con gái tình cũ nữa. Giới trẻ bây giờ nghiện mạng xã hội thật."Lúc đó em vừa diễn xong, chạy về để xem anh còn thi đấu không nhưng đã muộn rồi""Hình anh chắc đã bị chụp đầy trong máy của mấy thiếu nữ chung khối với em á"
"Tiếc thì xin người ta cho vài con ảnh mà ngắm cho đỡ nhớ."
*sticker mặt gian*"Em muốn xem người thật, trên mạng thì ai chẳng xem được""Anh còn ở lại đây được vài ngày nữa"
...
Tôi đắn đo, nhưng rồi lại nhắn thêm một dòng:
"Vậy mai anh sẽ sang gặp em"Dấu ba chấm hiện lên tức khắc, tôi nhắm mắt bỏ điện thoại xuống nệm, cố định tâm trạng, giữ cho hơi thở được ổn định. "Tại sao mình lại nói vậy?" - Tôi nghĩ thầmLê tấm thân nặng nề vào nhà tắm, tay mở vòi sen thuận theo thói quen rồi mặc cho nó tự xả. Những giọt nước rơi lộp bộp bên tai kêu thành tiếng vẫn không giúp tôi khá hơn. Nhìn mình phản chiếu trong gương, tôi tự ti làm sao.Những mảnh thịt đã chảy ra rồi lành lại, tạo thành những vết sẹo đông cứng không phai được nữa. Nhìn lại nó, tôi chẳng tài nào quên được hình dáng ngọn lửa vàng rực năm xưa từng nuốt chửng cơ thể mình trông như thế nào.Hai năm sống gần như khép kín, đây là lần đầu tôi muốn hẹn một ai đó gặp mình. Không biết khi chạm mặt trực tiếp ngoài đời, Dương sẽ phản ứng làm sao? Liệu em ấy có thật sự thông cảm cho tôi không?Hai mắt tôi đứng yên, chưa bao giờ tôi có cảm giác chênh vênh như thế. Lo về chuyện vốn chưa xảy ra lại chính là việc thường tình đối với những ai từng bị vết xước tâm lý. Dù có mạnh mẽ đến đâu, nói thật đi có mấy ai là hoàn toàn đủ tự tin để tái hòa nhập với xã hội... khi bản thân còn mang một điểm khác người? Trong lòng tôi vẫn giấu một chút ích kỉ nhỏ nhen."Em ở Bãi Cháy, có xa chỗ anh quá không?"***
Tôi đánh một giấc thẳng đến trưa, hiếm khi được ngủ ngon. Hôm qua nói chuyện với Dương cả đêm, giờ mắt vẫn còn nhòe. Đúng theo lịch hẹn thì giờ này cũng sắp đến giờ tụi tôi đi ăn với nhau rồi. Tôi vội mặc một chiếc áo thun mỏng, bên ngoài không quên kèm theo áo khoác. Ăn qua loa vội bát cơm nong hạt rồi mượn xe hàng xóm chạy thẳng đến Bãi Cháy thân quen. Trên đường đi, xe tải ở đâu chui ra lắm . Bụi xe cứ phà vào mặt, chốc đã thành lọ nồi đen kịt bám đầy đầu. May tôi phát hiện nên vừa hay lau đi kịp. Nghĩ cảnh để mặt mũi thế này đi gặp người ta thì nhục không thể tả. Mọi khi đường vãng thì khác, hôm nay cuối tuần xe đông hơn. Tôi cẩn thận lách qua mấy hàng rồi mới tìm được đích đến.- Dương?Tôi mở tròn mắt, nhìn thân ảnh gầy nhom đang đứng dưới hàng cây bóng râm cạnh trạm xe buýt. Một dáng người cao cao, mặt sáng lạng đang vẫy tay chào. Với chiếc áo polo màu hồng cá tính, em ấy nổi bật hẳn giữa bụi cây xanh mướt sau lưng. Tôi đạp chân chống nhưng chân tôi hụt khiến xe loạng choạng. Em ấy cười. Tôi cũng mất hai năm để cười thật lòng như thế. Vậy là người mà tôi muốn gặp nhất chỉ còn cách tôi vài bước chân. Cảm xúc gì thế này? Tôi vịn vào lồng ngực đang đập thình thịch. Thứ cảm giác kì cục chưa từng có tiền lệ ấy đã xâm chiếm khoang tim ấm nóng... của tôi.Tôi nhìn Dương, em ấy cũng nhìn tôi. Chúng tôi nhìn nhau mà không biết nói gì. Mấy câu chào hỏi xã giao tự dưng tiêu biến đi đâu mất.Buổi trưa hôm ấy ấm áp lạ thường.
Bạn đang đọc truyện trên: LoveTruyen.Me